Bánh phu thê là bánh gì năm 2024

Trên chuyến phà từ bến đò Cô Bắc qua Cồn Sơn (Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) Phú Đức - cậu hướng dẫn viên 20 tuổi hào hứng giới thiệu cho chúng tôi những điểm đến đặc sắc tại cù lao nổi tiếng nhất Cần Thơ. Không dưới 3 lần Đức bảo "Em sẽ đưa mọi người đến thử bánh phu thê của cô Bé Bảy. Bánh này không đâu có, chỉ ở đây mới có".

Bánh phu thê là bánh gì năm 2024

Chị Lê Thị Bé Bảy (áo xanh) - nghệ nhân làm bánh phu thê - giới thiệu món bánh gia truyền hơn 100 năm với du khách

Bánh phu thê không phải món gì xa lại, với "team kiêng ngọt" lại càng khó hấp dẫn. Thế nhưng, vừa thấy chị Bé Bảy tay cầm mẹt bánh lá, miệng nở nụ cười tươi rói đón khách: "Bánh này trên toàn quốc chỉ có mình nhà em làm thôi. Em có thương hiệu độc quyền", cả đoàn chúng tôi, ai cũng tò mò.

Chiếc bánh bé xíu bằng ba ngón tay, gói lá vuông đều 4 góc, y như phiên bản thu nhỏ của bánh chưng. Về hình dáng, bánh phu thê của chị Bé Bảy cũng giống với bánh phu thê truyền thống của Huế. Song, thay vì gói bằng lá chuối, bánh này gói bằng lá dừa và điều đặc biệt, đây là bánh phu thê nhân mặn.

"Đây là món bánh truyền thống gia đình đã làm qua 4 đời, hơn 100 năm. Vỏ bánh không làm từ bột lọc mà từ bột nếp trộn nước cốt dừa và hành, gói trong lá dừa. Nhân mặn gồm thịt heo, lạp xưởng, trứng muối, đậu xanh. Mỗi loại được dàn ra một góc để khi thực khách cắn vào mỗi góc bánh lại có một hương vị khác nhau. 7 loại hương vị không nồng quá, không đậm vị quá nhưng khi pha trộn với nhau thì rất đậm đà. Cắn vào góc bánh sẽ thấy từng vị thiên nhiên xộc lên mũi và lưu lại ở đó, khiến thực khách nhớ mãi hương vị chiếc bánh phu thê này" - chị Bé Bảy tự hào giới thiệu.

Bánh phu thê là bánh gì năm 2024

Bánh phu thê nhân mặn ở Cồn Sơn đạt giải nhất cuộc thi Bánh dân gian Nam Bộ năm 2015

Chị Bé Bảy tên đầy đủ là Lê Thị Bé Bảy, sống ở Cồn Sơn, là cán bộ thuộc phòng văn hóa của quận nhưng mê du lịch. Mấy năm qua, chị đã tư vấn, vận động, cùng bà con lập nên Hợp tác xã du lịch Cồn Sơn để phát triển du lịch, cải thiện đời sống cho người dân nơi cù lao từng "5 không" (không điện, không đường, không trường học, không trạm xá, không nước sạch) giờ xuống còn "2 không" (không trường học, không trạm xá).

Món bánh phu thê nhân mặn là món gia truyền của gia đình chị đã trải qua 4 thế hệ, kéo dài hơn 100 năm. Năm 2015, chị đưa món bánh này đi dự thi bánh dân gian Nam Bộ và đạt giải nhất. Khi ra Cồn Sơn, chị mang món bánh này đi theo. Những du khách tới đây đều được trải nghiệm làm bánh, ăn bánh, mua về làm quà. Thấy nhiều người thích, chị Bé Bảy nghiên cứu thêm cách bảo quản bánh lâu hơn, đóng gói bao bì hút chân không đẹp mắt và dễ vận chuyển. Nhờ vậy, bánh để ở nhiệt độ thường có thể giữ được 4 - 5 ngày. Còn muốn để lâu hơn nữa thì bỏ vào tủ đông, -18 độ C có thể bảo quản được trong một năm. Mỗi lần ăn mang ra rã đông, hấp trong lò vi sóng. Khách du lịch, đặc biệt là Việt kiều muốn mua bánh mang theo có thể đặt riêng bánh nhân đậu xanh, không có trứng và thịt.

