Đặt thuốc phụ khoa khi cho con bú

Hỏi - 04/03/2016
Chào bác sĩ. Hiện tại em mới sinh bé được 7 tháng và vẫn cho con bú. Hôm 3/3/2016 em có đi khám phụ khoa, bác sĩ cho soi tươi thì thấy kết quả là [+++] và cho em uống opxil trong 5 ngày cùng thuốc neo tergynan để đặt âm đạo trong 10 ngày, mỗi lần 1 viên. Em có đọc trong tờ hướng dẫn sử dụng là chống chỉ định với người đang cho con bú mà bác sĩ vẫn kê cho em thuốc đặt này. Vậy bác sĩ cho em hỏi em đặt thuốc này mà vẫn đang cho con bú thì liệu có ảnh hưởng gì đến em bé không? Em xin cảm ơn.

Trả lời
Chào em,

Em cung cấp thông tin không đầy đủ, nên không thể trả lời cụ thể được. VD: [+++] là sao? Trong xét nghiệm soi tươi huyết trắng có rất nhiều tác nhân, nếu tác nhân có hại [nấm hoặc Gardenella hoặc Trichomonas,…] thì cần phải điều trị. Nhưng nếu là Lactobacili thì là vi khuẩn có lợi giúp tạo môi trường bình thường của âm đạo, thì đương nhiên là không cần điều trị rôi.

Thuốc đặt âm đạo chủ yếu có tác dụng tại chỗ do đó vẫn có thể sử dụng nếu cân nhắc sự cần thiết của điều trị này. Ngoài ra, em không nói rõ em có triệu chứng gì khi đi khám? Và khi BS kê toa có nhắc BS rằng mình đang cho con bú hay không?Opxil là tên biệt được của KS Cephalexin, thông thường mẹ cho con bú vẫn dùng được. Tuy nhiên, vẫn cân nhắc sự cần thiết phải sử dụng và lưu ý: thuốc có mùi không dễ chịu và qua sữa nên có một số trường hợp liên quan đến bé bỏ bú mẹ.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
  

Hỏi - 13/03/2019

Xin chào bác sĩ! Hiện giờ con em được 18 tháng. Cách đây mấy ngày em có đi khám phụ khoa do ra nhiều khí hư. Bác sĩ có kê cho em thuốc đặt clomezol. Nhưng em đọc trong tờ hướng dẫn sử dụng thì thấy chống chỉ định với phụ nữ đang cho con bú. Khi bác sĩ kê thuốc em cũng có nói rõ hiện em đang cho con bú. Vậy nếu em đặt thuốc thì liệu có ảnh hưởng gì tới việc cho con bú không ạ? Em cảm ơn bác sĩ!

Trả lời

Chào bạn,

Thuốc đặt âm đạo Clomezol có thành phần là Metronidazol 500mg, Clotrimazol 150mg, Neomycin 200mg. Cho đến nay, các dữ liệu cho thấy 3 thành phần này có thể sử dụng được đối với phụ nữ cho con bú mẹ. Với đường dùng đặt âm đạo, thuốc chủ yếu có tác tại chỗ và ít được bài tiết vào sữa mẹ do đó bác sĩ đã cân nhắc kê đơn để điều trị tình trạng khí hư cho bạn. Vì vậy, bạn nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.  

Chúc bạn và bé nhiều sức khoẻ.

Ds. Võ Trương Diễm Phương - Khoa Dược

Viêm âm đạo khi cho con bú là bệnh lý khiến nhiều chị em ám ảnh khi mắc phải và lo lắng bệnh nếu không điều trị hiệu quả sẽ gây ra những nguy hiểm cho cả mẹ và bé

  1. NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM ÂM ĐẠO SAU SINH

– Trải qua quá trình mang thai, sinh đẻ, cơ thể chị em có nhiều thay đổi về tâm lý lẫn sức khỏe nên dễ mắc bệnh phụ khoa hơn trong đó có viêm âm đạo. Một số nguyên nhân khiến chị em bị viêm nhiễm âm đạo khi cho con bú chủ yếu có thể kể đến như:

– Cho con bú ảnh hưởng đến nội tiết cơ thể mẹ, nhất là khi nội tiết này chưa thực sự ổn định sau sinh dẫn đến rối loạn nội tiết, mất cân bằng môi trường âm đạo dễ gây viêm âm đạo.

– Một số chị em khi sinh thường phải rạch tầng sinh môn khiến vùng kín bị tổn thương nặng nề, vi khuẩn tấn công và gây viêm phụ khoa.

– Tử cung co bóp mạnh để đẩy sản dịch ra ngoài khiến âm đạo luôn ẩm ướt, nếu chị em vệ sinh không sạch sẽ sẽ khiến vi khuẩn tăng lên và gây bệnh.

– Nhiều chị em quan hệ quá sớm sau khi sinh cũng là nguyên nhân gây viêm âm đạo khi cho con bú.

– Quá trình cho con bú, ăn uống kiêng cữ, không khoa học cũng khiến sức đề kháng phục hồi chậm và không đẩy lùi được bệnh dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.

– Giai đoạn cho con bú đa số chị em sau sinh thường nằm một chỗ, ít vận động nên cơ thể luôn bí bách, vùng kín nóng ẩm là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh phụ khoa

2. VIÊM ÂM DẠO KHI ĐANG CHO CON BÚ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?

– Khi bị viêm âm đạo, khí hư ra nhiều hơn khiến môi trường âm đạo ẩm ướt dễ lây lan viêm nhiễm. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ngứa ngáy, khó chịu và mùi hôi tanh gây cảm giác tự tin khi giao tiếp, làm việc.

– Với những chị em bị viêm nhiễm âm đạo khi cho con bú, việc chăm sóc con nhỏ, sức khỏe của mẹ cũng bị ảnh hưởng lớn. Bệnh khiến tâm lý chị em bất ổn, luôn lo lắng, các triệu chứng của bệnh gây ra những phiền toái trong cuộc sống dẫn đến việc chăm sóc con nhỏ không được tốt và nguồn sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng phần nào.

– Không chỉ thế, viêm âm đạo khi cho con bú nếu vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, mầm bệnh có thể bị lây nhiễm sang bé gây ra các bệnh về da, đường hô hấp, bệnh về mắt,…

  1. KHÁM PHỤ KHOA SAU SINH LÀCÀN THIẾT VỚI CÁC MẸ ĐANG CHO CON BÚ

– Để điều trị bệnh an toàn, chị em nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín có bác sĩ chuyên khoa giỏi.

– Căn cứ vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc các loại thuốc điều trị phù hợp.

– Các loại thuốc này có cơ chế làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm âm đạo tại chố hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sữa mẹ cũng như trẻ nhỏ.

– Vì vậy chị em hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điêu trị bệnh tại cơ sở y tế uy tín.

=============

Mọi thắc mắc cần tư vấn hay đặt lịch khám, quý khách vui lòng liên hệ:

Phòng khám sản phụ khoa chất lượng cao Vietmec Thanh Xuân

Trung tâm y tế Quận Thanh Xuân- Số 23 ,ngõ 282 – Khương Đình, quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

☎ Hotline: [024] 62544933 – 096.57.58.277

? website: sanphukhoahanoi.com

Email :

Thưa bác sĩ, gần đây em thấy vùng kín của mình có nhiều khí hư màu trắng, mùi rất hôi. Trước đó em đã rửa nước muối và nước trầu không nhưng không đỡ. Em ra hiệu thuốc ở làng được họ bán cho 1 hộp thuốc đặt Canesten 100mg nhưng vì đang cho con bú nên em chưa dám dùng. Xin bác sĩ giải đáp giúp em là có thể dùng thuốc đặt phụ khoa sau sinh bây giờ được không ạ?

Trả lời

Chào bạn Phạm Thị Hà,

Thuốc đặt phụ khoa Canesten 100mg có thành phần chính là Clotrimazole, đây là một loại hoạt chất kháng nấm được dùng trong trường hợp bị viêm âm đạo do các loại nấm hoặc vi khuẩn nhạy cảm với Clotrimazole.

