Tiêm hpv cần kiêng quan hệ bao lâu

Một trong những cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả hiện nay là tiêm phòng vắc xin HPV. Nhưng rất nhiều người thắc mắc: “đã quan hệ rồi thì có tiêm HPV hay không”, “tiêm phòng HPV sau bao lâu thì có thể quan hệ”, “trong thời gian tiêm HPV có phải kiêng quan hệ hay không?

Đã quan hệ rồi thì có nên tiêm HPV nữa không?

Việc tiêm phòng vắc xin ngừa HPV đạt lợi ích tối đa khi tiêm cho bé gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi và chưa từng quan hệ tình dục để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và mụn sinh dục… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nếu đã từng quan hệ tình dục rồi thì tiêm vắc xin sẽ không có tác dụng nữa.

Theo các chuyên gia, những người đã từng quan hệ tình dục và đã có gia đình vẫn nên tiến hành tiêm phòng HPV.


Nếu đã nhiễm HPV, cơ thể có cơ chế tạo miễn dịch thụ động. Trong khi đó, vắcxin phòng ngừa nhiễm HPV có cơ chế tạo miễn dịch chủ động. Vì vậy, việc tiêm phòng HPV vẫn được khuyến khích cho dù bạn đã từng quan hệ tình dục. Nguồn ảnh: wikihow

HPV có nhiều tuýp khác nhau. Trên thực tế, chị em có thể nhiễm một hoặc vài chủng virus HPV sau khi quan hệ tình dục. Việc tiêm ngừa sẽ giúp phòng chống các chủng HPV khác mà chị em chưa mắc phải. Ngoài ra, HPV dễ tái nhiễm. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không phòng được tái nhiễm nhưng vắc xin ngừa được vấn đề này.

Tiêm phòng vắc xin ngừa HPV là cách phòng ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất, tuy nhiên, cũng giống như tất cả loại vắc-xin tiêm phòng khác, không phải cứ tiêm phòng là có thể hoàn toàn yên tâm 100% không mắc bệnh.

Do đó, bên cạnh việc tiêm phòng, bạn vẫn cần tự chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách duy trì lối sống sinh hoạt khoa học, tập thể dục điều độ, nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và không nên quan hệ với nhiều bạn tình. 

Tiêm phòng HPV sau bao lâu thì có thể quan hệ?

Vậy, tiêm phòng HPV có phải kiêng quan hệ hay không?

Hiện tại, không có khuyến cáo cụ thể về việc kiêng quan hệ sau khi tiêm phòng vắc xin ngừa HPV.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và yên tâm, bạn nên có biện pháp bảo vệ nếu quan hệ tình dục trong thời điểm đang tiêm vắc xin, bởi khi đó vắc xin có thể chưa tạo ra kháng thể giúp chống lại virus HPV, bạn vẫn có thể lây nhiễm HPV khi quan hệ tình dục không an toàn.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], việc tiêm phòng HPV phải đạt tối thiểu hai mũi mới đủ mức độ bảo vệ chống ung thư cổ tử cung

Riêng đối với trường hợp dự định mang thai, chỉ nên mang thai sau khi tiêm mũi cuối tốt nhất là 3 tháng hoặc ít nhất phải 1 tháng. Nếu có thai trong giai đoạn chưa hoàn thành 3 mũi tiêm thì cần hoãn tiêm chủng để tiếp tục thai kỳ.

Cần lưu ý, việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung cũng không thể thay thế cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung. Vì thế, bạn vẫn nên đến những bệnh viện, trung tâm uy tín tiến hành thăm khám, tầm soát ung thư cổ tử cung. 

Đặc biệt, những phụ nữ đã có gia đình, cần thực hiện khám phụ khoa và tầm soát ung thư định kỳ, ít nhất mỗi năm 1 lần để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.

Nguồn: Yên Thanh - vnvc.vn

Tiêm phòng là một trong những biện pháp được khuyến cáo nhằm ngăn ngừa, phòng tránh một số bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, khi tiến hành, nhiều chị em thường thắc mắc rằng nếu đã quan hệ thì có tiêm phòng HPV được không. Vậy câu trả lời là gì, hãy cùng chúng tôi đi tìm trong bài viết sau.

1. Người đã quan hệ có tiêm HPV được không?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh vô cùng nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao và hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Do vậy mà để bảo vệ sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo chị em nên thực hiện tiêm phòng vắc xin HPV nhằm phòng tránh căn bệnh này. Hơn nữa, chích ngừa HPV còn hạn chế được nhiều bệnh lý khác do virus này gây ra như ung thư âm đạo, sùi mào gà, u nhú đường sinh dục,...

Tiêm vắc xin HPV là cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung hiện nay

Đã quan hệ có tiêm HPV được không?

Hiệu quả của vắc xin HPV có kết quả tối đa khi tiêm cho những trường hợp nữ giới trong độ tuổi từ 9 - 26 và chưa quan hệ tình dục. Do đó mà có nhiều người đặt ra nghi vấn: “Đã quan hệ có tiêm HPV được không?”. Đối với vấn đề này thì câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể tiêm vắc xin HPV khi đã quan hệ, tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh sẽ không cao. Một lưu ý là trước khi tiêm phòng bạn cần phải xét nghiệm HPV để biết có bị nhiễm HPV hay không [đặc biệt là các type có trong vacxin phòng ngừa].

Cũng tương tự các loại vắc xin khác, việc tiêm phòng HPV mặc dù là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh nhưng điều này không có nghĩa sẽ loại bỏ được 100% khả năng phơi nhiễm với virus. Do vậy, để phát huy tối đa hiệu lực ngăn ngừa ung thư cổ tử cung cùng các căn bệnh liên quan khác thì nên thực hiện tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Virus HPV có đến hơn 100 tuýp khác nhau, tùy vào từng loại mà gây ra những bệnh lý trên cơ thể người. Thực tế, nhiều trường hợp sau khi đã quan hệ có thể phơi nhiễm với một hoặc vài chủng HPV. Việc tiêm ngừa sau khi đã quan hệ sẽ giúp chị em ngăn ngừa khả năng mắc các tuýp gây bệnh khác. Đồng thời, thực hiện tiêm phòng HPV sau khi đã bị nhiễm còn có tác dụng khắc phục tình trạng tái nhiễm tuýp virus vì điều này, hệ miễn dịch không thể làm được như vắc xin.

Người đã quan hệ tình dục hoàn toàn vẫn có thể tiêm phòng HPV

2. Tiêm HPV có phải kiêng quan hệ không?

Tiêm HPV có phải kiêng quan hệ không?

Bên cạnh thắc mắc đã quan hệ có tiêm HPV được không thì còn có nhiều vấn đề khác mà hầu hết mọi người đều băn khoăn khi chích ngừa ung thư cổ tử cung. Một trong những điều mà cả nam lẫn nữ đều quan tâm là tiêm HPV có phải kiêng quan hệ không hoặc chích ngừa sau bao lâu thì được quan hệ tình dục.

Thực tế hiện nay chưa có khuyến cáo về việc phải kiêng quan hệ khi tiêm HPV. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn thì nên có biện pháp bảo vệ chính mình mỗi khi giao hợp với bạn tình. Bởi vì nếu bạn đang trong quá trình tiêm ngừa HPV thì đôi khi cơ thể chưa sản sinh ra kháng thể để chống lại virus. Do đó nếu không có biện pháp an toàn, bạn vẫn có khả năng phơi nhiễm mầm bệnh.

Trong những trường hợp có ý định mang thai thì cần phải chú ý về kế hoạch có con và tốt nhất là sau 3 tháng kể từ khi hoàn thành mũi vắc xin HPV cuối cùng.

Cần có biện pháp quan hệ an toàn khi đang trong quá trình tiêm phòng HPV để hạn chế khả năng lây nhiễm virus

Những lưu ý về vấn đề tiêm phòng HPV

Vắc xin HPV hiện nay có hai loại:

  • Gardasil của Mỹ là vắc xin ngăn ngừa virus HPV tuýp 6, 11, 16, 18, phòng các bệnh bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục.

  • Cervarix của Bỉ là vắc xin ngăn ngừa virus 16, 18 và chỉ có tác dụng phòng bệnh ung thư cổ tử cung.

Những loại vắc xin nói trên chỉ có những công dụng phòng bệnh nhất đinh. Do đó, khi chích ngừa HPV, bạn cần phải chú ý rằng:

  • Vắc xin chỉ có tác dụng phòng một số bệnh lý do virus HPV gây ra hay Cervarix chỉ ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Do vậy mà tiêm phòng không có nghĩa sẽ loại bỏ 100% khả năng bạn phơi nhiễm với virus và mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác. Do đó, cần phải có biện pháp quan hệ tình dục an toàn để hạn chế khả năng nhiễm HPV và các căn bệnh xã hội nguy hiểm khác.