Mỗi ngày, nhà chị Bảy làm được khoảng 1.500 - 2.000 bánh, gối đầu để lúc nào cũng có sẵn bánh trong tủ đông, phục vụ du khách. Đặc biệt, do làm du lịch theo mô hình hợp tác xã nên mỗi nhà sẽ làm một loại bánh. Thậm chí mỗi công đoạn sẽ được chia đều cho từng hộ để đảm bảo ai cũng có thu nhập.

"Mỗi khuôn bánh giá 1.000 đồng, do 3 hộ nghèo trên cồn cùng làm. Gia đình 3 - 5 người trong buổi tối có thể bẻ được 200 - 300 cái khuôn. Nhà tôi càng bán được nhiều bánh thì các hộ càng có thêm công ăn việc làm và thu nhập" - nghệ nhân làm bánh phu thê chỉ có một trên Cồn Sơn chia sẻ.

Bánh phu thê là bánh gì năm 2024

Bánh được hút chân không thành từng gói 12 cái cho du khách dễ dàng mang đi và kéo dài thời gian bảo quản. Giá mỗi gói bánh 120.000 đồng

Không chỉ có bánh phu thê, Cồn Sơn còn có nhiều nghệ nhân làm các loại bánh dân gian lâu đời như bánh lá mít, bánh bò, bánh da lợn, bánh kẹp... Nơi đây không có sự cạnh tranh như thường thấy ở nhiều điểm du lịch khác. Các hộ dân sống chan hòa trong tình làng nghĩa xóm, nếu hộ nào đông khách, không đủ người phục vụ thì các hộ khác sẽ qua giúp đỡ theo kiểu làm “vần công” của người Nam bộ xưa.

“Tôi thấy rất ấm lòng khi bà con nơi đây vẫn giữ được nét chân chất, mến khách của người dân miệt vườn. Chính điều này đã níu chân khách du lịch ở lại với Cồn Sơn”, một du khách chia sẻ.

Từ những nguyên liệu dân dã có sẵn, người dân Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh đã tạo nên chiếc bánh phu thê mang đậm hương vị truyền thống, giàu ý nghĩa, là lễ vật không thể thiếu trong đám cưới hỏi của người Kinh Bắc.

Huyện Từ Sơn, Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với hội Đền Đô mà còn có đặc sản bánh phu thê. Theo người dân địa phương, bánh phu thê có nguồn gốc từ thời Lý, khi vua Lý Anh Tông đi đánh trận, hoàng hậu ở nhà làm bánh gửi ra trận. Vua ăn bánh thấy ngon, nhớ đến tình vợ chồng nên đặt tên là bánh phu thê (còn gọi là bánh xu xê).

Từ đó, người làng Đình Bảng truyền nhau cách làm bánh phu thê, lưu giữ đến ngày hôm nay. Cùng với trầu cau, bánh phu thê thường được gói thành từng cặp, là loại bánh biểu tượng của thủy chung, mang ý nghĩa cầu chúc cho hạnh phúc vợ chồng bền chặt.

Bánh phu thê là bánh gì năm 2024

Bánh phu thê - đặc sản của người dân Đình Bảng, Từ Sơn. Ảnh: hnfood.

Nguyên liệu chính để làm bánh phu thê là bột nếp, đỗ xanh. Đầu tiên, người làm chọn nếp cái hoa vàng - loại gạo ngon được trồng ngay tại địa phương, đem ngâm, xay, rồi lọc lấy bột. Mỗi kg gạo sẽ cho khoảng 400 gram bột nếp. Bên cạnh gạo, đỗ xanh cũng là loại do bà con tự trồng. Hạt đỗ sau thu hoạch được phơi kỹ, lựa chọn rồi đem nấu chín và giã nhuyễn. Để có được mẻ bánh ngon, đạt tiêu chuẩn, khâu làm bột gạo cần tỉ mỉ, đậu xanh phải sạch, bởi nếu lẫn tạp chất bánh sẽ nhanh hỏng.