Thuốc được sử dụng bằng cách đặt trực tiếp vào trong âm đạo. Liệu trình điều trị có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày.

Các loại thuốc đặt âm đạo sau khi sinh có thành phần chính là Clotrimazole thường có tác dụng tại chỗ và ít ảnh hưởng đến sữa mẹ do hàm lượng khuếch tán vào máu không cao.

Thuốc đặt phụ khoa Canesten 100mg

Tuy nhiên theo như bạn Hà chia sẻ thì bạn chưa đi khám, người bán thuốc tại địa phương cũng khó mà xác định cụ thể được tình trạng bệnh của bạn. Bởi vậy, bạn không nên vội vàng sử dụng các loại thuốc đặt âm đạo sau khi sinh, cho dù đó là loại nào đi chăng nữa.

Bạn đang trong thời gian cho con bú, mọi loại thuốc sử dụng bây giờ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, mà còn có thể tác động trực tiếp đến em bé. Viêm phụ khoa sau sinh cũng không phải là căn bệnh đơn giản, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám và chỉ định điều trị đúng hướng.

Một số lưu ý khác dành cho bạn khi sử dụng các loại thuốc đặt âm đạo sau khi sinh là:

– Sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý rút ngắn hoặc kéo dài liệu trình. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc đặt khoảng 7 – 10 ngày chứ không kéo dài quá lâu.

– Rửa tay thật sạch bằng xà phòng, cắt móng tay gọn gàng và vệ sinh vùng kín sạch sẽ, lau khô bằng khăn mềm trước khi dùng thuốc. Nên nhớ rằng đôi khi dùng thuốc đặt âm đạo sau khi sinh với một bàn tay vi khuẩn có thể là nguyên nhân làm bệnh nặng hơn.

Hãy chắc chắn rằng mình đã vệ sinh tay sạch sẽ trước khi dùng thuốc đặt phụ khoa sau sinh

– Tư thế thích hợp để đặt thuốc là nửa nằm nửa ngồi hoặc nằm dựng đầu gối và kê cao mông.

– Kẹp thuốc vào 2 ngón tay rồi đưa vào âm đạo, sau đó sử dụng 1 ngón tay hoặc dụng cụ hỗ trợ [có kèm theo thuốc đặt âm đạo sau khi sinh] đẩy thật nhẹ nhàng vào sâu hết mức có thể.

– Nằm nghỉ tại chỗ ít nhất 15 phút để tránh thuốc bị rơi ra ngoài. Tốt nhất là nên đặt thuốc trước khi đi ngủ.

– Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian đặt thuốc để đạt hiệu quả cao nhất, cũng như tránh lây nhiễm bệnh cho bạn tình.

Sau khi đã dùng hết liệu trình của thuốc đặt âm đạo sau sinh, bạn Hà nên đi khám lại để chắc chắn rằng bệnh đã khỏi hoàn toàn, vì bệnh lý ở âm đạo thường rất dễ tái phát.

Chúc bạn sớm khỏe!

Nguồn: Mabio.vn

Bệnh viêm phụ khoa khi đang cho con bú thường xảy ra khi quan hệ tình dục sau sinh quá sớm, vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc do nội tiết tố chưa ổn định. Để chữa trị bệnh, các mẹo tự nhiên được nhiều mẹ lựa chọn nhằm đảm bảo chất lượng sữa mẹ. Một số loại thuốc kháng sinh, chống nấm cũng có thể được bác sĩ chỉ định nhằm khống chế bệnh tốt hơn.

Bệnh viêm phụ khoa khi đang cho con bú chỉ tình trạng viêm nhiễm chung xảy ra ở các cơ quan sinh dục nữ như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung hay phần phụ. Các nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

Sự mất cân bằng về nội tiết tố nữ trong thời gian cho con bú chính là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Có nhiều lý do khiến phụ nữ cho con bú bị rối loạn nội tiết tố là do bị căng thẳng quá mức, thường xuyên thức khuya để chăm con nhỏ… Điều này khiến cho sức đề kháng bị suy giảm. Vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật gây bệnh khác mới có cơ hội tấn công gây viêm phụ khoa.

