Câu 2 cần phải có thói quen ăn uống như thế nào cho khoa học và hợp vệ sinh

Ăn uống khoa học là biết mình cần ăn gì và ăn vào thời gian nào.Em đã từng ăn uống khoa học là

  - Ăn uống hợp vệ sinh.

  - Ăn uống với khẩu phần hợp lí

  - Ăn uống đúng cách.

  - Vệ sinh răng miệng sau khi ăn.

  - Tránh các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá như:

    + Các vi sinh vật và kí sinh trùng gây bệnh.

    + Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống.

    + Ăn uống không đúng cách, thiếu vệ sinh

Việc tuân thủ và áp dụng nguyên tắc ăn uống khoa học không chỉ mang đến một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp bạn phòng tránh và đẩy lùi mọi bệnh tật. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ thông tin đến bạn đọc tầm quan trọng của việc ăn uống khoa học cũng như những nguyên tắc khi ăn uống để tốt cho sức khỏe.

1. Tầm quan trọng của việc ăn uống khoa học

Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống hợp lý cũng như tuân thủ các nguyên tắc ăn uống khoa học sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời sau.

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và đẩy lùi mọi bệnh tật

Khi ăn uống đủ chất và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì hệ miễn dịch sẽ được tăng cường, nhờ đó, có khả năng chống lại các vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh.

Không cần bổ sung thuốc bổ hay thực phẩm chức năng

Nếu bổ sung và cân bằng hợp lý các nhóm chất dinh dưỡng từ thực phẩm sạch, tươi ngon thì bạn không cần phải bổ sung thuốc bổ hay bất kỳ thực phẩm chức năng nào khác.

Ăn uống khoa học, đủ chất sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi mọi bệnh tật

Giúp hệ tiêu hóa luôn được khỏe mạnh

Ăn chín uống sôi, bổ sung nhiều trái cây và rau xanh là cách để tăng cường hệ tiêu hóa, phòng chống táo bón hiệu quả.

Tốt cho vóc dáng và làn da

Một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với một chế độ luyện tập hợp lý sẽ mang đến một vóc dáng lý tưởng và một làn da đẹp bên ngoài, khỏe bên trong.

2. Nguyên tắc ăn uống khoa học, tốt cho sức khỏe

Hiểu được tầm quan trọng của một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, nhưng liệu bạn có biết đâu là những nguyên tắc ăn uống tốt cho sức khỏe?

Ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

Mỗi người sẽ có một nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp, sở thích,… Nhưng dù bạn là ai, làm công việc gì thì cũng phải luôn tuân thủ nguyên tắc ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của bản thân để có thể cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất, từ đó đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể và duy trì các hoạt động hàng ngày.

Ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể để vừa ngon miệng, vừa duy trì tốt các hoạt động hàng ngày

Ăn đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng

Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng là khi bạn phối hợp hợp lý các loại thực phẩm từ 4 nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin, khoáng chất. Trong đó:

  • Tinh bột: Cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể, bao gồm các loại lương thực như gạo, bắp, khoai, mì,…

  • Chất đạm: Thức ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt, cá, trứng, sữa,… hoặc nguồn gốc từ thực vật như các loại hạt, đậu, ngũ cốc,…

  • Chất béo: Mỡ động vật hoặc dầu thực vật.

  • Vitamin và khoáng chất: Trái cây, rau xanh, các loại củ.

Mỗi bữa ăn phải luôn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trên. Mỗi ngày luôn đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính, tùy nhu cầu mà có thể bổ sung 1 - 2 bữa phụ, tuyệt đối không bỏ bữa ăn sáng và không ăn quá no vào bữa tối.

Không nên ăn mặn

Đây là nguyên tắc ăn uống được áp dụng cho cả trẻ em, người lớn lẫn người già. Mặc dù muối là gia vị quan trọng và không thể thiếu, tuy nhiên, bạn chỉ sử dụng với một lượng cực nhỏ bởi trung bình mỗi ngày, cơ thể người trưởng thành chỉ cần 6 - 8g muối. Nếu lạm dụng muối và ăn quá mặn thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp là rất cao.

Đối với trẻ nhỏ, ăn càng nhạt càng tốt bởi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể còn yếu, đặc biệt là thận. Trẻ ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận và hình thành thói quen ăn uống không tốt sau này. Bé dưới 1 tuổi, hoàn toàn không cần nêm muối vào thức ăn dặm. Bé 1 - 2 tuổi, chỉ ăn muối với lượng cực ít, từ 0,3 - 2,3g/ngày.