Ngoài ra, để làm vỏ bánh phu thê, bà con còn chuẩn bị thêm đu đủ xanh nạo sợi và quả dành dành khô. Đây đều là những loại cây dễ tìm, có ngay tại địa phương. Đu đủ giúp tạo độ dai, giòn, còn quả dành dành tạo màu đẹp mắt cho vỏ bánh.

Đu đủ sau khi nạo sợi được trộn với nước dành dành, tiếp đó thêm bột nếp lọc, nhào đều tay đến khi bột quánh, dẻo, nhuyễn và vàng. Khi ấy, người làm mới lấy nhân đỗ đã chín, thêm dừa tươi nạo sợi để tăng độ béo, ngậy hoặc thêm hạt sen, tùy theo công thức và khẩu vị. Người làm nặn nhân thành từng viên tròn, đặt vào lớp vỏ bột rồi gói lại bằng lá chuối tây dẻo đã làm sạch hoặc luộc chín. Trước khi gói, lá chuối được quét một lớp dầu ăn mỏng để bánh khỏi dính.

Bánh phu thê là bánh gì năm 2024

Nhân bánh được làm từ đỗ xanh, dừa nạo. Ảnh: hnfood.

Sau khi gói, bánh phu thê được cho vào nồi hấp như đồ xôi, sau cùng, gói thêm một lớp lá dong xanh, sạch, để ráo và tước bớt cọng. Bánh thành phẩm được buộc thành cặp bằng lạt điều. Theo người làm, lá dong xanh tượng trưng cho tấm lòng chung thủy, sắt son, lạt điều là sợi tơ hồng gắn kết tình vợ chồng thắm thiết.

Bánh phu thê đạt tiêu chuẩn khi phần bột trong suốt, nhìn thấy cả những sợi đu đủ và có màu vàng đẹp mắt. Ăn một miếng bánh, thực khách cảm nhận được vị giòn của đu đủ, vị dẻo của bột nếp, vị ngọt nhẹ của đường, vị béo bùi của đậu xanh, dừa hòa quyện.

Hiện nay, phường Đình Bảng có gần 1.000 hộ sản xuất bánh phu thê, tuy nhiên, đây chỉ là nghề phụ của người dân. Bánh phu thê làm tự nhiên, không chứa chất bảo quản chỉ để được trong vòng 3 ngày. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu ở địa phương và một số tỉnh lân cận.

Bánh phu thê và bánh xu xê khác nhau như thế nào?

Bánh phu thê (hay được gọi chệch là bánh su sê hoặc bánh xu xê) là một loại bánh ngọt cổ truyền của Việt Nam. Đình Bảng là nơi gắn bó với phát tích của triều Lý và là nơi đầu tiên làm ra loại bánh này. Bánh phu thê làm lễ vật ăn hỏi ở Hà Nội. Bánh phu thê với lá gói truyền thống ở Huế.

Bánh phu thê gọi là bánh gì?

Bánh phu thê hay còn gọi với cái tên khác là bánh xu thê. Đây là một món bánh cổ truyền, có từ rất lâu ở Việt Nam. Loại bánh này thường được dùng để làm lễ vật đựng tráp trong ngày ăn hỏi. Ở một số nơi, bánh phu thê còn được dùng làm món tráng miệng trong các buổi tiệc cưới.

1 cái bánh phu thê bao nhiêu calo?

Như FPT Shop đã nói ở trên, 1 chiếc bánh phu thê (60gr) chứa khoảng 110 calo thì chắc chắn sẽ không quá nhiều so với một bữa ăn trung bình từ 400 – 800 calo. Tuy nhiên, nếu bạn ăn đến 4 chiếc thì lượng calo đã lên đến 440 calo.

Tại sao lại gọi là bánh phu thê?

Tục truyền, tên gọi bánh phu thê là do sự tích vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi ra cho chồng. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng đã đặt tên bánh là bánh phu thê.