10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh

TP - Tháng bảy dương lại về Đồng Lộc. Bao lần qua Ngã ba Đồng Lộc một địa danh thiêng không nhớ nữa? Bần thần ngó lại tấm ảnh 10 cô gái anh hùng đang hối hả san lấp hố bom cẩn trên bức tường phía sau nhà bia phía trước 10 ngôi mộ. Tác giả bức ảnh nổi tiếng này là Văn Sắc, phóng viên TTX Việt Nam.  

Làm việc nơi này có sợ không?

- Sợ chứ. Bất cứ ai đi qua “cửa tử” này cũng phải chạy, không dám đi thong thả. Địch có thể đến bất cứ lúc nào.

- Sợ sao lại làm?

Tần hồn nhiên:

- Thực ra, địch đánh ở đây không phải lúc nào bom bỏ cũng trúng.

- Nếu trúng thì sao?

- Nếu trúng thì chưa chắc đã bị thương. Mà bị thương chưa chắc đã chết.

Trên đây là đoạn đối thoại của Văn Sắc với tiểu đội trưởng tiểu đội 4 Võ Thị Tần trong cái buổi chiều cùng  ra hiện trường với 12 cô gái tiểu đội 4 - đại đội 552 - tổng đội 55 TNXP Hà Tĩnh. Đó cũng là buổi chiều cuối cùng Văn Sắc rời tọa độ lửa Đồng Lộc sau khi bấm máy chiếc Roleiflex cỡ phim 6x6  lưu lại cho hậu thế bức ảnh để đời kia!

Đúng 20 ngày sau, mười cô gái TNXP ấy đã ngã  xuống ngay tại tọa độ lửa Đồng Lộc này.

Mùa hè năm 1992, trong chuyến xuôi Nam ghé qua Ngã ba Đồng Lộc, anh Văn Sắc kể lại rành rọt cho nghe lai lịch bức ảnh chụp năm 1968 ấy.

Anh Văn Sắc giảng giải thêm: Lúc bấy giờ, tôi không nghĩ bức ảnh mình chụp có tới 3 bóng, dưới hố bom là nước, hình các cô in bóng trên mặt nước, rồi mặt trời rọi vào lưng họ in bóng lên mặt đất, lúc in ảnh, tôi thực sự bất ngờ. Bình thường, ảnh chỉ có hai bóng mà thôi. Nếu là các máy thông thường, có lẽ tôi không thể chụp được bức ảnh ấy. May sao hôm đó mang theo cái Roleiflex 6x6 mới bao hết được miệng hố bom.

Năm 2006, phóng viên Văn Sắc được trao tặng Giải thưởng Nhà nước với bức ảnh đó…

Ở tuổi 80, nhiếp ảnh gia Văn Sắc đã đến Bát Tràng mang theo tấm ảnh mười cô gái… Những người thợ tài hoa làng Bát Tràng đã tỉ mẩn truyền thần khuôn hình sang chất liệu sứ. Khi biết việc, cảm cái tình lẫn cái tài của ông khách, họ chỉ lấy công 12 triệu đồng một bức.

Xong xuôi, ông thuê xe con cẩn thận rinh hai bức sứ cao 1m, rộng 1,2m vào Khu di tích Đồng Lộc. Bữa ấy, Ban quản lý Khu di tích tá hỏa khi thấy một ông lão tóc bạc trắng cùng người nhà khệ nệ bê hai bức ảnh vào tặng… Mãi một hồi lâu mới khiêm tốn giới thiệu mình là tác giả.

Bức ảnh sau đó đã được sao và cẩn trên tường bia trước 10 ngôi mộ như bây giờ.

Giờ ngắm ảnh, bồi hồi tưởng nhớ người trong ảnh lẫn người chụp. Nghệ sĩ Văn Sắc vừa mới mất.

