Các trường đào tạo Sư phạm tin học

Các trường đào tạo Sư phạm tin học

Tin học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ và xử lý thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin. Trong nghĩa thông dụng, tin học còn có thể bao hàm cả những gì liên quan đến các thiết bị máy tính hay các ứng dụng tin học văn phòng.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Sư phạm Tin học

Sư phạm Tin học (Mã ngành: 7140210) là ngành đào tạo các cử nhân có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy môn Tin ở các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các khoa sư phạm Tin học của các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam.

Sinh viên ngành Sư phạm Tin học được trang bị các kiến thức cơ bản về khoa học máy tính, ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu. Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên được trang bị kiến thức tâm lý học, giáo dục học và phương pháp dạy học Tin học để trở thành người giáo viên Tin học trong hệ thống giáo dục phổ thông.

2. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Tin học

Khu vực miền Bắc

Đại học Sư Phạm Hà Nội

Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Khu vực miền Trung

Đại học Vinh

Đại học Quy Nhơn

Đại học Sư phạm Đà Nẵng

Đại học Sư phạm Huế

Khu vực miền Nam

Đại học Cần Thơ

Đại học Sư phạm TP.HCM

Đại học Đồng Tháp

Đại học Phú Yên

3. Các khối xét tuyển ngành Sư phạm Tin học

    • Khối A00: Toán, Lý, Hóa
    • Khối A01: Toán, Lý, Hóa
    • Khối D01: Văn, Toán, Anh
    • Khối D07: Toán, Hóa, Anh

4. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tin học

Khối kiến thức chung

      • Tiếng Anh 1
      • Tiếng Pháp 1
      • Tiếng Nga 1
      • Tin học đại cương
      • Giáo dục thể chất 1
      • NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1
      • Tiếng Anh 2
      • Tiếng Pháp 2
      • Tiếng Nga 2
      • Giáo dục thể chất 2
      • Âm nhạc
      • Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
      • Kỹ năng giao tiếp
      • NLCB của CN Mác-Lênin-phần 2
      • Tiếng Anh 3
      • Tiếng Pháp 3
      • Tiếng Nga 3
      • Tâm lý học
      • Giáo dục thể chất 3
      • Tư tưởng Hồ Chí Minh
      • Giáo dục học
      • Giáo dục thể chất 4
      • Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
      • Thực tập sư phạm 1
      • Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục
      • Thực tập sư phạm 2

Khối kiến thức chuyên ngành

      • Giải tích 1
      • Đại số tuyến tính & Hình học giải tích
      • Cấu trúc đại số và lý thuyết số
      • Vật lý đại cương
      • Xác suất thống kê
      • Toán rời rạc
      • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
      • Giải tích 2
      • Kỹ thuật lập trình nâng cao
      • Phương pháp tính và tối ưu
      • Cơ sở dữ liệu
      • Kiến trúc máy tính
      • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
      • Phương trình vi phân
      • Phương pháp nghiên cứu khoa học
      • Nguyên lý hệ điều hành
      • Lập trình hướng đối tượng
      • Ngôn ngữ hình thức
      • Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
      • Giáo dục quốc phòng
      • Lập trình mạng I
      • Mạng máy tính
      • Nguyên lý các ngôn ngữ lập trình
      • Tiếng Anh cho công nghệ thông tin I
      • Cơ sở dữ liệu nâng cao
      • Đồ họa máy tính
      • Xử lý song song
      • Phương pháp dạy học Tin học đại cương
      • Trí tuệ nhân tạo
      • Phân tích và Thiết kế hệ thống thông tin
      • Phân tích và Thiết kế thuật toán
      • Lập trình mạng II
      • Tiếng Anh cho công nghệ thông tin II
      • Bài tập nghiên cứu
      • Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên
      • Thực tập sư phạm 1
      • Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
      • Phần mềm dạy học
      • Công nghệ phần mềm
      • Chương trình dịch
      • Một số vấn đề xã hội của công nghệ thông tin
      • Truyền và bảo mật thông tin
      • Lý thuyết mật mã và an toàn thông tin
      • Phương pháp dạy học Tin học chuyên ngành
      • Quản lý hệ thống máy tính
      • Lý thuyết độ phức tạp
      • Thực tập sư phạm 2
      • Khoá luận tốt nghiệp
      • Chuyên đề tốt nghiệp khoa học máy tính
      • Chuyên đề tốt nghiệp công nghệ phần mềm
      • Chuyên đề tốt nghiệp phương pháp giảng dạy tin học

5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Sư phạm Tin học sau khi tốt nghiệp

Việc làm ngành Sư phạm rất đa dạng, sau khi học ngành này, ngoài việc giảng dạy môn chuyên ngành tin học thì bạn còn có nhiều cơ hội việc làm khác nhau. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Tin học có thể đảm nhiệm một số vị trí công việc sau:

  • Làm công tác giảng dạy môn Tin học ở các trường Trung học Phổ thông, Trung học Chuyên nghiệp, các trường Cao đẳng, Đại học;
  • Nghiên cứu viên trong các trường Đại học hay Viện nghiên cứu về lĩnh vực Công nghệ thông tin.
  • Đảm nhiệm được các vị trí công tác cụ thể: lập trình viên, thiết kế chương trình và dữ liệu, quản trị các hệ cơ sở dữ liệu, kiểm thử viên phần mềm, nghiên cứu viên…
  • Có khả năng sử dụng Tin học để làm việc trong các tổ chức hành chính, các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục và đào tạo…

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Sư phạm Tin học. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Đức Anh

Theo Tuyensinhso.vn

Ngành Sư phạm tin học chính là lựa chọn song toàn cho các bạn vừa có niềm đam mê với nghề giáo vừa yêu thích công nghệ thông tin đó nhé. Hơn nữa, ngành này có cơ hội nghề nghiệp rất đa dạng nên các bạn không theo nghề dạy học có thể linh hoạt làm các công việc khác. Vậy ngành học này của Đại học Sư phạm Hà Nội có gì thú vị? Hãy tham khảo ngay bài viết này để có thêm thông tin nhé. 

