Tại sao cần phải phân loại nhóm nợ

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Từ ngày 1/10/2021, Thông tư 11/2021/TT-NHNN (Thông tư 11) về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) sẽ có hiệu lực.

Tại sao cần phải phân loại nhóm nợ

Hình minh họa - Nguồn: Internet

Nội dung Thông tư quy định TCTD phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro trong đó có quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, tài sản bảo đảm.

Về nguyên tắc, thông tư quy định, toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. TCTD phân loại nợ theo 5 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm, cụ thể đối với nhóm nợ tiêu chuẩn không phải trích lập, nợ cần chú ý trích lập 5%, nợ dưới chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và nợ có khả năng mất vốn trích lập 100%.

Thông tư cũng nêu rõ mức trích lập dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Bên cạnh đó, TCTD sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong trường hợp sau: Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản, cá nhân bị chết, mất tích; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Ngoài ra, sau thời gian tối thiểu 5 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, TCTD được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.

Trong bản tin kinh tế tài chính tuần vừa được Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam công bố cho biết, một trong những thay đổi lớn nhất trong Thông tư 11 là NHNN đã điều chỉnh về thời điểm, trình tự phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.

Cụ thể, Thông tư 11 quy định ít nhất mỗi tháng một lần, trong vòng 7 ngày đầu tiên của tháng, các TCTD phải căn cứ quy định của thông tư để tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng tính đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kề. Song song với đó, các tổ chức này phải trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC). Ngoài thời điểm phân loại trên, các ngân hàng được tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.

Như vậy, so với Thông tư 02 đang có hiệu lực, quy định tại Thông tư mới đã rút ngắn thời gian tối thiểu các TCTD phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro từ 3 tháng/lần xuống 1 tháng/lần. Tần suất phân loại nợ và trích lập dự phòng được tăng từ “tối thiểu hàng quý” lên “tối thiểu hàng tháng” buộc các TCTD xử lý sự suy giảm chất lượng tín dụng tích cực hơn và sớm hơn.

Một điểm đáng quan tâm nữa là, Thông tư 11 cũng có quy định chung nêu rõ các TCTD không phải trích lập dự phòng chung cho việc mua các giấy tờ có giá của các TCTD và mua bán lại TPCP.

Theo các chuyên gia, Thông tư 11 đã đưa ra khung pháp lý chặt chẽ hơn để phân loại nợ và trích lập dự phòng trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát khiến nợ xấu tiềm ẩn của các ngân hàng có khả năng sẽ tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm 2021 cũng như nửa đầu năm tới, chi phí dự phòng cho các khoản nợ xấu này sẽ tăng dần cho cả năm 2021 và năm 2022.     

Khi bạn sử dụng các dịch vụ vay tín dụng của ngân hàng hay các tổ chức tài chính sẽ phải tiếp xúc nhiều với khái niệm “nợ tín dụng” và “dư nợ tín dụng”. Bạn đã thực sự hiểu về những khái niệm này chưa? Hãy tìm hiểu cùng ngân hàng số Timo.

Nợ tín dụng, dự nợ tín dụng là gì?

Bạn có thể hiểu nôm na, nợ tín dụng là khoản ngân hàng và các tổ chức tài chính kê vào lịch sử tín dụng của bạn khi bạn vay của các tổ chức này từ nhiều nguồn như thẻ tín dụng, các sản phẩm vay tín dụng, vay vốn, vay tín chấp,…
Sau khi bạn thanh toán dần các khoản nợ này, phần nợ còn lại sẽ được gọi là dư nợ tín dụng. Cho tới khi bạn thanh toán hết, dư nợ tín dụng sẽ bằng 0. Dư nợ tín dụng sẽ là căn cứ để các tổ chức tài chính đánh giá uy tín của bạn.

Tại sao cần phải phân loại nhóm nợ

Thế nào là “Nợ tín dụng”? (Nguồn Internet)

Phân loại các nhóm nợ tín dụng

Tất cả thông tin vay nợ và thanh toán của bạn sẽ được ghi nhận tại CIC – Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia. Khi đó, CIC sẽ tổng hợp lại tất cả quá trình vay – thanh toán của bạn thành một lịch sử tín dụng. Dựa vào lịch sử tín dụng, CIC sẽ phân bạn thành 5 loại nợ tín dụng:

  • Nhóm 1: Dư nợ đủ chuẩn
    • Các khoản nợ được thanh toán trong hạn.
    • Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
  • Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý:
    • Các khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày.
    • Các khoản nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán.
  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn
    • Các khoản nợ quá hạn từ 30 – 90 ngày.
    • Các khoản nợ dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn dưới 30 ngày.
    • Các khoản nợ được miễn lãi hoặc giảm lãi do không đủ khả năng trả lãi.
  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn
    • Các khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày.
    • Các khoản nợ dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn 30 – 90 ngày.
    • Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 2.
  • Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (Nợ xấu)
    • Các khoản nợ quá hạn hơn 180 ngày.
    • Các khoản nợ dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn trên 90 ngày.
    • Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 2 nhưng vẫn quá hạn.
    • Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 3 trở lên.

Dựa vào những thông tin trên, bạn sẽ tự biết được bản thân đang thuộc nhóm mấy. Nếu bạn đang ở nhóm 2 trở xuống thì hãy nhanh chóng cải thiện tình trạng ngay.

Tìm hiểu thêm: CIC Là Gì? Kiểm Tra CIC Online Đơn Giản & Nhanh Chóng?

Hậu quả của “nợ tín dụng” quá hạn

Khi bạn bắt đầu quá hạn các khoản nợ tín dụng, ngân hàng sẽ chỉ nhắc nhở “nhẹ” bằng phí phạt trả chậm khoảng 5-6% số tiền bạn nợ. Tuy nhiên, nếu bạn ngày càng nợ nhiều hoặc nợ quá hạn lâu để rơi vào nhóm 3 trở lên thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng và dài lâu. Cụ thể là:

  • Không có cơ hội tiếp cận vốn hay phát sinh thêm bất kỳ khoản vay ở tất cả các ngân hàng, tổ chức tài chính hợp pháp, có uy tín.
  • Không được sử dụng thẻ tín dụng.
  • Dù bạn có thanh toán đầy đủ sau khi quá hạn một thời gian quá lâu đi nữa, muốn vay tín dụng lại sẽ rất khó khăn để các tổ chức tài chính duyệt hồ sơ. Sẽ mất khoản thời gian dài mới có thể được gỡ “nợ xấu”
  • Có nguy cơ bị mất tài sản đảm bảo như tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng nếu bạn không chi trả đầy đủ khoản vay.

Và còn rất nhiều hậu quả khác ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sự nghiệp của bạn sau này. Vì thế, khi sử dụng nguồn vốn ngân hàng, hãy cố gắng thanh toán đầy đủ trong kỳ hạn. Nếu bạn nợ tốt thì lợi ích sẽ nhân lên rất nhiều lần. Hy vọng, bài viết trên Timo giúp các bạn hiểu thêm về cách sử dụng thẻ Tín Dụng Visa cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích!

  • Mở thẻ ATM Timo online chỉ 2 phút với eKYC

    Miễn phí mở thẻ. Thủ tục đơn giản, nhanh chóng

    Miễn phí chuyển tiền. Miễn phí quẹt thẻ máy POS

    Miễn phí rút tiền tại 17.000+ ATM toàn quốc

    Dễ dàng liên kết với các ví điện tử Momo, Moca, Zalo Pay, AirPay

    Dễ dàng quản lý, mở khoá thẻ 24/7 qua ứng dụng