Tại sao việt nam gia nhập tổ chức asean

Home Hỏi Đáp tại sao việt nam gia nhập asean

kinhdientamquoc.vn - Hơn 2 thập kỷ gia nhập ASEAN, Việt Nam giờ đây là thành viên trụ cột của khối nhờ đóng góp to lớn trên bình diện chính trị và kinh tế.

Bạn đang xem: Tại sao việt nam gia nhập asean


Kể từ khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] năm 1995, Việt Nam có vai trò ngày càng lớn trong khối. Việt Nam đã nỗ lực không mệt mỏi cho nền hòa bình và hòa giải của khu vực vốn bị chia rẽ sâu sắc bởi chiến tranh. Cụ thể, vai trò của Việt Nam được thể hiện qua 2 bình diện chính trị và kinh tế.Là quốc gia Đông Dương đầu tiên gia nhập ASEAN, Việt Nam giúp chấm dứt thời kỳ đối đầu giữa Đông Dương và ASEAN, hơn nữa còn liên kết ASEAN với các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Liên minh Châu Âu.Đóng góp của Việt Nam vào an ninh khu vực rất đáng kể. Ngay sau khi gia nhập khối đã ký Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân và là một trong những thành viên sáng lập Diễn đàn Khu vực ASEAN.Nhưng bước đi chủ động nhất của Việt Nam trong duy trì ổn định khu vực được biểu hiện qua vấn đề Biển Đông. Là nước có tranh chấp trực tiếp, Việt Nam cùng với Philippines đã nỗ lực không ngừng để đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự ASEAN, đảm bảo xung đột được giải quyết trên cơ sở xây dựng, theo Sadhavi Chauhan, Quỹ Nghiên cứu Quan sát viên của Ấn Độ.


Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chỉ đạo công tác chuẩn bị Chủ tịch ASEAN vào năm 2020. Photo: VGP Việt Nam bền bỉ ủng hộ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông [DOC], Nguyên tắc sáu điểm của ASEAN về Biển Đông và Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông [COC] sắp được ký kết.Việt Nam kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển [UNCLOS] bao gồm thông qua các quy định về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển.Việt Nam đang chuẩn bị cho chức Chủ tịch ASEAN vào năm 2020. Với chủ đề chương trình nghị sự "ASEAN: Gắn kết và Đáp ứng", Việt Nam hy vọng sẽ duy trì được vai trò trung tâm của khối, theo nhà báo kỳ cựu Thái Lan Kavi Chongkittavorn.Năm tới, Việt Nam cũng đảm nhận vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, nhiệm kỳ đầu diễn ra vào năm 2008 - 2009.Theo luật sư Hoàng Duy Hùng, cựu Nghị viên Hội đồng TP Houston, Texas, Mỹ, với việc tái trúng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với số phiếu tuyệt đối, Việt Nam trên đường trở thành "đại gia" trên trường quốc tế.

Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và ASEAN đã tăng gần 10 lần, từ 5,9 tỷ USD Mỹ năm 1996 lên 56,3 tỷ USD vào 2018.

Việt Nam cũng tăng cường đóng góp vào Cộng đồng kinh tế ASEAN [AEC]. Gia nhập trong bối cảnh khủng hoảng tài chính châu Á, Việt Nam ngay lập tức tham gia vào hàng loạt hoạt động tái thiết của tổ chức này.

Xem thêm: Thế Nào Là Nước Cứng Là Gì? Các Phương Pháp Khử Độ Cứng Của Nước Chuẩn Nhất