Rối loạn nội tiết tố có thể gây viêm phụ khoa khi đang cho con bú

Sau sinh, việc kiêng cữ tắm rửa quá mức cộng thêm việc vệ sinh vùng kín sai cách, sử dụng dung dịch vệ sinh chứa chất tẩy rửa mạnh, không thay băng vệ sinh thường xuyên trong thời gian còn ra sản dịch hoặc trong kỳ kinh khiến cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào vùng kín. Chúng phát triển nhanh chóng và tấn công vào niêm mạc âm hộ, âm đạo, lộ tuyến cổ tử cung khiến cho các bộ phận này bị sưng viêm.

Tuy nhiên, việc quá sạch sẽ cũng có thể khiến phụ nữ cho con bú bị viêm phụ khoa. Nhiều người cứ nghĩ rằng thường xuyên sử dụng xà phòng , dung dịch vệ sinh phụ nữ có chất sát khuẩn mạnh để rửa vùng kín hoặc thụt rửa vào sâu trong âm đạo sẽ giúp ngăn ngừa được các bệnh phụ khoa. Tuy nhiên thực tế thì hoàn toàn ngược lại bởi thói quen trên có thể làm vùng kín bị kích ứng và mất cân bằng môi trường pH trong âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và nấm phát triển gây viêm phụ khoa khi cho con bú.

Mặc quần áo ôm sát cơ thể, đặc biệt là quần lót khiến cho vùng kín bị bí bách. Lúc này, mồ hôi không thể thoát ra được khiến khu vực “tam giác vàng” của mẹ bỉm bị ẩm ướt. Đây chính là môi trường lý tưởng cho nấm men cũng như vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển mạnh tấn công vào cơ quan sinh dục.

Quan hệ tình dục với tần suất quá nhiều trong khi cơ quan sinh dục chưa hồi phục sau sinh hoặc giao hợp quá mạnh khiến niêm mạc âm đạo bị tổn thương, nhiễm trùng.

Đặt vòng tránh thai kém chất lượng, không được tiệt trùng kỹ hoặc thực hiện các thủ thuật y tế ở các phòng khám tư nhân không đảm bảo về điều kiện vệ sinh cũng chính là lý do khiến cho nhiều bà mẹ đang cho con bú bị viêm phụ khoa.

Một số phụ nữ lạm dụng thuốc kháng sinh bừa bãi ngay cả trong thời gian còn cho con bú làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong âm đạo. Vi khuẩn có lợi đang sinh sống trong môi trường âm đạo cũng bị hoạt chất kháng sinh tiêu diệt khiến cho hại khuẩn nhanh chóng phát triển mạnh về số lượng, từ đó dẫn đến các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.

Phụ nữ đang cho con bú có thể bị viêm ở một hay nhiều bộ phận sinh dục cùng lúc. Tùy theo vị trí bị bệnh sẽ có các tên gọi riêng. Bao gồm:

  • Viêm âm đạo
  • Viêm cổ tử cung
  • Viêm vùng chậu
  • Viêm tắc vòi trứng
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung
  • Viêm nội mạc tử cung
  • Viêm âm hộ
  • Viêm buồng trứng…

Bệnh viêm phụ khoa gây ra nhiều triệu chứng bất thường, nếu để ý kỹ thì rất dễ nhận biết. Phụ nữ đang cho con bú nên thận trọng với căn bệnh này nếu đang gặp các dấu hiệu dưới đây:

  • Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu:

Biểu hiện này thường xảy ra khi các mẹ bị nhiễm nấm candida hay nhiễm trùng roi Trichomoniasis. Mặc dù vậy, không phải lúc nào ngứa vùng kín cũng là do bị viêm phụ khoa. Hiện tượng này có thể xảy ra khi bị dị ứng với sữa tắm, giấy vệ sinh hay nước rửa phụ khoa. Chị em nên thận trọng đi khám nếu tình trạng ngứa vùng kín kéo dài.

Trường hợp bị viêm phụ khoa khi đang cho con bú, niêm mạc âm hộ, âm đạo sẽ có biểu hiện sưng tấy do nhiễm trùng. Ngoài ra, môi lớn và môi bé cũng có thể xảy ra triệu chứng tương tự.

  • Âm đạo tiết nhiều dịch nhầy, khí hư

Ở người khỏe mạnh bình thường, dịch tiết âm đạo sẽ có màu trắng trong nhưng không có mùi và số lượng rất ít. Tuy nhiên khi bị viêm phụ khoa, phụ nữ đang cho con bú sẽ thấy lượng dịch nhầy, huyết trắng tiết ra khá nhiều. Khí hư có màu trắng, màu xanh hay vàng tùy theo tình trạng nhiễm trùng, đôi khi còn có lẫn cả tia máu.

  • Ra máu âm đạo không trong kỳ kinh

Hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường nhưng không trong kỳ kinh thường là dấu hiệu cảnh báo chị em đang bị viêm nhiễm buồng trứng, tử cung nặng. Triệu chứng này cũng có thể xảy ra ở những người bị ung thư cổ tử cung. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú không nên xem nhẹ.

Đây cũng là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm phụ khoa ở phụ nữ đang cho con bú. Một số người chỉ bị đau bụng âm ỉ thoáng qua nhưng có trường hợp lại bị đau bụng dữ dội. Sử dụng thuốc chỉ giúp cơn đau tạm thời biến mất nhưng vài tiếng sau lại tiếp tục bị đau trở lại.

Đau bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phụ khoa khi đang cho con bú
  • Đau và chảy máu khi quan hệ tình dục

Tổn thương viêm nghiêm trọng xảy ra trong âm đạo, âm hộ hoặc cổ tử cung có thể chảy máu khi bị dương vật ma sát mạnh. Kèm theo đó, chị em còn có cảm giác vô cùng đau rát, khó chịu.

Đây là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh lý phụ khoa như viêm âm hộ, viêm âm đạo hay mụn rộp sinh dục.

Một số trường hợp bị viêm phụ khoa khi đang cho con bú do nhiễm khuẩn có thể bị sốt, cơ thể mệt mỏi.

Việc bị viêm nhiễm phụ khoa trong thời gian cho con bú ắt hẳn sẽ khiến các mẹ vô cùng lo lắng. Nếu điều trị không đúng cách có thể khiến bệnh tình ngày càng trở nặng, tình trạng nhiễm trùng không được khống chế nên sẽ lan rộng vào các cơ quan sinh sản như tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng. Những căn bệnh này đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai sau này.

Thêm vào đó, việc sử dụng thuốc tây để điều trị viêm phụ khoa khi đang cho con bú cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Tốt nhất khi có biểu hiện bất thường ở vùng kín chị em nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị phù hợp, an toàn.

Để khắc phục bệnh viêm phụ khoa khi đang cho con bú, chị em được khuyên nên thay đổi lối sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc vùng kín để cải thiện các triệu chứng bệnh. Ngoài ra, có thể kết hợp áp dụng các mẹo trị viêm phụ khoa từ dân gian hoặc dùng thuốc tây theo hướng dẫn của bác sĩ để đẩy lùi bệnh tật mà không ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Dưới đây là một số giải pháp khắc phục bệnh viêm phụ khoa khi đang cho con bú đang được áp dụng:

Nước muối có tính sát khuẩn mạnh nên được nhiều mẹ bỉm sử dụng để vệ sinh vùng kín, giảm hiện tượng ngứa ngáy và sưng viêm phụ khoa khi đang cho con bú. Chị em có thể dùng nước muối sinh lý bán sẵn ngoài tiệm thuốc tây về sử dụng hoặc tự pha chế nước muối tại nhà để rửa vùng kín.

Sử dụng nước muối có tác dụng giảm ngứa, sát trùng cho phụ nữ bị viêm phụ khoa khi đang cho con bú

Cách thực hiện như sau:

  • Dùng muối pha với nước đun sôi để nguội theo tỷ lệ 9g muối cho 1 lít nước.
  • Rửa qua vùng kín với nước sạch rồi lấy nước muối rửa lại
  • Để khoảng 3 – 5 phút sau mới rửa lại với nước thêm một lần nữa
  • Sử dụng khăn mềm thấm khô vùng kín rồi mặc quần vào.
  • Mỗi tuần áp dụng từ 3 – 4 lần để làm giảm các triệu chứng khó chịu do viêm phụ khoa gây ra.

**Lưu ý khi dùng nước muối trị viêm phụ khoa khi đang cho con bú:

  • Không pha nước muối quá mặn khiến da vùng kín bị kích ứng
  • Không dùng nước muối rửa hàng ngày làm da bị khô và ngứa ngáy dữ dội hơn.
  • Tránh lấy nước muối thụt rữa vào trong âm đạo khiến môi trường pH bị mất cân bằng.

Sử dụng lá chè xanh là bài thuốc dân gian trị viêm phụ khoa khi đang cho con bú được nhiều chị em lựa chọn. Giàu chất chống oxy hóa, chè xanh có tác dụng làm dịu kích ứng ở khu vực bị tổn thương, giảm ngứa, tiêu sưng, giúp tổn thương ở cơ quan sinh dục nhanh được tái tạo.

Để sử dụng, mẹ có thể nấu nước lá chè xanh dùng rửa bên ngoài vùng kín. Cách thực hiện như sau:

  • Dùng 100g lá ché xanh đem rửa qua nhiều lần nước cho sạch bụi bẩn và tạp chất. Vò nát
  • Đun sôi 1 lít nước rồi cho lá chè vào tiếp tục nấu thêm khoảng 5 phút nữa.
  • Cuối cùng chỉ cần gạn nước lá chè ra một cái chậu sạch, để nguội
  • Dùng rửa bên ngoài vùng kín mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Sau khi rửa bằng nước chè xong nên dùng nước sạch rửa lại vùng kín thêm lần nữa
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Lá tía tô chứa nhiều vitamin A, C và tinh dầu. Những thành phần này có tác dụng tích cực trong việc kháng viêm, diệt khuẩn, ức chế hoạt động của nấm men gây bệnh viêm phụ khoa ở phụ nữ đang cho con bú. Chính vì vậy mà không có gì ngạc nhiên khi lá tía tô được sử dụng như một phương thuốc điều trị bệnh viêm phụ khoa tự nhiên, an toàn dành cho các chị em còn đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Để tận dụng được những lợi ích mà lá tía tô mang lại, chị em có thể thêm lá tía tô vào trong chế độ ăn hoặc nấu nước uống hàng ngày. Bên cạnh đó, có thể áp dụng bài thuốc xông hơi từ lá tía tô để cải thiện các dấu hiệu do viêm phụ khoa gây ra.

Lá tía tô được dùng để nấu nước xông hơi chữa viêm phụ khoa khi đang cho con bú Cách sử dụng:
  • Lấy 200g lá tía tô đem rửa sạch
  • Thái nhỏ, bỏ vào nồi nấu sôi cùng 1,5 – 2 lít nước
  • Sau khi nước sôi được khoảng 5 phút, tiếp tục cho thêm 1 thìa muối ăn vào
  • Quậy cho muối tan đều thì tắt bếp
  • Dùng nước này để xông vùng kín đến khi nước nguội còn khoảng 35 độ thì lấy rửa bên ngoài khu vực “tam giác vàng” cho sạch
  • Áp dụng vài lần trong tuần để thấy được sự chuyển biến của bệnh.

Thay đổi thói quen chăm sóc, vệ sinh vùng kín cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng viêm phụ khoa khi đang cho con bú. Về mặt lâu dài, nó cũng giúp chị em giảm thiểu được nguy cơ tái phát bệnh trở lại.

Liên quan đến vấn đề này, chị em cần chú ý:

  • Xây dựng thói quen rửa vùng kín mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Sử dụng nước có độ ấm vừa phải hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ để vệ sinh “cô bé” nhằm hạn chế những kích ứng lên khu vực bị tổn thương.
  • Cố gắng giữ cho vùng kín luôn khô ráo bằng cách mặc trang phục thoải mái, thông thoáng và thấm khô cơ thể sau mỗi lần tắm trước khi mặc quần áo trở lại.
  • Không thụt rửa vào trong âm đạo trừ khi được bác sĩ yêu cầu
  • Phụ nữ còn đang trong thời gian ở cữ nên tánh nằm hơ than thường xuyên bởi nó có thể làm nhiệt độ ở vùng kín bị nóng lên và tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Hạn chế ngâm mình trong bồn tắm
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên khi có sản dịch hoặc trong những ngày hành kinh.
  • Không xử dụng xà bông tắm hoặc các sản phẩm chứa thơm thơm để rửa vùng kín.