Không lạm dụng muối để tránh việc dung nạp muối quá nhiều, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp

Bên cạnh hạn chế sử dụng muối khi nấu ăn, bạn nên tránh những loại thực phẩm chứa nhiều muối như dưa cà muối, mắm cá, mắm tôm, mắm thịt, khô cá, khô gà, khô mực,… hay các loại thực phẩm đóng hộp. Chúng chứa nhiều muối và chất bảo quản nên đặc biệt không tốt cho sức khỏe.

Hạn chế ăn đường

Đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể, đồng thời, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn và trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc dung nạp quá nhiều đường có thể gây nhiều hệ lụy, ở mức độ nhẹ thì làm suy giảm hệ miễn dịch, nặng hơn thì dẫn đến các bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch,… Đó là lý do bạn nên hạn chế ăn đường để có một cơ thể khỏe mạnh và ít nguy cơ bệnh tật.

Ăn béo vừa phải

Tương tự như đường, chất béo cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng. Tuy nhiên, cơ thể chỉ nên dung nạp một lượng chất béo vừa đủ, khoảng 600g/tháng cho một người trưởng thành. Nên tuân thủ nguyên tắc ăn béo vừa phải, ưu tiên cho chất béo từ thực vật và hạn chế chất béo từ động vật. Điều này sẽ giúp cơ thể phòng tránh được các bệnh béo phì, tim mạch, tăng huyết áp và một số bệnh lý khác.

Ăn nhiều rau, củ, quả

Dù bạn ăn theo chế độ dinh dưỡng nào thì cũng nên nhớ một nguyên tắc ăn uống quan trọng là bổ sung nhiều rau, củ, quả trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Bởi những loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa thúc đẩy quá trình thanh lọc, thải độc hiệu quả hơn. Đặc biệt, các loại rau lá xanh và củ, quả màu vàng chứa nhiều beta-caroten, có tác dụng phòng chống ung thư, đẩy lùi bệnh tật.

Ăn nhiều rau củ quả để tốt cho hệ tiêu hóa và phòng chống ung thư

Uống đủ nước mỗi ngày

Nước mang đến nhiều “lợi ích vàng” cho sức khỏe như giúp tinh thần tỉnh táo, cải thiện lượng máu, phòng bệnh sỏi đường tiết niệu, phòng chống táo bón, giữ ẩm cho da,… Vì thế, luôn đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, từ 1.5 - 2 lít nước để cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

Ðảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Một nguyên tắc ăn uống bất di bất dịch là hãy đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi thực phẩm bẩn, không được chế biến và bảo quản đúng cách là nguyên nhân gây ngộ độc và các bệnh nguy hiểm khác.

Do đó, chỉ sử dụng thực phẩm tươi xanh, có nguồn gốc rõ ràng, chế biến cẩn thận và bảo quản kỹ lưỡng. Nên có thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và ăn uống để loại bỏ vi khuẩn bám trên tay, dính vào thức ăn và xâm nhập vào cơ thể.

Không hút thuốc và hạn chế bia, rượu

Và cuối cùng, hãy tránh xa các chất kích thích có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu, bia,… Cùng với đó, mỗi ngày dành ít nhất 30 phút để luyện tập thể dục thể thao. Bằng cách này, bạn sẽ có một sức khỏe tốt, một tinh thần tỉnh táo và đẩy lùi mọi bệnh tật.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ hiểu rõ những nguyên tắc ăn uống tốt cho sức khỏe để áp dụng cho bản thân và gia đình, từ đó, sở hữu một cơ thể khỏe mạnh và đẩy lùi mọi bệnh tật.

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sinh Học Lớp 8 [Ngắn Gọn]

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

Bài tập 1 [trang 75-76 VBT Sinh học 8]: Liệt kê các thông tin nêu trong SGK cho phù hợp với các cột và hàng trong bảng sau:

Trả lời:

Tác nhân Cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng

Các sinh vật:

+ Vi khuẩn

+ Giun, sán

+ Khoang miệng, dạ dày

+ Ruột, ống dẫn mật

– Tạo nên môi trường làm hỏng men răng.

– Dạ dày và ruột bị viêm loét.

– Các tuyến tiêu hóa bị viêm.

– Gây tắc ruột và ống dẫn mật.

Chế độ ăn uống:

+ Ăn uống không đúng cách

+ Khẩu phần ăn không hợp lí

+ Các cơ quan tiêu hóa, hoạt động tiêu hóa

+ Dạ dày, ruột, gan, hoạt động tiêu hóa

– Các cơ quan tiêu hóa có thể bị viêm.

– Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ kém hiệu quả.

– Dạ dày và ruột bị mệt mỏi, gan có thể bị xơ.

– Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ bị rối loạn hoặc kém hiệu quả

Bài tập 2 [trang 76 VBT Sinh học 8]:

1.Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách?

2.Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?

3.Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa được hiệu quả?

Trả lời:

1.Vệ sinh rang miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ rang và các cơ quan khác trong khoang miệng.