Tui có gặp tác giả bức ảnh này bữa ông ấy đem  ảnh vô đây-  chất giọng miền Trung thoảng nhẹ bên cạnh khiến tôi giật mình rời dòng ký ức… Ngó kỹ thì ra người bán bó hương cho tôi hồi nãy.

Không phải quán xá hoành tráng. Mà chỉ là cái bàn con con tiện việc bê ra bê vào. Trên để một ít hương và hoa. Ngay bên cạnh ngôi Đền thiêng  mười mộ Liệt sĩ TNXP tại Ngã ba Đồng Lộc khang trang bây giờ có vài ba cái bàn nhỏ bán hương hoa phục vụ kịp thời cho nhu cầu tâm linh của khách viếng. Chủ nhân một cái bàn nhỏ bên trái Đền là ông Nguyễn Thanh Thủy, người vừa thoảng nhẹ bên tôi rằng đã gặp nghệ sĩ nhiếp ảnh Văn Sắc…

Cậu bé Thủy người xã Đồng Lộc của Can Lộc. Thời ấy bom đạn mù trời tập trung vào Ngã Ba vận tải chiến lược này. Người già trẻ con xã Đồng Lộc hồi ấy phải sơ tán vào phía trong núi có tên là rú Cậy Sâng. Phục vụ chiến đấu phối hợp với lực lượng TNXP ngày đêm bám trọng điểm  là trung đội dân quân của xã trong đó đắc lực nhất là tiểu đội trưởng dân quân Nguyễn Thanh Mỹ - người cha của Nguyễn Thanh Thủy.

Thủy nhớ như in cha mình người nhỏ tách nhưng gan lỳ. Cha Thủy là bộ đội công binh chống Pháp phục viên.  Rất mau chóng, người ta nhớ ngay ra chuyên môn tháo gỡ bom nổ chậm của ông cựu binh chống Pháp này nên tín nhiệm bầu ông Mỹ là tiểu đội trưởng dân quân có trách nhiệm phối hợp với trung đội công binh đóng trên địa bàn cùng tiểu đội TNXP của Võ Thị Tần phát hiện rà phá bom nổ chậm. 

Nói sao xiết những ngày gian khó hiểm nguy chết chóc ấy. Nhưng tiểu đội dân quân của ông Mỹ đã gan dạ khôn khéo linh hoạt phối hợp với bộ đội và TNXP luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bằng cớ là thứ chết chóc kẻ thù giáng xuống tọa độ lửa này thứ nhanh thì không nói làm chi nhưng thứ chậm - bom nổ chậm đã phần nào bị khống chế. 

Bom tọa độ, bom phá, bom xuyên, bom bi san bằng cả một vùng mênh mông, tả tơi, trụi lúi. Thế mà lực lượng TNXP Hà Tĩnh vẫn ngày đêm trụ bám. San lấp hố bom. Đếm bom tọa độ. Phá bom. Thời kỳ này, nơi đây đã xuất hiện rất nhiều những tấm gương như anh hùng La Thị Tám đếm bom tọa độ, Nguyễn Văn Nhỏ phá bom từ trường. Hàng trăm quả bom nổ chậm đã bị phát hiện và vô hiệu hóa suốt từ năm 1965 ở tọa độ lửa Đồng Lộc này.

10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh
Mười ngôi mộ nữ TNXP Ngã ba Đồng Lộc.

Nhưng buổi chiều cái ngày 11 tháng 5 âm lịch năm 1968- ông Thủy không nhớ ngày dương lịch-   hai mẹ con ở nơi sơ tán Đồng Xa lòng dạ cứ bồn chồn hướng về phía Ngã ba Đồng Lộc đang dội lên những tiếng bom nổ chậm do công binh rà phá vốn nghe đã quen nhưng tự dưng thấy dữ rằn giật thột thế nào? 


Mần răng mà mẹ nóng rọt lắm cu ạ. Hay cha mi mần răng rồi… Cu tức cậu bé Thủy khi đó tròn mười tuổi còn nói át để trấn an mẹ nỏ việc chi mô có các chú bộ đội công binh với các O TNXP lúc mô cũng bên cha… Quả đúng như linh cảm. Có người chạy về báo cho hai mẹ con ra đoạn Cầu Tối đi Truông Kén. 