Các trường đào tạo Sư phạm tin học

Ngành Sư phạm tin học có gì thú vị?

1. Giới thiệu về ngành Sư phạm tin học 

Ngành Sư phạm tin học thuộc khoa Công nghệ thông tin của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nơi đào tạo ra hàng nghìn cử nhân Sư phạm tin học có trình độ cao đáp ứng được nhu cầu thiết thực của nền giáo dục cũng như xã hội hiện đại ngày nay. 

Tin học là ngành được biết đến với khả năng nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ và xử lý thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng. Nó bao hàm cả những hiểu biết và kỹ năng liên quan đến các thiết bị máy tính hay các ứng dụng tin học văn phòng.

Đây là ngành đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp có năng lực giảng dạy môn Tin học ở các cấp trung học phổ thông, các trường sư phạm, các khoa sư phạm Tin học của các trường cao đẳng, đại học. Sinh viên ngành Sư phạm Tin học sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản đến chuyên sâu về khoa học máy tính, ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu. Bên cạnh khối kiến thức chuyên ngành, người học còn được trang bị kiến thức về tâm lý học, giáo dục học và phương pháp dạy học Tin học. 

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử thì ngành Sư phạm tin học cũng được quan tâm đúng mực hơn. Do đó, cơ hội các bạn trẻ phát triển bản thân trong ngành này là rất lớn. Lựa chọn theo học Sư phạm tin học là một quyết định sáng suốt tại thời điểm hiện tại. 

2. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm tin học của Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE)

Khi theo học ngành Sư phạm Tin học của Đại học Sư phạm Hà Nội, các bạn sẽ được học tập trong môi trường năng động, sáng tạo và trẻ trung. Thời gian đào tạo chính quy đối với hệ cử nhân Sư phạm Tin học là 4 năm. Sinh viên tốt nghiệp hệ cử nhân có thể theo học lên trình độ cao học để có cơ hội tiếp cận với các kiến thức cao cấp hơn và nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn. 

Chương trình đào tạo và giáo trình giảng dạy hiện đại và thường xuyên được cập nhật các kiến thức mới. Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại hàng đầu hiện nay so với các trường cùng đào tạo ngành học này.

Các bạn sẽ được học song song kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành với nhiều môn học đặc thù. Cụ thể: 

Các trường đào tạo Sư phạm tin học
Các trường đào tạo Sư phạm tin học
Các trường đào tạo Sư phạm tin học

Các thầy cô của ngành đều là các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. các bạn sẽ vừa được học lý thuyết vừa được thực hành với các phòng máy tính đầy đủ và hiện đại. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được tham gia các đợt thực tập chuyên môn và giảng dạy tại các Trường phổ thông quốc lập, quốc tế uy tín tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.

3. Điểm chuẩn ngành Sư phạm tin học của Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE)

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường

Việc làm dành cho khối ngành Sư phạm tin học rất đa dạng, sau khi ra trường, ngoài công việc giảng dạy môn chuyên ngành tin học ở các trường Trung học Phổ thông, Trung học Chuyên nghiệp, các trường Cao đẳng, Đại học. Các bạn còn có thể làm việc tại nhiều vị trí ở nhiều cơ quan, doanh nghiệp khác nhau. 

Các trường đào tạo Sư phạm tin học

Cơ hội việc làm đa dạng cho sinh viên mới ra trường ngành Sư phạm tin học 

Nghiên cứu viên hoặc học viên cao học trong các trường Đại học hay Viện nghiên cứu về lĩnh vực Công nghệ thông tin. Sau khi hoàn thành các công trình nghiên cứu hay hoàn thành chương trình cao học các bạn có cơ hội giữ nhiều vị trí quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan, viện, sở giáo dục, phòng giáo dục… có liên quan đến chuyên môn. 

Trở thành lập trình viên, thiết kế chương trình và dữ liệu, quản trị các hệ cơ sở dữ liệu, kiểm thử viên phần mềm, … của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là những công việc đang thiếu nhân lực trầm trọng và có mức lương khá cao dành cho sinh viên mới ra trường. 

Cán bộ, nhân viên làm việc trong các tổ chức hành chính, các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục và đào tạo… Môt công việc được đánh giá là khá nhàn và ổn định. 

Bài review trên đây hẳn đã giúp các bạn hiểu hơn về ngành Sư phạm tin học của Đại học Sư phạm Hà Nội. Với những thông tin này, mong rằng các bạn sẽ chọn được ngành học phù hợp với năng lực và sở thích của mình. Chúc các bạn thành công.