Thuốc Ferrovit uống trước hay sau ăn

Thuốc Ferrovit bổ sung sắt cho phụ nữ đang mang thai hay người thiếu sắt. Trước khi sử dụng thì bạn hãy tìm hiểu chi tiết thông tin về thuốc để có cách sử dụng an toàn và hiệu quả. Mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Thuốc Ferrovit là thuốc gì?

Thuốc Ferrovit là một loại thuốc bổ giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, chỉ định dùng cho phụ nữ có thai hay người mắc các chứng thiếu máu, thiếu sắt.

Thuốc Ferrovit bổ sung sắt cho người thiếu máu

>>Xem thêm: Thuốc Marvelon là thuốc gì? Cách dùng và liều dùng thuốc an toàn

Thuốc sắt Ferrovit được bào chế dưới dạng viên nang mềm hàm lượng 10mg  gồm 5 vỉ, mỗi vỉ 10. Thuốc Ferrovit chứa các hoạt chất sau:

  • Sắt Fumarate hàm lượng 162 mg [tương đương với 53,25 mg sắt nguyên tố]
  • Vitamin B12 hàm lượng 7,5 mcg
  • Acid Folic hàm lượng 0,75 mg

Bên cạnh đó thì thuốc Ferrovit còn chứa một số loại tá dược khác vừa đủ trong 1 viên bao gồm: Dầu đậu nành, sáp ong trắng, carmoisin, vanillin, dầu thực vật hydro hóa, gelatin, lecithin, màu Sunset Yellow, aerosil 200, tiatn oxyd, glycerin, ponceau 4R và nước tinh khiết.

Thuốc Ferrovit có tác dụng gì?

Như ở trên đã chia sẻ thì thuốc Ferrovit được chỉ định điều trị với chứng thiếu máu, sắt ở phụ nữ mang thai hay thiếu sắt ở trẻ em, thanh thiếu niên. ngoài ra, thuốc Ferrovit còn được chỉ định dùng cho người lớn bị chảy máu bên trong bao gồm đường ruột, do loét, hay những bệnh nhân đang điều trị tách máu và phẫu thuật dạ dày.

Thuốc Ferrovit mang lại hiệu quả điều trị tình trạng dưới đây:

  • Dùng thuốc Ferrovit trong thời kỳ mang thai mang lại tác dụng hiệu quả để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, do được bổ sung đầy đủ các dạng axit folic.
  • Thúc đẩy nhanh quá trình tạo máu trong cơ thể để bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Từ đó sẽ giúp ngăn ngừa những căn bệnh xảy ra do tình trạng thiếu máu, hay giảm nguy cơ thiếu máu.
  • Người xuất hiện triệu chứng chóng mặt khi đứng lên, ngồi xuống do thiếu máu thì nên được bổ sung Ferrovit để giúp cơ thể khỏe mạnh.

Thuốc Ferrovit được khuyến cáo sử dụng phù hợp với những đối tượng khác nhau. Theo dược sĩ các Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thì những trường hợp như phụ nữ độ tuổi dậy thì, phụ nữ trước, trong và sau giai đoạn mang thai. Dùng thuốc Ferrovit để dự phòng trường hợp thiếu sắt và Acid Folic ở trẻ em, từ đó sẽ giúp tăng trưởng và phát triển thiếu nữ giai đoạn dậy thì, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị mất máu hay với cả những phụ nữ đang mang thai cần bổ sung nhiều sắt để tăng thể tích máu đồng thời kích thích sự phát triển của bào thai.

Thuốc Ferrovit được dùng trước hay sau ăn?

Cách dùng thuốc Ferrovit an toàn

Trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nào thì bạn cũng phải nắm được thông tin về cách dùng thuốc Ferrovit. Với Thuốc Ferrovit dưới dạng viên nang mềm thì bạn nên uống với một cốc nước lọc hay nước sôi để nguội. Bạn có thể dùng thuốc Ferrovit khi đói hoặc khi nó nhưng để giảm triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa thì hãy dùng thuốc trong bữa ăn nhé. 

Liều dùng thuốc Ferrovit

Liều dùng Ferrovit phụ thuộc chủ yếu vào độ tuổi và mục đích sử dụng hay tình trạng bệnh ở mỗi người sẽ. Theo đó bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc trên bao bì sản phẩm. Thông tin liều dùng Ferrovit dưới đây chỉ áp dụng với một số trường hợp nhất định:

  • Liều dùng thuốc Ferrovit cho người lớn: Mỗi ngày dùng 2 – 4 viên. Đối với phụ nữ đang mang thai thì có thể duy trì 1 viên/ ngày uống khi mới mang thai.
  • Đối với trẻ em bị mắc bệnh thiếu máu thì nên bổ sung mỗi ngày 1 – 2 viên sắt

Cách xử trí trong trường hợp quá hoặc quên liều

Trong thời gian dùng thuốc sắt Ferrovit không tránh khỏi những khi uống quên hoặc quá liều. Trường hợp dùng thuốc Ferrovit quá liều có thể gây ra tác dụng phụ khác nhau. Trường hợp này bạn nên báo cho bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện y tế gần nhất để được kiểm tra tình hình sức khỏe.

Trường hợp quên liều dùng Ferrovit, tốt nhất bạn hãy bổ sung ngay sau khi nhớ ra. Nếu như liều đã quên gần với liều kế tiếp [ khoảng 4 tiếng trở lại] thì hãy bỏ qua liều quên và tiếp tục uống theo đúng kế hoạch. Không được gấp đôi liều trong bất kỳ trường hợp nào bởi nó sẽ làm rối loạn hấp thụ chất sắt trong cơ thể, để gia tăng nguy cơ tác dụng phụ. 

Tác dụng phụ của thuốc Ferrovit

Trong thời gian sử dụng thuốc Ferrovit, một số trường hợp cơ thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn bao gồm táo bón hoặc tiêu chảy, đỏ bừng mặt và tứ chi, buồn nôn hoặc nôn, da phát ban, chóng mặt, khó thở và đau vùng thượng vị.... Tùy cơ địa mỗi người sẽ xuất hiện triệu chứng khác nhau. Để đảm bảo an toàn thì người bệnh hãy báo cho bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào. Đa số tình trạng này sẽ biến mất nếu ngưng sử dụng thuốc.

Trên đây không bao gồm tất cả các tác dụng phụ của thuốc Ferrovit gây ra. Trường hợp bệnh nhân xuất hiện bất kỳ những triệu chứng nào kể trên hoặc triệu chứng khác thì hãy dừng thuốc và đồng thời báo cho bác sĩ ngay để có phương án giải quyết kịp thời. 

Tương tác thuốc Ferrovit

Thuốc Ferrovit nếu dùng chung với một số loại thuốc khác có thể gây tương tác với nhau, để làm thay đổi khả năng hoạt động của những loại thuốc khác từ đó có thể làm gia tăng tác dụng phụ. Để giảm nguy cơ gặp phải tình trạng tương tác thuốc, thì tốt nhất bạn hãy báo cho các bác sĩ về những thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, không kê toa, thực phẩm chức năng, thảo dược và thuốc bổ. Từ đó các bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định liều dùng, cách dùng thuốc phù hợp.

Thuốc Ferrovit có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn

Ngoài ra trong quá trình sử dụng nhằm tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả thì bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không được sự cho phép của các bác sĩ. Cụ thể không nên kết hợp với những loại thuốc dưới đây bao gồm:

  • Bisphosphonate như alendronate
  • Thuốc trị bệnh tuyến giáp như levothyroxine
  • Kháng sinh nhóm tetracycline, chloramphenicol
  • Levodopa, carbidopa, methyldopa
  • Penicillamin
  • Kháng sinh nhóm quinolone…

Một số lưu ý khi dùng thuốc Ferrovit

Trước khi dùng Ferrovit, bạn cần nắm được những lưu ý dưới đây:

  • Chống chỉ định khi dùng thuốc Ferrovit đối với những người bệnh bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc bao gồm cả tá dược.
  • Ngoài ra, tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng loại thuốc này. Bạn hãy báo cho các bác sĩ, dược sĩ trường hợp có gặp những vấn đề về sức khỏe. Nhất là những trường hợp dưới đây: Người mắc bệnh gan, quá tải sắt; bệnh đường ruột, viêm đại tràng, dạ dày như loét, thiếu vitamin B12 [thiếu máu hồng cầu khổng lồ].
  • Những người gặp phải tình trạng bị thiếu máu hay như phụ nữ mang thai sử cần phải dụng thuốc theo chỉ dẫn của các bác sĩ, dược sĩ hoặc những người có chuyên môn kê đơn thuốc. Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc mà chưa được sự cho phép của các bác sĩ. 
  • Người bệnh chủ động thông báo cho các bác sĩ nếu xuất hiện tình trạng dị ứng với những thứ như hóa chất, thức ăn, lông động vật hay phấn hoa…
  • Tốt nhất hãy ngưng sử dụng thuốc trường hợp người bệnh bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về thuốc Ferrovit hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Đừng quên theo dõi bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích. Chúc bạn sức khỏe!

Sắt được hấp thụ vào cơ thể từ thức ăn hoặc viên uống có thể là sắt hữu cơ hoặc vô cơ ở dạng ferric [Fe3+]. Hoặc có thể là sắt hydroxide hay sắt ở dạng protein. Sắt chỉ có thể chuyển hóa thành hemoglobin, myoglobin,… sau khi đã được chuyển sang dạng ferrous [Fe2+] ở dạ dày, tá tràng, ruột non. Khả năng hấp thụ sắt của cơ thể bị tác động bởi các yếu tố sau đây:

Các yếu tố làm tăng khả năng hấp thụ sắt

  • Sắt vô cơ
  • Sắt Fe2+
  • Môi trường axit [HCl, vitamin C]
  • Axit amin hòa tan
  • Hàm lượng sắt trong cơ thể thấp
  • Tổng hợp hồng cầu tăng
  • Nhu cầu sắt tăng cao [đối với các bà mẹ mang thai]