Tốc táo đến nơi hai mẹ con chết lặng trước một hố bom như cái ao rộng đỏ quạch sâu hoắm.  Một quả bom nổ chậm quái ác đã tan biến sinh mạng của cựu bộ đội công binh phục viên, tiểu đội trưởng rà phá bom nổ chậm Nguyễn Thanh Mỹ. Bươn bả suốt đến tối người ta cũng chỉ bòn mót được một vốc tay hình hài của người cha thân yêu của Thủy.

… Trời mô xanh bằng trời Can Lộc. Chiều hè Đồng Lộc tháng bảy lồng lộng xanh. Xanh ngút ngàn rặng thông bạch đàn bên khu mộ Mười Cô. Bên vệ đường Khu tưởng niệm, bên chiếc bàn con, ông Thủy mấy lần bật lửa nhưng không châm nổi mồi thuốc lào.

Cái điếu cày của ông Thủy như một mạch nguồn dẫn tôi thêm sâu vào câu chuyện. Vậy là người cha của Thủy hy sinh trước thời điểm các O TNXP Ngã Ba mấy tháng.  Mười O không có ai cùng xã với ông Mỹ. Ông Thủy nói mười O hôm 24/7/1968 cũng  mai táng chỗ cha mình cách Ngã Ba khoảng hơn cây số. 

Năm 1976, mười O được đưa vô nghĩa trang LS của huyện đầu năm 1990 mới chuyển ra địa điểm bây giờ. Còn mộ ông Mỹ gia đình đưa về gần làng. Mười O TNXP giờ nằm ở Ngã Ba đây ở đất Đồng Lộc nhưng các O không ai quê ở Đồng Lộc. Ba O quê ở xã khác của Can Lộc. Năm O ở Đức Thọ, Hương Sơn một O. Thị xã Hà Tĩnh một O. Đồng Lộc đã thành địa danh thiêng nơi các O bỏ mình vì nghĩa lớn.

Tôi đón lấy cái điếu cày nỏ điếu đang còn vương khói mồi thuốc của ông Thủy lặng nghe thêm một khúc nhôi hơi bị lạ. Làng ông một người đàn bà có tên là Cơ. Bà Cơ từng lấy 5 đời chồng. Người chồng sau cùng là một người tàn tật di chuyển đi lại bằng hai cái ghế ở tay. Con chung con riêng 3 đứa đều chết vì bom Mỹ. 

Hoàn cảnh hai ông bà cực kỳ khó khăn, thường xuyên đứt bữa.  Không phải xênh xang dư dật gì nhưng  mẹ con ông Thủy đã đón hai ông bà về nhà mình… Ông chồng ở với gia đình ông Thủy được 2 năm thì mất. Còn bà Cơ, khi mẹ ông Thủy mất vẫn ở với ông Thủy tận 20 năm. Vợ chồng ông Thủy được 3 con, vợ ốm yếu, cháu nội lại tàn tật thế mà vẫn chăm bẵm bà Cơ giường cứt chiếu đái hơn năm trời trước khi bà Cơ mất.

Đồng Lộc nổi tiếng trong cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng Lộc linh thiêng. Nhưng Đồng Lộc còn nghèo lắm. Cậy cục mãi, năm 2009 ông Thủy mới xin được cái chân bán hương hoa tại Khu tưởng niệm theo kiểu dã chiến chứ không được phép mở hàng quán. 

Ngày nào khá đông khách viếng cũng được ngót trăm bạc. Còn bình thường thì vài chục. Ông Thủy nói vậy là may lắm rồi. Không phải chỉ mười O nằm ở đây mà hàng trăm bộ đội TNXP đã hy sinh ở trọng điểm Ngã Ba này linh thiêng lắm luôn phù hộ cho ông, cho dân Đồng Lộc.

