Vào thời điểm tác giả viết văn bản Sài Gòn tôi yêu dân số Sài Gòn khoảng bao nhiêu

 Sài Gòn tôi yêu là một bài tuỳ bút nằm trong tập tuỳ bút - bút kí Nhớ... Sài Gòn tập I của Minh Hương. Sài Gòn tôi yêu là một cảm nhận sâu sắc và một mối tình đằm thắm chân tình của nhà văn với con người và mảnh đất mà ông gắn bó suốt mấy chục năm. Hãy .com tìm hiểu bài Sài gòn tôi yêu.

  Sài Gòn tôi yêu

 Các điểm cơ bản:•    Tùy bút viết vé đặc điểm của thành phố Sài Gòn được trích từ tác phẩm ‘‘Nhớ .. Sài Gòn”:-    Đặc điểm về địa lí khí hậu.•    Đặc điểm về con người.•    Cái được và cái mất của Sài Gòn trên đà phát triển.

-    Về hình thức: Văn miêu tả kết hợp với tự sự và biểu cảm trong sáng và bình dị.

Soạn bài Sài Gòn tôi yêu

I.    Rất tiếc là không tìm được vài dòng tiểu sử của tác giả bài văn. Nhưng từ trong bài viết, người đọc biết Minh Hương là người nhập cư Sài Gòn vào khoảng từ năm 1940. Ấy là một bài viết đầy ý nghĩa từ cái nhìn tinh tế về phong cảnh, con người Sài Gòn qua lời văn chân chất, bình dị như chính người Sài Gòn viết về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. 

II.    Năm câu đẩu của bài văn Minh Hương đã so sánh tuổi của ông, của Sài Gòn với tuổi của Đất nươc. Đất nước thì đã "năm ngàn năm tuổi", còn Sài Gòn thì mới "ba trăm năm" tính từ thời điếm thành lập phủ Gia Định dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. năm 1697. Thành Gia Định sau trở thành thành phố Sài Gòn, thủ phủ của xứ Nam Kì, một thời được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông. Từ so sánh ấy, tác giả khẳng định rằng: “Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, dối thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trăn trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này". Tất nhiên đó là lời khẳng định có điều kiện “miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách...”, nghĩa là thế hệ sau biết cách kế thừa và phát triển Sài Gòn.

Sau đoạn văn khái quát về sức sống của Sài Gòn và tình yêu về nó, Minh Hương bắt đầu bày tỏ lòng yêu thương cụ thể của mình. Trước hết, tác giả tỏ bày tình cảm của mình khi đối diện với cảnh sắc thiên nhiên. Ấy là cảnh sắc đốì nghịch sáng nắng chiều mưa, “trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt. lại như thủy tỉnh”... Ấy là cảnh phố phường buổi sáng thì náo động còn đêm khuya thì thưa thớt tiếng ồn. Điệp ngữ, “tôi yêu” kết hợp với các từ so sánh gợi cảm về thời tiết nhằm làm rõ hơn lời tỏ bày “Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái”.

Sài Gòn lúc bình minh

Thứ đến là tác giả tỏ bày tình cảm của mình với người Sài Gòn. Nhưng người Sài Gòn là ai. Lần lại lịch sử thì kể từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu những lưu dân từ Quảng Bình trở vào đã được chiêu mộ vào đây cùng khai khẩn với người bản địa, sau này lại có thêm người Hoa chạy trốn quân Thanh cũng được chúa Nguyễn thâu nhận. Bởi vậy, tác giả mới cho rằng: “Ở trên đất này không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me... mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả. sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây và vớ hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình".