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tổ chức tại Hà Nội năm 1998, qua "Kế hoạch Hành động Hà Nội", Việt Nam đã đưa ra những ý tưởng và đề xuất để thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực, nêu bật các giải pháp cho các vùng có điều kiện kinh tế dễ bị ảnh hưởng.Khi Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 34 vào năm 2012, ASEAN đã thông qua "Tuyên bố Hà Nội" về thu hẹp khoảng cách phát triển. Tuyên bố này nhắc lại cam kết của ASEAN về hợp nhất Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam vào dòng chảy kinh tế ASEAN và xác định 4 lĩnh vực ưu tiên của cải cách kinh tế: Cơ sở hạ tầng, thông tin và truyền thông, phát triển công nghệ và nguồn nhân lực và hội nhập kinh tế khu vực.Bên cạnh những nỗ lực bên ngoài hướng tới thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, Việt Nam đã tiến hành những thay đổi trong nước để hòa nhập với toàn khối. Đất nước đã dần cơ cấu lại bộ máy hành chính để phù hợp với nền kinh tế thị trường.Chỉ một năm gia nhập ASEAN, Việt Nam thành lập Ủy ban quốc gia ASEAN do một Phó Thủ tướng lãnh đạo. Cơ quan này chịu trách nhiệm điều phối tất cả các tổ chức tương tác với các bộ phận trực thuộc ASEAN. Thậm chí có hẳn Cục ASEAN trong Bộ Ngoại giao.

Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất. Đất nước đang tận dụng từng cơ hội để cải cách hơn nữa sao cho cái tên Việt Nam xuất hiện trong chuỗi giá trị toàn cầu.Kể từ công cuộc "Đổi mới" vào năm 1986, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 100 USD lên khoảng 2.700 USD hiện nay. Con số này được dự đoán sẽ tăng mạnh trong những năm tới.Hiện tại, Việt Nam là một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sở hữu nhiều hiệp định thương mại tự do nhất thế giới với tổng cộng 17 [so với 6 ở Thái Lan]. Hiệp định được ký kết mới nhất là với Liên minh châu Âu [EVFTA].Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài đang đổ tiền vào Việt Nam để tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do cũng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP].Cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Phát triển Châu Á [ADB] cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể trong nửa đầu năm nay. Theo đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng 33%.Tính đến tháng 12/2018, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lũy kế vào Việt Nam lên đến 340,1 tỷ USD. Hàn Quốc đứng đầu với 62,56 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ hai với 57,02 tỷ USD, tiếp theo là Singapore với 46,62 tỷ USD và Đài Loan 31,44 tỷ USD.Hơn 20 năm kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam giờ đây đã là một thành viên trụ cột và trở thành một trong những quốc gia năng động nhất khu vực, đặc biệt trong hội nhập và phát triển kinh tế, nhà báo Kavi Chongkittavorn nhấn mạnh.