  • Bạn đã tiêm phòng HPV nhưng định kỳ hàng năm vẫn cần phải làm xét nghiệm PAP-SMear để tầm soát ung thư cổ tử cung.

  • Hơn nữa, việc sử dụng các biện pháp an toàn còn giúp nữ giới ngăn ngừa khả năng mang thai khi đang trong quá trình chích ngừa ung thư cổ tử cung. Điều này sẽ đảm bảo hiệu quả của vắc xin và bảo vệ an toàn sức khỏe cho các chị em.

  • Bạn cần phải tiêm đủ 3 mũi và đúng theo lịch trình, thời gian đã quy định để phát huy hiệu quả vắc xin. Nếu bạn bỏ ngang quá trình khi chưa hoàn thành xong mũi cuối cùng thì việc tiêm phòng có thể tiến hành lại ngay từ đầu nếu thời gian quá 2 năm.

  • Trường hợp bạn mang thai khi đang trong quá trình tiêm phòng thì cần báo ngay với bác sĩ và hoãn lịch tiêm cho đến khi sinh xong.

  • Nếu sau khi tiêm, bạn thấy vị trí đâm kim có biểu hiện như sưng, đỏ và đau thì lưu ý không dùng khoai tây hoặc chườm nóng giống như các thuốc khác.

  • Trường hợp sau khi tiêm bạn có các biểu hiện bất thường như nôn ói, đau đầu, chóng mặt, nổi mẩn đỏ, mề đay, đau bụng,... thì cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý.

Vắc xin HPV chỉ có một số tác dụng phòng bệnh nhất định chứ không loại trừ hoàn toàn khả năng phơi nhiễm với mầm bệnh

Cho đến thời điểm hiện tại, việc tiêm phòng vắc xin HPV được đánh giá là an toàn và hiệu quả nhất để tầm soát và phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Với những chia sẻ nói trên của bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hy vọng đã phần nào mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho mọi người về vấn đề “đã quan hệ có tiêm HPV được không?”

Mọi thắc mắc có liên quan đến vấn đề quan hệ tình dục khi tiêm phòng vắc xin HPV hoặc bất kỳ câu hỏi nào về chăm sóc sức khỏe, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline: 1900.56.56.56. Bất kể khi nào và ở đâu, chỉ cần bạn đang cần sự giúp đỡ từ chuyên gia y tế, chúng tôi sẽ luôn hỗ trợ nhiệt tình và cùng bạn giải quyết.

Giải đáp Quan hệ rồi có tiêm HPV được không từ các bác sĩ sản phụ khoa giỏi tại Hà Nội: Tiêm vắc xin ngừa HPV là một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả ung thư cổ tử cung cũng như các bệnh ung thư âm đạo, sùi mào gà, các bệnh lý gây u nhú đường sinh dục ở nữ giới. Người đã có quan hệ rồi có tiêm HPV được không? Đây là nỗi lo lắng, băn khoăn của rất nhiều chị em khi có dự định tiêm phòng loại vắc xin này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về tác dụng của vắc xin ngừa HPV cũng như đưa ra lời giải đáp “Quan hệ rồi có tiêm HPV được không” từ các bác sĩ sản phụ khoa giỏi tại Hà Nội.

Tại sao nên tiêm vắc xin ngừa HPV?

HPV là tên viết tắt của một loại virus có tên là Human Papilloma Virus gây u nhú ở người. Theo nghiên cứu HPV có tới hơn 100 chủng tuy nhiên chỉ có một số chủng gây nên các bệnh lý nguy hiểm. 90% trường hợp mắc bệnh sùi mào gà là do 2 chủng HPV 6, HPV 11 gây ra và đa số trường hợp HPV gây ung thư cổ tử cung là do 2 chủng HPV 16, HPV 18 gây nên.

Quan hệ rồi có tiêm HPV được không?

Vắc xin phòng HPV được chế tạo với chức năng là ngăn ngừa sự lây nhiễm của một số chủng HPV đặc biệt gây nên sùi mào gà và ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội lây qua đường tình dục nguy hiểm chị em phụ nữ rất dễ gặp phải sau khi quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, sinh hoạt của nữ giới.

Trong khi đó ung thư cổ tử cung lại là căn bệnh nguy hiểm thứ 2 ở phái nữ chỉ sau ung thư vú. Ung thư cổ tử cung có tỷ lệ tử vong cao, riêng tại Việt Nam mỗi ngày có đến 14 ca mắc mới và có 7 ca tử vong do căn bệnh này. Việc tiêm vắc xin sẽ giúp nữ giới phòng ngừa được rất nhiều nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và phòng ngừa được tình trạng bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà.

Hiện nay tại Việt Nam có 2 loại vắc xin HPV đang được sử dụng là Gardasil [Mỹ] có tác dụng phòng ngừa 4 chủng HPV 6, 11, 16, 18 và Cervarix [Bỉ] ngừa 2 chủng HPV 16, 18. Lộ trình tốt nhất tiêm vắc xin Gardasil là gồm 3 mũi vào 3 thời điểm: mũi 1 là ngày tiêm đầu tiên, mũi 2 cách ngày tiêm đầu tiên 2 tháng, mũi 3 cách ngày tiêm đầu tiên 6 tháng. Trong khi đó với Cervarix sẽ tiêm mũi 2 sau mũi đầu tiêm 1 tháng và mũi 3 cách 6 tháng so với mũi đầu tiên.

Tiêm vắc xin HPV không nằm trong chương trình tiêm chủng bắt buộc nhưng được khuyến cáo nữ giới trong độ tuổi 9 đến 26 tuổi nên tiến hành tiêm chủng và đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm trước lần quan hệ tình dục đầu tiên.

Giải đáp quan hệ rồi có tiêm HPV được không?

Vắc xin HPV cho hiệu quả phòng ngừa tốt nhất khi được tiêm chủng trong giai đoạn từ 9 đến 26 tuổi ở nữ giới chưa có quan hệ tình dục. Vậy nếu đã quan hệ rồi có tiêm HPV được không, đây là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm.

Quan hệ rồi có tiêm HPV được không?

Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Trần Thị Thành, bác sĩ đã có 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Với câu hỏi quan hệ rồi có tiêm HPV được không thì bác sĩ Thành cho biết là bạn hoàn toàn có thể tiêm vắc xin ngừa HPV khi đã có quan hệ tình dục trước khi tiêm nhưng hiệu quả phòng ngừa của vắc xin trong trường hợp này sẽ thấp hơn so với những chị em chưa từng quan hệ. Tuy nhiên cũng theo bác sĩ Thành chị em đã từng quan hệ và trên 26 tuổi vẫn được khuyến cáo nên tiêm vắc xin này. Cho đến nay tiêm HPV là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung và sùi mào gà hiệu quả nhất.

Quan hệ rồi có tiêm HPV được không? Với chị em đã quan hệ khi đi tiêm HPV các bác sĩ sẽ yêu cầu chị em khám phụ khoa làm thêm xét nghiệm HPV, xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung để biết xem bản thân đã từng nhiễm HPV hay chưa, đặc biệt là các chủng HPV có trong vắc xin phòng ngừa. Với chị em chưa từng quan hệ trước đó công đoạn này sẽ được bỏ qua.

Trường hợp chị em đã quan hệ rồi, đã từng nhiễm HPV thì có nên tiêm vắc xin HPV không, câu trả lời là có. Như chúng tôi đã trao đổi phía trên HPV có rất chủng khác nhau, khi chị em bị nhiễm HPV đó có thể là 1 hoặc một vài chủng. Lúc này việc tiêm vắc xin sẽ vẫn có hiệu quả phòng ngừa tốt với các chủng khác chị em chưa từng mắc. Bên cạnh đó HPV có khả năng tái nhiễm khá cao, khi đã nhiễm một chủng HPV miễn dịch tự nhiên của cơ thể không thể phòng được tái nhiễm nhưng khi tiêm ngừa HPV cơ thể có cơ chế tạo miễn dịch chủ động. Vì vậy trong trường hợp đã quan hệ tình dục chị em vẫn nên tiến hành tiêm ngừa vắc xin HPV nhé.