Tuy là người tứ xứ nhưng khi đã hít thở không khí Sài Gòn, uống nước Sài Gòn,... thì những con người ấy, thế hệ này sang thế hệ khác cũng đã hình thành phong cách bản địa, nhất là trong giao tiếp, ứng xử “Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi. Phần đông ít dàn dựng, tính toán. Người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh rất chơn thành, bộc trực”. Với tính tình như thế, người Sài Gòn dễ thân thiện và rất hiếu khách. Đặc biệt, Minh Hương tập trung miêu tả trang phục và tính nết của các cô gái Sài Gòn mà ông gọi là "Các cô gái thị thiềng". Minh Hương chọn những chi tiết đặc trưng và miêu tả từ đầu đến chân, cụ thể là các kiểu tóc, nón. Mình mặc cái "áo hà ba trắng, đính một túi nhó xíu duy nhất bên thân mặt áo. Quần đen rộng, mang giày bô trắng [giày vải, giày ba-ta] hay xăng đan da...". Không áo tứ thân, không khăn mỏ quạ... Có lẽ là xứ thuộc địa nên đời sống văn hóa vật chất cũng phải chịu ảnh hưởng phần nào của Pháp. Chịu ảnh hưởng thôi chứ không lai căng, các cô gái vẫn mang "cái đẹp thật đơn sơ, đôn hậu. Cũng yểu điệu, thướt tha, nhưng theo cung cách Bến Nghé”.

Người đọc bắt gặp được những câu văn mượt mà khi miêu tả sự e thẹn, nụ cười của các cô. Tất nhiên đó chỉ là vẻ đẹp bên ngoài biểu hiện một tâm hồn Việt Nam. Tâm hồn ấy được biểu hiện ở cử chỉ đã thành thói quen mà ai cũng mên. Ấy là "khi chào người lớn, cứ cô ấy [trước 1945] cúi đầu, chắp hai bàn tay lại và xá. Gặp trang lứa bạn bè thì hơi cúi đầu và cười". Đây là biểu hiện của lễ phép giữa người với người, là đặc trưng về giao tế có từ truyền thống gia đình. Không gò ép, không gượng gạo, "không có tư thế khúm núm hay màu mè. Không một chút mặc cảm, tự ti" Người Sài Gòn là như thế, con gái Sài Gòn là như thế, biết "hề hà, dễ dãi" với ai và vào lúc nào; biết “cúi đầu, chắp hai bàn tay lại và xá" ai. Còn với kẻ thù “thì các cô gái ấy cũng như các trai và các giới đồng bào của Sài Gòn bất khuất, không chút do dự, dấn thăn vào khó khăn, nguy hiểm và có khi hy sinh cả tính mạng, xuyên suốt ba chục năm từ 1945 đến 1975".

Trước khi kết thúc bài văn, Minh Hương viết về một bộ phận cư dân khác của Sài Gòn: các loài chim. Nếu Sài Gòn luôn giang hai cánh tay đón người tứ xứ tới làm ăn sinh sống thì cũng là chốn cho các loài chim trú ngụ. “Họ hàng se sẻ", và “cả cò, cả vạc sổng lồng trong sở thú bay ra làm tổ trên mấy ngọn cây dầu, cây sao cao ngất với các chị cu gáy, chị quạ, chị sáo". Và như thế Sài Gòn là đất của người, cây cối và chim đã mấy trăm năm sống hài hòa, thân thiện.  Bây giờ thì cả dơi và chim đều ít dần đi. Tác giả đã phê phán “những kẻ vô trách nhiệm... đang tay bắn giết chim và dơi của thành phố" khiên mất dần đi cảnh vui mắt, tươi tắn... mà thiên nhiên đã tô điểm cho cuộc sống hài hòa của con người.

Cảm nhận khi đọc Sài Gòn tôi yêu

Cuối bài văn Minh Hương đã bày tỏ nỗi lòng của mình với Sài Gòn và mong ước của mình vơi thế hệ sau bằng những câu văn ngắn gọn, ý tứ rõ ràng: “Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi ước mong mọi người nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sùi Gòn như tôi”.