TIỂU LUẬNChủ đề: những nguyên nhân dẫn đến quyết định gia nhập ASEAN của Việt Nam đầu thập niên 90Mục lụcLời Mở ĐầuI. Quan hệ Việt Nam-ASEAN trước khi gia nhậpII. Những nguyên nhân gia nhập ASEAN của Việt Nam đầu thập kỉ 901.nguyên nhân khách quan1.1 Bối cảnh quốc tế1.2 Bối cảnh khu vực2.Nguyên nhân chủ quan2.1 tình hình trong nước2.2 Lợi ích của Việt Nam III. Thành tựu của Việt Nam sau khi tham gia ASEANKết LuậnTài liệu tham khảoLỜi MỞ ĐẦUHiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập năm 1967-ASEAN[association of Southeast Asian Nations] từ 5 thành viên sang lập đầu [Thái Lan, Indonesia, Malaysia, singapo, Philipin] đến nay là 11 thành viên [Việt Nam,lào,campuchia,myama,brunay,Đông timo].Sau 35 năm thành lập và phát triển,đến nay Asean đã trở thành khu vực có vị thế chính trị, tiềm năng kinh tế và nền văn hóa đậm đà bản sắc,có quan hệ với nhiều trung tâm kinh tế lớn và khu vực khác trên thế giới.Việc Việt Nam gia nhập ASEAN là một lựa chọn đúng đắn và phù hợp với xu thế thời đại,đánh dấu bước đi đúng đắn về đường lối đội ngoại,đa dạng hóa, đa phương hóa. Thực tế chứng minh rằng việc Việt Nam gia nhập ASEAN đem lại lợi ích không chỉ đối với riêng Việt Nam mà cả ASEAN. Vậy nguyên nhân tại sao Việt Nam lại đi đến quyết định ra nhập ASEAN ? Đó là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động vào .Do điều kiện tài liệu ít ỏi và thời gian chuẩn bị ngắn, ở đây em xin phép chỉ đưa ra “Những nguyên nhân dẫn đến quyết định gia nhập ASEAN của Việt Nam đầu thập niên 90” dưới hình thức tài liệu tiểu luận nghiên cứu ngắn. Mong thầy cô tận tình giúp đỡ sửa đổi.Em xin chân thành cảm ơn.I. Quan hệ Việt Nam –ASEAN trước khi gia nhập Những năm 60 khi cuộc chiến tranh của thực dân Mỹ đang diễn ra ở cao trào và có sự tham gia [trực tiếp hay gián tiếp] của một số nước ASEAN. Việt Nam –ASEAN đã dần được thiết lập và phát triển cùng với cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước 1975. Đặc biệt thong qua các cuộc viếng thăm các nước ASEAN của thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng 1978 mối quan hệ càng phát triển. Các bên bàn đến các vấn đề hợp tác kinh tế và an ninh chịnh trị như khả năng kí kết hiệp ước không xâm lược lẫn nhau. Tuy nhiên sự kiện tiếp theo liên quan đến Campuchia đã làm quan hệ hai bên trở nên xấu đi,thậm chí đối đầu vào những năm 80. Cùng với những cố gắng trong việc tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề Campuchia,quan hệ Việt Nam-ASEAN được cải thiện trở lại và việc Việt Nam tham gia và tổ chức hợp tác khu vực của các quốc gia Đông Nam Á này đã được đề cập đến năm 1989.Ba năm sau đó Việt Nam trở thành quan sát viên của ASEAN [7/1992] và 3 năm tiếp đó trở thành thành viên chính thức của ASEAN.II. Những nguyên nhân gia nhập ASEAN của Việt Nam đầu thập kỉ 90.1. Nguyên nhân khách quan1.1 Bối cảnh quốc tếSau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu,hệ thống XHCN tạm thời suy thoái.Các nước TBCN tìm mọi cách gây sức ép chính trị,kinh tế,quân sự,dung diễn biến hòa bình,áp đặt các giá trị dân chủ,nhân quyền nhằm gây ảnh hưởng đối với các nước XHCN còn lại. Các nước đang phát triển có xu hướng đoàn kết lại chống sự áp đặt của các nước lớn. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và cách mạng thông tin phát triển mạnh gây tác động lớn đến chính trị,kinh tế,xã hội các nước.Các quốc gia dần dần có xu hướng ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau,ranh giới chủ quyền quốc gia suy giảm,xuất hiện ngày càng nhiều các vấn đề toàn cầu.Các cuộc chiến tranh lớn giữa các nước lớn và khu vực khó xảy ra nhưng chiến tranh nhỏ đan xen: xung đột khu vực, xung đột tôn giáo và sắc tộc, chiến tranh thương mại, chiến tranh thông tin…Nhưng xu thế hòa bình ổn định tương đối và hợp tác để phát triển vẫn là xu thế chính.Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế thế giới tiếp tục gia tăng. Thị trường kinh tế thế giới trở thành một khối thống nhất và liên minh kinh tế, hội nhập kinh tế trở thành xu thế tất yếu. Một loại tổ chức khu vực ra đời như khu vực tự do thương mại ASEAN [AFTA] khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ [NAFTA]…1.2 Bối cảnh khu vực Châu Á- Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và có tác động cao nhất của thế giới, là khu vực tập trung nhiều lợi ích của các nước lớn mà trong đó có các nước Đông Nam Á.Sau hiệp định Pari về Campuchia 1991 và đến năm 1993 Mỹ rút quân khỏi Đông Nam Á, lần đầu tiên trong lịch sử Đông Nam Á không còn căn cứ quân sự và quân đội nước ngoài, không còn đối đầu.Giai đoạn 1992 -1995, sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu kéo theo sự sụp đổ của trật tự hai cực trong quan hệ quốc tế,dưa đến những thay đổi trong cán cân lực lượng trên thế giới và khu vực. Việc giảm sự có mặt về quân sự của Hoa Kỳ và Nga đã tạo ra những chỗ trống quyền lực ở khu vực. Một vài cường quốc trong khu vực cố gắng đẩy mạnh vai trò chính trị , kinh tế, quân sự đã làm tăng mối lo ngại cho các nước ASEAN và các nước Đông Nam Á khác. Thêm vào đó, sự rút lui của Hoa Kỳ đã làm cho chỗ dựa truyền thống về an ninh của các nước ASEAN,rong khi vấn đề Campuchia chưa được giải quyết, các vấn đề xung đột lại nảy sinh…Đó là những thách thức rất lớn đối với ASEAN buộc họ phải tìm một cơ chế bảo đảm an ninh,gìn giữ nền hòa bình mỏng manh mới giành được khu vực. Vì vậy vấn đề phát triển kinh tế là thách thức lớn nhất của ASEAN cho vấn đề đấu tranh với các nước lớn chống bảo hộ mậu dịch, hai là tăng cường sức mạnh khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác trong khu vực. 2. Nguyên nhân chủ quan2.1 Tình hình trong nước1986-1996 dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên lĩnh vực kinh tế nhưng Việt Nam vẫn là nền kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ ở mức trung bình của các nước đang phát triển. Trong các doanh nghiệp trang thiết bị công nghệ phần lớn lạc hậu , năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao,chất lượng sản phẩm không đủ sức cạnh tranh ngay cả thị trường trong nước.Trình độ phát triển của nước ta so với các nước trong khu vực bị thu hẹp.” tốc độ tăng GDP và GDP theo đầu người năm 1991 là 1,44 lần và năm 1997 là 1,60 lần “ [2, trang 84]Việt Nam là một nước theo con đường XHCN. Sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam ít nhiều gặp khó khăn. Do trước kia “Liên Xô bù 25%-30% thâm hụt ngân sách” nay Việt Nam mất viện trợ “có giá trị từ 1 tỷ USD/năm giảm xuống 0 năm 1999”[1].Thêm nữa thời kỳ này Mỹ thi hành chính sách cấm vận với Việt Nam đã ngăn trở các khoản viện trợ và đầu tư của tổ chức đa phương IMF, WB. Ngoài ra các lực lượng thù địch đẩy mạnh chính sách diễn biến hòa bình.Tình trạng này buộc Việt Nam phải quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực thì ta vẫn đang trong thời kì khó khăn.Chính vì vậy việc nước ta cần làm để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu là “ phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á-Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình,hữu nghị, hợp tác”. [6,trang 90]2.2 Lợi ích của Việt Nam khi gia nhậpVề kinh tế,hội nhập ASEAN giúp Việt Nam có điều kiện tăng cường hợp tác kinh tế khu vực, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường, hội nhập với thế giới. ASEAN là thị trường lớn với dân số hơn 500 triệu người, nhịp độ phát triển nhanh [GDP >300 tỷ] [1,trang 50]. Thêm vào đó, Việt Nam có điều kiện tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và phát huy nguồn lực trong nước. Hơn nữa, ASEAN là tổ chức quan hệ rộng rãi và chặt chẽ với các cường