Chiều oi nắng Đồng Lộc chợt lạnh người khi ông Thủy hạ giọng kể về những chuyện linh thiêng nơi Ngã Ba lịch sử này.  Cứ đôi hồi mãi rằng không biết có nên biên ra đây những chuyện thuộc lĩnh vực tâm linh ngoại cảm mà ông Thủy chia sẻ?

 Như chuyện mới đây, một đoàn khách buổi trưa ghé thắp hương rồi nhưng buổi chiều lại thấy họ xuất hiện.  Lại hành lễ tiếp mà vẻ mặt ai cũng đều rầu rĩ thành kính… 

Khi cả đoàn xong việc, ông Thủy tò mò hỏi thì biết thêm xe đã ra đến tận Vinh, tự dưng chết máy. Một người trong đoàn bỗng khóc nấc lên em đang còn thiếu cái khăn.  Kiểm tra lại quả số khăn đốt cho các O chỉ có 9 cái, thiếu một.

Chưa tiện biên ra đây nhưng cứ như vẻ mặt thầm kín lẫn thành kính của người kể chuyện thì có vẻ nhỡn tiền và rành rẽ lắm cái câu trời biết đất biết và các O nằm đây biết cả! Lẩn thẩn nghĩ thêm, trong số nườm nượp những ngàn vạn du khách về địa danh linh thiêng này chiêm bái, thể nào mà chả trà trộn trong thiện nam tín nữ cùng lương dân đám tham quan?

Hãy cứ rờn rợn đi là vừa?

Gần 50 năm trước, ngã ba Đồng Lộc là toạ độ chết, nơi 10 cô gái thanh niên xung phong đã ngã xuống khi

10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh

Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) nằm trên đường Hồ Chí Minh, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 đoạn qua Hà Tĩnh.

Trong những năm chiến tranh, ngã ba Đồng Lộc là mạch máu giao thông để hậu phương chi viện sức người, sức của cho miền Nam.

Những năm 1964-1972, nơi đây bị đánh phá liên tục và năm 1968 là ác liệt nhất. Từ tháng 4 đến tháng 10/1968, ngã ba Đồng Lộc phải hứng chịu gần 50.000 quả bom các loại, bình quân mỗi mét vuông đất nơi đây gánh trên 3 quả bom. Mặt đất bị biến dạng, đất đá cày đi xới lại.

Ngã ba Đồng Lộc tưởng như không có một bóng cây, ngọn cỏ nào có thể mọc nổi. Vậy nhưng, ngày đêm trên đoạn đường này vẫn có hàng nghìn người làm nhiệm vụ thông suốt giao thông, đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa chi viện vào chiến trường miền Nam.

10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh

Tại chiến trường ngã ba Đồng Lộc lúc bấy giờ có nhiều lực lượng như: Bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông, công an, dân quân du kích…, thời điểm đông nhất lên tới 16.000.

Tham gia lực lượng pháo binh 50 năm trước, ông Nguyễn Trinh (84 tuổi, trú xã Đồng Lộc) nhớ lại: “Những năm tháng đó máy bay thả bom như mưa. Chiều 27/4/1967, bom rơi vào trường Tiểu học khiến 15 em tử vong. Nhiều em khác bị thương, trong đó có con trai út của tôi”. Mẹ ông cũng mất trong một lần chạy bom.

10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh

Ông Nguyễn Trinh.

Trưa 24/7/1968, giống như mọi ngày, 10 nữ thanh niên xung phong thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55, ra đường làm nhiệm vụ.

Đến 16h, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả nổ gần căn hầm chữ A, nơi 10 chị đang tránh bom. Hầm sập, tất cả 10 chị hy sinh. Người trẻ nhất mới 17, ba chị lớn nhất cùng 24 tuổi.

10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh

Nhà bia tưởng niệm những người dân đã hy sinh tại Đồng Lộc.

