Bệnh đậu mùa cách phòng tránh như thế nào năm 2024

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng cho biết, bệnh đậu mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus variola với các triệu chứng nguy hiểm như: Sốt cao 40 độ, mệt lả người, đau lưng,… Khi không được cách ly và chăm sóc y tế kịp thời, bệnh sẽ lây lan nhanh và diễn tiến nặng dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.

Bệnh đậu mùa cách phòng tránh như thế nào năm 2024
Khi không được cách ly và chăm sóc y tế kịp thời, bệnh sẽ lây lan nhanh và diễn tiến nặng dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Ảnh: CDC

Triệu chứng thường gặp

Khi virus tấn công vào cơ thể, chúng ủ bệnh trung bình từ 7-17 ngày. Thông thường, khoảng 10-14 ngày sau khi nhiễm virus, bệnh xuất hiện các triệu chứng đầu tiên như: Sốt cao đột ngột đến 40 độ C, đau đầu, mệt lử, đau lưng dữ dội, có lúc đau bụng và nôn…

Sau 2 - 4 ngày, nhiệt độ cơ thể giảm và xuất hiện ban trên mặt, bàn tay, cẳng tay và lan khắp cơ thể. Chỉ trong 1-2 ngày, các nốt phát ban phát triển thành các hạt mụn nước nhỏ, ban đầu chứa đầy dịch trong và chuyển thành mủ. Khoảng 8 – 9 ngày, các hạt mụn nước đóng vẩy rồi rụng, để lại sẹo tròn và sâu, nhiều nhất ở mặt. Người đã được chủng đậu trước đây, nếu bị nhiễm virus Đậu mùa có thể không bị bệnh hoặc có biểu hiện triệu chứng toàn thân nhẹ, phát ban không điển hình và thường không có các giai đoạn tiến triển của ban.

Có 2 thể dịch tễ học lâm sàng của bệnh đậu mùa là bệnh đậu mùa nhẹ (alastrim) và bệnh đậu mùa nặng (smallpox).

Ai là người dễ mắc bệnh Đậu mùa?

Bệnh đậu mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, tác động lên mọi người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là:

Trẻ em, thai phụ, phụ nữ đang cho con bú.

Những người mắc các tình trạng rối loạn về da như chàm, vẩy nến, tổ đỉa.

Người có hệ miễn dịch suy yếu do dùng thuốc corticoid liều cao trong thời gian dài, ung thư, người nhiễm HIV…

Bệnh đậu mùa để lại những biến chứng gì?

Bệnh đậu mùa là bệnh nguy hiểm, nếu không được theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng, bệnh có nguy cơ diễn tiến nặng, người bệnh tử vong nhanh chóng. Đặc biệt, các tình trạng nặng thường xảy ra ở phụ nữ mang thai và người suy giảm miễn dịch. Nhiều bệnh nhân sau khi khỏi bệnh đậu mùa đã bị mù. Ngoài ra, bệnh còn gây ra các biến chứng khác, như:

Nhiễm khuẩn thứ phát trên da với triệu chứng ngứa, lở loét… phải điều trị bằng kháng sinh dạng thuốc mỡ, thuốc viên hoặc dung dịch theo chỉ định của bác sĩ.

Viêm giác mạc và loét mạc dẫn đến mù lòa, ảnh hưởng đến suốt cuộc đời người bệnh.

Viêm khớp do vi rút và viêm tủy xương.

Viêm phổi do vi khuẩn.

Viêm tinh hoàn.

Viêm não.

Các phòng ngừa

Bệnh đậu mùa có tốc độ lây lan khá nhanh, nhiễm bệnh với triệu chứng nặng, có nguy cơ tử vong. Virus gây bệnh tồn tại đến vài tháng ở môi trường bên ngoài, chỉ cần tiếp xúc với áo quần có virus cũng khiến con người dễ mắc bệnh, vì vậy cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để có hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp giảm được nguy cơ mắc bệnh đậu mùa.

Khi tiếp xúc không an toàn (không mang khẩu trang, găng tay) với nguồn bệnh, người bệnh nên tiêm vaccine trong vòng 3-4 ngày để giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng hoặc ngăn chặn bệnh lây lan, hạn chế diễn tiến xấu của bệnh. Đồng thời, người bệnh nên tự cách ly ở phòng riêng để tránh lây lan dịch bệnh và báo với cơ sở y tế địa phương.

Khi cơ thể xuất hiện các nốt phát ban, mụn nước, mụn mủ, người bệnh nên mang khẩu trang, găng tay, áo choàng… đến bệnh viện để được chăm sóc, điều trị. Trường hợp dịch đậu mùa bùng phát, những người mắc bệnh sẽ được cách ly để kiểm soát virus lây lan.

Trong quá trình điều trị, người bệnh nên được cách ly tại phòng riêng, thoáng khí, có ánh nắng mặt trời, hạn chế tối đa tiếp xúc với nhiều người đến khi các vết mụn nước khô và đóng vảy hoàn toàn. Đồng thời, người bệnh nên mặc quần áo rộng, mỏng, tắm bằng nước ấm, không được dùng chung đồ cá nhân (khăn, ly, chén, muỗng, đũa) để tránh lây lan dịch bệnh.

Bệnh đậu mùa khỉ thường có các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần; tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hấp, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời, không tự ý điều trị.

5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

6. Đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng