So sánh fire và lửa đại học đà nẵng năm 2024

Oops! Something didn't work quite right. The link was not found on our server. Please, visit home page

Không tìm thấy trang web này hoặc có lỗi xảy ra, xin bạn vui lòng quay lại sau hoặc bấm vào đây để quay về trang chủ

Mục tiêu của topic là giúp các anh chị em có ý định đi NN sinh sống, làm việc, hay cho con cháu đi du học....sẽ có cái nhìn khái quát để quyết định cho đúng. Bởi vì khi thay đổi môi tường sống, thì có người sẽ thích nghi, có người sẽ trầm cảm. Ko có công thức chung là đúng nào vì mỗi cá nhân tự bản thân đã ko ai giống ai.

Điều mà người VN hiện nay đang suy nghĩ nhiều nhất khi đi định cư là vấn đề giáo dục cho con, kế tiếp là cơ hội việc làm của cá nhân họ.

  1. Nói về giáo duc: ai cũng biết giáo dục phương tây nó tiên tiến. Những cái hay mà em đã trải qua, em xin liệt kê vì em từng học ĐH ở VN, nên em có kinh nghiệm để nói cụ thể. (Em đã học ở VN 10 năm trước nên có thể hiện nay có đổi khác nhiều)

1. Điều đầu tiên em học được ở đây là tính trung thực trong nhà trường. Trước mỗi môn học thầy cô sẽ bắt ký 1 bản cam kết ko đạo văn (plagiarism). Ai vi phạm là rớt môn đó. nếu tái phạm có thể bị đình chỉ học 1 năm và nghiêm trọng hơn, sẽ bị lưu trong hồ sơ. Bởi vì bên này khi cần học lên cao, hoặc chuyển đổi ngành/trường. Không phải như VN, mình phải tự đi lấy bảng điểm nộp. Ở đây trường sẽ tự gửi bảng điểm đi, cho nên họ đánh dấu cái gì xấu, thì coi như khỏi tẩy rửa, mà cũng ko gian lận được vì các trường giao dịch với nhau, mình ko nhúng tay vô được. Hoặc các nghề cần thư giới thiệu của thầy cô giáo (ví dụ nghề báo chí, nghề giáo viên, luật sư, bác sĩ...), họ cũng niêm phong lá thư, mình muốn viết thêm, viết quá cũng ko được.

2. Sự tự do sáng tạo. Khi bắt đầu lên cấp 2 là hs đã được tự chọn các môn yêu thích, từ đó định hướng ngành nghề. Bắt đầu từ lớp 10 đa phần đã biết rõ mình thích gì, biết khả năng mình tới đâu. Trong khi ở Vn ngày xưa, đến 12 cũng còn nhiều hs mơ hồ ko biết mình sẽ làm gì, mình thích gì. Vì chương trình học năm nào cũng như nhau. Ko có cơ hội thay đổi hay học thêm cái mình thích.

Trong quá trình học phổ thông, sẽ có các lớp định hướng nghề nghiệp. Họ sẽ xin cho hs vào cty làm ko lương, mục đích để xem môi trường, xem phong cách làm việc ở đó có hợp với hs ko? Ai thấy mình ko hợp mà cũng thấy ko có khả năng học cao. Thì ngay cấp 3 có luôn trường nghề, vừa dạy như PT, vừa dạy nghề. Tốt nghiệp 12 là có nghề đủ cứng để làm công nhân kỹ thuật. Châu Âu (cụ thể Ý, Đức) làm vấn đề này rất tốt và hiệu quả để phân loại nguồn lao động.

Vấn đề chấm điểm/ đánh giá. Ở Vn ví dụ môn văn luôn có 1 khung mẫu để chấm điểm. Cho nên sáng tạo mà đi xa thì rớt ngay. Ở đây thì các môn như văn-tiếng anh, họ cho tự do viết. Trong quá trình học sẽ học các tác phẩm tiêu biểu của quốc gia và quốc tế. Khi đi thi, đề thi là đề mở rộng. Tức là nó có chủ đề, nhưng ko giới hạn tác phẩm. HS có thể dùng bất cứ nhân vật nào, bất cứ tác phẩm nào đã học để viết. Và nếu bí quá, họ cho phép hs lấy luôn 1 nhân vật trong 1 cuốn phim nào đó tiêu biểu để viết, miễn sao nó liên quan tới đề thi.

Nó khác với VN, ví dụ đề thi là phân tích chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn (em ko biết đúng nhân vật và tp ko nửa? chỉ ví dụ). Như vậy hs ko thể lấy 1 NV nào khác, ko thể lấy 1 tp nào khác. Do đó hs phải học tủ, phải luyện bài mẫu, để khi vào thi trúng tủ là phăng ra. Lật tủ thì tủ đè chết. Riết rồi ko ai tư duy làm gì, vì lo mà tụng bài mẫu, tư duy bậy tủ đè.

Môn Văn của NN họ chú trọng 2 điểm chính: - Sáng tạo: để hs tự do sáng tạo, để thấy năng khiếu hs bộc phát. Nếu ghìm trong khuôn mẫu, sẽ làm chết tài năng từ nhỏ. - Ngữ pháp: nằm sau sự sáng tạo. Điểm chỉ chừng 30%

Bản thân em thấy môn học như vậy là hợp ý. Dạy hs biết chữ, biết sáng tạo. Vậy là đạt yêu cầu. Còn như em học qua thời PT, tụng bao nhiêu bài văn bài thơ, học xong trả lại cho thầy cô hết. Vì khi học em ko dám sáng tạo, trước khi thi thầy cô luôn hù, viết rời xa đề là rớt. và em tin chắc ko chỉ em như vậy, bạn bè em hầu hết gióng em. Có lẽ em chỉ là hs bình thường nên chưa thấy cái hay của giáo dục thời em học. Nhưng khi em ra NN, được học theo bên này, em thấy hứng thú và đam mê hơn nhiều. Em rất tiếc vì qua đây khi đã lớn, trí tuệ thì bình thường, phải học lại nhiều thứ và khi qua vốn tiếng anh ko có vì chỉ học tiếng anh ở quê. Cho nên ko theo đuổi việc học bên này tới cuối cùng. Chứ môi trường học bên này cực kỳ tốt để theo đuổi lên cao.

Bác nào có thể cho con theo học thì phải cố gắng làm. (Em sẽ viết ở phần sau về việc lợi hại của du học sinh khi qua đây).

3. Sự đánh giá học sinh: Thầy cô không mang tính hơn thua vào lớp học. Không có thi đua viết đẹp viết hay. Không có thi đua phải giơ tay phát biểu khi có đoàn dự thính tới thăm. Cuối năm cũng không có quà cho học sinh giỏi. Không có sổ liên lạc phân hạng. Nhiều người cho rằng làm vậy hs ko biết ganh đua học. Còn GV thì nói họ ko muốn tạo áp lực cho HS. Ko muốn hs điểm thấp sẽ buồn. Họ có các kỳ liên lạc gặp phụ huynh. Sẽ nói cho phụ huynh biết con mình giỏi và kém cái gì. Nhưng sẽ gặp riêng, ko có biểu dương trước lớp. Cho nên các hs thấp hơn ko mặc cảm.

4. Sự hỗ trợ từ nhà trường. Các hs mà tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2, sẽ được cho học thêm phụ đạo miễn phí. Cho tới khi bằng bạn bè thì sẽ ko cần phải học thêm. Mọi thứ đều miễn phí. Nhiều khu vực còn có phòng ăn miễn phí cho hs.

5. Cuối cùng là áp lực học. Ở đây họ ko chú trọng thành tích. Cho nên áp lực cũng ko cao. cái lợi là hs sẽ thấy hứng thú đi học (thay vì muốn nghỉ học như em hồi xưa). cái hại là gặp đứa ham chơi, nó sẽ ko thèm học. Cho nên cha mẹ phải kèm cặp con kỹ việc này. gặp đứa biết lo thì ok. Ko thì sẽ hơi mệt.

bên cạnh đó là các môn như giới tính, quyền trẻ em, sự can thiệp khi sống trong môi tường bạo lực gia đình...Nó thuộc về quyền công dân, mà hs sẽ học từ rất sớm để chúng ko bị bạo hành. Nhiều người VN bị cách ly tạm mất quyền nuôi con vì vụ này.

Phần sau sẽ viết về các vấn đề có thể xảy ra khi cho con em đi du học. Độ tuổi nào đi là hợp...Và có tg em sẽ chia sẽ về vấn đề người lớn có cơ hội làm việc thế nào? Em hơi bận nên xin vài ngày để hoàn tất.


Accord 2000

10-03-2014, 02:39 AM

Phần II em xin chia sẽ về chuyện du học sinh. Hiện nay việc du học đối với người VN ko còn khó khăn. Đi theo diện học bổng thì ko có gì để nói. Các em đó rất giổi và sẽ thành công thôi. Diện du học tự túc thì đa dạng. 1 số thì ở homestay với gia đình bản xứ, nhưng đa phần là có bà con nên ở nhờ, tiện việc quản lý, chăm sóc. Ở homestay thì phải tự lập rất nhiều, công tử tiểu thư thì ko ở được. Vì môi trường sống bên này khác xa VN. Ko ai nấu ăn, rửa chén, bưng cơm tận giường. Đi chơi cũng ko thể gần sáng mới mò về...

Lúc em đi học, cũng học chung với nhiều du học sinh của các nước. 1 điểm dễ nhận ra là các du học sinh rất khó hòa nhập. Họ tụm lại với nhau, chơi chung, nói tiếng mẹ đẻ. Chỉ khi nào làm bài luận bắt buộc phải tách ra thì họ mới ko làm bài chung. Có lần 1 đứa tây trong lớp nói với cô giáo: ko hiểu tại sao các du hs hay chơi chung với nhau? Cô trả lời: em qua Bắc Kinh ở thì em sẽ kiếm bạn xứ em hay đi kiếm bạn người TQ trước?

Việc tụ tập đồng hương có lẽ là 1 phản xạ tự nhiên, muốn tránh cảm giác cô độc, và có bạn đồng hương thì thấy tự tin hơn. Người VN, TQ, Hàn Quốc là 3 nhóm em thấy hay tụ tập chung nhiều nhất. Ko hiểu vì sao? Bên cạnh đó trong lớp thì các du hs là nhát nhất lớp. Bản thân em ở VN dù đã học ĐH nhưng kỹ năng trình bày trước đám đông là 0. Vì vậy lần đầu tiên phải thuyết trình trước lớp, mọi ý tưởng biến mất cả, miệng thì khô, tay thì run. Tiếng anh vốn ko giỏi thì càng lắp bắp hơn nửa. Phải qua 1 năm mới có thể phát biểu tự nhiên trước mọi người. Dó là nhờ mỗi môn học nào cũng có từ 1-3 bài luận thuyết trình, cho nên làm hoài nó quen, chỉ vậy thôi.

Nhờ thực tập nhiều trong khi học, cho nên khi pv đi làm, rất tự tin và thoải mái. Ko như trước kia gặp bất cứ cuộc pv nào cũng run.

Nói chung từ bản thân em, từ các bạn du hs em gặp, có thể kết luận kỹ năng mềm của các du hs là rất kém. So sánh với tụi học PT bên này, thì nó bạo dạn hơn là hiển nhiên, vì cách giáo dục pha thực hành, khuyến khích làm việc, sẽ giúp chúng lớn nhanh hơn là nhồi lý thuyết.

Từ đó em thấy nếu đi du học, có thể qua từ lớp 10 là tốt nhất. Vì có tg để nâng cấp nhiều kỹ năng mà ở VN rất thiếu, đó là sự tự tin, sự tự lập. Tuy nhiên độ tuổi này rất đáng lo do thay đổi tâm lý. Ở tuổi này các em nghĩ mình đủ khôn để trải nghiệm mọi thứ. Cho nên gặp đứa khôn thì ko sao, gặp đứa ham chơi thì hỏng bét. Gia đình bà con em cũng có 1 đứa qua đây học trầy trật, số môn rớt chiếm nhiều hơn môn đậu. Ở lại cũng dỡ mà về thì chẳng biết làm gì. Lý do là học PT bên này tương đối nhẹ nhàng. Nhưng vào ĐH, nó căng thẳng rất nhiều, cứ mỗi 2 tuần là có bài test, mỗi Hk 5-6 môn, thì coi như bài thi nó đến dồn dập ko nghỉ. Nếu đem thói quen học ở VN, mỗi lần thi cuối kỳ là xong, qua đây ko thích nghi kịp sẽ đuối.

Vì vậy nếu bác nào cho con cháu du học, phải làm sao cho nó tự lập từ VN, thì qua đây hòa nhập tốt hơn. Còn ko khi qua đây, nó thành lập 1 cái Little SG thì giảm mất 50% hiệu quả du học. Giữ vốn liếng Vn thì tốt thôi. Nhưng qua đây học, tiếp xúc với bạn tây thì nâng cao ngôn ngữ. Học cách tự lập kiếm tiền của tụi nó. Học cách thi cử trung thực của tụi nó. Học cách gặp vấn đề thì nói thẳng mặt, chứ ko nói sau lưng... và quan trọng hơn là sau này đi làm, quen nhiều bạn tây, giữ liên lạc với tụi nó thì cơ hội kiếm việc làm cao hơn hẳn. Cực kỳ quan trọng, vì networking ở đây có thể nói là chiếm 70% cơ hội việc làm.

Cho nên nếu được qua sớm thì các em sẽ trưởng thành sớm, nguy cơ là có thể lai nửa nạc nửa mở. Vì vậy tùy tính cách mỗi đứa mà tính, ko có công thức nào ở đây có thể sài. Nếu cảm thấy nó chưa đủ lớn, thì tốt nhất học xong 12 rồi đi.

Điều em thích về tụi hs bên này là ở cấp 3, đa số tự kiếm tiền chi tiêu. Hồi mới đi làm thêm bên này, em đi làm chung với 1 nhóm hs, nhìn mặt tụi nó già, cứ ngỡ cũng lớn rồi, nhưng hỏi ra đa số đều học cấp 3. Tuy nhiên khi làm việc rất tận tình và trách nhiệm. Bởi vì công việc trong Cv giải trí nên ko ai đôn đúc, ko ai kiểm tra. Ko phải trong hãng để có thể áp các định mức. Nhờ vậy mới thấy cái trưởng thành của tụi nó. Mình già hơn, thấy nhột hơn vì nhiều cái kém quá.

Cho nên lời khuyên của em chỉ đơn giản, ko phải là nhồi nhét nhiều toán lý hóa cho các em chuẩn bị du học, mà nên dạy các em sống có trách nhiệm, sống tự lập và suy nghĩ trưởng thành.


Accord 2000

10-03-2014, 02:40 AM

Phần III: Cơ hội việc làm

Biết thêm 1 ngôn ngữ quả thật rất tốt khi ở NN. Em có 1 chị làm chung, chị này người Hoa sống ở Q5, khi qua đây thì con cái chỉ biết tiếng Hoa và Anh. Sau này có 1 đứa làm ở ngân hàng, khách chủ yếu của nó là người Hoa. Họ ở bên đây rất đông, nhưng khi qua đã lớn nên ko rành tiếng Anh. bác sĩ, luật sư cũng vậy, biết thêm 1 ngôn ngữ là có 1 lượng khách đáng kể.

Hôm nay rảnh em viết nốt phần cuối trong chuỗi bài dự định khi nói về giáo dục, và cuộc sống ở NN. Giáo dục thì các bác đã viết rất chi tiết và bổ ích. Em viết thêm về cuộc sống, nhất là những người sẽ đi định cư đang thắc mắc: cơ hội việc làm thế nào?

XH phương Tây theo em rất ít chú trọng bằng cấp. Hẳn mọi người đều nghe như vậy, và thực tế giống vậy. Tuy nhiên nó không đơn giản như kiểu VN mình, suy nghĩ theo kiểu tốt nghiệp 12 xong là làm trưởng phòng, giám đốc. Em xin ví dụ và cũng lý giải vì sao nó khác VN.

Ví dụ 1 là cái cô làm ngân hàng em vừa nói ở trên. Theo chị làm chung kể thì cô gái này hồi nhỏ ko ham học lắm (trong khi các chị em học rất giỏi, đạt học bổng toàn phần 3 đứa). Cô này tốt nghiệp 12 thì nghỉ đi làm. Sau đó xin vào bank làm ngu ngân (teller). Đây là vị trí nhỏ nhất trong bank, chỉ đòi hỏi high school. Và từ vị trí đó, cô ấy được cho hoc nâng cao (điểm 80% thì miễn học phí, thấp hơn thì tự trả). Bây giờ cô ấy có chức vụ bằng với các người tốt nghiệp đại học ngành ngân hàng. Em có gặp nên biết cụ thể như vậy. Như vậy bằng cấp ở đây ko hẳn quyết định vị trí công việc.

Ví dụ thứ 2 là ông sếp ngày xưa em quen. Ổng là dân di cư từ Đức. Tốt nghiệp kỹ sư ở Đức nhưng khi di cư thì khởi đầu bằng vị trí xuất nhập khẩu hàng hóa. Sau 10 năm thì ổng đang làm giám đốc cty về thiết bị viễn thông, cty doanh thu chừng 30tr USD, loại nhỏ ở NN.

Ví dụ trên cho thấy bằng cấp ở NN không phải là thứ bắt buộc để có thể ngồi vào 1 vị trí. Ko cần phải đi mua bằng giả để ngồi 1 vị trí cao hơn. Họ sẽ xem năng lực trước. Nói như vậy nhưng người VN và nhiều nước khác, khi qua NN (Mỹ, Úc, Canada...) thì không dễ kiếm việc. Rất nhiều người đi theo diện di dân có tay nghề cao, khi qua thì ko thể tìm đúng nghề mình thành thạo ở quê nhà. Họ phải làm đủ thứ nghề tạm, có người may mắn đổi đúng nghề yêu thích, có người bỏ cuộc, làm gì đủ tiền thì thôi.

Ở đây sẽ thấy rõ nghịch lý, có người sẽ nghĩ hay là phân biệt chủng tộc?

Theo em vấn đề nằm ở chỗ ngôn ngữ và phong cách làm việc. Những đứa trẻ tốt nghiệp 12 bên này, dù nó ko biết gì về nghề nghiệp, nhưng nó giỏi về ngôn ngữ, và nó làm việc rất trách nhiệm. KHác hoàn toàn với các em ở VN, tốt nghiệp 12 thả ra đời, chỉ làm thợ may và phụ hồ, chứ thi tuyển vào chẳng cty nào chịu nhận. Bởi vì có thể các em đủ giỏi để làm việc, nhưng tác phong công việc chưa hẳn đã trưởng thành. Các em đã tốt nghiệp ĐH rồi nhưng nhiều khi làm việc rất lao nhao, vô tố chức, và rất ít trách nhiệm. Nhiều khi kén chọn, cho là ko bù công ăn học. Bởi vì đa số các em từ nhỏ chưa đi làm cho tới khi tốt nghiệp. Nên sẽ có nhiều cái bỡ ngỡ. Trong khi tụi Tây từ lớp 10 đã đi kiếm tiền, trải qua nhiều va chạm, chúng lớn nhanh là chuyện thường thôi, ko có gì cao siêu cả.

Cái quan trọng là sự giáo dục ở NN đào tạo đứa trẻ những đức tính rất cần có cho công việc cơ bản: trung thực, có trách nhiệm. Ở VN học xong 12, có bank nào chịu cho vào làm việc ko? Hầu như cơ hội chỉ 1%, (mà chắc phải có quen biết nửa). Ko phải việc khó quá, học 12 làm ko được. Mà đơn giản là họ ko tin tưởng 1 đứa trẻ VN học hết lớp 12 đủ lớn để làm việc. Vì cơ hội cọ sát cho nó không có. Cho nên cách quản lý về giáo dục, việc làm...của VN làm đứa trẻ chậm trưởng thành hơn so với NN. Các cty liên doanh họ cứ hay chê người lao động VN thiếu kỹ năng là vậy. Vì có cơ hội nào để nâng cao đâu.

Như vậy người di dân sẽ bất lợi nhiều thứ, họ không giỏi về ngôn ngữ bản xứ, và họ không có lý lịch làm việc để chứng minh năng lực. Có thể họ giỏi thật, nhưng bởi vì ra đi từ 1 nước nghèo, mọi thứ đều có thể giả, thì em là nhà tuyển dụng, em có quyền nghi ngờ. Và nếu giữa 2 người, 1 là dân bản xứ, 1 là di dân mới qua. Em xin chọn dân bản xứ cho lành. Đó là 1 phản ứng hợp lý.

Cho nên khi nghe nói, ở tây nó không trọng bằng cấp như VN. Rất nhiều người VN sẽ cho là nói phét. Họ quen nhiều người khi di dân, ko thể kiếm việc đúng nghề. Vậy sao dám nói tây ko trọng bằng cấp. Chỉ vì họ chưa hiểu cái đặc thù riêng vậy thôi.

Người Tây mướn dân VN mới qua, thì cũng giống các bác chủ VN mà mướn mấy ông tây balo ở Phạm NGũ Lão vào làm việc, tiếng Việt nó ko rành, lại khong biết nó làm có bền ko, ko biết nó có ngẫu hứng trộm cái gì rồi nghỉ ko. Tóm lại có nhiều cái ko biết quá, nên tốt nhất kiếm anh người VN cho lành.

Do vậy nhiều người mới qua định cư, họ rất khó kiếm việc. Dù bằng cấp ôm 1 đống. Cái bằng ở đây chưa nói lên điều gì cả. Chưa nói lên họ là 1 người làm việc giỏi, có trách nhiệm... Đa số người có việc đúng nghề đều trải qua vài năm bôn ba. Trong những năm này, họ nâng cao ngôn ngữ, họ xây dựng cái lý lịch làm việc tuy không hoành tráng nhưng ổn định, và nếu họ học thêm bằng cấp ở nước sở tại, người tuyển dụng sẽ nghĩ họ chịu khó. Như vậy họ sẽ nghĩ mình đáng tin cậy hơn.

Và cái cuối cùng cũng quan trọng rất nhiều, đó là "net working". Người ta có sở thích tuyển dụng người được giới thiệu hơn là tự tuyển ở ngoài. Bởi vì được giới thiệu, coi như có thêm 1 bảo chứng về năng lực, cũng như phong cách của họ. Những người mới di dân, sẽ ko có cái lợi thế này. Cho nên phải chờ 1 quá trình làm việc, tìm hiểu vùng đất mới, có mối quan hệ rộng hơn, mọi thứ sẽ thuận lợi hơn.

Mong là những chia sẽ này sẽ giúp những ai sắp di dân, có sự chuẩn bị tinh thần, để khỏi bất ngờ thất vọng ở vùng đất mới. Ai cũng nói vùng đất hứa, tại sao khó khăn vậy? KHi hiểu về bản chất của nó, thì sẽ dễ lý giải thôi. Chẳng có sự kỳ thị gì ở đây đâu. Cũng chẳng có lỗi gì của CP ở đây cả.


BlackLegSanji

10-03-2014, 07:55 AM

3. Sự đánh giá học sinh: Thầy cô không mang tính hơn thua vào lớp học. Không có thi đua viết đẹp viết hay. Không có thi đua phải giơ tay phát biểu khi có đoàn dự thính tới thăm. Cái này còn tùy thầy cô. Một số thầy cô dành ra 5-10% cho class participation. Nhiều thầy cô khác chấm điểm theo curve nên hơn thua là điều ko thể tránh khỏi.

Cuối năm cũng không có quà cho học sinh giỏi. Không có sổ liên lạc phân hạng. Nhiều người cho rằng làm vậy hs ko biết ganh đua học. Còn GV thì nói họ ko muốn tạo áp lực cho HS. Ko muốn hs điểm thấp sẽ buồn. Cuối năm thì ko có nhưng tốt nghiệp thì vẫn có giải cho những học sinh tiêu biểu.

Thiết nghĩ, nếu bác nói lên mặt tốt của giáo dục phương Tây thì cũng nên đề cập tới mặt xấu cho nó khách quan một tí.


Accord 2000

11-03-2014, 01:30 AM

Thiết nghĩ, nếu bác nói lên mặt tốt của giáo dục phương Tây thì cũng nên đề cập tới mặt xấu cho nó khách quan một tí.

Em sẽ nói về cuộc sống mà em trải nghiệm qua, cho nên có cả cái thích và ko thích. Tuy nhiên nói riêng về giáo dục, thì em chỉ thấy toàn cái tuyệt vời bác ah. Đó là thật lòng em trải qua.

Các bác nếu thấy cái gì xấu, thì cũng có thể chia sẽ, để mọi người tham khảo mà né tránh. Nhiều bác ở NN có con, đang băn khoăn giữa việc nói tiếng bản xứ, hay nói tiếng Việt với con. Cả 2 đều có lợi có hại, và rất cần mọi người đã trải nghiệm và chia sẽ. Rất mong bác sẽ góp cái nhiều đa chiều hơn cho topic.


lao_ong

11-03-2014, 06:40 AM

Phần II em xin chia sẽ về chuyện du học sinh. Hiện nay việc du học đối với người VN ko còn khó khăn. Đi theo diện học bổng thì ko có gì để nói. Các em đó rất giổi và sẽ thành công thôi. Diện du học tự túc thì đa dạng. 1 số thì ở homestay với gia đình bản xứ, nhưng đa phần là có bà con nên ở nhờ, tiện việc quản lý, chăm sóc. Ở homestay thì phải tự lập rất nhiều, công tử tiểu thư thì ko ở được. Vì môi trường sống bên này khác xa VN. Ko ai nấu ăn, rửa chén, bưng cơm tận giường. Đi chơi cũng ko thể gần sáng mới mò về...

Lúc em đi học, cũng học chung với nhiều du học sinh của các nước. 1 điểm dễ nhận ra là các du học sinh rất khó hòa nhập. Họ tụm lại với nhau, chơi chung, nói tiếng mẹ đẻ. Chỉ khi nào làm bài luận bắt buộc phải tách ra thì họ mới ko làm bài chung. Có lần 1 đứa tây trong lớp nói với cô giáo: ko hiểu tại sao các du hs hay chơi chung với nhau? Cô trả lời: em qua Bắc Kinh ở thì em sẽ kiếm bạn xứ em hay đi kiếm bạn người TQ trước?

Việc tụ tập đồng hương có lẽ là 1 phản xạ tự nhiên, muốn tránh cảm giác cô độc, và có bạn đồng hương thì thấy tự tin hơn. Người VN, TQ, Hàn Quốc là 3 nhóm em thấy hay tụ tập chung nhiều nhất. Ko hiểu vì sao? Bên cạnh đó trong lớp thì các du hs là nhát nhất lớp. Bản thân em ở VN dù đã học ĐH nhưng kỹ năng trình bày trước đám đông là 0. Vì vậy lần đầu tiên phải thuyết trình trước lớp, mọi ý tưởng biến mất cả, miệng thì khô, tay thì run. Tiếng anh vốn ko giỏi thì càng lắp bắp hơn nửa. Phải qua 1 năm mới có thể phát biểu tự nhiên trước mọi người. Dó là nhờ mỗi môn học nào cũng có từ 1-3 bài luận thuyết trình, cho nên làm hoài nó quen, chỉ vậy thôi.

Nhờ thực tập nhiều trong khi học, cho nên khi pv đi làm, rất tự tin và thoải mái. Ko như trước kia gặp bất cứ cuộc pv nào cũng run.

Nói chung từ bản thân em, từ các bạn du hs em gặp, có thể kết luận kỹ năng mềm của các du hs là rất kém. So sánh với tụi học PT bên này, thì nó bạo dạn hơn là hiển nhiên, vì cách giáo dục pha thực hành, khuyến khích làm việc, sẽ giúp chúng lớn nhanh hơn là nhồi lý thuyết.

Từ đó em thấy nếu đi du học, có thể qua từ lớp 10 là tốt nhất. Vì có tg để nâng cấp nhiều kỹ năng mà ở VN rất thiếu, đó là sự tự tin, sự tự lập. Tuy nhiên độ tuổi này rất đáng lo do thay đổi tâm lý. Ở tuổi này các em nghĩ mình đủ khôn để trải nghiệm mọi thứ. Cho nên gặp đứa khôn thì ko sao, gặp đứa ham chơi thì hỏng bét. Gia đình bà con em cũng có 1 đứa qua đây học trầy trật, số môn rớt chiếm nhiều hơn môn đậu. Ở lại cũng dỡ mà về thì chẳng biết làm gì. Lý do là học PT bên này tương đối nhẹ nhàng. Nhưng vào ĐH, nó căng thẳng rất nhiều, cứ mỗi 2 tuần là có bài test, mỗi Hk 5-6 môn, thì coi như bài thi nó đến dồn dập ko nghỉ. Nếu đem thói quen học ở VN, mỗi lần thi cuối kỳ là xong, qua đây ko thích nghi kịp sẽ đuối.

Vì vậy nếu bác nào cho con cháu du học, phải làm sao cho nó tự lập từ VN, thì qua đây hòa nhập tốt hơn. Còn ko khi qua đây, nó thành lập 1 cái Little SG thì giảm mất 50% hiệu quả du học. Giữ vốn liếng Vn thì tốt thôi. Nhưng qua đây học, tiếp xúc với bạn tây thì nâng cao ngôn ngữ. Học cách tự lập kiếm tiền của tụi nó. Học cách thi cử trung thực của tụi nó. Học cách gặp vấn đề thì nói thẳng mặt, chứ ko nói sau lưng... và quan trọng hơn là sau này đi làm, quen nhiều bạn tây, giữ liên lạc với tụi nó thì cơ hội kiếm việc làm cao hơn hẳn. Cực kỳ quan trọng, vì networking ở đây có thể nói là chiếm 70% cơ hội việc làm.

Cho nên nếu được qua sớm thì các em sẽ trưởng thành sớm, nguy cơ là có thể lai nửa nạc nửa mở. Vì vậy tùy tính cách mỗi đứa mà tính, ko có công thức nào ở đây có thể sài. Nếu cảm thấy nó chưa đủ lớn, thì tốt nhất học xong 12 rồi đi.

Điều em thích về tụi hs bên này là ở cấp 3, đa số tự kiếm tiền chi tiêu. Hồi mới đi làm thêm bên này, em đi làm chung với 1 nhóm hs, nhìn mặt tụi nó già, cứ ngỡ cũng lớn rồi, nhưng hỏi ra đa số đều học cấp 3. Tuy nhiên khi làm việc rất tận tình và trách nhiệm. Bởi vì công việc trong Cv giải trí nên ko ai đôn đúc, ko ai kiểm tra. Ko phải trong hãng để có thể áp các định mức. Nhờ vậy mới thấy cái trưởng thành của tụi nó. Mình già hơn, thấy nhột hơn vì nhiều cái kém quá.

Cho nên lời khuyên của em chỉ đơn giản, ko phải là nhồi nhét nhiều toán lý hóa cho các em chuẩn bị du học, mà nên dạy các em sống có trách nhiệm, sống tự lập và suy nghĩ trưởng thành. Tôi đã trải qua kinh nghiệm "nuôi" 3 đưa cháu qua du học, xác nhận những chia xẻ của bạn là rất chính xác. Cả 2 vợ chồng tôi đều làm việc trong ngành giáo dục nên được sự tin tưởng của người em (cha mẹ mấy cháu) gởi con qua ở với tụi tôi; và trong thời gian các cháu ở với tụi tôi, chúng tôi lo lắng quan tâm việc học hành và vui chơi cho mấy cháu y như con mình (tôi cũng có con cùng lứa tuổi), thậm chí còn hơn con mình nữa vì cứ nghĩ tội nghiệp tụi nó thiếu tình thuơng cha mẹ bên cạnh, dễ tủi thân.

- Trong ba đứa qua học, 2 đứa thành công (1 đã tốt nghiệp DH đang đi làm và sẽ ở lại, 1 đang làm cao học) và 1 thất bại. Cậu này đưa qua trễ hơn (lớp 12 so vơi hai đứa sau lớp 10), với 1 bộ học bạ điểm rất ấn tượng (mình xin lỗi, không biết school record ở VN bây giờ gọi là gì, nên dùng chữ hồi xưa). Sau này mới biết điểm đó toàn là điểm chạy (mua ?), cậu này trước khi đi toàn ăn chơi; qua tới đây nhập băng với một nhóm cũng toàn như thế, tiền học mấy chục ngàn đóng vào trường coi như bỏ ... Khi nhà trường gọi tôi lên thảo luận về việc học hành bê bối của cậu ( vì tôi là guardian), tôi phải đi đến một kết luận đau lòng là khuyên em mình mang con về trước khi nó hư hỏng hoàn toàn. Rút kinh nghiệm cậu này, hai đứa em sau thành công hơn.

- Tôi cũng đã quan sát các bạn bè của mấy cháu này, hầu hêt là du học, nhìn thây nhiều cháu đi vào con đường hư hỏng thấy thuơng luôn, mà mình không làm gì được. Như bạn đã chia xẻ, kỹ năng sống tự lập quan trọng vô cùng. Ngòai ra chỗ bà con mình gởi phải thật tích cực trong việc trông coi con mình. Tôi nhận xét thây việc cho con đi du học như là phong trào; nhìn quanh thấy ong A bà B có con đi du học, về nhà cũng cố đưa cho con mình đi cho bằng chị bằng em; nếu nó không muốn đi, thì cũng một là ép buộc, hai là mua chuộc dụ dỗ ... Qua bên này không có người trông coi, chẳng khác nào đem con bỏ chợ, bảo sao không hư. Rồi khi việc đổ bể ra, vì sĩ diện, không dám đưa con về, cứ tiếp tục gởi tiền cho con lây lất bên này học hành qua loa gì đó để giữ visa, bên đó thì cứ tiếp tục khoe ...


mimhnhut

11-03-2014, 07:04 AM

Trong các tiệm massage , hoặc động mãi dâm trá hình ở Little Saigon, không thiếu gì những em gái nguyên là du hoc sinh từ VN sang , hành nghề. Xuất phát từ ở VN, các em học sinh này tìm cách chạy bản điểm (giả), chứng minh tài sản (giả) để xin visa du học tự túc. Gia đình ở VN cũng ko phải đại gia, chỉ cung cấp tài chính được 1 hoặc 2 năm đầu ( vài chục ngàn đô 1 năm) Sức học không giỏi, chỉ có thể vào các trường college học , Anh văn thì trình độ chỉ vào được các lớp ESL, vừa học vừa phải đi làm để kiếm tiền trang trải nhu cầu cuộc sống, riết rồi sức học đuối dần, trường không gia hạn giấy I-20 cho nữa, nên không duy trì được tình trạng visa hợp pháp. Quay về VN thì làm sợ xấu hổ, đành sống chui, bất hợp pháp. Từ đó , con đường dẫn đến các động mãi dâm cũng không xa nữa.

Bên cạnh đó, các em du học sinh cũng tìm cách quen biết, tiến tới hôn nhân với người tại chỗ hầu kiếm thẻ xanh cũng không ít.


Nikonian2006

11-03-2014, 08:22 AM

1. Anh accord, để em post bài trong đây em ủng hộ topic của anh nhe.

2. Như anh có thể đã đọc hoặc nếu đã chưa, em đã nói với anh dragonfly là em không tranh luận với anh ấy online nữa về các vấn đề xã hội. Cho nên chính vì lý do này cho nên lẽ ra như em đã hứa hôm qua với anh anup là em sẽ viết bài nói về giáo dục trong topic đang mở nhưng em thiết nghĩ em không muốn tham gia tiếp tục vào để tranh luận với anh dragon. Nhưng nói thế không có nghĩa là em không muốn nói chuyện với anh dragon. Những chuyện khác như nhiếp ảnh chẳng hạn thì không sao. Mỗi con người tùy thuộc vào giáo dục của họ, họ có niềm tin riêng của nọ. Em không muốn thay đổi niềm tin của người khác. Cho nên về mặt này em cũng như anh accord em không muốn tham gia vào những cuộc tranh chấp liên quan đến niềm tin vào chính trị.

Gửi anh blackleg

3. Hiện tại em chưa nghĩ ra chủ đề về cái xấu của hệ thống giáo dục Tây. Nếu anh có biết chủ đề nào mà cần nói sâu thì anh nêu lên nếu em biết em sẽ nói. Vì em chỉ muốn nói xuất phát từ kinh nghiệm bản thân (chứ không nói tiểu search Internet vì nếu làm vậy em không cần phải viết mọi người ai cũng đọc được) cho nên khi em rời khỏi VN em đã nằm ngoài tuổi học trung học. Em chỉ vào thẳng đại học và học suốt một thời gian dài. Vì vậy, em chỉ có thể nói về kinh nghiệm của giáo dục bậc đại học trở lên. Khi nào em nghĩ ra mặt xấu em sẽ viết bài vào topic theo đề nghị của anh.

Gửi anh anup

4. Em tóm tắt lại cho các bạn khác và anh accord theo dõi. Hôm nọ anh anup có nói với em là VN mình cũng có trường chuyên cho nên ở mặt này hai xã hội chẳng khác nhau. Đây là lỗi của em về cách hành văn viết chưa rõ ràng cho nên làm cho anh anup chưa thấy hết ý em nói. Về mặt này em thành thật xin lỗi.

5. Vì vậy trong bài viết này em viết ra từ kinh nghiệm bản thân về cách mà xã hội Úc giúp đỡ một sinh viên xuất thân từ gia đình thật nghèo nhưng muốn vươn lên bằng giáo dục đại học và vào học những đại học đắt tiền, nhất là ở những trường tốn nhiều chi phí hơn những ngành khác bao gồm nhưng không giới hạn như nha sĩ, luật sư và bác sĩ.

Về trường chuyên ở VN ngày xưa

6. Anh anup có nói về trường chuyên ở VN. Thật ra điều này em đã có biết trước khi anh nói. Vào lúc em còn ở Saigon, lúc đó trường Bùi Thị Xuân của em phân ra hai lớp chuyên một lớp chuyên lý và một lớp chỉ dành cho học sinh giỏi tuyển thẳng từ lớp 9 đi lên không phải thi vào lớp 10. Lớp này gọi là lớp điểm của trường và em học trong lớp này. Nếu có bạn nào cần bằng chứng về việc em nói em học lớp điểm để tránh em việc em nói láo xin vui lòng cho em biết. Bản thân em lúc đó không đủ giỏi về vào lớp chuyên lý của trường.

7. Minh Khai và chuyên Anh, Lê Hồng Phong chuyên Toán, một trường chuyên văn nữa mà em quên mất. Em biết hình như sau này tất cả ngành chuyên đều chuyển về Lê Hồng Phong và các trường kia bãi bỏ chế độ lớp chuyên.

Về ví dụ học sinh nghèo đậu đại học y của anh anup

8. Đây là điểm mà em muốn nói.

9. Ở VN, do đại học y ở VN là thuộc nhà nước (trường công) cho nên em học sinh đó (em gọi là A) sẽ vào học được không phải tốn rất nhiều tiền học phí. Nói cách khác, em A chỉ cần có khả năng học. Như em đã có nói, VN mình rất nhiều người ở VN rất thông minh và siêng năng. Chỉ tiếc là giáo dục kém cho nên đào tạo tay nghề ra kém so với cùng ngành trong hệ thống tư bản. Đây là kém may mắn không có sự chọn lựa.

10. Ở Úc và em biết là Mỹ và Canada cũng vậy, đại học của những ngành có tiếng như ngành y và luật đều là đại học tư. Muốn vào học phải đóng học phí rất nhiều tiền. Tiền học phí cao hơn hẳn những ngành đại học bình thường khác. Không có free như ở VN đại học của nhà nước.

11. Ngoài ra, khác xa hoàn toàn với VN, ở hệ thống Anh Mỹ em nói đến ngành luật vì em có nhiều kinh nghiệm. Ở VN có thể học một bằng đại học sẽ ra luật sư. Ở đây, phải ít nhất hai bằng đại học nếu muốn hành nghề luật sư. Nói cách khác, thời gian đào tạo luật sư ở đây dài hơn gấp đôi thời gian đào tạo luật sư ở VN chưa nói đến chất lượng đào tạo. Do đại học em nói là tư nhân cho nên chất lượng đào tạo cao và vì cao cho nên nó đắt. Đây là việc thường tình.

12. Chưa hết, ở bên này ngành y và ngành luật không có học bổng của trường. Nên muốn học là phải đóng tiền học không có chuyện cho học bổng free. Ngành khác thì có chứ ngành này không.

13. Vì những lý do em đã nêu, em A kia nếu ở xứ tư bản chỉ có khả năng học là sẽ không học y được. Nó cần phải có nhiều tiền để đóng tiền học. Gia đình nó nghèo làm sao có đây?

Sự trợ giúp của nhà nước toàn diện cho sinh viên Úc

14. Giả sử em A là công dân Úc và giả sử là em được trường y nhận vào, chính phủ Úc giúp đỡ em như sau:

- Cho vay bất cứ khoản học phí nào em phải đóng trong suốt thời gian em học cho đến khi ra bằng luật sư và bác sĩ bất kể là học đại học ở Úc đắt bao nhiêu tiền. Không quan trọng, quan trọng là em A có khả năng được nhận vào trường đó hay không.

- Số tiền đó không lấy lời. Sau khi em A ra trường, nếu kiếm lương ở mức thấp chưa đủ ngưỡng quy định thì không phải trả lại đồng nào. Nợ cứ để đó. Khi nào hơn ngưỡng kiếm ra thì trừ lại khoảng 5% lương cho đến khi hết nợ.

- Trong thời gian em học đại học Úc, nếu em muốn sang Mỹ chẳng hạn học thời gian ngắn và được trường Úc đã chấp thuận cho đi học để tăng trình độ theo chương trình trao đổi, toàn bộ học phí và chi phí sống ở đại học ngoài Úc kia bao gồm cả tiền đi sống và vé máy bay chính phủ sẽ cho vay hoàn toàn. Đây là link http://studyassist.gov.au/sites/StudyAssist/HELPpayingMyFees để tránh nói em nói láo.

- Ngoài tiền học, chính phủ Úc cho thêm tiền sống ở mức chuẩn. Ngoài ra, nếu em A này dọn ra ngoài sống không sống trong nhà cha mẹ, chính phủ cho luôn tiền thuê nhà ở mức chuẩn bình thường (nghĩa là không phải sống xa hoa thuê đắt tiền). Nếu em A này lỡ đang có con trong thời gian học, chính phủ sẽ giúp cho tiền trả phí gửi con vào trung gâm giữ trẻ child care theo chuẩn tối thiểu. Link ở đây mọi người vào đọc http://studyassist.gov.au/sites/StudyAssist/StudentIncomeSupport. Tiêu chuẩn bình dân để tránh có người dùng dịch vụ quá cao và dẫn đến sự bất bình đẳng giữa mọi người khi được trợ giúp.

15. Nói tóm lại, chính phủ Úc chi ra một ngân sách khổng lồ để chăm lo cho em A tất cả mọi thứ về tài chính để em A yên tâm học miễn là em A có khả năng muốn làm luật sư hay bác sĩ.

Không phân biệt con nhà giàu hay nhà nghèo

16. Úc không phân biệt sinh viên xuất thân từ nhà giàu hay nhà nghèo khi cho vay tiền học. Bất cứ ai là công dân Úc đều được hưởng như nhau. Con nhà giàu cũng như con nhà nghèo. Hể muốn học đại học ở trường nào thì chỉ cần khả năng được nhận vào. Trường kia sẽ lấy học phí trực tiếp từ nhà nước và ghi nợ cho sinh viên sau này đi làm trả lại. Không lãi.

Qua sự kiện trên em muốn nói lên điều gì?

17. Em nói rõ để tránh bất cứ hiểu lầm nào từ bài viết. Không chỉ Úc mà rất nhiều quốc gia tư bản khác em nhớ là Canada cũng vậy đều làm như trên. Nó chi ra một ngân sách khổng lồ cho vay không lấy lãi để nó giúp cho những sinh viên nghèo học giỏi nhưng không có tiền để vào học những đại học lớn và khó khăn. Anh Kecab và NguyenLang có thể giúp em nói về kinh nghiệm tương đương ở Canada được không?

18. Qua đó, nó loại trừ đi khả năng có em A thông minh nhưng lại không được đào tạo tốt.

19. Đó là cách người ta đầu tư vào thế hệ trẻ vì tương lai của đất nước. Vì em không sống ở vn hiện tại nên em giả sử là ở VN không có như trên, đây chính là điều em mong một ngày nào đó VN sẽ làm như trên.

20. Nếu bạn nào biết VN có chính sách giáo dục tương tự thì vui lòng gửi bài chia sẻ cho em biết vì em không sống ở VN hiện tại và em mong rằng giáo dục VN đã thay đổi nhiều so với lúc em đi.


Kacap

11-03-2014, 08:49 AM

Chào mọi người, Tôi xin góp phần về những gì tôi biết cho du học sinh nào muốn vào trường đại học McGill( Montreal, Canada).

  1. Chuẩn bị giấy tờ về điểm và bằng cấp đã học xong trung học.
  2. Nộp đơn xin môn nào mình muốn ( major subject) Computer science, engineering , law, music.....
  3. Học 4 năm ( gọi là undergraduate), tiền chi phí 20.000 CAN trở lên, chưa tính tiền chỗ ở , ăn uống, sức khỏe....
  4. Sau 4 năm, được phép có giấy tờ ( permit ) đi làm bên ngoài lãnh lương đàng hoàng.
  5. Nếu muốn, nộp đơn xin trở thành Permanent Resident, lúc đang đi học vẫn xin được, không khó khăn vì đã có những học sinh từ nước khác xin được rất dễ dàng.
  6. muốn tiếp tục học cao hơn như Master hoặc PhD thì nộp đơn , và đồng thời kiếm trong danh sách của những supervisor để xin tài trợ , có nghĩ là vừa học Master vừa lãnh lương khoảng $1200 CAN / 1 tháng không phải là công dân QueBec thì không mượn được tiền, mọi thứ phải tự túc. Thủ tục xin nhập học của trường Mcgill dễ dàng cho du học sinh vì họ phải đóng lệ phí cao. Sau 4 năm học, nếu nộp đơn xin được Permanent resident, ( người thường trú) sau đó tiếp tục nộp đơn xin trở thành Canadian Citizen, vấn đề chỉ là thời gian và tốn kém về tiền bạc.

Nikonian2006

11-03-2014, 09:19 AM

1. Anh kacap, em cám ơn anh đã tham gia vào topic theo lời em nói khi anh chia sẻ về kinh nghiệm giáo dục ở Canada. Cám ơn anh nhiều và xin lỗi em đã ghi sai nick của anh trong bài đầu tiên ở trên.

Bổ sung các chính sách free trợ giúp dành cho sinh viên nghèo em quên chưa nói

2. Anh kacap làm em nhớ đến hai điểm quan trọng trong chính sách của Úc dành cho sinh viên nghèo như sau, em xin bổ sung và sorry là em đã quên không nói đến trong bài đầu tiên:

- Cũng như bất cứ người nghèo nào khác ở Úc, sinh viên nghèo ở Úc trong suốt thời gian đi học toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho sinh viên đó và cho tất cả các đứa con sinh ra đều free. Chi phí này bao gồm đi khám bác sĩ và trong bệnh viện công. Mà bệnh viện công của Úc thì rất tốt, chỉ thua bệnh viện tư một chút thôi. Hoàn toàn không có việc bác sĩ và y tá nhận phong bì. Tuyệt đối không.

- Chính phủ Úc sẽ cho một cái thẻ. Khi nào đi khám bệnh bất kể khám bao nhiêu lần chỉ cần đưa thẻ ra là free hoàn toàn. Em giả sử như nếu thích cho con cái đi khám bệnh mỗi ngày một lần hay mỗi tuần hai ba lần, hoàn toàn free không tốn một đồng.

- Khi có toa thuốc với thuốc kê toa cho bản thân và con cái, nếu là sinh viên nghèo sẽ có thêm một thẻ gọi là Healthcare card. Khi trình thẻ này ở tiệm thuốc tây, bác sĩ ở đây không bán thuốc. Phải ra tiệm dược sĩ mua đàng hoàng. Trình thẻ ra thì bản thân sinh viên và con (nếu có) sẽ được giảm giá rất mạnh nên mua cực rẻ với sinh viên nghèo được nhà nước cho tiền sống mỗi hai tuần thì không có bị áp lực tài chính nào khi phải nuôi con nhỏ.

- Nhà nước sẽ giảm 50% tiền đi xe công cộng mỗi tháng. Em ví dụ em đi làm em mua 2 đồng một tháng thì sinh viên (bất kể là con nhà giàu hay nhà nghèo) miễn là không phải du học sinh được miễn 50% giá đi xe công cộng. Ở trên Sydney, chính phủ tiểu bang tặng tiền giảm 50% này cho sinh viên du học (y chang sinh viên local).

- Từ năm 2014 trở đi, chính phủ Úc ra chính sách xã hội mới. Con của người nghèo bao gồm cả sinh viên nghèo chính phủ sẽ tặng cho 1000 đồng mỗi đứa trẻ trong hai năm để cha mẹ nó đi chữa răng cho nó bao gồm làm sạch răng hoặc phải nhổ trám răng.

- Nếu sinh viên sinh con, mỗi đứa bé sinh ra sẽ được nhà nước cho một khoảng tiền lớn gọi là baby bonus để giúp mua những vật dụng cho đứa trẻ khi mới ra đời. Mỗi đứa trẻ hai tuần sẽ được cho tiền mua sữa uống không bao giờ bị chết đói khi cha mẹ nó không có tiền. Chính phủ Úc theo dõi giá cả và cho tiền rất đúng mức không thiếu.

- Ngoài tiền bonus, chính phủ cho lại 100% tiền chích ngừa cho trẻ. Cha mẹ sinh viên nghèo không phải tốn bất cứ đồng nào để chính ngừa cho con. Cứ mang ra phòng khám bác sĩ. Sau khi sinh con hai tuần, bệnh viện sẽ cử người đến tận nhà thăm viếng xem coi đứa con có khỏe không. Cha mẹ có bị gì không để họ giúp đỡ. Theo định kỳ một tháng, hai tháng, sáu tháng, 12 tháng, 24 tháng, 4 tuổi đứa bé phải mang đến trung tâm kiểm tra sức khỏe định kỳ của tiểu bang theo từng vùng để bác sĩ họ khám cho đứa trẻ kia bảo đảm là nó phải được chăm sóc tốt về mặt sức khỏe. Có vấn đề gì họ xử lý ngay. Tất cả đều free. Không bao giờ có bao thư lót tay cho bác sĩ thế này.

3. Nếu bạn nào cần bằng chứng phải rõ ràng bằng link tất cả những điều em nói ở trên dành cho sinh viên nghèo của chính phủ xin vui lòng gửi post cho em biết.


Colour-Blind

11-03-2014, 09:25 AM

Topic bên kia cứ suốt ngày đấu đá cãi nhau hoài chán quá.

Để em kể về bản thân em như một ví dụ về hệ thống giáo dục đào tạo của VN nhé:

1. Năm cấp 1, từ lớp 1 đến lớp 7 em học Võ Trường Toản, được xem là một trường điểm của thành phố lúc đó (giờ còn hay không thì em không biết). Từ lớp 1 đến lớp 6, em nằm trong đội tuyển của trường (thi Toán và Tiếng Việt), riêng năm lớp 6 em còn nằm trong đội tuyển Anh Văn (do có lợi thế là gia đình có người giỏi ngoại ngữ và được theo học trường sơ Saint Paul từ nhỏ). Đến năm lớp 7, đổi giáo viên mới hàng loạt. Giáo viên môn Anh Văn là một cô giáo trẻ, ngay buổi đầu tiên viết từ "Review" trên bảng đen bị sai, lúc đó em là thằng bé hiếu thắng không hiểu đời, lập tức giơ tay nói cô viết sai. Cô giáo không chịu sai, em lập tức giở cuốn tự điển bỏ túi (là phần thưởng của trường) ra chứng minh cô giáo sai. Đó là sai lầm lớn nhất của em. Kể từ đó, 2-3 tiết tiếp theo cô giáo luôn bắt bẻ em đủ lỗi và cuối cùng, cô nói thẳng "đến giờ của tôi, em tự động xách cặp lên phòng giám thị đi, nếu không thì tôi cũng đuổi em lên phòng giám thị". Trong suốt năm lớp 7, em được học đúng 4 tiết của môn Anh Văn, thời gian còn lại là em ngồi trong phòng giám thị (tự mình ôm sách ngồi học trong đó), thầy giám thị thương tình và biết chuyện không nỡ phạt, nhưng thầy không dám lên tiếng vì nghe đâu cô giáo đó là con cháu của một sếp bên Sở giáo dục (đó là chuyện sau này em mới biết qua lời kể của gia đình khi gia đình em đi kiện nhà trường). Đồng thời, cuối năm cùng với Anh Văn, em lại bị đánh rớt thêm 2 môn nữa là Toán và Văn (do gia đình không chịu cho đi học thêm và biếu xén quà cáp thầy cô). Gia đình biết chuyện, kiện lên Ban Giám Hiệu. Cô Hiệu trưởng rất ngạc nhiên (vì năm nào cô cũng là trưởng đoàn dẫn đám học sinh đi thi học sinh giỏi nên cô biết em). Cô yêu cầu kiểm tra lại, và ngay tại phòng Hiệu trưởng em chứng minh cho cô xem em có thể giải bất kỳ bài toán trong sách giáo khoa lớp 7 nào, Văn và Anh Văn cũng tương tự. Nhưng cuối cùng vẫn không làm gì được, vì như em đã nói, các giáo viên kia thuộc dạng COCC, cô không thể xử lý. Cuối cùng, năm đó em thi lại đạt điểm tối đa của 3 môn kia, và gia đình rút đơn khỏi trường này, cho em về học một trường khác nổi tiếng là trường có học sinh chuyên đánh nhau, trường của dân lao động. Về trường mới em vẫn tiếp tục học như cũ, vẫn tham gia đội tuyển của trường.

2. Năm cấp 3, em lọt vào lớp chuyên, đây là lớp có truyền thống đào tạo Thủ khoa của các trường Đại Học, đã có vài cá nhân kiệt xuất được đào tạo từ lớp này như anh Lê Gia Quốc Thống và một số anh chị thủ khoa khác. Chính vì vậy đầu vào của lớp cực kỳ khắc nghiệt, lịch học cũng dày đặc, các bạn trong lớp cũng rất giỏi, môi trường cạnh tranh cao. Thời điểm em học, mục tiêu của lớp là phải đốn hạ lá cờ đầu Lê Hồng Phong trong các kỳ thi tuyển cấp thành phố, cấp quốc gia....vì vậy gần như 70% thời gian biểu là dành cho các môn Toán, Lý, Hóa, còn lại mới phân bổ cho các môn phụ khác. Lúc này, em đã bắt đầu hình thành tính cách, biết được mình thích gì, giỏi gì...tuy nhiên vẫn phải lao theo lớp chứ không thể được học cái mình thích, cái mình có năng khiếu. Mà dù cho có muốn, thì các môn năng khiếu đó cũng không hề có tiết nào dạy để em theo học. Đến hết hè của năm lớp 10, là lớp em đã hoàn thành toàn bộ kiến thức của cấp 3 (10-11-12), bắt đầu từ đó đến cuối năm 12 là tập trung toàn bộ vào giải bộ đề Toán/Lý/Hóa các kiểu để đi thi đấu, các môn phụ học gần như là cho có, điểm do giáo viên chấm cuối năm gần như là ảo, không phản ánh đúng thực lực của học sinh ở các môn này.

Đối với môn Văn, là một môn không có đáp án cụ thể cho từng đề bài, mà giáo dục VN cũng đưa vào khuôn, ép làm theo mẫu. Đề bài tự do kêu tường thuật lại nội dung một tác phẩm văn học mà bạn thích nhất, em thích tác phẩm "Từ giã thế giới vàng" của Jack London (đó là tựa dịch, còn bản gốc hình như là Burning Daylight) nên viết say sưa rồi nộp bài....kết quả là giáo viên trả bài kêu viết lại tác phẩm khác (các tác phẩm có trong sách giáo khoa). Đề ra kêu kể lại một sự kiện xảy ra trong đời làm bạn nhớ mãi. Em không có chứng kiến thời điểm Bác Hồ mất, em không có ông bà bị mất, cha mẹ em không bị tai nạn..v.v...thì làm sao em có thể kể theo mô tuýp đó được, vì thế em kể về sự việc khiến em nhớ nhiều nhất là lần đấm ngã thằng đầu gấu của trường vì nó cứ bắt nạt em mãi :D. Kết quả cũng bị trả lại bài và yêu cầu làm lại.... Suốt ngày cứ kêu phân tích tác phẩm này nọ, chỉ cần mình phân tích khác đi so với bài mẫu một chút là điểm kém ngay.

Đối với các môn phụ như Sinh, Sử, Địa cũng vậy. Giáo dục VN gần như dạy cho có để đủ môn chứ không thật sự tập trung vào các môn này. Còn các môn năng khiếu văn thể mỹ thì gần như bỏ rơi, giáo dục thể chất thì suốt ngày cứ bật xa tại chỗ, nhảy hố cát... Em rất thích vẽ, giỏi về bơi lội nhưng cuối cùng vẫn không được phát huy năng khiếu của mình vì trường đâu có lớp cho những môn này. Nhà trường cũng không hề dạy kỹ năng mềm và trang bị kiến thức cho học sinh để các em chuẩn bị chọn nghề vào đời cho phù hợp với từng em, từng hoàn cảnh.

Lên Đại Học, cũng tiếp tục chuỗi giảng dạy "Thầy đọc - trò chép", rất hiếm hoặc gần như không có việc thảo luận, tranh luận nhóm.... Mỗi giáo viên có một giáo trình riêng, in ra bán cho sinh viên mua về rồi theo đó mà học, gần như không có việc hướng dẫn các em tự học, tự tìm tài liệu tra cứu thế nào...

Em kể dài dòng ra không phải để khoe khoang thành tích, mà là để các bác hiểu thêm về thực trạng giáo dục của VN thế nào. Bản thân các giáo viên dạy em năm cấp 3 toàn là những nhà giáo giỏi, nhưng vì thành tích của trường mà họ không thể làm khác được... Em kể ra để các bác đừng tưởng là vào trường chuyên, lớp chuyên thì là cái gì đó ghê gớm lắm, đặc biệt lắm...cuối cùng chỉ là những con gà để chọi lấy điểm mà thôi.

Chính vì vậy em mới có mong ước cho con cái mình sau này tránh khỏi cái hệ thống giáo dục này, được học cái chúng thích, phát triển cái chúng giỏi, được trang bị các kiến thức xã hội, các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này. Chưa biết sau khi học xong chúng sẽ thành công thế nào, làm công nhân cũng được, làm ông này bà nọ cũng tốt, nhưng ít nhất, chúng đừng phải chịu đựng những gì mà em đã từng.

P/S: Post này giống như là bài viết để em xả hết những thứ em ấm ức trong lòng bấy lâu nay. Nói ra thật nhẹ nhõm. Cảm ơn các bác đã chịu đựng.


Kacap

11-03-2014, 09:29 AM

@Nikonian2006

Ah!! Chị biến thành" anh Kacap "lúc nào vậy? nói đùa chơi thôi, chị xin tự giới thiệu đây là female chứ không phải male!!


mimhnhut

11-03-2014, 10:19 PM

Chào các bác ở hải ngoại.

Tôi có vấn đề muốn trao đổi về việc giữ giữ quốc tịch VN.

Nguyên là sáng nay tôi vừa đọc báo vietnamnet theo link

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/165132/lan-can-han-chot-dang-ky-giu-quoc-tich-cho-kieu-bao.html

theo lời của ông chủ nhiệm Ủy Ban Đối Ngoại Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thì " Cho tới nay mới có hơn 4.000 người đăng ký giữ quốc tịch, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số 4,5 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài." có nghĩa là chỉ có một phần ngàn người đăng ký giữ quốc tịch.

Theo tôi thì viêc mang quốc tịch quốc gia nào chỉ thuần túy là quyền lợi và trách nhiệm mà thôi, chứ không ảnh hưởng gì tới việc chúng ta tự nhận mình là ai. Người Mỹ ra đường nhìn chúng ta vẫn biết là dân châu Á cũng như Tổng thống Obama là dân da màu. Không phải bác dán cái bảng hiệu cây trúc lên cây tre là biến cây tre thành cây trúc.

Tôi vẫn giữ pasport Việt Nam từ khi sang đây, với mục đích nếu sau này có vể VN chơi thì sẽ khỏi phải xin visa ( tốn vài chục đồng). Thế thôi, chứ chẵng phải yêu gì cái mác công dân nước Cộng HÒa Xã HỘi CHủ nghĩa Việt NAm. Tôi cũng chẵng tự hào gì cái mác công dân HOa kỳ, tôi chỉ thích những quyền lợi của US citizen mang tới cho tôi mà thôi. Tôi là người Việt Nam, và tôi may mắn có quốc thịch Hoa Kỳ, nó đãm bảo cho tôi những quyền lợi tối thiểu của 1 con người tự do.

Thế nhưng ông anh vợ tôi khi biết chuyện, đã khuyên tôi: chú nên làm ĐƠN XIN THÔI QUỐC TỊCH CHO NÓ AN TÂM. Giã sữ chú về VN chơi, chú bị bắt giam vì một lý do nào đó, tòa Đại sứ Mỹ và chính phủ Mỹ cũng khó can thiệp giúp chú , bởi vì chú vẫn còn là công dân VN, chú vẫn phải chịu sự điều chĩnh bởi pháp luật VN, mà pháp luật VN thì chú đã quá rành rồi, tôi ko nói thêm làm gì. NẾu chú có giấy xác nhận là đã bỏ quốc tịch VN, thì tòa Đại sứ Mỹ hoàn toàn có thể bảo vệ chú, yêu cầu chính phủ VN xét xữ chú đúng theo như luật pháp quốc tế.

Khi thằng con trai tôi sang đây, ngày cháu nhận được passport Mỹ, tôi mới giải thích cho nó về cái lợi, cái hại của việc duy trì song tịch Mỹ -Việt, nó liền nói: BA làm đơn gởi lên Đại sứ quán VN tại Mỹ xin cho con thôi quốc tịch VN đi. Con sẽ không về VN thăm mẹ chừng nào, chưa có cái giấy đó. COn sợ lắm... Lời nói chân thật của 1 thằng bé 17 tuổi, sinh ra và lớn lên tại thành phố HỒ Chí MInh , từng là đội viên thíêu niên tiền phong, đoàn viên thanh niên cộng sản HỒ chí Minh, chứ không phải là cái loa rè ở phố BOlsa.


kevinle4230

11-03-2014, 10:43 PM

Cám ơn anh Minhnhut, em tưởng khi vào quốc tịch Mỹ là em denounce cái quốc tịch vn rồi chứ. Vì anh nhớ là mình phải tuyên thệ bỏ 1 cái đảng gì đó không?


mimhnhut

11-03-2014, 10:54 PM

Cám ơn anh Minhnhut, em tưởng khi vào quốc tịch Mỹ là em denounce cái quốc tịch vn rồi chứ. Vì anh nhớ là mình phải tuyên thệ bỏ 1 cái đảng gì đó không?

Luật Mỹ cho phép đa quốc tịch . Nó ko bắt công dân Mỹ phải từ bỏ quốc tịch gốc, nó để cho người dân tự chọn lựa. Nó chỉ yêu cầu từ bỏ các đảng phát xít, đảng CS .. . khi vào công dân Mỹ mà thôi. Pháp luật VN nói rằng, một người sinh ra trên nước VN , có cha mẹ là người VN thì mặc nhiên là công dân VN. Dù anh ra nước ngoài sinh sống, nếu anh chưa làm đơn xin từ bỏ quốc tịch VN với tòa đại sứ VN ở nước đó, thì chính phủ VN vẫn coi anh là công dân VN, điều này có nghĩa là một khi anh làm điều gì trên lãnh thổ VN, anh sẽ chịu sự phán xét.của nước Việt Nam mà ko có chính phủ nước nào có thể can thiệp


kevinle4230

11-03-2014, 11:09 PM

Luật Mỹ cho phép đa quốc tịch . Nó ko bắt công dân Mỹ phải từ bỏ quốc tịch gốc, nó để cho người dân tự chọn lựa. Nó chỉ yêu cầu từ bỏ các đảng phát xít, đảng CS .. . khi vào công dân Mỹ mà thôi. Pháp luật VN nói rằng, một người sinh ra trên nước VN , có cha mẹ là người VN thì mặc nhiên là công dân VN. Dù anh ra nước ngoài sinh sống, nếu anh chưa làm dòng xin từ bỏ quốc tịch VN với tòa đại sứ VN ở nước đó, thì chính phủ VN vẫn coi anh là công dân VN, điều này có nghĩa là một khi anh làm điều gì trên lãnh thổ VN, anh sẽ chịu sự phán xét.của nước Việt Nam

Cám ơn anh Minhnhut, em mới vào website của đại sứ quán vn tìm hiểu thêm về thủ tục thôi quốc tịch. Phiền quá, phải đi tìm cái passport hồi nhỏ, giấy khai sinh .... Anh có biết nếu thôi quốc tịch, họ có làm khó dễ mình khi xin Visa về vn không? Lâu lâu em cũng muốn về vn thăm gia đình và xoá đói giảm nghèo cho mấy em ăn mặc thiếu vải (j/k, em có vợ con rồi).


backynho

11-03-2014, 11:15 PM

TÔI không phải là VIỆT KIỀU .

Năm ngoái, một cô du sinh Việt Nam theo học chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ phỏng vấn tôi cho luận án của cô ấy với đề tài: Cách nào để chính quyền Việt Nam đến với Việt kiều ở Mỹ.

“Trước hết hãy ngưng gọi chúng tôi là Việt kiều,” tôi trả lời.

Thấy cô ấy lúng túng, tôi giải thích: “Chúng tôi là công dân Mỹ gốc Việt, không phải công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”

Đọc đầy đủ ỏ đây !!!! Vì k muốn bị ra đảo hihij


mimhnhut

11-03-2014, 11:22 PM

Sau khi xin thoi quốc tịch, em cứ về VN với tư cách công dân Mỹ, việc xin visa hoàn toàn dễ dàng, có thể nhờ các đại lý ban vé máy bay của người Việt lo giúp ( ở Cali là 25 đô), hoặc về tới sân bay Tân sơn Nhất, xin visa tại sân bay cũng được, chỉ dóng vài chục đồng


backynho

11-03-2014, 11:26 PM

Nó khó là để bác không bỏ được đấy .bác có thể liên hệ với drangf.....có thể bác ấy lo cho bác được đấy .vì bác ấy phụ trách mảng hải ngoại hay sao ấy hihihihi .nói nhỏ nhe còn mất tiền nữa cơ hình như phải đóng 200usd sao đó


Accord 2000

12-03-2014, 12:06 AM

Cảm ơn bác lao_ong đã chia sẽ kinh nghiệm thực tế khi là người bảo trợ cho trẻ. Và bác Nikon đã nói đầy đủ về cơ hội đi học bên này, nhất là các khoản cho vay trong tg đi học.

Quả thật ko môi trường giáo dục nào dám bảo đảm rằng mọi sp nó tạo ra đều cùng 1 đẳng cấp. Tuy nhiên cái chung mà em thấy ở nền giáo dục bên này là sự cân đối giữa việc học tri thức và học làm người. Sự trung thực được đề cao, điều này em thấy rất quan trọng.

Nhân tiện bác colour chia sẽ thời thơ ấu đi học PT. Em cũng có 1 kỷ niệm đáng nhớ, xin chia sẽ cho phong phú. Và nó cũng liên quan tới cảm nhận của em khi đi học sau này.

Em thì ko học trường chuyên, chỉ học trường làng với học lực tb-khá. Năm thi tốt nghiệp lớp 9, em ko còn nhớ mình đạt bao nhiêu điểm, đại khái trong xóm em, em đạt điểm cao nhất xóm. Hơn hẳn mấy đứa bạn có cha mẹ làm giáo viên, vậy là ba mẹ em vui, em cũng phổng mũi. KHoảng 1 tháng sau thì thi chuyển cấp vào lớp 10, hồi đó chỉ có 1 trường cấp 3 duy nhất tại huyện. Em cũng như các bạn, ngồi tụng toán, văn theo đề...Và khi thi thì môn văn trúng tủ. Lúc thi xong em rất tự tin, nhưng khi nghe kết quả, do anh trai em đi xem giùm. Nghe tin mà tay chân em lạnh ngắt, lần đầu tiên em có cảm giác đó, đứng ko vững mà bây giờ vẫn còn nhớ rõ. Môn văn em được 1 điểm.

Chính xác là cho tới tận lúc này, qua nửa đời người. Em vẫn chưa hình dung vì sao mình bị 1 điểm môn văn? Em trúng tủ mà. Hay em viết dính tới 1 cái gì? Thật tình đó là câu hỏi ko có lời giải. Hay thay vì phân tích chị Dậu, em đem con chó của lão Hạc mà phân tích? Vậy là em phải đi học xa hơn, vì ko đậu vào trường huyện nhà.

Sau này vào cấp 3, môn văn trở thành nỗi ám ảnh và em ko dám viết tự do, nói chung em sợ. Em sợ nếu chẳng may thi cuối năm, thi 12 mà dính 1 điểm nửa thì em bỏ nhà mà đi thôi. KHi qua học ở NN, tiếp xúc với cách học môn văn của tụi tây. Em thấy tụi nó hạnh phúc quá.

Ở đây em học môn văn, là học cách cảm nhận 1 tác phẩm, nó không có khuôn mẫu. Cùng 1 nhân vật, mỗi người có cái nhìn khác nhau. Có người đồng tình vì NV cư xử như vậy, nhưng có người không đồng tình. Vì vậy khi đi thi, luôn có 2 lựa chọn, 1 là làm theo đề thi, 2 là làm ngược lại. Nghe hơi lạ, nhưng đó là sự thật khi em học môn văn.

Em nhớ học kỳ đầu tiên, khi thi cuối kỳ, họ cho mình chọn tự thuyết trình 1 bài văn, hay thơ, nhạc mà mình thích. Nếu bài văn dài quá, thì mình phải cho họ biết tên tác phẩm, rồi mình viết vắn tắt, photo gửi cho từng bạn trong lớp, để họ nắm cái ý. Thơ hay nhạc gì cũng vậy. Gửi nội dung cho người ta xem. Bởi vì đó là HK đầu tiên, kỹ năng thuyết trình là 0, kỹ năng trình bày thì vừa được cô dạy trong lớp. Nói chung rất run. Em chọn 1 bài thơ để thuyết trình. Thiệt tình bây giờ em cũng ko nhớ mình lên nói cái quỷ gì nửa. Nhưng cô cho điểm A+. Vậy là rất vui để tự do bay bổng với môn văn. Nó là kỷ niệm đẹp cho tới bây giờ, lần đầu học văn mà ko sợ.

Việc ko gò bó khi đi học thật ra ảnh hưởng tới tính cách rất nhiều. Nó cho phép trẻ em bộc lộ sự sáng tạo. Chứ em thấy vào lò luyện toán lý hóa để đi đánh nhau, có lẽ ko phải là cách tốt để đào tạo nhân tài. VN đầy nhân tài học giỏi, nhưng khi đi làm, trở thành lãnh đạo giỏi thì lại hiếm thấy. Nếu có thấy thì họ cũng là dân du học ở NN.


mimhnhut

12-03-2014, 12:53 AM

Nó khó là để bác không bỏ được đấy .bác có thể liên hệ với drangf.....có thể bác ấy lo cho bác được đấy .vì bác ấy phụ trách mảng hải ngoại hay sao ấy hihihihi .nói nhỏ nhe còn mất tiền nữa cơ hình như phải đóng 200usd sao đó

Yes phải đóng vài trăm đô để xin được cái giấy chứng nhận thôi quốc tịch Việt Nam. Cũng vẫn rẻ so với việc có thể bị rắc rối khi vẫn mang quốc tịch VN và bị hệ thống công an, tòa án Việt Nam xét xử với tư cách là công dân VN, nhất là dân Việt ở Mỹ lâu đã quen thói nhận xét thẳng thắn, thấy sao nói vậy, lở về VN mà nhận xét gì về chính quyền , lãnh tụ là có thể bị ra tòa về tội " Tuyên truyền chống phá nhà nước...."