Một lưu ý với những chị em đã quan hệ tình dục muốn tiêm vắc xin HPV đó là chị em phải kiểm tra chắc chắn là bản thân không mang thai. Khi cơ thể đang có dấu hiệu mang thai sớm chị em nên dùng que thử thai hoặc khám thai, xét nghiệm chắc chắn, nếu đã mang thai thì không được chỉ định tiêm phòng ngừa HPV. Thời gian hoàn thành 3 mũi tiêm HPV là 6 tháng với chi phí tiêm không hề nhỏ vì vậy nếu chị em có dự định mang thai sau khi tiêm thì cũng cần cân đối thời gian để lên kế hoạch tránh ảnh hưởng đến quá trình tiêm chủng. Việc mang thai chỉ nên thực hiện sau khi đã tiêm mũi cuối cùng 3 tháng hoặc tối thiểu là 1 tháng. Các chị em đang cho con bú cũng lưu ý không nên tiêm vắc xin HPV.

Dù đã quan hệ hay chưa quan hệ tình dục, chị em không nên tiêm vắc xin ngừa HPV trong những trường hợp sau:

  • Nhạy cảm, dị ứng với các thành phần của vắc xin.
  • Đang bị sốt hoặc bị nhiễm trùng ở cấp độ vừa và nặng.
  • Người bị huyết áp cao.
  • Người bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu,...
  • Trong các trường hợp đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi tiêm.

Tiêm HPV sau bao lâu có thể quan hệ trở lại?

Bên cạnh câu hỏi quan hệ rồi có tiêm HPV được không thì cũng rất nhiều chị em lo lắng khi đã tiêm HPV bao lâu có thể quan hệ trở lại. Hiện nay chưa có nghiên cứu hay khuyến cáo nào được đưa ra về thời gian kiêng quan hệ tình dục sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên với bất cứ loại vắc xin nào cũng cần có một khoảng thời gian sau khi đã tiêm đủ số mũi theo lộ trình mới có thể tạo ra kháng thể chống lại virus HPV. Vì vậy, nếu như không thể hạn chế việc quan hệ tình dục thì bạn nên sử dụng bao cao su và các biện pháp bảo vệ để hạn chế tình trạng bị lây nhiễm HPV trong quá trình quan hệ với bạn tình.

Vắc xin HPV dù có hiệu quả tốt tuy nhiên với chị em đã quan hệ hoặc với một số chủng khác không có trong tác dụng phòng ngừa của vắc xin vẫn có khả năng khiến chị em bị lây nhiễm và gây bệnh. Do đó điều quan trọng nhất vẫn là áp dụng các biện pháp phòng ngừa như:

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ với bạn tình mới, tốt nhất nên chung thủy một vợ một chồng.
  • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân đặc biệt là khăn tắm, quần áo với người bị bệnh sùi mào gà.
  • Nên tiêm phòng với vắc xin Gardasil để phòng ngừa được cả hai bệnh là sùi mào gà và ung thư cổ tử cung.
  • Dù đã tiêm phòng HPV nhưng với những chị em đã quan hệ tình dục hàng năm vẫn cần tiến hành làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung PAP - SMear để ngừa trường hợp ung thư cổ tử cung do các chủng HPV khác gây nên.
  • Thăm khám phụ khoa thường xuyên, định kỳ 3 đến 6 tháng 1 lần. Các chị em ít có điều kiện cũng nên duy trì khám định kỳ 6 tháng đến 1 năm. Điều này không chỉ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư cổ tử cung, các bệnh lý phụ khoa mà còn có xét nghiệm test HPV giúp kiểm tra các chủng HPV chị em đang mắc phải, xác định nguy cơ bệnh lý có thể nhiễm từ đó có hướng điều trị hoặc phòng ngừa phù hợp. Chi phí khám phụ khoa cơ bản hiện nay không quá cao do vậy mà chị em nên tiến hành thường xuyên ngay cả khi đã tiêm chủng đủ 3 mũi vắc xin ngừa HPV.
  • Khi có biểu hiện bất thường, dấu hiệu của sùi mào gà và ung thư cổ tử cung chị em cần sớm tiến hành thăm khám.

Quan hệ rồi có tiêm HPV được không? Hy vọng qua bài viết này chị em đã có lời giải đáp thỏa đáng cho thắc mắc trên. Nếu chị em đang có những dấu hiệu bất thường tại vùng kín nghi ngờ mắc sùi mào gà hoặc ung thư cổ tử cung có thể chia sẻ ngay với các bác sĩ, chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh qua mục tin nhắn hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline 0386-977-199 để được tư vấn nhanh chóng, kịp thời nhất.

Video liên quan

Chủ Đề