Trường hợp bị viêm phụ khoa nặng, nếu chỉ áp dụng các phương pháp tự nhiên thì không thể trị khỏi bệnh dứt điểm. Các mẹ nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị cho nhanh khỏi.

Tùy theo nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm phụ khoa, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng loại thuốc phù hợp sao cho hạn chế được thấp nhất những ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Nếu cần thiết, chị em có thể được yêu cầu ngưng cho con bú một thời gian trong quá trình điều trị bệnh.

Các thuốc kháng sinh, diệt nấm thường được chỉ định để điều trị viêm phụ khoa cho phụ nữ đang cho con bú

Các loại thuốc chữa viêm phụ khoa thường được chỉ định có thể là thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm. Chúng được bào chế dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó được sử dụng phổ biến nhất là thuốc bôi, đặt âm đạo và thuốc uống. Cụ thể như sau:

Thuốc kháng sinh:

  • Metronidazole
  • Clindamycin

Thuốc chống nấm

  • Clotrimazole
  • Miconazole
  • Tioconazole
  • Fluconazole

Thuốc tiêu diệt ký sinh trùng

Thuốc trị viêm phụ khoa dạng đặt âm đạo:

  • Mycogynax
  • Neo Tergynan
  • Polygynax

Khi sử dụng thuốc tây, phụ nữ đang cho con bú cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo không gặp bất cứ tác dụng phụ nào xấu ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nguồn sữa mẹ.

Nếu không đáp ứng được với thuốc và các phương pháp khắc phục tại nhà , bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số thủ thuật ngoại khoa để điều trị viêm phụ khoa khi đang cho con bú. Chẳng hạn như:

  • Chiếu laser
  • Áp lạnh
  • Đốt điện

Cùng với việc tích cực điều trị bệnh, chị em cũng xây dựng lại chế độ ăn uống và điều chỉnh một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày để bệnh mau lành.

  • Ăn uống đúng giờ, đảm bảo bữa ăn vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể
  • Uống nhiều nước, mỗi ngày từ 2- 2,5 lít để thanh lọc cơ thể, giảm cảm giác nóng rát, kích ứng ở vùng kín.
  • Duy trì ăn mỗi ngày 1 – 2 hũ sữa chua để cải thiện chức năng tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng vi sinh đường khuẩn.
  •  Ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin C, kẽm, selenium và chất chống oxy hóa, chẳng hạn như quả mọng, rau lá xanh để cải thiện sức khỏe, góp phần làm nhanh lành tổn thương ở cơ quan sinh dục.
  • Tránh ăn đồ tẩm ướp nhiều gia vị, thức ăn cau nóng, đồ béo, thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, đồ ngọt.
  • Hạn chế sử dụng cà phê, chè đặc, nước ngọt. Không uống bia rượu
  • Kiêng quan hệ tình dục trong những ngày bị bệnh
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya
  • Tránh lo lắng, suy nghĩ quá nhiều bởi stress có thể làm thay đổi nội tiết tố
  • Tập thể dục mỗi ngày để cải thiện sức khỏe tổng thể. Chị em có thể tập bài tập kegel, yoga hay đi bộ, ngồi thiền tùy theo sở thích.

Bệnh viêm phụ khoa khi đang cho con bú có thể được kiểm soát tốt nếu điều trị từ sớm. Để bảo vệ cơ quan sinh sản của mình, chị em nên tới bệnh viện khám phụ khoa định kỳ sau sinh để có thể phát hiện ra vấn đề bất thường và được bác sĩ tư vấn cách điều trị an toàn nhất.

Video liên quan

Chủ Đề