III.  Sài Gòn tôi yêu là một bài tùy bút trữ tình của Minh Hương về nơi mà ông đã sống từ hơn 50 năm nay. Tác giả đã hòa tình cảm của mình vào không gian Sài Gòn, trải tình cảm của mình theo cách sống của người Sài Gòn bằng những câu văn tự sự, miêu tả khi thì mộng mơ, khi thì dí dỏm, khi thì sắc cạnh,... theo ngôn ngữ và phong cách Nam Bộ để người đọc đang ở xa thì nhớ về đang vô tình giữa thành phố thì suy nghĩ lại, giữ gìn, và yêu Sài Gòn như tác giả đã yêu.

Mong rằng bài viết Sài Gòn tôi yêu của .com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức
 

TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

- Minh Hương quê ở Quảng Nam, sống ở Sài Gòn trên 50 năm.

- Có nhiều tác phẩm viết về Sài Gòn.

2. Tác phẩm

- Tùy bút Sài Gòn tôi yêu được viết vào tháng 12 - 1990, là bài viết mở đầu tập tuỳ bút - bút kí "Nhớ Sài Gòn"

- Thể loại: Tùy bút

- Nội dung chính: Bài văn thể hiện tình cảm yêu mến chân thành, nồng nhiệt và sự gắn bó sâu đậm của tác giả đối với vùng đất Sài Gòn trù phú này cùng với những chủ nhân của nó.

- Bố cục: 3 đoạn

+ Đoạn 1 [từ đầu đến "... tông chi họ hàng"]: Nêu những ấn tượng chung về Sài Gòn, tình yêu của tác giả đối với thành phố ấy.

+ Đoạn 2 [từ "Ở trên đất này..." đến "... năm triệu"]: Cảm nhận của tác giả về phong cách con người Sài Gòn.

+ Đoạn 3 [còn lại]: Khẳng định lại tình yêu Sài Gòn của tác giả.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Câu 1 - Trang 172 SGK

Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào? Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả hãy tìm bố cục của bài văn.

Trả lời:

Sài Gòn tôi yêu thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn tượng của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoat của cư dân nơi đây và phong tục của con người nơi đây.

Bài tùy bút có ba đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “tông chi họ hàng”: Những ấn tượng chung của tác giả về Sài Gòn và tình cảm của ông đối với nơi đây.

- Đoạn 2: Từ “ở trên đất địa này đến leo lên hơn năm triệu”: Cảm nhận và bàn bạc, đánh giá về phong cách con người Sài Gòn.

- Đoạn 3: Phần còn lại: Nhấn mạnh thêm tình yêu của mình đối với Sài Gòn, thành phố ấy.

Câu 2 - Trang 172 SGK

Trong phần đầu bài [từ đầu đến “hàng triệu người khác”] tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy. Em hãy nêu lên:

a. Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả.

b. Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?

Trả lời:

Trong phần đầu của bài thì tác giả Minh Hương bày tỏ lòng yêu mến của mình đối với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống nơi đây.:

a] Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn:

- Sự cảm nhận chính xác và tinh tế của nhà văn cho thấy mặt riêng biệt của thiên nhiên khí hậu Sài Gòn là nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt.

- Ngoài ra thời tiết Sài Gòn cũng thay đổi nhanh chóng đột ngột “trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh”.

- Minh Hương cũng cảm nhận được về không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của Sài Gòn trong những thời khắc khác nhau: “đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo động dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm, cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương, làm không khí mát dịu thanh sạch”.

b. "Tôi yêu Sài Gòn da diết...”. Đúng như lời thú nhận, tác giả yêu Sài Gòn bằng một tình yêu nồng nhiệt thiết tha. Từ tình yêu ấy ông đã cảm nhận được nét đặc sắc của thành phố trẻ này. Đối với tác giả, cả sự “trái chứng” thay đổi đột ngột của thời tiết, những cơn mưa nhiệt đới ào ạt, sự ồn ào đông đúc trong những giờ cao điểm của Sài Gòn cũng trở thành những cái đáng yêu, đáng nhớ. Ông đã biện minh điều này bằng câu ca dao quen thuộc nói về quy luật tâm lí phổ biến của con người "Yêu nhau yêu cả đường đi...”.