2.Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.

– Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi.

– Rau sống và các trái cây tươi cần được rửa sạch trước khi ăn.

– Không để thức ăn bị ôi thiu, không để ruồi nhặng… đậu vào thức ăn.

3.Ăn uống đúng cách giúp cho tiêu hóa có hiệu quả do:

– Ăn chậm nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ, thấm đều dịch tiêu hoá nên tiêu hoá được hiệu quả hơn.

– Ăn đúng giờ, đúng bữa thì sự tiết dịch tiêu hoá sẽ thuận lợi hơn, số lượng và chất lượng tiêu hoá cao hơn và sự tiêu hoá sẽ hiệu quả hơn.

– Ăn thức ăn hợp khẩu vị cũng như trong bầu không khí vui vẻ đều giúp sự tiết dịch tiêu hoá tốt hơn nên sự tiêu hoá sẽ hiệu quả.

– Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi giúp cho hoạt động tiết dịch tiêu hoá, sự co bóp của dạ dày và ruột được tập trung nên sự tiêu hoá hiệu quả hơn.

Bài tập [trang 77 VBT Sinh học 8]: Cần các biện pháp bảo vệ cho hệ tiêu hóa như thế nào để tiêu hóa có hiệu quả?

Trả lời:

Các biện pháp bảo vệ cho hệ tiêu hóa:

– Ăn uống hợp vệ sinh.

– Ăn khẩu phần ăn hợp lí: đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh cho cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.

– Ăn uống đúng cách: ăn chậm nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị, sau khi ăn cần nghỉ ngơi để tiêu hóa có hiệu quả, tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn.

– Vệ sinh răng miệng sau khi ăn.

Bài tập 1 [trang 77 VBT Sinh học 8]: Thử nhớ lại xem trong quá trình sống của em từ nhỏ đã bị ảnh hưởng bỡi những tác nhân có hại nào đối với hệ tiêu hóa và mức độ tác hại tới đâu rồi liệt kê vào bảng sau:

Trả lời:

Năm Tác nhân gây hại Mức độ ảnh hưởng
Các sinh vật Vi khuẩn

– Tạo nên môi trường làm hỏng men răng.

– Dạ dày và ruột bị viêm loét.

– Các tuyến tiêu hóa bị viêm.

Giun, sán – Gây tắc ruột và ống dẫn mật.
Chế độ ăn uống Ăn uống không đúng cách

– Các cơ quan tiêu hóa có thể bị viêm.

– Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ kém hiệu quả.

Khẩu phần ăn không hợp lí

– Dạ dày và ruột bị mệt mỏi, gan có thể bị xơ.

– Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ bị rối loạn hoặc kém hiệu quả

Bài tập 2 [trang 77 VBT Sinh học 8]: Trong các thói quen ăn uống khoa học, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?

Trả lời:

– Các thói quen ăn uống khoa học:

+ Ăn uống hợp vệ sinh.

+ Ăn uống đúng cách: ăn chậm nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị, sau khi ăn cần nghỉ ngơi để tiêu hóa có hiệu quả, tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn.

+ Vệ sinh răng miệng sau khi ăn.

– Các thói quen ăn uống chưa khoa học:

+ Ăn uống với khẩu phần ăn chưa hợp lí: quá nhiều thịt, trứng, cá mà thiếu rau.

+ Còn ăn nhanh, nhai chưa kĩ, ăn uống chưa đúng giờ, đúng bữa.

Bài tập 3 [trang 78 VBT Sinh học 8]: Thử thiết lập kế hoạch để hình thành một thói quen ăn uống khoa học mà em chưa có.

Trả lời:

Để hình thành thói quen ăn uống khoa học:

– Lên kế hoạch thực hiện ăn uống lành mạnh.

– Thay đổi cách ăn uống:

+ Ăn theo lịch trình cố định hằng ngày.

+ Ăn bữa sáng giàu protein và chất xơ.

+ Dành ra ít nhất 20 phút để thưởng thức bữa ăn.

+ Ngừng ăn khi cảm thấy hết đói thay vì bụng no.

– Thay đổi thực phẩm:

+ Chọn nguồn protein ít béo.

+ Ăn từ năm đến chín phần trái cây và rau quả mỗi ngày.

+ Hạn chế thức ăn vặt chế biến sẵn.

+ Uống nhiều nước.

– Hoạt động tập luyện thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên.

Bài tập 4 [trang 78 VBT Sinh học 8]: Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời đúng nhất.

Trả lời:

Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa:

a] Vi sinh vật gây bệnh.
b] Ăn thức ăn quá cay, ăn không đúng cách.
c] Các chất độc hại trong thức ăn.
d] Gồm a và b.
x e] Cả a, b và c.

Video liên quan

Chủ Đề