Ngày nay, Khu di tích lịch sử cấp quốc gia Ngã ba Đồng Lộc được xây khang trang để tưởng niệm hàng nghìn chiến sĩ và người dân đã ngã xuống để giữ vững mạch máu giao thông Bắc - Nam.

Nhiều công trình kiến trúc đặc biệt được xây dựng, như: Khu mộ 10 cô gái thanh niên xung phong, sa bàn chiến đấu, nhà bảo tàng, tháp chuông Đồng Lộc, cụm tượng đài...

Chiến tranh lùi xa, cuộc sống mới với cung đường giao thông hiện đại, cây xanh mọc lên đã hồi sinh tọa độ chết năm xưa. “Thời gian có thể khiến người ta quên đi bao nhiêu ngã ba trong cuộc đời, nhưng tôi nghĩ khó có ai một lần đi qua mà có thể quên được Ngã ba Đồng Lộc với những câu chuyện cảm động”, ông Nguyễn Trinh chia sẻ.

Phim tư liệu Đồng Lộc

10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh

10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh

10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh

Tại phần mộ của 10 nữ thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc, có hai cây bồ kết mọc lên xanh tốt, cao hơn nhiều so với những cây thông, cây vú sữa bên cạnh. Trời nắng, bồ kết xòe tán tỏa bóng mát cho cả khu mộ.

Mỗi lần tới thắp hương, du khách thắc mắc tại sao lại có hai cây bồ kết mọc ở đây?

Ông Nguyễn Thế Linh (hiện 77 tuổi, nguyên Đại đội trưởng 552) kể chiều 24/7/1968, dưới trời nắng như đổ lửa, ông nhận lệnh sẽ có đoàn xe quân sự đi qua Đồng Lộc, nhiệm vụ của các tiểu đội là đào hầm địa đạo trú ẩn và san đường.

10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh

Các nữ thanh niên xung phong thuộc tiểu đội 4 - Đại đội 552 đang lấp hố bom. Ảnh: Tư liệu

Khi nhận nhiệm vụ, Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần, 24 tuổi, có người yêu sắp cưới. Cô Hồ Thị Cúc, tiểu đội phó 24 tuổi, đã qua một đời chồng. Những người còn lại đều chưa lập gia đình.

10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh
Ông Nguyễn Thế Linh - nguyên Đại đội trưởng 552. Ảnh: Đức Hùng

Tiểu đội 4 do chị Võ Thị Tần chỉ huy, hôm ấy chỉ còn lại 10 người, bốn người khác bận việc không tham gia.

Cuối giờ chiều, hai máy bay lướt qua dội bom xuống chỗ gần nơi các chị đang làm nhiệm vụ. 10 người bị đất đá vùi lấp, tử vong do bị sức ép từ quả bom, riêng tiểu đội phó Cúc chưa tìm thấy thi thể.

“Tôi đứng chỉ huy trên tháp chuông, cách vị trí thả bom vài trăm mét, vội vàng chạy xuống, gọi thất thanh nhưng chị em ai nấy đều đã nằm im”, ông Linh nhớ lại.

Đêm hôm đó, cả đại đội khóc. Trong không gian mịt mờ, xung quanh tiếng côn trùng kêu, ông Linh ngồi một mình trực bên thi thể 9 cô gái, việc tìm kiếm người còn lại vẫn tiếp diễn.

Tiểu đội đã về xếp một hàng ngang

Cúc ơi! Em ở đâu không về tập hợp

Chín bạn quây quần đủ mặt

Nhỏ, Xuân, Hà, Hường, Hợi, Rạng, Xuân, Xanh

A trưởng Võ Thị Tần đã điểm danh

Chỉ thiếu mình em

Chín bỏ làm mười răng được.

Sang ngày thứ ba, đồng đội tìm thấy chị Cúc trên đồi Trọ Voi, cách hố bom cũ 20 m trong tư thế ngồi, đầu đội nón, bên cạnh là cái cuốc. Thương xót người em, nhà thơ Yến Thanh - cán bộ kỹ thuật đội N55 cùng có mặt lúc đó đã viết những dòng thơ trên.