Để biểu hiện tính cách của mình, Minh Hương đã sử dụng biện pháp điệp từ ở đầu câu, điệp cấu trúc câu để nhấn mạnh, khẳng định tình cảm của mình và cũng để biểu hiện sự phong phú của thiên nhiên, đất trời và khí hậu của Sài Gòn.

Câu 3 - Trang 173 SGK

Trong phần thứ hai của bài [từ “ở trên đất này” đến “từ 1945 đến 1975”], tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Ở phần thứ hai, tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Đó là những điểm chung về cư dân, phong cách nổi bật với những nét độc đáo riêng:

+ Sài Gòn là nơi tụ hội của con người khắp bốn phương hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn.

+ Phong cách nổi bật của người Sài Gòn: tự nhiên, chân thành, cởi mở, táo bạo mà vẫn ý nhị.

+ Tác giả khẳng định những nét đẹp của người Sài Gòn qua gần năm mươi năm thực tế hiểu biết.

+ Tính cách của người Sài Gòn biểu hiện mạnh mẽ nhất trong đời sống hằng ngày, đặc biệt trải qua thử thách hoàn cảnh của lịch sử.

Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh họa qua hình ảnh các cô gái Sài Gòn với trang phục, cử chỉ, dáng điệu ngây thơ, nhiệt tình, tươi vui.

Câu 4 - Trang 173 SGK

Hãy nêu lên vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn. Qua bài văn này, em cảm nhận được điều gì mới và sâu sắc về Sài Gòn cùng tình cảm với mảnh đất ấy của tác giả?

Trả lời:

Vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối: Là đoạn biểu cảm trực tiếp, thể hiện một cách trực diện, chân thực và sâu sắc tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn:

+ Nhà văn thể hiện tình yêu thiên nhiên và cả con người nơi đây.

+ Thể hiện sự trân trọng đối với Sài Gòn.

=> Một lần nữa tác giả khẳng định lại tình cảm của mình với mảnh đất và con người nơi đây. Đó như một “tuyên ngôn” của tác giả đồng thời mong muốn thế hệ trẻ cũng đều dành tình cảm yêu mến cho mảnh đất này.

Qua bài văn ta cảm nhận được ấn tượng sâu đậm, tình cảm chân thành, nồng nhiệt của Minh Hương tác giả nhớ Sài Gòn với con người và mảnh đất mà ông đã gắn bó.

Câu 5 - Trang 173 SGK

Hãy nêu lên những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn.

Trả lời:

Những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn:

- Văn bản được thể hiện dưới dạng tùy bút, ghi lại những cảm nhận của tác giả.

- Biểu cảm kết hợp miêu tả.

- Giọng văn nhẹ nhàng, tình cảm.

- Sử dụng phù hợp và nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật đặc sắc như: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nhân hóa

⇒ Gợi lên hình ảnh một Sài Gòn năng động, đầy sức sống với những con người chân thành, đáng yêu, đáng mến. Qua đó, thể hiện tình yêu sâu sắc, tha thiết của tác giả với Sài Gòn.

LUYỆN TẬP

Câu 1 - Trang 173 SGK

Em hãy tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương em.

Gợi ý:

Ở địa phương em có những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nào => Tìm các tác phẩm, bài viết liên quan trên báo, văn học...

Ví dụ:

Du khách đến Biên Hòa không thể không ghé thăm công viên thành phố quê em. Công viên nằm cạnh dòng sông Đồng Nai nước trong xanh, êm ả chảy bốn mùa.

Từ xa nhìn lại, công viên thành phố em giống như một tấm thảm nhiều màu. Nổi bật trên đó là hàng dừa cao vút, đong đưa tàu lá trong gió, soi mình xuống dòng nước lững lờ. Bước chân vào vườn hoa, ta thấy những lối đi viền gạch đỏ được trải đá bột, tỏa ra khắp công viên như một búi rễ khống lồ. Dọc theo lối đi, những bồn hoa lớn được trồng đủ các loại hoa: hoa cúc vàng tươi, hoa hồng đỏ thắm, hoa hướng dương vàng rực… nổi bật dưới ánh nắng chói chang. Xen kẽ trong những bồn hoa là những cụm dền xanh đỏ được sắp thành hàng chữ “Công viên Đồng Nai”. Đứng cạnh muôn hoa là những cây kiểng được cắt xén thành hình muông thú, trông thật đẹp mắt. Đây là chú nai tơ đang tròn mắt ngơ ngác nhìn du khách. Kia là chú chim sâu đang chúi mỏ xuống đám cỏ non như tìm mồi. Kia là những cô công, chàng công xòe cái đuôi như chào khán giả trước lúc biểu diễn. Chính giữa công viên là một hòn non bộ đứng sừng sững như thách thức với gió mưa. Phía dưới, đàn cá hồng lượn lờ quanh những bông súng tím hồng. Rải rác khắp công viên là những băng ghế đá nhiều màu, nằm dưới tán cây mát rượi làm chỗ nghỉ chân cho mọi người. Nhô ra ngoài bờ sông là nhà thủy tạ kiên cố với kiểu cấu trúc hoa mĩ. Đứng trên đó, phóng tầm mắt ra xa, ta sẽ nhìn thấy hai cây cầu nằm về hai hướng, cầu Mới và cầu Ghềnh. Ta còn thấy được cả những mái nhà ngói đỏ thấp thoáng sau hàng cây xanh ngắt. Xa hơn nữa, ngọn núi Châu Thới mờ mờ trong ráng chiều đỏ ối. Chiều xuống mặt trời ngả về tây, mặt sông ánh lên màu đỏ pha sắc vàng rực rỡ. Lúc này, công viên rộn rã hẳn lên bởi bước chân người, bởi tiếng cười đùa ríu rít của trẻ con. Đông vui nhất phải kể đến ngày chủ nhật, du khách đến chơi, chụp hình kỉ niệm nhiều vô kể. Các em nhỏ tung tăng líu lo bên ba mẹ. Các anh chị lớn ngồi trên ghế đá đọc sách trò chuyện…

Được ngồi trên ghế đá đón gió sông mát rượi, ngắm nhìn trời nước mênh mông, vui chuyện cùng chúng bạn thì không- còn gì thích thú cho bằng. Em mong công viên thành phố quê hương em giữ mãi được vẻ đẹp thơ mộng này

Câu 2 - Trang 173 SGK

Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình với quê hương hay một vùng đất mà mình đã từng gắn bó.

Gợi ý:

Các em có thể đọc tham khảo đoạn văn sau để nắm được cách làm và tìm ý:

Nhà thơ Đỗ Trung Quân trong bài thơ Quê hương đã từng viết:

Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu?

Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

Vâng, quê hương! Hai tiếng thiêng liêng ấy mãi ngân vang trong tâm khảm của mỗi con người. Quê hương tôi nằm bên dòng sông Hoạt thân thương. Con đê ngoằn nghèo, uốn khúc ôm lấy xóm làng như người mẹ hiền ôm ấp, che chở cho đứa con yêu vào lòng. Tôi yêu quê hương buổi sáng mùa xuân với những làn gió nhẹ làm cho sóng lúa nhấp nhô, dập dờn; những cánh cò trắng dang rộng đôi cánh trên bầu trời xanh thẳm; yêu tuổi thơ hồn nhiên, vui tươi với những buổi mò cua, bắt tép; yêu những buổi chăn trâu thả diều trên cánh đồng bao la bát ngát; yêu những trưa hè được thả hồn mình trên dòng sông quê mát dịu. Ôi! Những kỉ niệm, những hình ảnh thân thuộc của quê hương mãi là hành trang vô giá theo tôi suốt cuộc đời!

GHI NHỚ:
Sài Gòn tôi yêu diễn tả một Sài Gòn trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa. Bài tùy bút còn thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế.

Ảnh minh họa [Nguồn internet]

Video liên quan

Chủ Đề