quốc và tổ chức kinh tế như Mỹ, Nhật Bản , Canada, EU…nên khi gia nhập quan hệ Việt Nam với các nước trên sẽ làm mở rộng trao đổi hàng hóa và thu hút vốn đầu tư.Mặt khác, Việt Nam và các nước trong khối có điều kiện tương đồng về tài nguyên thiên nhiên, nông sản nhiệt đới…nên gia nhập ASEAN, Việt Nam có điệu kiện phát huy lợi thế so sánh,khắc phục hạn chế,tăng cường cạnh tranh và hợp tác của nước ta với các nước và khu vực trên thế giới.Về chính trị, xã hội, đó là việc tăng cường hiểu biết,sự tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên ,củng cố hòa bình,ổn định và hạn chế những nhân tố dẫn tới sự bất hòa, mất ổn định trong khu vực. Đông Nam Á là nơi có nền văn hóa đậm đà bản sắc, mang những nét tương đồng, gần gũi với Việt Nam. Chính vì vậy việc ra nhập ASEAN là điều kiện tiếp thu tinh hoa văn hóa của trong nước làm giàu thêm văn hóa dân tộc. Hội nhập để phát triển nước Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.III. Thành tựu của Việt Nam sau khi gia nhập ASEANHợp tác kinh tế Việt Nam –ASEAN bước đầu đạt được những kết quả nhất định. “Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam-ASEAN tăng bình quân 26,8%/năm [1,trang 49]. Quan hệ mậu dịch hai bên phát triển, tạo ra những thị trường buôn bán sản phẩm mới. Trên cơ sở hợp tác 2 bên cùng có lợi, đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN ở Việt Nam có điều kiện thuận lợi, chính sacshd dầu tư thông thoáng , thị trường mới mở cửa chi phí lao động thấp…Trước chính sách “mở cửa “ và hướng vào xuất khẩu mạnh của Việt Nam, các nước ASEAN đã trở thành bạn hàng lớn của Việt Nam. “Về xuất khẩu trong vòng 13 năm qua [1980-1993] giá trị xuất khẩu sang thị trường ASEAN tăng 51 lần từ 19 triệu lên 725 triệu USD. Rõ rang giá trị và tốc độ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN tăng rất nhanh” [4,trang 105]. Thông qua AFTA, Việt Nam có điệu kiện mở rộng thị trường với các nước TBCN.Về chính trị an ninh, Việt Nam ngày càng tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực và thế giới như như ASEM, APEC, ARF… khi mà tình trạng khủng bố và các vấn đề xung đột khu vực trên thế giới đang càng ngày gia tăng thi Việt Nam đang trở thành điểm đến an toàn và ổn định cho tất cả các nước tạo điều kiện cho nước ta phát triển về mọi mặt.KẾT LUẬNViệt Nam gia nhập ASEAN tháng 7/1995 là một quyết định đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với xu thế hòa bình ổn định và hợp tác để phát triển, xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa thế giới và đặc biệt là phù hợp với lợi ích quốc gia của ta. Lần đầu tiên chúng ta được chứng kiến sự dung hòa với nhau của các xu thế vươn tới các hình thái kinh tế, xã hội khác nhau từ những xuất phát điểm chênh lệch nhau về trình độ phát triển, với sự lựa chọn chính trị khác nhau đang tồn tại và phát triển bền vững ổn định bên nhau. Việt Nam đang thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế khẳng định “ Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới , phấn đấu vì hòa bình ,độc lập và phát triển” [6,trang 147] Quan hệ VIệt Nam –ASEAN đang ngày càng khởi sắc.Tài Liệu Tham Khảo 1. Trần Quang Lân, Nguyễn Khắc Thân, tháng 6-1999. “ hội nhập kinh tế Việt Nam –ASEAN”. NXB Thống kê Hà Nội.2. TS Đinh Xuân Lý “ quá trình Việt Nam hội nhập Châu Á- Thái Bình Dương theo đường lối của Đảng”. NXB Chính trị Quốc gia.3. Ts Trần Quế, tháng 11-2003, “35 năm ASEAN hợp tác và phát triển”. NXB khoa học xã hội.4. Lược dịch Nguyễn Thị Quy, tháng 6-1994, “ kinh tế các nước trong khu vực, kinh nghiệm và xu hướng phát triển”. NXB Viện khoa học xã hội.5. Chính sách đối ngoại Việt Nam 1945-2000, Học Viện quan hệ quốc tế.6. Đảng Cộng Sản Việt Nam, 1991, Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VII. NXB Sự thật.

Video liên quan

Chủ Đề