Sắt được hấp thụ tốt trong môi trường axit [vitamin C]

Các yếu tố làm giảm khả năng hấp thụ sắt

  • Sắt Fe3+
  • Sắt hữu cơ
  • Môi trường bazo
  • Các chất gây kết tủa như photphat, phitat
  • Thừa sắt
  • Tổng hợp hồng cầu giảm
  • Viêm, nhiễm khuẩn mãn tính
  • Sử dụng thuốc thải sắt

Khi bổ sung sắt, bạn thường được khuyên “uống viên sắt lúc nào dễ hấp thu” để đảm bảo hiệu quả nhanh chóng nhất, tránh các tác dụng phụ. Vậy, sau khi ăn hay trước khi ăn mới là thời điểm hấp thu sắt tốt?

Nên uống sắt trước ăn sáng hay sau ăn sáng?

Buổi sáng là thời điểm sắt hấp thu tốt nhất. Tuy nhiên trước hay sau bữa ăn mới là thời điểm tối ưu để uống viên sắt? Theo các chuyên gia, tốt nhất là nên uống sắt vào sau bữa ăn sáng 2 giờ, khi thức ăn trong bữa sáng đã tiêu hóa hết và cơ thể không bị đói Nguyên nhân do:

  • Sắt hấp thu tốt nhất khi bụng rỗng. Tuy nhiên, uống sắt trước khi ăn sáng sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng, gây ra những cơn đau dạ dày hoặc thậm chí là tình trạng viêm loét dạ dày.
  • Bên cạnh đó, sau khi uống sắt cũng phải chờ 1 – 2h mới được ăn sáng để có thể hấp thụ hoàn toàn sắt. Nếu uống sắt trước ăn sáng, chúng ta sẽ bị đói kéo dài khiến huyết áp hạ xuống, gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe.
  • Để tăng cường hấp thụ sắt, trong viên uống thường có chứa vitamin C. Vitamin C là một axit, uống sắt khi đói sẽ khiến dạ dày bị kích ứng

Uống sắt khi bụng rỗng [sau bữa ăn sáng 1 – 2h] là cách để giảm kích ứng dạ dày, ngăn ngừa các cơn đau dạ dày có thể xảy ra.

Đối với bà bầu cần uống canxi, thời điểm uống sắt tốt nhất là buổi sáng, sau khi uống canxi 1 – 2h. [canxi nên uống sau ăn sáng 1 giờ]

Thời điểm uống sắt tốt nhất trong ngày là buổi sáng, sau ăn sáng 2 giờ

Uống sắt trước hay sau ăn trưa?

Nếu mẹ bầu uống sắt vào buổi trưa, nên uống trước khi ăn trưa 2 tiếng [tức khoảng 10h sáng]. Thời điểm này vẫn là thời gian của buổi sáng nên sắt vẫn có thể hấp thu tốt.

Trường hợp mẹ quên, lỡ mất thời gian uống sắt trước bữa trưa, có thể uống sau bữa trưa 2 tiếng, khi thức ăn buổi trưa đã tiêu hóa hết. Tuy nhiên, uống sắt sau bữa ăn trưa hiệu quả hấp thu sẽ không tốt bằng buổi sáng, trước khi ăn trưa.

Chú ý: nếu mẹ bầu uống sắt sau ăn trưa, nên chú ý thời gian ăn bữa phụ buổi chiều, uống trà chiều cách thời điểm uống sắt khoảng 1-2 tiếng. Bởi đây là thời gian cần thiết để sắt hấp thu vào cơ thể. Ăn ngay sau khi uống sắt có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của sắt, nhất là khi trà chiều là các món chứa canxi, caffein – những chất cản trở hấp thu sắt.

Có nên uống sắt vào buổi tối

Không nên uống sắt vào buổi tối vì vitamin C có trong sắt khiến chúng ta bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Hơn nữa, nếu uống sắt sau bữa tối 2h chúng ta còn cần thêm 2h để hấp thụ hoàn toàn sắt. Thời điểm đi ngủ sẽ bị đẩy lùi, đi ngủ muộn cũng khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng, thời gian ngủ bị rút ngắn.

Ban đêm hệ tiêu hóa hoạt động rất hạn chế. Sắt tiêu hóa chậm hơn khiến cơ thể không hấp thụ được toàn bộ lượng sắt trong viên uống. Sắt lắng đọng tạo thành lắng cặn tồn dư trong cơ thể là nguyên nhân khiến người uống sắt bị táo bón, nóng trong.

Không uống sắt sau bữa tối, trước khi đi ngủ

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu nên uống viên sắt trước hay sau khi ăn. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết độc giả đã có thể lựa chọn thời điểm uống sắt tốt nhất, thích hợp nhất với mình để quá trình bổ sung sắt mang lại hiệu quả cao hơn.

Video liên quan

Chủ Đề