Bà Nguyễn Thị Hường (68 tuổi, từng là thanh niên xung phong Tiểu đội 4) kể, ngày hy sinh, đầu tóc của những nữ đồng đội dính đất cát, quần áo vấy bẩn.

Ngày hè nắng bỏng rát, nước sinh hoạt thiếu thốn, trên trời bom vẫn không ngừng rơi. Khi khâm liệm, nhiều nữ thanh niên xung phong đầu chưa gội sạch, quần áo vẫn lấm bùn.

“Nhiều đồng đội ước có quả bồ kết để gội đầu cho các cô thì tốt biết bao”, bà Hường nói.

10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh

Hòa bình lập lại, khi đến thăm Đồng Lộc, đại tá Nguyễn Tiến Tuẩn, nguyên Giám đốc Công an Hà Tĩnh, đã về Hương Sơn tìm 2 cây bồ kết mang đến trồng bên cạnh mộ phần các nữ thanh niên xung phong.

10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh

Ông Nguyễn Viết Hồng (74 tuổi, trú xã Thiên Lộc, Can Lộc) kể, giữa năm 1968, tranh thủ thời gian được cử ra miền Bắc học tập, ông xin phép thủ trưởng về quê kết hôn. Vừa đặt chân đến nhà, ông nhận tin dữ: Vợ sắp cưới đã hy sinh.

Ông Hồng là người yêu của chị Võ Thị Tần - “Chị cả” của 10 nữ thanh niên xung phong ở Đồng Lộc.

Nhà cách nhau một dậu mùng tơi, chàng trai Hồng mến cô hàng xóm bởi nụ cười hiền, đức tính giản dị. Cuối năm 1964, anh ngỏ lời và được gia đình bạn gái đồng ý. Họ tổ chức lễ dạm ngõ, chờ ngày làm đám cưới.

“Sau đó tôi lên đường nhập ngũ”, ông Hồng nói.

10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh
Ông Hồng và người vợ hiện tại. Ảnh: Phượng Vũ

Tối hôm đi nhận quân, trời mưa tầm tã. Chị Tần tới cầm tay anh Hồng, lấy từ trong túi áo trao cho anh một bức ảnh và lọn tóc thề. Anh Hồng tặng lại cho chị chiếc lược trắng. Trao kỷ vật xong, cả hai nhìn nhau không nói nên lời. Anh Hồng vào Quảng Trị, chị Tần ở lại Đồng Lộc.

Những năm tháng xa cách, anh chị liên lạc bằng thư. Năm 1968, khi anh Hồng ra đảo Cồn Cỏ thì mất liên lạc với người yêu. Anh bị thương, được cử ra Bắc học tập. Sau đó anh tranh thủ về quê cưới vợ, nào ngờ ngày về là ngày chia ly.

Hết chiến tranh, anh Hồng trở lại quê, hàng ngày vẫn qua lại chăm sóc bố đẻ của chị Tần. Thấy chàng trai vẫn nặng tình với con gái, bố chị Tần khuyên nên cưới vợ, song anh lần lữa. Thuyết phục không được, ông làm mối một cô gái trong huyện với anh và họ nên duyên.

Vợ chồng ông Hồng xem chị Tần là thành viên của gia đình, rước ảnh chị Tần về lập bàn thờ.

Chiến tranh buộc những chàng trai hay cô gái phải đi thêm bước nữa, dù không như ý nguyên ban đầu. Song cũng có nhiều người không thể bước tiếp.

Ông Nguyễn Thế Linh cho hay, đại đội do ông quản lý có nữ thanh niên xung phong tên Cát, yêu chàng trai trú cùng xã song anh này đóng quân xa. Buổi chiều năm 1968, người yêu hành quân ghé qua nhà ở Đồng Lộc, cô Cát nghe tin mừng rỡ, xin thủ trưởng về gặp anh.