Accord 2000

12-03-2014, 01:08 AM

Thiệt tình em cũng ko hiểu cái vụ quốc tịch này. Nói đơn giản là bất kỳ ai từng sinh sống ở VN, thì cho dù ở Mỹ bao lâu, dù hết hạn hộ chiếu, hết hạn thẻ chứng minh...thì vẫn tính là quốc tịch VN?

vậy nhưng nếu mua bán tài sản ở VN, thì họ lại ko tính là công dân VN, mà tính là người NN. Em cũng hơi choáng vì ko hiểu ra sao.


tdong

12-03-2014, 01:16 AM

Nói về chuyện học hành thì em tham gia tiếp.

Canada trường công thì có 3 loại.

  1. Trường công bình thường đa số có trương trình giống nhau và có kỳ thi toàn tỉnh lớp 3 và 6 (tiếng anh và toán) để so sánh điểm mỗi trường để coi trường nào cần giúp đỡ.
  1. Trường công dạy tiếng anh và pháp (French Immersion). Hai năm đổ lại đây thì dạy 50% tiếng pháp/anh. Khi xưa thì 70% tiếng pháp. Trường này thì không được nhiều cho nên nhà nước có cho xe đưa đón con bạn. Con bạn có thể đăng ký khi lớp 1 hoặc lớp 7. Đa số là chọn lớp 1 vì đứa bé còn nhỏ thì dễ học hơn. Chính vì vậy mà nhiều nơi không có đủ lớp và gần đây một vài nơi phải tổ chức bóc thâm vì số lớp có hạn. Khi con bạn chọn vô học từ lớp 7 thì không có giới hạn. Nhiều người cho rằng đây là một trường tư được nhà nước đài trợ vì đa số trường này điều đạt điểm cao cho các kỳ thi lớp 3 và 6.
  1. Trường đạo cũng là trường công nhưng con bạn phải là người theo đạo chúa. Nếu mà bạn không có đạo mà muốn cho con bạn vào thì họ vẫn nhận nếu dư chổ. Trường đạo cũng là những trường đạt điểm cao hơn trường công bình thường.

Mỗi trường thì có ranh giới để cho những người trong khu vực đó. Người ngoài khu vực không được nhận vào. Đúng là khu nhà giàu thì trường đạt điểm cao hơn nhưng không phải là cách dạy vì chương trình giống nhau, học cùng một sách. Nhưng những người nhà giàu thì chú ý đến việc học của con họ hơn. Mời học sinh đến nhà dạy thêm cho con họ. Học thêm ngoài giờ của trương trình Kumon (là trường dạy thêm hai ngày một tuần mỗi lớp là 30 phút. bạn có thể cho con bạn học tiếng anh, pháp, toán).


mimhnhut

12-03-2014, 01:20 AM

Thiệt tình em cũng ko hiểu cái vụ quốc tịch này. Nói đơn giản là bất kỳ ai từng sinh sống ở VN, thì cho dù ở Mỹ bao lâu, dù hết hạn hộ chiếu, hết hạn thẻ chứng minh...thì vẫn tính là quốc tịch VN?

vậy nhưng nếu mua bán tài sản ở VN, thì họ lại ko tính là công dân VN, mà tính là người NN. Em cũng hơi choáng vì ko hiểu ra sao.

Nói chung là quốc tịch ko tự động mất theo thời gian. Bạn chỉ bị mất,( hay được mất ) quốc tịch, khi có tòa án tước quốc tịch, hoặc bạn làm đơn và được chấp thuận thôi quốc tịch). Quốc tịch Mỹ cũng vậy thôi, một khi bạn đã nhập tịch Mỹ thì dù bạn có đi sang ở nước khác làm ăn, chính phủ Mỹ cũng yêu cầu bạn khai thuế hàng năm.


tdong

12-03-2014, 01:22 AM

Về việc quốc tịch thì khi em vô quốc tịch ở Canada thì họ hỏi em có muốn Dual citizenship không. Nếu không thì chọn Canada. Canada không cần biết là bạn có từ quốc tịch VN hay không mà chỉ biết khi bạn vào quốc tịch Canada khai báo ra sao và bảo vệ quyền lợi của bạn. Em đi từ nhỏ cho nên không có chứng minh nhân dân hay passport việt nam.

Về Mỹ thì theo em biết chỉ có quộc tịch Mỹ mà thôi. Nhưng khi bạn đi một nước nào khác thì phải tuân theo luật của nước đấy.

Nhưng nếu việt nam nói là bạn vẫn là người việt nam thì bạn phải xin từ bỏ quốc tịch. Canada có can thiệp cho một người Korean từ bỏ quốc tịch vì anh ta là con nuôi xin từ Korea khi đi về thăm nước thì bị bắt buộc phải đi lính 2 năm


Accord 2000

12-03-2014, 01:33 AM

Vậy là rõ ràng người VN ở NN thì vẫn xem là công dân VN. Vậy sao khi mình mua nhà, họ lại xem là công dân NN. Ko cho mua bán tự do? Các nước khác có giống vậy ko hay chỉ VN như vậy? Em hỏi cho biết chứ cũng ko thay đổi gì quyết định các cụ được.


tdong

12-03-2014, 01:40 AM

Theo luật của Việt Nam thì Việt Kiều không phải là công dân Việt Nam. Trước năm 2009 thì Việt Nam chỉ chấp nhận 1 quốc tịch mà thôi. Sao năm 2009 thì Việt Nam mới chấp nhận đa quốc tịch nhưng bạn phải làm giấy tờ để được quốc tịch việt nam

Luật việt nam

http://www.moj.gov.vn/vbpq/en/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=10451

http://blog.vietnam-aujourdhui.info/post/2008/11/25/Door-to-open-to-Viet-Kieu-dual-citizenship

Vậy là rõ ràng người VN ở NN thì vẫn xem là công dân VN. Vậy sao khi mình mua nhà, họ lại xem là công dân NN. Ko cho mua bán tự do? Các nước khác có giống vậy ko hay chỉ VN như vậy? Em hỏi cho biết chứ cũng ko thay đổi gì quyết định các cụ được.


mimhnhut

12-03-2014, 01:45 AM

Vậy là rõ ràng người VN ở NN thì vẫn xem là công dân VN. Vậy sao khi mình mua nhà, họ lại xem là công dân NN. Ko cho mua bán tự do? Các nước khác có giống vậy ko hay chỉ VN như vậy? Em hỏi cho biết chứ cũng ko thay đổi gì quyết định các cụ được.

Bạn vẫn là công dân VN, nhưng là công dân VN đang định cư tại nước ngoài, nên sẽ được/ bị hưởng những qui định ngoại lệ, như việc mua bán bất động sản. Tóm lại bạn là " khúc ruột ngàn dặm' theo như lời các bác ở bộ Ngoại Giao vẫn nói, nhưng theo tôi thì bạn là khúc ruột thừa.


tdong

12-03-2014, 01:55 AM

Em đọc lại thì đúng là có thể hiểu sai nhưng theo đúng luật thì Việt Kiều muốn giử quốc tịch Việt Nam thì phải xin lại trong vòng 5 năm từ 2009. Nhưng nói theo anh minhnhut thì vẫn đúng hehehe. Cái này chắc phải nhờ anh Nikonian trả lời dùm

Bạn vẫn là công dân VN, nhưng là công dân VN đang định cư tại nước ngoài, nên sẽ được/ bị hưởng những qui định ngoại lệ, như việc mua bán bất động sản. Tóm lại bạn là " khúc ruột ngàn dặm' theo như lời các bác ở bộ Ngoại Giao vẫn nói, nhưng theo tôi thì bạn là khúc ruột thừa.


mimhnhut

12-03-2014, 02:11 AM

Em đọc lại thì đúng là có thể hiểu sai nhưng theo đúng luật thì Việt Kiều muốn giử quốc tịch Việt Nam thì phải xin lại trong vòng 5 năm từ 2009. Nhưng nói theo anh minhnhut thì vẫn đúng hehehe. Cái này chắc phải nhờ anh Nikonian trả lời dùm

Cần gì phải luật sư giải thích. Bạn google " Luật quốc tịch Việt Nam' thì sẽ rõ về việc phải thôi quốc tịch,cũng như khái niệm về : người gốc Việt Nam, người Việt Nam định cư tại nước ngoài. Luật này do quốc hội ban hành, nó là gốc để ban hành mọi qui định thông tư dưới luật.


mimhnhut

12-03-2014, 02:17 AM

Trường hợp tôi thì không sao, vì tôi xuất cảnh khỏi VN một cách hợp pháp, còn trường hợp các bạn Viet Nam vượt biên năm xưa thì phải coi chừng, trên lý thuyết, các bạn có thể bị truy lại quá khứ, tội" Vượt biên trái phép". Nói vậy thôi, chứ chính quyền VN chẳng dại gì làm thế, mất hết nguồn thu ngoại hối khổng lồ


tdong

12-03-2014, 02:25 AM

Bác nói hơi cố chấp một tí. Theo luật này thì việt kiều không phải là quốc tịch việtnam. Theo đúng luật này thì bác có quyền xin lại quốc tịch VN không thì sẽ bị mất. Chỉ còn vài tháng :) hehehe

Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam

1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.

Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.

Cần gì phải luật sư giải thích. Bạn google " Luật quốc tịch Việt Nam' thì sẽ rõ về việc phải thôi quốc tịch,cũng như khái niệm về : người gốc Việt Nam, người Việt Nam định cư tại nước ngoài. Luật này do quốc hội ban hành, nó là gốc để ban hành mọi qui định thông tư dưới luật.


mimhnhut

12-03-2014, 02:56 AM

Bác nói hơi cố chấp một tí. Theo luật này thì việt kiều không phải là quốc tịch việtnam. Theo đúng luật này thì bác có quyền xin lại quốc tịch VN không thì sẽ bị mất. Chỉ còn vài tháng :) hehehe

Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam

1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.

Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.

Tôi thì mong vài tháng đó trôi qua cho lẹ. Nhưng đọc báo thấy các quan chức VN đang tính toán gia hạn việc đăng ký giữ quốc tịch. Hic hic...


mimhnhut

12-03-2014, 03:12 AM

@Nikonian2006

Nếu em có tình cờ đi ngang thì nhờ em nghiên cứu luật lệ hiện hành của chính phủ VN xem, nếu anh sang Mỹ định cư hợp pháp từ năm 2008, passport VN của anh đã hết hạn, nay anh ko muốn giữ quốc tịch VN nữa thì anh có cần làm đơn xin thôi quốc tịch VN và gởi lên đại sứ quán VN ở Mỹ để lấy giấy chứng nhận thôi quốc tịch VN hay không? Hay là cứ ngồi yên, sẽ tự động sẽ bị/ được thôi quốc tịch VN, và anh khi về nước sẽ bị/được xem như là công dân ngoại quốc.


Nikonian2006

12-03-2014, 06:53 AM

1. Chị kacap, em xin lỗi vì đã không biết chị là nữ. Hôm nọ chị pm cho em em thấy tên của chị do tiếng anh không dấu nên em cũng không đám đoán là chị là con gái. Hôm qua có hai người bạn của em trên forum phải msg cho em biết về lỗi của em. Nhưng do em không khi nào chỉ viết có một câu xin lỗi cho post cho nên em kèm vào bài viết này luôn.

2. Anh tdong, cám ơn anh về bài viết giáo dục Canada, khi nào chị kacap rảnh vì chị ấy còn phải lo cho con cái chị ấy sẽ viết cho chúng ta nghe về giáo dục Canada để có thông tin từ kinh nghiệm chứ không phải lấy Internet xuống.

3. Anh colourblind, cám ơn anh chia sẻ về giáo dục VN. Em nghĩ rằng mọi người ở VN chỉ không nói ra chứ ai cũng biết cả những gì đang diễn ra. Hôm nọ em so sánh cho anh về Mỹ và Úc nhưng em quên một việc. Do em ít đọc và theo dõi Canada cho nên em quên nói. Canada cũng là môi trường giáo dục và an sinh rất tốt. Em có bạn thân em ở Toronto và chúng em cũng hay nói và so sánh xã hội hai bên. Canada rất mạnh về kinh tế vì là G8, gần Mỹ nên giao thương rất dễ dàng nếu anh cần mua gì và chính sách xã hội rất tốt. Chỉ có một việc là rất lạnh mùa đông đến âm 23-24. Cho nên sự lựa chọn giáo dục là phải tùy xem đứa bé muốn thế nào và dựa vào điều muốn đó chọn cho thích hợp thì sẽ tốt hơn cho đứa bé thay vì chỉ xem vào tiêu chí của mỗi nước. Do em không rành giáo dục dưới đại học cho nên khi nào anh cần hỏi giáo dục đại học trở lên thì anh vui lòng post lên hỏi em. Em hay nghiên cứu về mặt này kể cả sự lựa chọn về ngành học. Đó là con đường em đã đi qua.

Về vấn đề quốc tịch

4. Anh minhnhut, em đã nhận pm của anh để em trả lời luôn trong topic. Về việc này khi mọi người nói, nếu thấy hợp lý, xin vui lòng đừng nói chuyện một cách cực đoan quá. Mọi người làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức thuyết phục trong thông tin truyền tải cho người khác. Sau này khi mình nói vấn đề gì quan trọng, lời nói của mình sẽ giảm giá trị. Em ví dụ:

- Đối với luật hình sự, cho dù không phải công dân nhưng vi phạm rõ ràng (lưu ý từ rõ ràng nghĩa là có bằng chứng rõ) vi phạm ở nước đó cũng sẽ bị bắt và xét xử như thường. Em ví dụ như có người Tây sang VN hiếp dâm trẻ em vẫn bị dẫn độ hoặc truy cứu ra tòa như thường. Cho nên, ở mặt này có hay không có quốc tịch không liên quan.

- Em không muốn giải thích chi tiết vì giới hạn forum, sẽ không có việc tự nhiên VK đi về VN bị bắt cho dù có quốc tịch VN hay không hoặc cho dù đã vượt biên hay không. VN làm vậy để làm gì chỉ có hại không có lợi. Chỉ khi nào người kia làm gì ảnh hưởng đến an ninh đến quyền lợi thì mới ngăn lại thôi.

- hoàn toàn chính xác ở điểm là, nếu bạn mang quốc tịch VN ở nơi hai quốc tịch thì quốc gia khác không can thiệp vào được. Chuyện này rõ ràng quá không cần em phải giải thích. Nhưng vấn đề là nếu bạn không làm gì gây nguy hại đến an ninh thì không ai bắt bạn cho nên mang quốc tịch VN không tạo ra nguy hại gì cả. Nếu bạn lo sợ về rủi ro nguy hại. Cái đó chỉ là rủi ro chứ không phải sẽ xảy ra.

5. Tất nhiên em có theo dõi về việc quốc tịch VN này từ nhiều năm qua khi sửa luật quốc tịch mới năm 2008. Lời của anh tdong nói là chính xác. Đến ngày 1 tháng 7 năm 2014 (năm năm sau thời hạn bắt đầu hiệu lực của luật), theo quy định của luật quốc tịch 2008, nếu ai không đăng ký ở Sứ quán thì sẽ bị mất quốc tịch VN. Nếu ai muốn giữ thì lên website sứ quán từng nước lấy form xuống khai và đóng tiền.

6. Sau khi em nói ở trên, tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể của mỗi người VK, sẽ thấy có cần phải giữ quốc tịch hay không. Không thể có lời nói chung là nên hay không nên. Có người giữ quốc tịch VN sẽ mang lại lợi ích không phải không có. Nhưng với ai đã xác định quê hương thứ hai và chỉ về VN chơi cho vui thỉnh thoảng thì không cần thiết phải đăng ký giữ quốc tịch VN.

7. Con cái sinh ra từ nhỏ đến lớn từ F2 trở đi do quen với văn hóa và bạn bè của nó ở nơi mới, khi nói chung chung, họ không về VN đâu đi du lịch thì OK. Ở mặt này, văn hóa của đứa nhỏ ở hai nơi là rất khác nhau. Những người nào có con/cháu sinh từ nhỏ đến lớn sẽ hiểu rất rõ vấn đề này không cần phải nói ra trên forum.

8. Những cái trên chỉ là suy nghĩ chủ quan của em và em hoàn toàn có thể nói sai không đúng thực tế.


Nikonian2006

12-03-2014, 09:12 AM

1. Trước khi anh accord mở topic này thì em toàn post vào topic ebay nhưng từ đây trở đi em sẽ post liên quan đến giáo dục ở nước ngoài vào trong topic này. Để em giải thích lý do rõ ràng bên dưới.

2. Cách học giữa hai nền giáo dục rất khác nhau. Đối với những ai như em đã học giáo dục trung học ở VN một thời gian đủ dài và đã không phải 5-10 tuổi khi rời VN, những ngày đầu tiên khi đi học đại học ở nền giáo dục ở các nước phát triển sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học và hội nhập vào trong đó. Cho nên muốn học tốt ngay từ đầu và nhất là bước vào phòng thi, là phải biết cách học và biết cách thi bởi vì nó rất khác. Em xin lấy ví dụ thật nhỏ thôi.

2. Học đại học ở VN vào thời em là không có assignments và projects giữa học kỳ. Chỉ học từ đầu đến kỳ thi cuối học kỳ cho mỗi môn. Học đại học ở nước ngoài gồm 13 tuần cho một học kỳ. Mỗi tuần đều có bài làm ở nhà tutorial. Cái đó không khó. Cái khổ là ngoài tutorials mỗi tuần đã nặng, vào khoảng 1/3, 1/2, và 2/3 học kỳ tùy theo mỗi môn sẽ có assignment làm ở nhà. Tùy vào ngành học và môn học, assignment sẽ rất tốn thời gian phải đi làm cho xong. Như vậy là nó tạo thêm công việc học ngoài mỗi tuần tutorial. Giả sử một sinh viên nghèo phải đi làm vì cần kiếm thêm tiền, thời gian học kia ngay trong mỗi học kỳ là mệt đến rất mệt.

3. Đây là link học free hướng dẫn cách học và quản lý thời gian học, những bạn nào như anh colourblind mà đang muốn chuẩn bị cho con ra nước ngoài học là phải nên lấy cái này xuống để sau này dạy cho con. Năm bài giảng chỉ 47 phút https://www.udemy.com/study-skills-time-management-for-students/?couponCode=BUDDY+PASS. Nếu có gì không rõ sau khi nghe xong thì vui lòng post lên để hỏi.

4. Nếu bạn nào có thắc mắc về cách học và cách thi trong phòng thi exam cuối cùng của bậc đại học (bậc cử nhân) thì vui lòng post lên để hỏi những người đã đi qua như em và các anh khác. Em nghĩ là bậc dưới đó cũng học và thi tương tự nhưng do em không có kinh nghiệm nên em không muốn nói ở cái mà em phải lấy Internet ra nói vì không cần phải làm vậy.

5. Em tin rằng đối với bất cứ ai đi học ở đó nhất là tiếng Anh còn kém thì lại còn phải luyện riêng tiếng Anh + học hàng tuần + đi làm thêm với họ sẽ rất khó khăn. Con của các bạn ở VN mà sắp đi du học cũng sẽ bước theo đúng còn đường này.

6. Vì vậy, nên chọn topic của anh accord để gửi lại kinh nghiệm cho các con của các bạn. Không phải đọc kinh nghiệm xong rồi nó từ dở thành xuất sắc mà ít nhất nó sẽ giúp cho những đứa bé muốn nỗ lực và học thành công sẽ học và hội nhập được nhanh hơn. Khó khăn sẽ ít hơn.


mimhnhut

12-03-2014, 09:16 AM

Cám ơn Nikonian2006 rất nhiều.


mimhnhut

12-03-2014, 09:25 AM

5. Em tin rằng đối với bất cứ ai đi học ở đó nhất là tiếng Anh còn kém thì lại còn phải luyện riêng tiếng Anh + học hàng tuần + đi làm thêm với họ sẽ rất khó khăn. Con của các bạn ở VN mà sắp đi du học cũng sẽ bước theo đúng còn đường này.

6. Vì vậy, nên chọn topic của anh accord để gửi lại kinh nghiệm cho các con của các bạn. Không phải đọc kinh nghiệm xong rồi nó từ dở thành xuất sắc mà ít nhất nó sẽ giúp cho những đứa bé muốn nỗ lực và học thành công sẽ học và hội nhập được nhanh hơn. Khó khăn sẽ ít hơn.

Hoàn toàn chính xác, nếu nói viêc học là dễ thì chẵng lẽ ai đi học Đại học ở Mỹ, Canada, Úc , v.v...cũng đều thành kỹ sư, bác sĩ, luật sư hết hay sao. Được nhận vào học là 1 việc, còn việc học có ra trường nỗi hay không lại là 1 việc khác .Các trường Đại học ở Mỹ đều có thống kê tỹ lệ học sinh tốt nghiệp ra trường so với đầu vào. Những trường giỏi, hay danh tiếng ở Cali cũng chỉ có tỹ lệ 70 đến 80% học sinh tốt nghiệp, số còn lại thì đã rớt dọc đường. Cá biệt có trường chỉ có tỹ lệ 50% học sinh tốt nghiệp


Nikonian2006

12-03-2014, 09:57 AM

1. Tự nhiên em gửi link xong bài ở trên và luôn tiện có anh hỏi việc đi học ở nước ngoài em nghĩ là em nên chia sẻ một bài viết chi tiết về một học kỳ đi học đại học ở hệ thống khác với ở VN.

2. Bài viết của em sẽ hữu ích cho những anh nào trong forum đang muốn cho con đi học ở nước ngoài và những em đó chưa bao giờ nghe nói đến học đại học ở nước ngoài ra sao.

3. Bài viết em gồm hai phần học trong học kỳ và cách thi cuối học kỳ cho mỗi môn. Mỗi cái em phân ra tiểu đoạn rõ ràng.

Trong học kỳ

4. Tùy theo sinh viên muốn học nhanh hay chậm mỗi năm sẽ có hai hay ba học kỳ. Đa số là vì quá mệt cho nên chọn hai học kỳ và nghỉ ba tháng hè lấy sức để học tiếp. Nếu không hay bị stress và dễ bỏ đại học nhất là những ai không giỏi tiếng Anh (đủ cho ngành học) và không đeo bám nổi. Như em đã nói, đừng cảm thấy thất vọng khi không giỏi tiếng Anh bởi vì nó là năng khiếu trời cho. Trời không cho mình cái này thì sẽ cho cái khác. Có nhiều đường để thành công chứ không phải chỉ có học. Em ví dụ như kêu em quản lý một tiệm lớn như anh petrpm là em không làm được đâu. Không phải ai cũng làm chủ được như vậy và thành công trong một thời gian dài.

5. Một học kỳ học tối thiểu bốn môn. Bốn môn là nặng rồi. Tự do đăng ký thêm môn nếu muốn học nhanh (và tất nhiên phải trả thêm tiền học nếu có tiền). Nhưng học 5-6 môn một học kỳ em nghĩ nên gọi là crazy. Thằng này muốn chết vì stress mà.

6. Một môn kéo dài 13 tuần cho nghỉ xả hơi một tuần ở giữa.

Ba tiếng nghe bài giảng và hai tiếng thực hành mỗi môn x 4 môn

7. Mỗi tuần, tùy theo môn học, bạn đến giảng đường thật to (như khán đài ở rạp phim) nghe giảng. Giáo viên giảng trong 2-3 tiếng thường học đại học là ba tiếng có nghỉ giải lao 15 phút ở giữa. Không thôi nghe không nổi. Không ai ép phải đi nghe giảng. Giáo dục đại học ở tư bản là tự nguyện vì nó cho rằng ai đã vào đây là biết đang làm gì. Nó không ướm như trẻ lên 3. Muốn đi nghe giảng thì đi không muốn thì đi chơi không ai kiểm tra. Quan trọng là nộp assigmnent đầy đủ và pass exam cuối học kỳ. Muốn học sao tùy thích. Muốn ghi chép sao tùy thích không ai bắt bạn phải ghi thế này không ghi thế kia. Vì vậy cho nên trường đại học lúc nào cũng có môn riêng dạy cho bạn (ngoài bằng đại học) kỹ năng ghi chép trong giảng đường. Nếu con em của bạn mới qua chưa có kinh nghiệm thì phải bỏ thời gian ra thêm đi đăng ký học môn đó để biết cách ghi chép.

8. Tuy nhiên, giáo viên ghét nhất là không nghe giảng mà vào trong giảng đường nói chuyện làm phiền người khác. Vì giảng đưởng chỉ có một người nói cho nên ai nói chuyện lo ra xì xào là nhận ra ngay. Khi nào mà thấy giảng viên đang nói mà tự nhiên ngưng lại im phăng phắc là biết sắp có sinh viên bị chỉ ra, và mời ra ngoài, vì làm phiền người khác. Đó là đáng mắc cỡ.

9. Nếu bạn bận rộn, hay bệnh, thì bài giảng sẽ có thu video hoặc mp3 để bạn lấy xuống nghe lại.

10. Sau mỗi bài giảng sẽ có tutorial nghĩa là bài thực tập dựa trên bài giảng đã học trong tuần. Ngoài ra, tutor sẽ giải thích cái mà bạn không hiểu. Nên bạn không hiểu thì bạn phải hỏi. Đây là cái khổ cho ai dở tiếng Anh. Ngoài ra, giáo dục VN của bạn đó làm cho bạn ấy thiếu tự tin nên cho dù không hiểu, không dám hỏi. Mỗi lới tutorial dài 1-2 tiếng đa số là 2 tiếng.

11. Cách tổ chức của họ là mỗi bài nối tiếp nhau, không hiểu những bài đầu là lên cao hơn là sẽ càng không hiểu -> áp lực stress.

Tổng số thời gian phải vào trường học mỗi tuần

12. Như vậy, vào mỗi tuần, bạn lấy 4 môn chuẩn học giảng đường 3 tiếng và tutorial 2 tiếng = 5 x 4 = 20 tiếng một tuần chỉ đi học. Chưa nói đến học ở nhà.

13. Giáo viên không nói y chang những gì ở trong sách giáo khoa mỗi môn cho bạn. Ở cuối bài giảng họ sẽ nói thế này, tụi mày về đọc chương 1-2 của sách giáo khoa. Đọc hay không là tùy bạn.

14. Với những bạn yếu tiếng Anh, đọc sẽ chậm. Vì vậy, sẽ phải tốn khoảng 15 -20 tiếng ở nhà để đọc sách, đọc lại bài giảng và làm thử tutorials. Nếu bạn đi làm thêm ví dụ hai ngày full time = 15 tiếng thì mỗi học kỳ bạn sẽ phải tốn 15 + 20 + 20 = 55 tiếng hay khoảng 8 tiếng x 6 ngày một tuần chỉ là để học và đi làm.

15. Đó là chưa kể đến thời gian bạn phải đi lại nếu ở nhà xa trường đại học.

16. Chưa hết, như mình đã nói, trong học kỳ bạn phải có assignment. Trong post tiếp theo, để dễ theo dõi mình giải thích rõ ràng assignment là gì. Cái này rất mới mẻ với giáo dục đại học ở VN bạn nào biết là bây giờ VN đã có (thời mình không có) vui lòng đính chính.


Nikonian2006

12-03-2014, 10:23 AM

Assignment giữa học kỳ là gì?

17. Nguyên tắc họ dạy học là phải hành bằng thực tế. Đó là mục đích của assignment (hay còn gọi là project) cho mỗi môn. Đối với con của bạn mà (ví dụ bạn giàu ở VN) nó học trung học ở nước ngoài hoặc con bạn học trung học từ nhỏ nó sẽ rất quen thuộc với khái niệm project. Nên lên đại học nó lướt rất nhanh, vì đã quen. Với ai mà học ở VN từ lâu mới sang thì sẽ gặp khó khăn với khái niệm project.

18. Em xin lấy ví dụ ở môn vi tính chẳng hạn. Tất nhiên là những môn nặng như y khoa hay luật thì assignment càng khó hơn nhiều và đòi hỏi thời gian học phải nặng hơn. Nay em ví dụ bạn học môn lập trình cho Apple.

19. Vào khoảng 2/3 học kỳ, khi mà bạn đã hiểu được nhiều khoảng 8-9 bài giảng và làm đủ tutorial, giáo viên sẽ đưa một nhiệm vụ cho bạn là từng mỗi đứa phải viết ra một app cho họ theo yêu cầu ghi trong assignment. Cái app đó hoàn toàn nằm ngoài những cái bạn đã học trong 8 tuần để tránh bạn copy cái đã học. Chỉ khi nào bạn hiểu 8 bài giảng kia thì bạn mới làm được assignment.

20. Cho nên em đã nói ở trên, trường nó rất khôn. Nó không thèm ép bạn phải vào giảng được hoặc đi học tutorials. Đi hay không tùy bạn, xã hội tự do. Nhưng bạn không hiểu bài giảng -> không làm tutorial được. Không hiểu tutorial - không làm assignment được.

21. Trong assignment sẽ thể hiện sự sáng tạo của bạn. Thằng nào giỏi dở sẽ thể hiện trong bài. Không cần biết bạn viết codes thế nào, bạn phải làm cho cái app kia nó chạy theo đúng yêu cầu.

22. Nhiều lúc bạn viết nó không chạy (vì chưa đủ kinh nghiệm) bạn muốn điên lên. Bạn phải bỏ thời gian nhiều ra để làm -> chính qua đó bạn sẽ giỏi. Hiểu bài.

Trừng phạt

22. Không được phép nộp trễ assignment. Mỗi ngày trễ với ngành thường phạt 5% số điểm. Với ngành luật, phạt 10% số điểm. Lý do là nếu bạn làm luật sư, tòa án không chờ bạn nếu bạn trễ. Không có việc sorry. Ngày nào là phải đúng hẹn. Ngay từ trong trường luật nó đã đào tạo bạn khả năng nói không với "hứa hẹn" rồi. Như vậy, bạn trễ 7 ngày = mất 35% điểm.

23. Bạn phải đạt 50% (trên 100%) assignment bạn mới pass môn đó.

Với những môn không kỹ thuật

24. Ở trên mình ví dụ môn kỹ thuật bạn phải thực hành không viết văn.

25. Với môn xã hội vì mình không học ngành khác nên mình thật sự không biết. Mình nói ngành luật. Assignment là bạn phải viết bài luận. Một môn thì bài luận của bạn từ 2000 đến 3000 từ (là rất dài hic). Trung bình 2500.

26. Với ngành luật, bạn không thể nói với giáo viên bạn không giỏi viết tiếng Anh, nếu bạn viết luận mà sai chính tả tiếng Anh hoặc viết không rõ ràng không ai hiểu bạn nói gì -> bị trừ điểm ngay lập tức. Trong khi với ngành thấp hơn như vi tính chẳng hạn giáo viên sẽ bỏ ra lỗi tiếng anh của bạn nếu họ biết bạn không phải dân bản xứ.

27. Như vậy, mỗi học kỳ 4 môn bạn sẽ viết 10,000 từ bài luận ở giữa học kỳ. Đối với một em học sinh quen học ở VN đó là rất nặng.

28. Chủ đề bài viết hoàn toàn nằm ngoài những gì đã dạy trong mỗi môn chỉ có liên quan đến môn học thôi.

Cách kiểm tra ăn cắp bài của người khác

29. Đễ tránh đạo văn, bài nộp vào phải nộp bản vi tính vào trong hệ thống đặc biệt của trường. Trong đó, nó chứa cơ sở dữ liệu khổng lồ tất cả các bài luận để dò ra xem có ăn cắp không plagiarizm. Mỗi năm bài luận mỗi khác cho nên không ăn cắp của năm trước.

30. Em đã có nói, trong trường luật chẳng hạn, nếu chỉ bị một lần bắt được ăn cắp bài của người khác, thì vĩnh viễn sẽ không có giấy phép hành nghề. Em nghĩ là cũng có người cũng ăn cắp, nhưng rủi ro rất cao. Tiền bỏ ra rất nhiều, công sức bao nhiêu lỡ ngay học kỳ cuối bị bắt một cái. Xong. Finished. Về nhà đuổi gà hoặc đi kiếm ngành khác làm.

31. Làm assignment rất tốn thời gian cho nên cái mệt là ở chỗ này cho nên trong suốt học kỳ sinh viên lúc nào cũng có bài làm và bận liên tục. Càng học ngành khó càng bận.

33. Em bận chút, và cũng để mọi người đọc cho đủ, trong lần đến em sẽ nói cách thi exam cuối học kỳ.

34. Thành thật xin lỗi bạn đọc vì đã viết bài quá dài.


mimhnhut

12-03-2014, 11:00 AM

Ở Mỹ , bài làm phải đạt 70% mới pass, và chỉ đạt điểm C, trên 80% mới điểm B, muốn điểm A phải từ 90% trở lên. Thí dụ bài test có 100 câu, làm đúng 69 câu vẫn không đạt. Phải đúng từ 70 câu trở lên mới được điểm C, 80 câu tới 89 câu xếp loại B, từ 90 tới 100 sẽ được điểm A. Hệ thống điểm ở Mỹ tính theo thang điểm 4 điểm . Điểm cao nhất là 4 điểm.

Điểm A = 4 Điểm B =3 Điểm C = 2


tdong

12-03-2014, 08:37 PM

Theo kinh nghiệm của em nếu anh chị muốn cho con đi học nước ngoài và nếu có khả năng thì nên cho đi từ lớp 9. Cho dù ở Việt Nam học tiếng anh nhưng vẫn không thể nói và hiểu được liền. Em qua đây khi vưà xong lớp 8 ở việt nam. Lúc qua xin học ở trường trung học thì có người việt cho em làm hai bài thi toán và anh văn để sắp lớp. Toán thì không thàng vấn đề nhưng anh văn thì như thằng mù. Trong trương trình thì chia ra làm hai lớp general (lớp bình thường) và advanced (lớp học tiên tiến). Tiếng anh thì em học lớp general song song với tiếng anh esl (English as a second language). nếu đang học lớp general mà muốn qua lớp advanced thì phải đậu lớp general trước thí dụ lớp 9 toán bình thường đậu thì mới được lấy lớp 9 advanced nếu đậu thì tiếp tục học advanced lớp 10 không thì phải quay lại lớp 10 general. Khi xin học đại học thì mình phải cần 6 môn lớp 12 advanced ( nhưng lúc em học thì em có lớp 13, toán 9,10,11,12 13 chi ra làm 3 mathematics, calculus, linear algebra, sinh vật thì 9,10,11, 13 có nhiều môn không nhảy và không có lớp 11 hay 12 và chỉ có lớp 13) . Khi em xin thì chọn 3 cái toán, sinh, hoá, lý. Khi vào đại học thì calculus, linear algebra gần như là giống lớp 13 em đã học. Lớp 13 còn gọi là OAC chỉ để cho học sinh nào muốn vào đại học lấy còn nếu như chỉ muốn vào cao đẵng thì chỉ cần lớp 12 là đủ. Bây giờ thì đã không còn lớp 13 nữa. Lúc đang học đại học thì tự mình học là chính không còn ai quản thúc mình nữa. Có nhiều lớp không phải chuyên môn vì ham chơi em chỉ học ở nhà và chỉ vô thi và làm assignment mà thôi. Sau khi học xong năm thứ hai em xin làm teaching assistance (giám thị nhưng em chấm luôn bài cho ông thầy và coi thi và có khi đứng lớp vì ổng không đi dạy) cho lớp năm đầu đại học. Việc làm thì xin dễ thôi chỉ cần cái lớp mình làm giám thị điểm mình phải là A trở lên (Canada A-80%+, B-70-79,C-60-69,D 50-59, F failed). Khi làm TA thì mình được quyền xin làm đến 20 tiếng / tuần. Nhưng vì trường đại học của em có hai chi nhánh Anh và Pháp cho nên em làm luôn bên kia. Bên tiếng pháp là lớp French Immersion đi học tiếng Anh. Cho nên em như đi làm full time. Được cái làm em ăn gian một chút. Khi làm bên tiếng pháp em không làm TA mà làm lab monitor (coi phòng máy vi tính) chỉ ngồi coi và hướng dẫn học sinh về cách dung máy vi tính. Sẵn đó chấm bài luôn. Vì là mồi côi cho nên khi vô đại học em chả biết là mình muốn học cái gì cho nên chỉ biết theo bạn học về programmer cho dễ kiếp việc làm. Nhưng khi ra trường (2001) thì rất khó kiếm vì thị trường không có cần người lập trương trình nữa. Cũng khoảng 1 năm sau em mới xin vô được làm IT. Bây giờ thì cũng mò lên được chức “Dám đốc” nhưng chỉ đốc có mình em vì bây giờ em làm hết mọi thứ từ setup server, viết lập trình, sữa máy etc.


Nikonian2006

13-03-2014, 06:14 AM

Lợi thế khi đi từ nhỏ

1. Cám ơn anh tdong với bài viết hay ở trên về kinh nghiệm chính bản thân ở giáo dục trung học. Anh tdong nói rất chính xác ở việc nên đi từ nhỏ càng nhỏ càng tốt vì hai lợi thế. Thứ nhất, nó càng dễ học tiếng Anh. Thứ hai, nó sẽ quen với cách học ở trung học và lên đại học rất dễ dàng học hơn những anh như anh minhnhut phải đi khi lớn tuổi và gặp khó khăn hơn khi học đại học.

2. Em giả sử như con các bạn có khả năng học các ngành khó như luật sư, bác sĩ và nha sĩ (dược sĩ nằm dưới một bậc) nếu con của bạn không may mắn giỏi tiếng Anh thì nó không thể học được những ngành này.

3. Như em có nói hôm qua, với ngành luật em biết, trường nó không thông cảm cho bạn là người không nói tiếng Anh, tất cả sinh viên bất kể là ai nếu làm assignment và bài exam cuối học kỳ viết sai chính tả hoặc viết không rõ ràng nó không hiểu đang nói cái gì. Nó trừ điểm ngay khoan nói đến làm bài đúng sai. Đó là một thiệt thòi của người không sinh ra từ nhỏ đến lớn. Khi em học học kỳ đầu tiên, em có nói trên forum từ lâu, thầy giáo của em phê vào bài assignment đầu tiên trong môn cơ sở nền tảng của luật pháp tụi nó gọi là laying down the law (nghĩa là luật pháp tụi nó xây dựng trên cơ sở như thế nào). Ông ta ghi "hey, mày cần phải nâng cao tiếng Anh". Lúc đó là em đã học xong một bằng đại học rồi đó không phải em mới qua đâu.

4. Như vậy, có phải từ một cái thiệt thòi tưởng là nhỏ (tiếng Anh) nhưng lại là rất lớn với một số người. Nó không thua dân bản xứ về trí thông minh và nỗ lực cá nhân nhưng lại thua về ngôn ngữ mẹ đẻ. Bọn kia nó chỉ hơn là vì nó sinh ra từ nhỏ đến lớn. Cho nên bạn vào các trường nói trên, đại đa số tụi vào học toàn là dân sinh ra từ nhỏ đến lớn.

Cái hại của việc cho đi sớm

5. Anh blackleg có nói hãy nêu cái xấu của giáo dục. Em nghĩ ra một cái như dưới.

6. Vì xã hội đó là tự do, cho nên đứa bé đó cũng tự do tiếp xúc với bất cứ thói hư tật xấu nào xung quanh nó bao gồm cả hút chích. Tây giáo dục nó đề cao tính tự lập và độc lập cho nên đứa nào còn nhỏ ngoan thì không nói nếu nó dễ hỏng và nó hỏng ngay, không ai ở gần nó định hướng cho nó thế nào là xấu. Đây là canh bạc mà bạn phải chấp nhận. Nó còn nhỏ quá.

6A. Em thêm đoạn này, cái hại tiếp theo của cho đi từ rất nhỏ là do giáo dục ở VN "con đặt đâu ngồi đó", nói gì nghe đó, không xây dựng cho nó tính độc lập phải tự xoay sở cho nên bản thân đứa bé khi bước vào môi trường nó phải chiến đấu một mình nó chưa đủ sức hay kinh nghiệm. Khi nó chưa tự xây dựng khả năng đương đầu với khó khăn thì nó cảm thấy việc nó đang làm là quá lớn với nó.

7. Để giải quyết việc này, bạn nên xem tính cách con của bạn. Nếu từ nhỏ ở VN nó đã năng động và thông minh thì bạn cho nó đi càng nhỏ càng tốt. Những đứa bé mà suốt ngày bảo bọc nó như trứng không dạy cho nó tính độc lập tự suy nghĩ cái gì cũng cover cho nó thì mấy đứa đó cho đi vào môi trường độc lập như xã hội tư bản là coi chừng. Yếu thế tối thiểu nhất của việc đó là nó sẽ không phát triển nhanh bằng đứa con năng động kia. Vì nó không năng động, nó không giỏi -> nó sẽ không thể vào đại học tốt hơn ở nơi cần học sinh giỏi hoặc học ngành khó.


Nikonian2006

13-03-2014, 09:01 AM

1. Trong bài viết tiếp theo hôm nay, em nói đến hai tiêu đề là cách thức thi cuối học kỳ và cách phòng chống gian lận. Bạn nào thích tiêu đề nào thì đọc tiêu đề đó em phân ra rõ ràng không xen lẫn nhau.

Đính chính

2. Để em nói cho rõ. Bài viết của em là từ kinh nghiệm học đại học của bản thân cho nên nó chỉ đại diện cho trường mà em đã học. Em không biết các trường khác và ở nước tư bản khác có giống vậy không. Ở mặt này về sau sẽ có các anh ở các nước khác tham gia. Em chỉ biết là các trường đại học khác mà cùng trình độ thì cách giáo dục tương tự như nhau nhưng em không có bằng chứng bằng kinh nghiệm.

Chuẩn bị thi cuối học kỳ

3. Sau 13 tuần học, em được nghỉ một tuần trước khi thi. Trong trường em học, và nhất là ngành luật, không có việc cuối học kỳ giáo viên chỉ cho học cái này bỏ cái kia từ 13 chương học. Mặc nhiên tất cả đều phải học để thi. Ai muốn học tủ thì cứ vô tư chơi thử.

4. Vì chỉ có một tuần mà đến bốn môn cho nên theo kinh nghiệm em học, từ bốn tuần trước khi kết thúc học kỳ là phải bắt đầu tự ôn bài ở nhà. Nghĩa là phải thêm thời gian học ở nhà. Từ thời gian ngày trở đi là bắt đầu stress vì sợ rớt.

5. Với ngành khác, rớt (dưới 50% tổng số điểm toàn học kỳ cho một môn), nếu 40-49% sẽ được cho thi lại gọi là supplementary exam sau khi biết kết quả và trước học kỳ tiếp. Đó là do các môn học nối tiếp nhau cho nên fail một môn sẽ không được phép học môn sau đó. Tiếng Anh gọi là môn prerequisite subjects. Có nghĩa là khi đăng ký học môn mới phải thỏa mãn các môn prerequisite mới học được. Nếu không là không hiểu và thua thiệt học sinh khác đã học đủ. Với ngành luật, không có cho thi lại như thế kia. Rớt là phải học lại toàn bộ môn học đó ở học kỳ sau.

6. Cái hại của việc học lại như thế kia là vừa tốn thêm thời gian 13 tuần vừa tốn nhiều tiền đóng học lại. Vì vậy cho nên áp lực sợ rớt phải cao hơn.

Trong phòng thi

7. Có hai loại thi một là tự do mở sách open book và hai là đóng sách tự nhớ trong đầu closed book. Ở trong trường luật, tất cả các môn thi đều tự do mở sách. Muốn đem gì vào trong phòng thi cứ vô tư. Xem tiêu đề chống gian lận em giải thích rõ ràng tại sao cho mở sách. Theo em biết, đây là cách đào tạo luật sư rất khác ở VN.

8. Trong phòng thi closed book, mỗi đứa ngồi một bàn vuông riêng biệt chỉ đủ để giấy viết bài. Thí sinh chỉ được phép mang viết để trên bàn. Không được phép mang bất cứ thứ gì khác. Giấy nháp trường cấp luôn. Thiếu xin thêm. Cái bàn đó không có tủ chỉ có bốn chân và mỗi thí sinh ngồi cách nhau ở khoảng xa không thể nào thấy bài của người khác được. Không thể nào giấu bài trong học tủ. Mọi thứ đều thấy rõ ràng. Không được phép sử dụng điện thoại.

9. Mỗi thí sinh phải để thẻ sinh viên có hình lên bàn và giám thị trong lúc đang thi sẽ đi từng bàn kiểm tra hình từng thẻ một để chống thi giúp người khác. Thẻ sinh viên ở đây làm bằng thẻ điện từ (như thẻ tín dụng) và có thể bỏ tiền vào trong đó để dùng trong đại học nên em không biết có thể làm giả được không.

10. Tùy theo môn thời gian thi là hai tiếng viết bài + 1/2 tiếng đọc bài reading time. Trong thời gian reading chỉ được phép đọc không được phép viết. Trong ngành luật, thời gian thi cho viết là 3 tiếng + 1/2 tiếng reading time.

11. Vì đại học ở nước ngoài rất đông cho nên phòng thi có hàng trăm sinh viên ngồi một lúc trong một phòng thi còn lớn hơn cả rạp hát. Giám thị nói chuyện phải dùng microphone.

12. Em thật sự không biết có ai giấu tài liệu trong áo không. Nhưng trong suốt thời gian em học nhiều năm, em chưa bao giờ thấy có sinh viên nào bị bắt và bị đuổi ra khỏi phòng thi ngay vì có tài liệu. Theo em nghĩ, với kiểu bố trí bàn như thế kia và không cho phép mang giấy vào phòng thi thì rất khó lấy tài liệu ra dùng. Giám thị đi từ sau đến là thấy ngay.

13. Nếu có bị bắt và bị mời ra phòng thi, thì do phòng thi cực kỳ im lặng, sinh viên khác sẽ thấy ngay sự kiện. Nhưng em vẫn không chắc có ai bị bắt không.

14. Phần post tiếp đến em nói về chống để giảm gian lận.


Nikonian2006

13-03-2014, 09:40 AM

Chống gian lận và tại sao trường luật lại chỉ cho thi mở sách tự do?

1. Theo em biết thì trường đại học càng có tiếng (thứ hạng ranking cao) thì chính sách của họ về việc này càng khó khăn hơn vì đó là uy tín của trường. Ngành học càng khó hơn thì chính sách này cũng khó hơn. Em xin nêu ra kinh nghiệm bên dưới.

2. Theo em nghĩ, việc copy tài liệu trong phòng thi closed book exam em nghĩ là rất hiếm thấy. Nhưng việc nhờ người khác làm assignment giúp em nghĩ đây là chổ hở để gian lận. Em ví dụ như trong nhà em có anh/chị đã học ngành đó trước, họ sẽ giúp làm assignments và rất khó phát hiện.

3. Chính vì lý do này cho nên trường họ chỉ cho assignments tối đa 30% tổng số điểm và thi exam là 70%. Nghĩa là thực lực chính phải nhấn mạnh vào thi exam.

4. Thứ hai, ở xã hội tư bản, đi làm phải bằng thực lực. Nếu người kia có bằng nhưng không có khả năng thật sự, employers chủ nó sẽ phát hiện ra trong sáu tháng thử việc và nó cũng đuổi thôi.

Cách chống gian lận trong trường luật

5. Trong trường luật, viết bài luận essay trong assignments giữa học kỳ chỉ chiếm 20-25% tổng số điểm. Thi cuối học kỳ 75-80 nghĩa là cho dù có nhờ người khác viết thì nếu không hiểu bài thi exam vẫn rớt.

6. Em đã có nói trước đó, cái này là em biết cho tất cả các trường luật bởi vì đó là quy định của tòa án. Trong thời gian học luật, nếu bị phát hiện gian lận, sẽ bị từ chối cấp giấy phép hành nghề luật sư. Xin xem tiêu đề tiếp theo em dẫn chứng cụ thể. Vì vậy, ai muốn thử rủi ro gian lận khi làm essay thì cứ thử. Lỡ xui một cái là tốn bao nhiêu tiền học cũng không làm được nghề đã học.

Sự khác biệt về nguyên tắc nền tảng đào tạo luật sư so với ở VN

7. Quan điểm của trường luật thế này. Khi mày ra ls, sách vở tài liệu phán quyết nằm ngay ở đó không phải giấu, cho nên cái quan trọng là mày có phân tích được tình huống và tìm ra lý lẽ để cãi hay không. Chứ khách hàng không trả tiền cho mày để mày đi trả bài văn bản luật quote ra một đống đạo luật. Khách hàng nó thông minh nó có thể đọc được. Cái khách cần là mày áp dụng đống luật kia vào sự kiện của nó ra sao. Và mày có khả năng tìm ra được vấn đề pháp lý trong một đống thực tế kia hay không. Cái đó mới là cái ăn tiền. Thứ hai, là một ls, mày phải có khả năng viết và nói rõ ràng rành mạch vì đó là nhiệm vụ của mày.

8. Chính vì điểm 7 cho nên trước khi vào trường luật học, phải đậu LSAT bạn xem link ở đây giải thích rõ nó là gì http://www.lsac.org/jd/lsat/about-the-lsat/. Đây là bài kiểm tra khả năng phân tích tình huống, tư duy và lý luận tự nhiên của một sinh viên trước khi học luật. Một sinh viên không có cái này rất khó khăn khi học luật ở xứ tư bản.

9. Cũng vì điểm 7, khi thi exam, trường cho phép tự do mang tài liệu vào. Bạn muốn đem bất cứ cái gì vào cũng được không ai kiểm tra. Vô tư. Trong bài exam, không có chuyện nó hỏi bạn lý thuyết luật pháp hay chỉ nói cho nó biết luật nào ở đâu. Cái đó trong sách kia. Nó đưa ra tình huống pháp lý mà mỗi luật sư sau này sẽ gặp phải thật sự ở ngoài đời. Và cũng chính thi exam bằng tình huống cho nên exam cho đọc 1/2 tiếng reading time. Vì đây là lúc sinh viên nó phải đọc facts và nó tìm ra lý luận pháp luật và tìm ra luật pháp để bào chữa trong tài liệu nó mang theo vào phòng thi.

10. Sinh viên phải đưa ra lý lẽ cho cả hai bên trong vụ án. Bởi vì sau này không biết nó ra trường nó sẽ đại diện cho bên nào cho nên bên nào nó cũng phải được đào tạo. Không phải chỉ nói một bên. Nói một bên được 50% số điểm exam.

11. Chính vì việc cho thi open book thế này sẽ phát hiện ra thằng nào thông minh và có khả năng phân tích xuất sắc hơn thằng nào chứ không phải là con mọt sách chỉ nói trong sách ra. Và cũng chính vì việc này cho nên không thể nào có gian lận trong khi thi exam.

Bằng chứng về việc gian lận khi học luật sẽ từ chối cấp giấy phép hành nghề

12. Em xin gửi hai phán quyết của tòa án trong hai links bên dưới cho thấy rõ sinh viên bị phát hiện gian lận trong khi học luật sẽ bị cấm hành nghề luật:

http://skepticlawyer.com.au/2007/12/18/plagiarist-law-students-beware/ http://www.paclii.org/journals/fJSPL/vol11no2/pdf/jowitt.pdf

13. Trường hợp thứ nhất là hai sinh viên làm chung bài essay với nhau kết quả hai người bị zero cho bài và ghi vào record kỷ lục đạo đức khi học.

14. Trường hợp thứ hai là cô này làm bài luận bê nguyên một đoạn văn của người khác viết online vào trong bài (đạo văn). Cô ta đi cả hai tiểu bang khác nhau xin giấy phép hành nghề và đều bị từ chối cả hai. Xong, kết thúc. Finished.

15. Ở nước ngoài, giấy phép hành nghề là tòa án cấp mỗi năm. Và mọi người biết rồi em đã nói, không anh hai chị ba nào có quyền can thiệp vào phán quyết của tòa án. Chính vì những ràng buộc và hậu quả quá lớn như vậy cho nên nó mới đào tạo ra đúng thực lực. Không có việc học giả bằng thật.

16. Nếu các bạn có gì thắc mắc trong bài viết của em xin vui lòng post lên để hỏi.


Nikonian2006

14-03-2014, 06:48 AM

1. Các bạn ở nước ngoài theo dõi topic về quốc tịch VN còn nhớ mình đã có nói cho dù có hay không còn mang quốc tịch VN nếu một người về Việt Nam mà phạm tội hình sự thì cũng bị bắt như thường? Bạn hãy theo dõi tin ở VN hiện tại sẽ thấy ba người quốc tịch Malaysia ăn cắp thẻ tín dụng đi mua hàng ở VN vẫn bị tòa án ở TPHCM phạt tù như thường. Khi một người phạm tội ở nước sở tại thì không ai cứu được cho dù mang quốc tịch nào cho nên các bạn đừng ngại phải giữ quốc tịch VN nếu trong hoàn cảnh cụ thể của bạn là bạn cần phải làm vậy. Nếu bạn không làm gì ảnh hưởng đến quyền lợi của ai thì không ai tự nhiên hỏi thăm sức khỏe bạn khi bạn về VN.

2. Hôm qua em có nói về cách tổ chức trong phòng thi giúp chống gian lận. Trong đó em có nói là khi vào phòng thi ở đây mà thi đóng sách (dựa vào trí nhớ) là chỉ được mang viết để lên bàn tất cả mọi thứ khác đều do trường cung cấp. Các bạn hãy vào trong link ở đây xem hình sẽ thấy rõ ràng hơn như lời em nói:

- cái bàn hoàn toàn rỗng ở dưới không giấu gì được.

- trên bàn chỉ có viết và giấy làm bài thi (do trường cấp) không có bất cứ tờ giấy nào khác.

- ở trên góc là mẫu giấy nhỏ ghi số báo danh của bạn. Và bạn phải ký vào trong đó ghi rõ ràng ngày giờ thi. Cái này sẽ giúp xác nhận chính bạn là người đã ngồi ở trong phòng thi đó bởi vì bài làm của bạn không phải ký tên và loại bỏ trường hợp có người nhét bài vào trong số bài để chấm mà bài nhét đó không phải từ người đã thi trong phòng.

- một thẻ nhỏ hình chữ nhật trên bàn chính là thẻ sinh viên có hình và làm bằng từ như thẻ tín dụng và có thể bỏ tiền vào trong đó để dùng không cần phải mang tiền mặt đi trong trường đại học nguy hiểm.

- khoảng cách ngang giữ hai thí sinh xa vậy thì không thể nào nhìn bài của bạn kế bên.

http://www.news.com.au/national/suicide-alerts-spike-during-exam-periods/story-e6frfkvr-1226219466357

Về việc học tiếng Anh ở VN

3. Em mở ra đề tài mới trong topic mà em nghĩ rằng sẽ có nhiều bạn ở VN quan tâm và vấn đề cho con bạn học tiếng Anh ở VN từ nhỏ mà bạn nghĩ bạn đủ tài chính cho nó đi học ở nước ngoài khi nó lên lớp 9 trở lên đến 12.

4. Em có biết là hiện tại ở VN học dưới đại học rất nặng, học thêm liên tục, nhưng mà kết quả đào tạo ra cũng thấp như thường. Ngày xưa em đi học trung học đâu có vậy đâu trời. Cái này là em nghe nói vì em không sống ở đó nên không chắc 100%.

5. Nếu bạn ngay từ bây giờ đã xác định cho con đi học thì đừng quan tâm lắm đến thành tích học tập của nó trong lớp. Nếu có nằm ở chót lớp vì không đi học thêm bạn cứ để vậy miễn sao nó lắc lư bám trụ là OK. Thời gian ngoài lớp của nó, ngoài việc học bài tối thiểu trong lớp, bạn phải dành cho nó nhiều thời gian học tiếng Anh.

Học tiếng Anh sao cho hiệu quả?

6. Không phải bạn cứ gửi nó vào bất cứ trường TA nào thì sẽ OK. Bạn đừng làm vậy. Không hiệu quả.

7. Tùy theo nước bạn muốn cho nó đến, nếu Mỹ-Canada bạn chỉ cho nó học cái gì liên quan đến TOEFL. Tất cả những cái khác bỏ. Nếu đi Úc cho nó học hướng về IELTS. Không học bất cứ cái gì khác. Đừng nghĩ là bỏ nó vào mấy trường có giáo viên Tây nói lung tung là OK. Not OK.

8. Về IELTS em chỉ biết có hai trung tâm bạn gửi ở Saigon (Hanoi em thua) là British Council và trung tâm kia em quên để em đi tìm. Bạn nào biết gửi tên giúp em vào topic. Đừng học ở nơi nào khác.

9. Em biết là truyền hình cáp ở VN rẻ lắm. Bạn gắn vào và cho đứa bé xem chương trình dành cho trẻ nhỏ. Ở nước ngoài họ có riêng chương trình này free cho con nít và được chọn lọc theo đúng cho con nít. Có hai cái lợi. Thứ nhất, nó cần phải làm nghe tiếng Anh chuẩn của con nít để nó ngấm vào từ từ. Thứ hai, nó cần phải làm quen với văn hóa của Tây.

10. Đi ra tiệm sách mua sách tiếng Anh đúng tuổi cho nó về cho nó đọc. Nhớ quan trọng nhất là phải đúng tuổi. Ở nước ngoài nó phân loại sách đọc theo đúng tuổi rất chính xác.

11. Nếu mà bạn nào trong forum nằm trong diện chuẩn bị cho con đi học này mà còn thắc mắc gì nữa về kỹ năng học tiếng Anh thì vui lòng post lên cho em biết.


mimhnhut

14-03-2014, 10:42 AM

5. Nếu bạn ngay từ bây giờ đã xác định cho con đi học thì đừng quan tâm lắm đến thành tích học tập của nó trong lớp. Nếu có nằm ở chót lớp vì không đi học thêm bạn cứ để vậy miễn sao nó lắc lư bám trụ là OK. Thời gian ngoài lớp của nó, ngoài việc học bài tối thiểu trong lớp, bạn phải dành cho nó nhiều thời gian học tiếng Anh.

.

Dòng bôi đậm không đúng nếu cho con đi du học ở Mỹ. Nếu bạn muốn con sang đây học trường hổn tạp như community college thì câu trên đúng, nhưng còn trẻ mà sang đây học chung với các ông già nhập cư, hay tụi Mỹ học dở, drop trường high school thì quá tệ. Nếu bạn muốn con sang đây học đại học chính qui ( ở bang cali là hệ thống trường UC và CSU), thì ngoài tiếng ANh ( đạt chuẩn TOEFL) phải có điểm học các môn toán, lý , hóa, văn tốt. Như con trai tôi, cháu sang đây năm ngoái, 2013, cháu 17 tuổi và đang học lớp 12 ở VN, cháu chỉ qua 1 kỳ test tiếng ANh và Toán, còn lại các môn học khác, như Lý, Hóa, Văn ( Việt Nam), vẽ, thể dục.v..v… thì được trường yêu cầu chuyển học bạ từ VN sang, sau đó trường sẽ chuyển đổi sang hệ điểm Mỹ và xem xét. Do cháu học giỏi ở VN, điểm trung bình cuối năm các môn là 8, 9 hoặc 10 khi chuyển sang hệ Mỹ ( hệ 4 điểm) thì được xếp loại A ở hầu hết các môn, và vì vậy cháu đũ điểm để lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông ở Mỹ, cháu chỉ học thêm các lớp AP để sau này transfer vào Đại học khỏi phải mất công học thêm. Khi cháu nộp đơn vào hệ thống trường University of California ( UC) thì họ cũng yêu cầu nộp bản học bạ từ VN chuyển sang, kết quả là họ xếp cháu vào top 9% của học sinh lớp 12 toàn bang Cali ( có nghĩa là cháu cao điểm hơn 91% học sinh ở Cali),họ ưu tiên dành cho cháu 1 chổ trong các trường UC. Họ chỉ yêu cầu cháu thi lấy bằng TOEFL ( cháu chưa thi ở VN), cháu thi kỳ thi này tậi Mỹ và đạt 105 điểm trên tổng số 120. Ở VN cháu chỉ học thêm anh văn ở Hội Việt Mỹ. Kỳ thi SAT cháu đạt 2200.

Nói thêm là muốn nộp đơn vào hệ thống trường UC thì học sinh phải có GPA từ 3 trở lên, có điểm SAT từ 1900 trở lên, và phải theo học liên tiếp 4 năm tại 1 trường trung học phổ thông giãng dạy bằng tiếng Anh ( nếu không thì phải thay thế bằng điểm TOEFL đạt chuẩn từ 95 điểm trở lên).

Con tôi nhờ điểm học các môn ở VN đạt điểm cao, khi mang học bạ sang Mỹ, họ chuyển điểm thành điểm GPA cao nên mới vào Đại học chính qui dễ dàng, chứ nếu không có điểm các môn học tốt thì dù tiếng ANh có giỏi như tụi Mỹ trắng mà GPA thấp thì cũng không được nộp đơn vào hệ thống trường UC, chứ đừng nói tới chuyện được xét ( theo tiếng Việt thì có nghĩa là bị loại từ vòng giữ xe).

Năm ngoái, trên báo chí Mỹ đã nêu tình trạng báo động về chất lượng học sinh ở 1 thành phố nhỏ, họ thống kê chỉ có 10% học sinh lớp 12 đũ tiêu chuẩn nộp đơn xin học đại học chính qui, bởi vì 90 % học sinh còn lại học quá kém các môn, điểm trung bình GPA thấp, điểm SAT thấp....

Điều đó có nghĩa là nếu con em chúng ta, giỏi tiếng ANh bằng tụi Mỹ nói trên đi nữa, mà học lực các môn khác kém, thi SAT điểm thấp thì cửa trường đại học chính qui cũng không mở để cho chúng ta nộp đơn xin học, chứ đừng mơ tới chuyện bước vào học.

Tóm lại, muốn con vào trường tốt ở Mỹ thì phải giỏi tiếng ANh, kèm theo ráng giữ điểm các môn học khác càng cao càng tốt. Tiếng Anh là diều kiện cần nhưng chưa phải đũ để vào trường đại học tốt ở Mỹ


Văn Khoa

14-03-2014, 11:11 AM

Để dẫn chứng cho những gì bạn mimhnhut viết, bảng sau đây cho thấy điểm GPA và SAT trung bình của các học sinh trường University High School ở Irvine được nhận vào một số ĐH tiêu biểu ở Mỹ trong 3 năm 2007-2009. Hiện giờ cũng không khác gì.

* Ivy League Schools

http://imagizer.imageshack.us/v2/xq90/802/collegeadmission.jpg


mimhnhut

14-03-2014, 12:02 PM

Để dẫn chứng cho những gì bạn mimhnhut viết, bảng sau đây cho thấy điểm GPA và SAT trung bình của các học sinh trường University High School ở Irvine được nhận vào một số ĐH tiêu biểu ở Mỹ trong 3 năm 2007-2009. Hiện giờ cũng không khác gì.

Cảm ơn bạn Văn Khoa đã gởi bảng thống kê điểm tuyển vào các trường Đại Học ở Mỹ. Điểm cao quá sức, trên 4 điểm ,có nghĩa là các em này phải lấy rất nhiều lớp AP ( được tính 5 điểm nếu học đạt điểm A). Năm 2010, tôi transfer từ trường community collge Golden West lên trường Đại học 4 năm, điểm GPA của tôi chỉ đạt có 3.7 do vậy chỉ có trường CSU Long Beach nhận vào, còn các trường UC thì tôi tự thấy không có cửa, nên không dám nộp đơn.


Văn Khoa

14-03-2014, 12:42 PM

@ mimhnhut: đây là điểm của các học sinh được nhận vào các ĐH sau khi tốt nghiệp Uni High chứ không phải tiêu chuẩn tuyển vào của các ĐH, dù có thể gián tiếp nói như vậy. Ban giảng huấn và quản trị của trường rất giỏi. Họ theo dõi trình độ học sinh tốt nghiệp của trường rất kỹ đến nỗi làm thống kê cho các học sinh năm sau. Chắc chắn là học sinh phải lấy các lớp có trình độ đại học (Advanced Placement) thì mới có thể có GPA hơn 4.0. Càng lấy nhiều lớp AP với điểm càng cao thì GPA càng lên. Theo các con tôi thì chúng chưa bao giờ thấy bạn bè nào có GPA trên 4.5, nhưng perfect SAT scores (2400) thì năm nào cũng có 1, 2 học sinh. Riêng hai đứa con tôi thì năm lớp 11 và 12 thì chưa bao giờ tôi thấy chúng đi ngủ trước 12 giờ đêm vì có quá nhiều bài vở. Con trai tôi vô Brown năm 2007 và con gái vô UCLA năm 2009.

Muốn có điểm cao ở trung học để để vào ĐH tốt không phải là dễ! Nhìn vào bảng là biết ngay, cũng ganh đua ráo riết lắm.


11002

14-03-2014, 04:24 PM

Các anh lưu ý giúp: Thread Tán Gẫu về Cuộc sống người VN ở NN...

Vui lòng không bàn về những vấn đề nhạy cảm chính trị ở VN nhé. Vui lòng không trích link dẫn đến những site chính trị khác.

Vui lòng chấp hành đúng Nội Quy để site vnphoto.net tồn tại.


Nikonian2006

14-03-2014, 07:10 PM

Các bạn quan tâm việc cho con đi du học

1. Đầu tiên là mình thành thật xin lỗi vì mình đã nói chưa chính xác vấn đề học bạ ở VN liên quan đến việc xin nhập học. Cám ơn anh minhnhut đã đính chính trong trang trước. Nhưng cũng rất quan trọng là mình viết bài lên public nếu có sai được các anh khác sửa ngay để thông tin cho đúng với bạn ở VN (mà có thể bạn đã chưa biết từ nguồn khác). Rất tai hại khi cung cấp thông tin mà sai.

2. Để mình xin đính chính lại thông tin dưới đây cho rõ ràng về việc du học ở Úc như sau:

2.1 Nếu bạn chưa học hết lớp 12 và sang đây xin học high school không phải đại học, điểm học bạ của bạn không cần xuất sắc. Nghĩa là bạn không nên quan tâm quá đến điểm học trong lớp ở VN. Thậm chí, nếu muốn, không cần quan tâm tiếng Anh vì nếu không đủ thì bạn học tiếng Anh lại trước vài đến vài chục tuần. Ở Úc, do con bạn đóng tiền nhiều hơn sinh viên bản xứ cho nên họ được ưu ái và xét duyệt đầu vào nhẹ hơn một chút.

2.2 Nếu con bạn đã học hết lớp 12 và xin vào đại học thì có hai trường hợp:

- Một, điểm học bạ phải cao tùy theo từng trường đại học yêu cầu. Để biết rõ ràng chi tiết từng trường đại học Úc nếu bạn ở Saigon, bạn hãy vui lòng liên hệ trung tâm IDP tại Saigon. Vui lòng không liên lạc bất cứ nơi nào khác. Ở đây free cho dù giả sử họ có chậm đi nữa, bạn cũng chỉ liên lạc IDP cho mình, hoặc

- Hai, nếu điểm học bạ thấp mình ví dụ điểm trung bình 6 hay 6.5 cho năm 12, các trường đại học Úc yêu cầu bạn học một năm cơ bản gọi là foundation studies ngay trong trường đại học. Sau khi bạn học xong và đạt số điểm cần thiết thì bạn vào thẳng khóa học đại học bạn muốn của trường đó.

Thông tin chi tiết về học foundation

3. Mình gửi link cho bạn xem rõ ràng về học foundation của hai trường đại học có tiếng của Úc là đại học Sydney và đại học ANU ở link dưới. Trong link đó, ở phần entry requirements bạn sẽ thấy có ghi VN và yêu cầu học hết lớp 12 điểm trung bình 6 đến 6.5:

http://www.anucollege.edu.au/courses/pathway-to-university/foundation-studies

http://www.taylorscollege.edu.au/-/media/TaylorsCollege/PDF/15998A_USFP%20Brochure%202014%20FINAL%20web.pdf

(Taylors là trường thuộc nhánh của đại học Sydney học xong sẽ vào học đại học Sydney)

4. Học foundation một năm, như ý nghĩa của từ là nó dạy cho bạn những cái cơ bản cần thiết bạn phải biết khi học đại học ở Úc. Những cái này khác với cách học ở VN và bao gồm cả dạy tiếng Anh dành cho cấp cao academic.

Nhiều trường high school tư ở Úc không nhận sinh viên du học

5. Để mình nói thật ngắn.

7. Úc theo hệ thống giáo dục Anh Mỹ cho nên hầu như giáo dục của nó rất giống Mỹ chỉ có cái là ranking đại học của nó không cao bằng. Đại học nhất thế giới chỉ ở Mỹ và Anh. Trường luật college of law mình học cũng chỉ đứng hạng 42 của thế giới.

8. Ở bậc high school, có trường tư private và trường công public.

9. Có nhiều trường tư nổi tiếng mình không hiểu sao nó không nhận sinh viên du học. Ví dụ Xavier trong link này. Đây là trường tư rất nổi tiếng ở tiểu bang Victoria. Một năm nó cho ra rất nhiều học sinh 12 vào học y và học luật. Học phí của nó bạn xem trong link là khoảng 23 nghìn một năm chưa kể phí khác (như phí đi cắm trại sinh hoạt hè vv). Đây là một giá rât đắt, gần bằng cả học phí một năm học đại học.

10. Bạn hãy nhìn vào link ở câu cuối cùng nó ghi rõ là trường này không nhận học sinh du học http://www.xavier.vic.edu.au/admissions/scholarships.html

11. Nếu các bạn thấy còn có gì chưa rõ ràng hay chính xác xin vui lòng cho mình biết. Bạn còn thắc mắc gì thêm cũng post lên cho mình biết.


Nikonian2006

14-03-2014, 07:36 PM

Kinh nghiệm học tiếng Anh

1. Trong bài viết bên dưới mình muốn chia sẻ lại kinh nghiêm học tiếng Anh của mình và minh hy vọng là nó sẽ giúp ích nếu bạn đưa cho con của bạn đọc những người mà đang ở VN như mình đã ở trước đây và muốn học tiếng Anh. Đây là mình rút kinh nghiệm và suy luận từ chính bản thân mình không phải lấy của bất cứ ai khác.

2. Như mình đã có nói với bạn, cho dù sau khi mình đã học xong một đại học ở nước ngoài tiếng Anh mình vẫn không đủ so với dân bản xứ và mình đã buộc phải cố gắng bám theo để đạt chuẩn đủ cho hoàn thành bằng đại học thứ hai. Chính vì vậy mình có nhiều kinh nghiệm bởi vì lúc nào mình cũng nói tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ.

3. Nếu con bạn dưới tuổi teen và nếu đi từ lúc đó, nó sẽ có thể dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ song song tiếng Việt.

4. Nếu con bạn đã ở teen trở lên đến lớn (mình nhóm này), ngoại ngữ sẽ là năng khiếu như là một kỹ năng. Nó không còn là ngôn ngữ tự nhiên như ta học tiếng Việt. Vì là năng khiếu, nên bạn phải thường xuyên trao dồi. Giả sử bạn giỏi đi nữa, nếu không liên tục sử dụng hay trao dồi, bạn sẽ bị mất kỹ năng tiếng Anh.

5. Mình xin ví dụ, ví dụ chúng ta nói tiếng Việt, cho dù vài chục năm sau không trao dồi, bạn vẫn còn tiếng Việt. Chỉ là từ mới ra ở VN bạn không biết. Mình ví dụ như các bạn nói đi phượt mình thật sự không hiểu là gì. Anh lao_ong cũng bị trường hợp không hiểu này và có lần đã nói trên forum. Thì tiếng Anh cũng vậy, con bạn 3-7 tuổi đi và nói tiếng Anh, sau này cho dù bỏ đi không dùng nó vẫn còn. Nhưng nếu bạn đã 15+ tuổi trở lên, bỏ đi thời gian là bạn lục nghề luôn.

6. Mình nói điểm trên để bạn biết là khi bạn đã lớn, cho dù giỏi đến đâu, phải thường xuyên sử dụng tiếng Anh.

7. Cũng ví nó là kỹ năng cho nên nếu bạn không có khiếu tiếng Anh khi ở nước ngoài (VK) bạn đừng buồn nhe, chỉ là bạn không may mắn không có kỹ năng thôi. Chỉ tiếc là bạn không có thì khó hội nhập cho nên mới xin ra một số tính xấu còn tồn tại của VK. Chưa hội nhập được nên chưa thay đổi được.

8. Thành công không phải chỉ xét trên giỏi tiếng Anh và học vấn. Có rất nhiều con đường thành công. Mình ví dụ như anh petrpm làm chủ vậy trong 15 năm qua mình cho rằng đó là thành công từ chính bản thân. Không làm biếng cho dù không may mắn về mặt ngôn ngữ. Như anh minhnhut qua sau này tuy đã lớn tuổi vẫn cố gắng vào đại học mình cho đó là thành công là một nỗ lực rất lớn trong hoàn cảnh cụ thể của anh ấy.

Lỗi rất phổ biến của người lớn tuổi học tiếng Anh

7. Mình cho rằng đây là lỗi rất phổ biến nhiều bạn không nhận ra ngay từ đầu.

8. Khi bạn học tiếng Anh, bạn hay dùng tiếng Việt làm trung gian. Nghe bạn phải nghĩ ra tiếng Việt trước khi hiểu. Khi nói hay viết, bạn cũng nghĩ từ tiếng Việt và bạn "dịch" ra tiếng Anh. Đó là sai từ nền tảng và nên tránh.

9. Ngôn ngữ là hình tượng nghĩa là khi bạn nói con cat, bạn hình dung ra con cat chứ không phải bạn nghĩ nó là con mèo.

10. Thứ hai, chính vì bạn dùng TV làm trung gian cho nên khi bạn viết ra tiếng Anh của bạn không phải của bản xứ. Nhìn vào sẽ thấy ngay trong lối hành văn tiếng Anh.

11. Vì bài viết dài, mình để bạn đọc trước. Sau đó mình sẽ nói về cách khắc phục lỗi ở trên. Sau khi xong, trong bài tiếp theo đó, mình sẽ nói cho bạn biết những cách mà bạn dạy cho con bạn tính độc lập cần phải có trước khi nó đi du học. Mình cũng như anh tdong và một số anh khác, mình đã phải xoay sở tự thân mình không cha/mẹ nào giúp đỡ không ai nói cho mình phải học cái này không học cái kia. Chính vì vậy, qua đó, mình mới tự suy ngẫm ra những gì cần phải có khi còn ở VN để ra đi một mình sẽ thành công hơn mà bản thân mình ngày xưa đã không có được khi còn ở VN.


mimhnhut

14-03-2014, 09:56 PM

Kinh nghiệm học tiếng Anh

8. Khi bạn học tiếng Anh, bạn hay dùng tiếng Việt làm trung gian. Nghe bạn phải nghĩ ra tiếng Việt trước khi hiểu. Khi nói hay viết, bạn cũng nghĩ từ tiếng Việt và bạn "dịch" ra tiếng Anh. Đó là sai từ nền tảng và nên tránh.

9. Ngôn ngữ là hình tượng nghĩa là khi bạn nói con cat, bạn hình dung ra con cat chứ không phải bạn nghĩ nó là con mèo.

10. Thứ hai, chính vì bạn dùng TV làm trung gian cho nên khi bạn viết ra tiếng Anh của bạn không phải của bản xứ. Nhìn vào sẽ thấy ngay trong lối hành văn tiếng Anh.

Hầu hết, nếu không muốn nói là 100% người Việt trưởng thành chúng ta khi sang nước sữ dụng tiếng Anh đều mắc phải những lỗi trên. Đọc, viết hoặc nghe chữ/từ gì cũng cứ dịch ra tiếng Việt, rồi mới đưa vào bộ nảo suy nghĩ coi nó là điều gì. Và khi nói, thì cũng cứ suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi dịch sang tiếng Anh. Và như thế thì rất khó mà tiến bộ. Hồi mới sang, tôi thường hay bị ông anh vợ và thậm chí cô vợ bực mình vì cái tật này. Họ chỉ, dạy điều gì mới bằng tiếng Anh, mình thì cứ nhất định biểu họ dịch sang tiếng Việt xem đó là gì....

Con nít thì khác, chúng nó học ngôn ngữ rất hay. Con gái 6 tuổi của tôi là 1 minh chứng. Ở nhà, nó chỉ biết tiếng Việt , không ai dạy nó tiếng Anh. Tới khi 6 tuổi, vào trường học, chỉ trong vòng 1 năm nó đã hiểu và nói khá nhiều tiếng Anh, và đặc biệt là phát âm tiếng còn đúng giọng hơn mẹ nó ( là người đã sang đây hơn 20 năm và tốt nghiệp Đại học. Lúc trước , bé còn nhỏ, chưa tới trường , bé thường hay đòi tôi mua đồ chơi, thế nhưng chỉ 1 năm sau khi đi học, nó đã gần như quên từ "đồ chơi " mà thay vào đó là từ " toys". Bé bắt đầu nói pha tiếng Anh thay cho những từ tiếng Việt mà bé bắt đầu quên, thí dụ : Ba ơi, tomorrow, ba nghỉ, ba dẫn con đi Disney Land , vô cái store mua toys nha! Đó là điều mà các bậc cha mẹ muốn con mình khi lớn lên vẫn sữ dụng tiếng Việt rất sợ, họ sợ dần dần lớn lên, thế hệ trẻ sinh ra ở Mỹ sẽ quên tiếng Việt. Có nhiều người, cực đoan hơn, ra qui định cho bọn trẻ ( nhất là ở lứa tuổi teen) , chỉ dùng tiếng Anh khi ra đường, hoặc đến trường, còn khi về nhà không được sữ dụng tiếng Anh. Họ thường đọc câu vè

Chỉ sợ đàn con quên tiếng Việt Đừng lo lũ trẻ dốt Anh văn.

Điều này quả thật đúng 100%. Người Việt ở Mỹ chỉ cần lo nhồi tiếng Việt vào lũ trẻ càng nhiều càng tốt, đừng sợ chúng sẽ dở tiếng Anh. Chúng sẽ có rất nhiều lợi thế nếu sau này lớn lên mà vẫn sữ dụng thành thạo tiếng Việt ( bên cạnh tiếng Anh là tiếng bản xứ của chúng). Thí dụ : Cùng 1 công việc trong sở Cảnh sát , những cảnh sát nào mà biết thông thạo thêm 1 thứ tiếng ( ngoài tiếng ANh) chẵng hạn như tiếng Mễ, tiếng Việt, tiếng Hoa, tiếng Nhật thì sẽ được thêm lương, promotion.... vì họ sẽ đắc lực hơn trong việc giao tiếp với những cộng đồng dân cư nói những thứ tiếng này...


Accord 2000

15-03-2014, 12:03 AM

Biết thêm 1 ngôn ngữ quả thật rất tốt khi ở NN. Em có 1 chị làm chung, chị này người Hoa sống ở Q5, khi qua đây thì con cái chỉ biết tiếng Hoa và Anh. Sau này có 1 đứa làm ở ngân hàng, khách chủ yếu của nó là người Hoa. Họ ở bên đây rất đông, nhưng khi qua đã lớn nên ko rành tiếng Anh. bác sĩ, luật sư cũng vậy, biết thêm 1 ngôn ngữ là có 1 lượng khách đáng kể.

Hôm nay rảnh em viết nốt phần cuối trong chuỗi bài dự định khi nói về giáo dục, và cuộc sống ở NN. Giáo dục thì các bác đã viết rất chi tiết và bổ ích. Em viết thêm về cuộc sống, nhất là những người sẽ đi định cư đang thắc mắc: cơ hội việc làm thế nào?

XH phương Tây theo em rất ít chú trọng bằng cấp. Hẳn mọi người đều nghe như vậy, và thực tế giống vậy. Tuy nhiên nó không đơn giản như kiểu VN mình, suy nghĩ theo kiểu tốt nghiệp 12 xong là làm trưởng phòng, giám đốc. Em xin ví dụ và cũng lý giải vì sao nó khác VN.

Ví dụ 1 là cái cô làm ngân hàng em vừa nói ở trên. Theo chị làm chung kể thì cô gái này hồi nhỏ ko ham học lắm (trong khi các chị em học rất giỏi, đạt học bổng toàn phần 3 đứa). Cô này tốt nghiệp 12 thì nghỉ đi làm. Sau đó xin vào bank làm ngu ngân (teller). Đây là vị trí nhỏ nhất trong bank, chỉ đòi hỏi high school. Và từ vị trí đó, cô ấy được cho hoc nâng cao (điểm 80% thì miễn học phí, thấp hơn thì tự trả). Bây giờ cô ấy có chức vụ bằng với các người tốt nghiệp đại học ngành ngân hàng. Em có gặp nên biết cụ thể như vậy. Như vậy bằng cấp ở đây ko hẳn quyết định vị trí công việc.

Ví dụ thứ 2 là ông sếp ngày xưa em quen. Ổng là dân di cư từ Đức. Tốt nghiệp kỹ sư ở Đức nhưng khi di cư thì khởi đầu bằng vị trí xuất nhập khẩu hàng hóa. Sau 10 năm thì ổng đang làm giám đốc cty về thiết bị viễn thông, cty doanh thu chừng 30tr USD, loại nhỏ ở NN.

Ví dụ trên cho thấy bằng cấp ở NN không phải là thứ bắt buộc để có thể ngồi vào 1 vị trí. Ko cần phải đi mua bằng giả để ngồi 1 vị trí cao hơn. Họ sẽ xem năng lực trước. Nói như vậy nhưng người VN và nhiều nước khác, khi qua NN (Mỹ, Úc, Canada...) thì không dễ kiếm việc. Rất nhiều người đi theo diện di dân có tay nghề cao, khi qua thì ko thể tìm đúng nghề mình thành thạo ở quê nhà. Họ phải làm đủ thứ nghề tạm, có người may mắn đổi đúng nghề yêu thích, có người bỏ cuộc, làm gì đủ tiền thì thôi.

Ở đây sẽ thấy rõ nghịch lý, có người sẽ nghĩ hay là phân biệt chủng tộc?

Theo em vấn đề nằm ở chỗ ngôn ngữ và phong cách làm việc. Những đứa trẻ tốt nghiệp 12 bên này, dù nó ko biết gì về nghề nghiệp, nhưng nó giỏi về ngôn ngữ, và nó làm việc rất trách nhiệm. KHác hoàn toàn với các em ở VN, tốt nghiệp 12 thả ra đời, chỉ làm thợ may và phụ hồ, chứ thi tuyển vào chẳng cty nào chịu nhận. Bởi vì có thể các em đủ giỏi để làm việc, nhưng tác phong công việc chưa hẳn đã trưởng thành. Các em đã tốt nghiệp ĐH rồi nhưng nhiều khi làm việc rất lao nhao, vô tố chức, và rất ít trách nhiệm. Nhiều khi kén chọn, cho là ko bù công ăn học. Bởi vì đa số các em từ nhỏ chưa đi làm cho tới khi tốt nghiệp. Nên sẽ có nhiều cái bỡ ngỡ. Trong khi tụi Tây từ lớp 10 đã đi kiếm tiền, trải qua nhiều va chạm, chúng lớn nhanh là chuyện thường thôi, ko có gì cao siêu cả.

Cái quan trọng là sự giáo dục ở NN đào tạo đứa trẻ những đức tính rất cần có cho công việc cơ bản: trung thực, có trách nhiệm. Ở VN học xong 12, có bank nào chịu cho vào làm việc ko? Hầu như cơ hội chỉ 1%, (mà chắc phải có quen biết nửa). Ko phải việc khó quá, học 12 làm ko được. Mà đơn giản là họ ko tin tưởng 1 đứa trẻ VN học hết lớp 12 đủ lớn để làm việc. Vì cơ hội cọ sát cho nó không có. Cho nên cách quản lý về giáo dục, việc làm...của VN làm đứa trẻ chậm trưởng thành hơn so với NN. Các cty liên doanh họ cứ hay chê người lao động VN thiếu kỹ năng là vậy. Vì có cơ hội nào để nâng cao đâu.

Như vậy người di dân sẽ bất lợi nhiều thứ, họ không giỏi về ngôn ngữ bản xứ, và họ không có lý lịch làm việc để chứng minh năng lực. Có thể họ giỏi thật, nhưng bởi vì ra đi từ 1 nước nghèo, mọi thứ đều có thể giả, thì em là nhà tuyển dụng, em có quyền nghi ngờ. Và nếu giữa 2 người, 1 là dân bản xứ, 1 là di dân mới qua. Em xin chọn dân bản xứ cho lành. Đó là 1 phản ứng hợp lý.

Cho nên khi nghe nói, ở tây nó không trọng bằng cấp như VN. Rất nhiều người VN sẽ cho là nói phét. Họ quen nhiều người khi di dân, ko thể kiếm việc đúng nghề. Vậy sao dám nói tây ko trọng bằng cấp. Chỉ vì họ chưa hiểu cái đặc thù riêng vậy thôi.

Người Tây mướn dân VN mới qua, thì cũng giống các bác chủ VN mà mướn mấy ông tây balo ở Phạm NGũ Lão vào làm việc, tiếng Việt nó ko rành, lại khong biết nó làm có bền ko, ko biết nó có ngẫu hứng trộm cái gì rồi nghỉ ko. Tóm lại có nhiều cái ko biết quá, nên tốt nhất kiếm anh người VN cho lành.

Do vậy nhiều người mới qua định cư, họ rất khó kiếm việc. Dù bằng cấp ôm 1 đống. Cái bằng ở đây chưa nói lên điều gì cả. Chưa nói lên họ là 1 người làm việc giỏi, có trách nhiệm... Đa số người có việc đúng nghề đều trải qua vài năm bôn ba. Trong những năm này, họ nâng cao ngôn ngữ, họ xây dựng cái lý lịch làm việc tuy không hoành tráng nhưng ổn định, và nếu họ học thêm bằng cấp ở nước sở tại, người tuyển dụng sẽ nghĩ họ chịu khó. Như vậy họ sẽ nghĩ mình đáng tin cậy hơn.

Và cái cuối cùng cũng quan trọng rất nhiều, đó là "net working". Người ta có sở thích tuyển dụng người được giới thiệu hơn là tự tuyển ở ngoài. Bởi vì được giới thiệu, coi như có thêm 1 bảo chứng về năng lực, cũng như phong cách của họ. Những người mới di dân, sẽ ko có cái lợi thế này. Cho nên phải chờ 1 quá trình làm việc, tìm hiểu vùng đất mới, có mối quan hệ rộng hơn, mọi thứ sẽ thuận lợi hơn.

Mong là những chia sẽ này sẽ giúp những ai sắp di dân, có sự chuẩn bị tinh thần, để khỏi bất ngờ thất vọng ở vùng đất mới. Ai cũng nói vùng đất hứa, tại sao khó khăn vậy? KHi hiểu về bản chất của nó, thì sẽ dễ lý giải thôi. Chẳng có sự kỳ thị gì ở đây đâu. Cũng chẳng có lỗi gì của CP ở đây cả.


Nikonian2006

15-03-2014, 06:32 AM

Giải thích thêm tại sao coi trọng bằng cấp khi làm việc chuyên môn cao

1. Trước khi em viết tiếp kinh nghiệm từ cá nhân về việc học tiếng Anh thì em đã đọc bài hay của anh accord và em chỉ xin giải thích thêm một chút thôi về lý do tại sao xã hội tư bản nhìn vào bằng cấp trước khi xin việc và sau đó nó thử tay nghề bằng probation khi làm việc. Không giỏi đúng như bằng cấp là nó sa thải ngay.

2. Nó xuất phát từ niềm tin và cơ chế xã hội. Như em đã nói trong các bài trước về chống gian lận. Ở những trường đại học lớn của nó, em tin rằng vẫn có gian lận vì gian lận là bản chất của con người bất kể là người nào. Tuy nhiên, ở những trường đó, hậu quả của gian lận là cực kỳ nghiêm trọng. Chỉ một lỗi nhỏ nó có thể hủy hoại cả sự nghiệp sau này. Cho nên ở những trường lớn đó, học giả bằng thật là hầu như không có.

3. Chính vì học thật bằng thật, cộng thêm trình độ đào tạo cao, cho nên người ra trường là người có trình độ chuyên môn thật sự và chuyên nghiệp professional.

4. Các công ty kia nó cần người phải có trình độ đạo tạo chuyên môn cao đang hoàng. Bằng chứng để chứng minh cho thấy người xin việc có chuyên môn cao là từ trường chính quy mà ra. Vì lẽ đó, nó phải coi trọng bằng cấp. Nói cách khác, nó tin tưởng vào trình độ đào tạo chính quy trong hệ thống giáo dục của xã hội nó.

5. Ngược lại, ở xã hội nào mà không có luật pháp đủ tốt nghiêm trị việc gian dối trong học vấn, dẫn đến giả mạo lung tung, thì buộc lòng công ty nó phải mất niềm tin vào bằng cấp. Đây là luân lý bình thường của con người.


Nikonian2006

15-03-2014, 07:15 AM

Kinh nghiệm học tiếng Anh (TA)

1. Hôm qua em giải thích về lỗi cơ bản nhất của người học nay em xuất phát từ kinh nghiệm chỉ ra cách giải quyết. Những cái em nói ở dưới là em đã bị lỗi rồi và mất một thời gian rất lâu em mới nghiệm ra và sửa được.

2. Các bạn hãy để ý. Đây là em nói chung chung. Trường ở VN dạy TA cho bạn xong đa số là giỏi về ngữ pháp những ở những kỹ năng khác như nghe và viết là không giỏi. Viết ở đây em muốn nói là hành văn gần giống như một người bản xứ thật sự. Ở mặt khác, vì nền giáo dục theo kiểu thầy nói trò phải nghe không chú trọng vào tính độc lập và sáng tạo của trẻ cho nên con nít nó ra nó mất sự tự tin. Chính vì điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng nói tiếng Anh của người học. Không tự tin, không dám nói.

3. Cái hại của việc dùng TV làm trung gian khi viết và nói tiếng Anh như sau. TA không phải chỉ là việc cộng lại các từ ra một câu. Word construction phải theo đúng chuẩn của dân bản xứ nghĩa là không phải chỉ nối các từ với nhau ra câu. Do xây dựng từ ở TV và tiếng Anh khác nhau cho nên nếu bạn lấy word construction của TV bỏ vào bài văn tiếng Anh, người giỏi sẽ nhận ra ngay cách hành văn không phải bản xứ của bạn. Em xin ví dụ nhỏ thôi, em ví dụ Tây nó hỏi mày chưa ăn cơm hả? Cách Việt nói là yes. Cách Tây trả lời là no. Nếu bạn nói yes nó hiểu là bạn đã ăn rồi.

4. Chính vì điểm 3, cho nên người nói tiếng Anh second language có hai trình độ viết. Trình độ một là viết không hề sai chính tả. Rất tốt nhưng lối hành văn không phải bản xứ. Trình độ hai là lối hành văn như bản xứ viết.

Cách học nói và viết như người bản xứ

5. Để sửa lỗi trên, trong cả văn nói và văn viết, có hai cách:

- Trong trường hợp bạn có điều kiện, bạn đừng nên luyện tiếng Anh với người không có khả năng tiếng Anh như người bản xứ. Lý do là ở những người đó họ vẫn cấu trúc câu word construction theo người Việt. Nếu bạn nói không đúng chuẩn Tây, người Việt kia vẫn hiểu vì họ cùng tiếng Việt như bạn. Nếu bạn nói tương tự với Tây, Tây nó sẽ không hiểu ngay từ đầu. Bạn phải giải thích tiếp nó mới hiểu. Nghĩa là word construction của bạn không đúng chuẩn. Vì vậy, bạn phải sống trong môi trường Tây xung quanh.

- Nếu bạn làm được như trên, bạn hãy thật chú tâm cách word construction của Tây. Hãy học thuộc lòng cách nó tạo câu trong từng hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống xung quanh. Sau đó, khi bạn gặp tình huống tương tự, hãy nói như Tây đã nói.

- Điều trên lý giải cho bạn tại sao người ta hay nói học ngoại ngữ tốt nhất là sống ở xã hội nói tiếng Anh. Có một số bạn ra nước ngoài không tận dụng việc này, tối ngày cứ tìm tiếng Việt nói. Không phải là bạn bỏ TV mà là bạn không cần nâng cao nó. Cho dù đến chết TV của bạn vẫn giỏi vì ngôn ngữ mẹ đẻ.

- Trong điều kiện bạn không tiếp xúc sống quanh người Tây, bạn phải học từ sách vở của Tây viết và truyền hình. Tivi ở đây không phải là phim ảnh. Phim ảnh không dạy tốt cho bạn về văn hóa Tây. Bạn hãy xem những phim truyền hình về đời thường của Tây. Mình không biết ở VN có xem qua truyền hình cáp được không. Con nít nhỏ ở Tây nó giỏi cũng vì (một phần nhỏ) nó xem kênh riêng cho trẻ (free) trong đó dạy cho nó về văn hóa xã hội nó sống.

- Ngày xưa khi mình mới sang mình có bạn gái học chung trường (bằng đầu tiên) nhưng không chung ngành. Cô ta người Việt sang lúc nhỏ nên tiếng Anh rất giỏi. Cô ta kêu mình phải xem truyền hình về văn hóa (như đã nói trên). Mình không tin. Mãi nhiều năm sau này mình mới thấy nói đúng.

- Tuy nhiên, mình không xem truyền hình nhiều. Mình tiến bộ là do mình đọc rất nhiều sách textbook của Tây khi mình học và mình học cách hành văn trong đó. Ngoài ra, về sau, mỗi học kỳ do mình phải viết luận rất nhiều một bài toàn vài nghìn từ (dài khoảng gần 10 trang A4). Trong năm cuối cùng của ngành luật trước khi đủ chuẩn xin giấy phép hành nghề, trường đào tạo chính quy cho mình kỹ năng viết lách (nguyên tắc chính là làm sao để viết rõ ràng, rành mạch). Chính vì cái cuối cùng đó, mà mình có được như hôm nay.

Bắt chước và tầm quan trọng của thực tập

6. Vì lý do đã giải thích ở trên, bạn quay lại bài trước. Mình có nói là nếu bạn muốn con bạn từ nhỏ giỏi TV bạn phải cho nó xem truyền hình Tây (cho tuổi của nó) về văn hóa (không phải xem phim ảnh). Kênh Tây cho con nít không bao giờ có bậy bạ của người lớn và được chọn lọc chỉ mang tính giáo dục cao. Ngoài ra, ở phần lớn thời gian, mua sách Tây viết đúng rate tuổi của nó cho nó đọc. Mỗi đêm nếu bạn rảnh bạn phải đọc một cuốn sách cho nó. Sách con nít ngắn lắm và sẽ dài ra tùy theo tuổi. Khi bạn đọc như vậy là bạn vô tình cho nó ngấm TA vào.

7. Khi nó đã đọc được, bạn ngồi đó để nó đọc cho bạn nghe và bạn trao đổi với nó về cách hiểu của nó trong sách. Đây là cách xã hội Tây đang dạy hàng ngày với con nít.

8. Học ở trên không chưa đủ đâu. Không phải học được chuẩn trên là tự nhiên giỏi gần như người bản xứ. Phải thực tập nó thường xuyên. CHo dù bạn giỏi mà bạn không thực tập thường xuyên tự nhiên bạn sẽ quên ngay. Mình đã bị trước đây.

Thắc mắc

9. Nếu bạn còn thắc mắc gì về cách học tiếng Anh cho tốt theo lối bản xứ thì vui lòng post lên để hỏi.

10. Trong bài sau mình sẽ nói về rèn luyện tính độc lập cho con ngay từ khi ở VN nếu bạn xác định cho nó đi ra nước ngoài một mình chiến đấu. Một đứa bé càng có khả năng tự giải quyết mọi tình huống và tự tin thì nó càng thành công với sứ mệnh đi học.