“Về đến cổng nhà, cả hai chạy ra gặp nhau. Đúng lúc ấy, máy bay thả ngay một quả bom trước cửa. Họ chưa kịp nói một lời tâm tình...”, ông Linh kể.

Chuyện của anh Hồng - chị Tần, của nữ thanh niên xung phong Cát là câu chuyện chung của cặp nam nữ đã trao kỷ vật, song chỉ có thể hẹn nhau ở bên kia thế giới, tại Ngã ba Đồng Lộc.

10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh

10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh
Bà Nguyễn Thị Hường.

Sau giải phóng, bà Nguyễn Thị Hường chuyển về làm trong ngành thương nghiệp. Lấy chồng làm bộ đội, bà có ba người con, cuộc sống tuổi già yên ấm với một căn nhà cấp bốn tại thành phố Hà Tĩnh.

Từng chung tiểu đội 4 với 10 cô gái đã hy sinh, những ngày lễ Tết, bà cùng đồng đội hiện còn sống thường lên thắp hương, tưởng nhớ những người bạn xưa cùng chung chiến hào. Những lần gặp, mọi người ôm nhau khóc.

Bà Hường kể, hòa bình lập lại, những cô gái thuộc tiểu đội 4 ra quân, người làm ở công ty may mặc, người chuyển về đội vận tải. Với những nam nữ thanh niên xung phong khác, không chuyển được ngành, họ về quê.

Chiến tranh buộc họ phải làm việc giữa thời tiết khắc nghiệt, ngâm mình dưới nước hàng giờ. Trở về, nhiều người mang bệnh tật, cơ thể đau yếu thường xuyên. Lập gia đình, song họ mất thiên chức làm bố, làm mẹ.

“Một số khác, vì muộn phiền nhiều chuyện, không kết hôn mà tìm đến chốn thanh tịnh nơi cửa Phật”, bà Hường cho hay.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hợi (69 tuổi, trú huyện Hương Khê) tâm sự, thỉnh thoảng liên lạc với bạn bè từng là thanh niên xung phong ở Đồng Lộc, họ khóc qua điện thoại, chia sẻ cuộc sống vất vả, có người kinh tế eo hẹp nên gia đình lục đục.

“Tôi hạnh phúc vì có một tổ ấm, nhưng nhiều đêm nằm mơ thấy bom rơi, giật mình tỉnh giấc thấy thương đồng đội ngày xưa vô cùng”, bà Hợi nói.

10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh

Ông Đào Anh Tuân, Phó ban quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc cho biết, mỗi năm nơi đây đón hàng trăm nghìn lượt khách tham quan, dâng hương. Họ là những cựu binh, thanh niên, thiếu nhi, công nhân, viên chức....

Những người làm quản lý ở đây đang huy động các nguồn lực để chỉnh trang tổng thể khu di tích, xây dựng đền thờ Ngã ba Đồng Lộc, phục dựng công trình vết tích chiến tranh.

10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh

Một ngày giữa tháng 10/2017, chị Tú (40 tuổi, đến từ Yên Bái) chia sẻ, khi nghe hướng dẫn viên kể về sự hy sinh của 10 nữ thanh niên xung phong, chị đã khóc.

Rất nhiều du khách cũng sụt sùi khi xem tư liệu và thước phim tại Bảo tàng Đồng Lộc. “Nhân sắp đến ngày phụ nữ Việt Nam, xin dâng những bông cúc trắng, nén hương thơm và tấm lòng thành kính lên các nữ thanh niên xung phong”, chị Tú chắp tay trước mộ phần 10 liệt sĩ.Ngã ba Đồng Lộc nhìn từ trên cao.

Ngã ba Đồng Lộc nhìn từ trên cao.

10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc tâm linh

Di ảnh 10 nữ thanh niên xung phong trong bảo tàng ở Ngã ba Đồng Lộc.

Theo Đức Hùng (Vnexpress.net)

5:04:05:2018:23:18