QPHAM

15-03-2014, 09:17 AM

Em cũng ít tham gia ý kiến trên đây vì không khéo diễn đạt ý tưởng và cũng không muốn viết thông tin cụt lủn. Gần đây box có mấy thread theo em khá hay: "Cái khó của người Việt ở nước ngoài" và "Cuộc sống người VN ở NN..." Rất cám ơn các anh, chị đã bỏ công sức chia sẻ để những thành viên như em có cơ hội được tìm hiểu thêm. Sau loạt bài rất giá trị đó thì tất cả đều nhận thấy rằng học ngoại ngữ và sử dụng tốt ngoại ngữ sẽ là điều kiện cần để có được sự hòa nhập nhanh và tốt vào xã hội mình chọn để sống. Anh Nikonian2006 chia sẻ về kinh nghiệm học tiếng Anh em thấy rất cần thiết với bản thân em vì thực sự cũng học chỗ này chỗ kia, sách này sách nọ... mà chẳng thấy "khá" hơn là mấy. Giờ mới nghiệm thấy đúng như anh Nikonian2006 chia sẻ "bạn hay dùng tiếng Việt làm trung gian". Nhân dịp này nếu được nhờ anh Nikonian2006 và các anh chị khác chia sẻ sâu hơn kinh nghiệm học tiếng Anh (tại Việt Nam) cho các bạn học hết trung học tại Việt Nam định đi du học và cho cả người lớn tuổi (phụ huynh của các em), để việc hòa nhập được dễ dàng hơn. Cám ơn tất cả các anh chị.


saycheese1985

16-03-2014, 11:16 AM

Rất cám ơn a Nikonian2006, a Minhnhut và các bác đã chia sẻ rất nhiều về việc học tập và hòa nhập với môi trường bên kia. Đây sẽ là những kinh nghiệm quý gí cho lớp nhỏ (e cũng dự định sau này cho nhóc nhà e đi). E chỉ xin chia sẻ góc nhìn người trong chăn thôi ạ. E xuất thân là giáo viên AV, học SP 4 năm, hồi nhỏ học AV từ tận năm 9 tuổi, mà tới giờ vẫn ù ù cạc cạc, vốn liếng duy nhất giờ chỉ là chứng chỉ toefl lấy hồi 2010. Hồi nhỏ e dc ba dạy học ở nhà, học giáo trình cho trẻ e, rồi sau này học cuốn English For Today (ace nào học trước 75 chắc biết series này - e học dc 3 cuốn vàng xanh lá và xanh dương). Nhưng sau đó vô trường học cái gọi là SGK chuẩn, rồi theo thời đó củng phải học ABC ở mấy trung tâm, tự nhiên đâm ra thấy học châm hơn hồi học bộ English For Today rất nhiều), coi như học 6 năm chính thức mà trình độ vẫn chưa dc gì (trong khi e học 3 cuốn kia trong vòng khoảng 2 năm lớp 5-6 thì phải nói kiến thức và skill built very consistently) Cái neo chỉ tới khi hoc Đh, lúc đó có 1 số thầy cô gọi là dc đào tạo ở bên kia về, họ focus vào việc nghe Voice of America for listening + reading, và 1 số giáo trình McGrawhill như Mosaic và Interaction for 4 skills, thì trình độ e đỡ hơn. Nhưng vẫn có rất nhiều người khác, trào cũ, dùng sách cũ, cách học cũ (mấy bác có tưởng tượng thi reading comprehension mà cho học thuộc mấy chục bài text trước để vào thi fill in the gap, answer question ko? mấy môn khác cũng tuơng tự. Bạn e, nhiều đứa học theo kiều ấy, skill cực kém. Điều gì tới phải tới, thi cuối khóa (tốt nghiệp), theo lẽ thường là gà bài kiểu ấy, e thì cực ghét và chị học theo kiểu practice mấy skill thôi, ai ngờ bóc đề ra lại là 1 đề dạng toefl, dài 12 mặt giấy làm trong 90 phút (do bị hớ vì cô ra đề ko phải cô gà bài), thế là lớp e rớt sạch, trừ 4 mống, e dc điểm cao nhất. Sau đó trường QĐ chơi chiêu công thêm mỗi bài 1 điểm, vớt dc gần hết trừ 1 bạn. Bạn này sau thi lại ok vì làm bài kiểu cũ. Đấy là trong trường SP đấy, liệu thế hệ ấy sau ra trường dạy HS những gì, mấy bác cho ý kiến. E giờ suy nghĩ đơn giản: con e nếu e dự định cho nó đi US, thì e sẽ chọn những nơi dạy style US, giáo trình US, và từ cấp 2-3 sẽ focus vào building skills for toefl và các kỳ thi tiêu chuẩn khác. Dẹp cái SGK và nền GD định hướng kia đi, vì cuối cùng mất time/money mà chả dc gì. Ý bác Nikonian và Minhnhut nói về việc dùng Vietnamese như một reference khi xài English, ba e nói với e từ hồi e học lớp 5 (ba e học trường Đài Loan trước 75, nói thông thạo English và Taiwanese Chinese). Nhưng từ lúc đấy đến sau ra trường ĐH e chỉ nghe 1-2 thầy cô nói dc tới ý đó thôi. Người học thời xưa biết nhiều hơn thời nay sao? Thêm 1 vụ cũng hay, hồi e thi Đh trường gần nhà, e rớt. Trong khi tổng 3 môn e dc 15 điểm, (Av dc 7, văn 6), nhiều bạn gọi là vùng sâu xa con thương binh liệt sĩ gì ấy, đậu, vì dc cộng 1.5-2.5 điểm, trong khi AV mấy bạn ấy dc 3-4 thôi, và điểm toán thì cao, (thi khối D - toán, anh, văn). Hy vọng các bạn í sau khi ra trường trình độ av đã tốt hơn dc nhiều, ko thì toi bọn thế hệ sau :D


Nikonian2006

16-03-2014, 07:31 PM

1. Hôm nay em chỉ post được một ít thôi khi em rảnh em sẽ viết thêm về học tiếng Anh và các chủ đề khác cho topic.

2. Nếu bạn đang ở VN, lời khuyên của em:

- Nếu con bạn sẽ chỉ đi Mỹ hay Canada, bạn không nên cho nó học bất cứ gì khác ngoại trừ luyện TOEFL. Nếu chưa đủ tuổi thì phải hỏi trường dạy TOEFL có uy tín kia có học tiền TOEFL được không.

- Nếu cho con đi Úc và Anh thì chỉ học hai nơi này cho em: British Council của Anh và ICET của IDP của Úc.

- Không nên bỏ tiền ra đi học lung tung nhất là vào mấy lớp cho là có giáo viên Tây nói năng lung tung. Đúng là họ nói tiếng bản xứ nhưng mà dạy phải có phương pháp. Có một số nơi nhận giáo viên lung tung vào những người kia không phải dân học đại học education chính hiệu ở nước ngoài nên dạy theo cảm tính. Chỉ lãng phí tiền.

3. Nếu bạn đã lớn tuổi, tiếng Anh là năng khiếu là phản xạ có điều kiện cho nên cho dù bạn giỏi thế nào đi nữa mà không rèn luyện hàng ngày là tử giỏi nó xuống thành dở ngay. Nếu bạn nào vừa học từ vựng gì đó tự nhiên thời gian sau quên hết (em đã bị) thì đó là do không sử dụng cái đã học hàng ngày. Cho nên chỉ khi nào biết lĩnh vực nào của tiếng Anh bạn dùng hàng ngày rồi hãy đầu tư tiền đi học. Đừng học mà không sử dụng.

4. Muốn nói tốt tiếng Anh, hãy tìm cơ hội tiếp xúc nhiều với dân bản xứ. Nếu có, phải học thuộc lòng cách nó trình bày một sự việc và khi gặp đúng lại tình huống, phải nói đúng như nó nói. Ở đây không có chuyện ăn cắp copyright đâu.

5. Em ví dụ, ngày xưa em muốn nói người kia đang cản đường của mình em nói thế này you are blocking my way. Đó là cách nói suy từ tiếng Việt. Thằng bản xứ nó nói sorry, you are in my way. Phải để ý cái đó và học thuộc lòng cách hành văn của nó. Nói như em nói ngày xưa thằng bản xứ nó sẽ hiểu ngay (em đã thử) nhưng mà không phải cách nó nói. Còn rất nhiều ví dụ minh họa tương tự.

6. Chính vì cần phải học cách thể hiện của nó cho nên bạn nên đọc sách mà nói về đời thường của nó. Đừng có quan tâm đến mấy sách cao siêu văn chương làm gì.


Nikonian2006

17-03-2014, 08:24 AM

Do mình không rành về hệ thống TOEFL đi học ở Mỹ nên mình không thể nào giúp bạn học tốt cái này được. Mình sorry, sẽ cần có bạn nào trong forum giỏi về vấn đề này tham gia topic. Mình chỉ biết IELTS.

Nay mình giới thiệu cho các bạn nào muốn học giỏi IELTS một cuốn sách. Mình đã đọc qua trước đây bản ebook mà bây giờ mình không nhớ thật rõ ràng vì đọc version 1. Bản mình giới thiệu version 2.

Không dễ dàng gì đạt 7 trở lên (max 9 điểm) cho tất cả bốn lĩnh vực nghe nói đọc viết trong cái này. Muốn được phải rèn luyện rất nhiều. Cuốn sách chỉ dẫn cho bạn những điều rất hay. Bạn thử đi kiếm ở VN coi có rẻ hơn không. Trừ phi bạn không biết chút nào TA, vui lòng không mua sách dịch ra tiếng Việt để đọc. Phải đọc tiếng Anh. Nếu con của bạn mà đạt 7 điểm cho tất cả 4 môn thì nó đã đủ yêu cầu của bất cứ trường đại học nào cần IELTS bất kể yêu cầu khó đến mức nào, nói ra để bạn biết là không dễ đạt bảy điểm nhưng không phải là quá khó.

http://www.amazon.com/Target-Band-Academic-Module-Maximize/dp/0987300911/ref=sr_1_3?s=books&ie=UTF8&qid=1395018751&sr=1-3&keywords=ielts

Hôm nay mình bận không viết được nhiều hơn, sorry các bạn.


ktsnag

17-03-2014, 01:31 PM

Cảm ơn Nikonnian2006. Tôi chờ bài tiếp của bạn. Sách bạn giới thiệu có bán ở VN. Bản in 2013 giá bìa 32000VND.


Nikonian2006

17-03-2014, 01:59 PM

Anh ktsnag

1. Cám ơn bài viết và sự ủng hộ các topic gần đây của anh mà anh đã viết. Em chúc anh sức khỏe lâu rồi không có dịp nói chuyện với anh trên forum.

2. Hôm nay mình muốn cống hiến một bài mà nó xuất phát từ suy nghĩ cá nhân của mình về cuộc sống sau thời gian mình học và đi làm. Mình không lấy ý tưởng của bất cứ ai cả chỉ là sự suy ngẫm chính bản thân. Vì đây là chủ quan cho nên mình mong các bạn thấy khác đi thì bạn góp ý vào. Ý nghĩa của bài viết là nếu bạn biết và đồng ý với điều mình nói thì bạn có thể giúp cho con bạn thành công sau này.

Yếu tố nào tạo ra sự thành công khi đi ra nước ngoài

3. Bài viết này chỉ áp dụng cho những ai đã ở tuổi teen trở lên khi mà tiếng Anh (TA) chỉ là một năng khiếu hay nói khác đi khi tiếng Việt đã trở thành tiếng mẹ đẻ first language.

4. Theo em ngẫm, em đặt những yếu tố sau từ quan trọng nhất đến ít quan trọng bao theo thứ tự gồm:

- tiếng Anh - nỗ lực cá nhân - bản lĩnh - trí thông minh

Giải thích tại sao em nói như trên

5. Trong các yếu tố trên, nỗ lực cá nhân không phải tự nhiên có như mấy cái kia. Chúng ta sinh ra không ai tự chọn bạn sẽ thông minh hay không. Nếu chọn được, xã hội ai cũng thông minh. Tiếng Anh cũng vậy, nó là năng khiếu cho nên có bạn thì học hoài không khá được, và ngược lại. Nó giống như bạn có khiếu chụp ảnh hay không có. Bạn cố gắng học được nhưng mà rất khó khăn để đủ hội nhập xã hội mới. Nỗ lực cá nhân là từ môi trường sống mà ra. Từ ý chí của bạn tạo thành bất kể bạn giàu hay nghèo. Nhưng nghèo sẽ tạo động cơ cho bạn nhiều hơn.

6. Tiếng Anh là quan trọng nhất bởi vì như sau:

- Cho dù bạn có thông minh có khả năng học giỏi ở tiếng Việt đi nữa, bạn không có tiếng Anh bạn không học được nhất là ở những ngành đòi hỏi tiếng Anh phải gần như người bản xứ. Không đào tạo tốt nên bạn cứ phải mãi đi làm lao động phổ thông.

- Bạn không có tiếng Anh, bất kể bạn có kỹ năng nào khác, bạn sẽ rất khó khăn hội nhập với xã hội mới. Bạn không tiếp thu được cái hay của xã hội mới. Đây là lý do giải thích vì sao có người Việt đi sang nước ngoài vẫn mang những thói hư tật xấu của môi trường ngày xưa sang.

- Bạn không có tiếng Anh, bạn không thể nào giúp dạy cho con của bạn làm bài tập ở nhà, bạn không thể nào hướng hoặc chỉ dẫn cho nó thế nào là đúng. Xã hội tư bản là tự do cho nên cũng có nghĩa là tự do tiếp xúc với cái xấu. Bạn không hướng được nó cho nên con của bạn thành hay bại là tự chính nó quyết định.

Thành công không phải chỉ có học

7. Sự thành công không phải chỉ dựa trên khả năng học. Có rất nhiều đường để thành công và thậm chí từ thành công cũng khó định nghĩa giới hạn của nó.

8. Nhưng cho dù bạn có học hay kinh doanh không học đi nữa thì tiếng Anh vẫn là quan trọng nhất.

9. Sự thông minh là trời ban cho. Nó chỉ giúp được cho bạn làm được điều gì dễ dàng hơn người khác trong cùng một điều kiện. Em ví dụ như bạn sẽ học nhanh hơn. Có rất nhiều bạn thông minh nhưng nếu không được đào tạo tốt thì cũng không thể nào làm việc chuyên môn cao được. Thông minh chỉ là yếu tố giúp chứ không quyết định như nỗ lực cá nhân.

10. Nỗ lực cá nhân em nói bao gồm cả sự kiên trì. Em ví dụ như bạn nói, tao sẽ phải làm được điều này. Nó gồm hai phần một là niềm tin (là bản lĩnh) của bạn vào mục tiêu và sự kiên trì nỗ lực tối đa của bạn đi đến mục tiêu xác định. Và may mắn là nỗ lực cá nhân được hình thành từ môi trường sống của từng cá nhân.

11. Vì xã hội phát triển đề cao tính độc lập của cá nhân cho nên nó thích hợp với những ai có cá tính mạnh mẽ và độc lập và luôn kiên trì cố gắng mỗi ngày để đạt được mục tiêu đề ra. Nếu con bạn được giáo dục và rèn luyện điều này, nó sẽ thành công bất kể nó có giàu hay nghèo. Vẫn có những đứa con nhà giàu nhưng học rất giỏi và làm ăn rất giỏi không phải chỉ có con nhà nghèo. Chỉ là con nhà nghèo thì nó có động lực nhiều hơn chút. Nhưng con nhà nghèo không gặp được nhiều sự trợ giúp bẳng con nhà giàu do điều kiện của cha mẹ nó có. Ở đây là nói chung chung.


saycheese1985

17-03-2014, 02:12 PM

E xin chia sẻ tí về Toefl, vì e có thi qua năm 2010 (hơi lâu – nhưng chắc cũng ko thay đổi gì vì vẫn là Internet-based test). Lúc e thi là Toefl iBT (Internet-based), là loại mới nhất lúc đó. Lúc đó chỉ có paper-based (PBT), computer-based (CBT) và institutional (I) – nhưng mấy trường lớn thì chắc ăn ko nhận institutional). Về phần luyện: - Gốc e là luyện PBT, sau đó khi mua vài giáo trình có kèm CD luyện CBT, một số e thấy hữu ích cho e lúc đó (bản PBT thôi nhé các bác, mấy bản link này chắc giờ đã là iBT) DELTA'S KEY TO THE TOEFL IBT: Advanced Skill Practice Cambridge Preparation for the TOEFL Test Cliff's TOEFL Preparation Guide (PBT) - Quan trong là lúc trước khi thi chừng 1 tháng e có mua dc cuốn official của bọn ETS

Official Guide to the New TOEFL iBT The Official Guide to the TOEFL® Test, Fourth Edition This bestselling guide has three full-length tests plus hundreds of valuable tips. Available in eBook and paper book format, this is an authentic test preparation guide from ETS, developer of the TOEFL test.

Mấy bác tham khảo thêm: http://www.ets.org/toefl/ibt/prepare/ - Mấy quyển e luyện e thấy có cái hay là nó build up skills, củng cố dần trình độ, luyện theo đúng như nó hướng dẫn thì lên tay, yêu cầu kiên nhẫn RẤT CAO (e gốc dân dạy AV nên chắc cũng đỡ khổ). - Mỗi lần luyện cho iBT, mấy bác nên cố gắng theo đúng time schedule của bọn nó, mỗi phần trong 4 skills thi trong 90ph (or 60ph e ko nhớ chính xác lắm – maybe the former) thì mình cố gắng thực hành theo y chang như vậy để làm quen với áp lực thời gian khi thi thực tế. - Đọc kỹ quyển bọn ETS xe phần hướng dẫn khi làm bài thi. - Mấy bác nên tự check trình mình, nếu thấy chưa đủ đô nên dung những series building skill từ thấp tới cao Cái này e e nó luyên nhưng bỏ dở, e có đọc qua, thấy ổn http://www.vn-zoom.com/f58/tron-bo-building-developing-mastering-skill-for-the-toefl-ibt-ebook-audio-1275528.html - Học cách taking note thật nhanh gọn – tốc ký, ko có time ghi nhiều đâu mấy bác, và luyện tập trung- ghi nhớ. Về phần thi: - Vì là đóng tiền (lúc e thi là hơn 3tr, nó bắt đóng bằng usd, hình như $150), các bác cần chuẩn bị kỹ, về sức khỏe tinh thần và thể chất – tuần sắp thi nên ăn ngủ điều độ, ngày sắp thi đừng ăn uống lung tung). E vào thi lúc 10h30 sáng và gần 4h chiều mới ra, break dc 15-20ph gì đó sau khi thi xong 2 môn đầu – reading + listening. - Khi vào thi đừng uống nước quá nhiều, vì phải xong 2 môn nó mới cho break, ko biết giờ sao (vì kỳ thi mở máy cùng lúc tại nhiều địa điểm trên thế giới - chắc có chênh múi giờ - vì lý do bảo mật hay sao ấy). - Một note khá quan trọng cho các bác, sau mỗi bài text (reading – listening) phần câu hỏi nó chỉ hiện ra đúng 1 câu, và có 1 nút confirm và 1 nút next, phải nhấn confirm mới next dc, và 1 đi sẽ ko trở lại (mà cũng ko có time trở lại đâu) – cho nên click chuột là gà chết, cẩn thận đọc thật kỹ vì có rất nhiều câu hỏi lừa tình) - Đầu tiên reading (môn này e dc 29/30) – lúc e xong hết là con gần 10ph, nên dc gần 15ph nghỉ tại chỗ. Sau đó tới listening. Dù môn này e ngán nhất, và luyện kĩ nhất, nhưng chỉ vì chậm 1 part (lúc e đang làm thấy nhiều đứa gần đó đã move qua part sau) nên mất tinh thần, dẫn đến lung lay mất tập trung mà kết quả cực kỳ tệ hại (21/30) dù ở nhà e luyện trung bình là 25-26). Nhờ break time, e trấn tĩnh, nhưng vẫn chưa hoàn toàn, tới speaking, e hơi đuối, với lại mấy tụ điểm thi (e thi bên Đh Kinh tế Quận 10) hình như micro ko dc tốt hay sao, đã cố gắng lắm mà cảm giác ko như ý – chung cuộc là 24/30 - e luyện trung bình là 25-26. Phần này luôn cố gắng brainstorm những gì muốn nói trong đầu – và khi nói thật rõ ràng rành rọt, moderate tốc độ (tất nhiên final sound – linking này kia vẫn phải rõ ràng, đừng quá nhanh và qua chậm). - Cuối cùng là writing, có lẽ đỡ áp lực nhất e dc 27/30. Thế là xong, về nhà chờ thông báo kết quả và tới lấy thôi :D Đa phần các trường thường sẽ lấy iBT 80 cho Graduate, hình như 65 cho Under Graduate. Lúc e nộp trường The Indiana University School of Public and Environmental Affairs lấy dc cái HB thì bên ấy cần 100, và e vừa đủ (101) :D Các bác có kinh nghiệm gì chia sẻ tiếp nhé.


Nikonian2006

18-03-2014, 11:57 AM

Hôm nay em chỉ nói một ít thôi vì em không kịp viết bài nhiều.

Mọi người hẳn còn nhớ các bài post của anh minhnhut kể về việc đối xử con nít ở Mỹ không? Mình mong là khi nào anh ấy rảnh vào đây kể thêm cho mọi người nghe về việc này. Tất nhiên là mình làm nhiều vụ kiện đại diện cho mỗi bên (trong cả hai bên) của các vụ xin lệnh cấm chế của tòa án liên quan đến bạo hành gia đình. Vì vậy, việc mà luật pháp trừng trị đối với ngược đãi con nít thế nào mình hiểu sâu.

Mình chỉ nói ví dụ đơn giản thôi nhe, con của bạn đi học mà bị thương tích sao cho giáo viên có nghi ngờ hợp lý là có khả năng đứa bé này bị đánh là giáo viên nó báo cảnh sát họ ngay lập tức đến nhà mời bạn đi nhậu hỏi thăm sức khỏe bạn liền. Hỏi xem coi đứa bé tại sao lại bị vậy.

Ở một trường hợp khác mình đã thấy thực tế xảy ra thật sự, con của bạn ở nhà chơi té bị thương đến mức phải báo xe cứu thương, cảnh sát nó cũng sẽ tìm hiểu ngay tại sao bé kia bị té có phải tai nạn không hay bị đánh đập.

Mình xem thông tin ở VN mình thấy có một đưa bé bị cha đánh đến chấn thương sọ não, là một người làm nhiều trong các vụ bạo hành ở đây, mình xin nói thật mình cảm thấy rất đau lòng cho dù bé kia không phải họ hàng gì với mình. Bạn có biết không, con nít bạn hành hạ nó như vậy sau này nó sẽ bị tổn thương tinh thần và nó rất có thể trở thành tệ nạn xã hội và nếu thế nó sẽ gây hại cho người lương thiện. Ta tưởng là chuyện nhỏ nhưng mà không nhỏ đâu.

Ở bên em, nếu bạn đi ngoài đường mà bạn đánh đập con/vợ bạn là người đi đường họ gọi phone báo ngay cho cảnh sát đến ngay. Em đã từng thụ lý hồ sơ một khách hàng là người vợ India bị chồng đánh ngay ở ngoài đường. Người chồng bị bắt, người vợ lên phòng cảnh sát khai gian là không có đánh. Không biết sao cảnh sát nó phát hiện ra và bây giờ nó gửi trát hầu tòa phạt người vợ về tội coi thường tòa án. Tội này gọi là cản trở sự công bằng của luật pháp. Cho nên ở đây đi ra đường đừng múa tay múa chân với vợ ở ngoài đường nhe, người đi đường họ không bỏ qua đâu. Có đánh thì mang chỗ kín đáo mà đánh hihi.

Quay trở lại, em thấy đánh con nít nặng vậy thật là đáng thương. Em mong là rồi lp sẽ tốt đẹp hơn trong tương lai và xh sẽ công bằng một cách tương đối hơn không phải ai mạnh hơn là có thể ăn hiếp kẻ yếu hơn.


pterpm

18-03-2014, 12:26 PM

Em muốn xin viết thêm một ý kiến điển hình là bản thân em đã trải nghiệm. Một hôm , thằng nhỏ nhà em ngủ dậy trễ, không chịu đi học đúng giờ, em la cho một trận, thế là anh ta khóc nhè( mới học lớp một thôi) . Khi đến trường, thường thì có một cô giám hiệu, đứng trước cổng trường( cái này là em nói trường tư-trường công thì em không biết nên không dám phát biểu) đón các em nhỏ vào trường, khi thấy thằng nhỏ khóc như thế, mặt cô ta đổi khác ngay tức thì, mà hôm đó em thì bận , không đứng lại lâu được ( cái này muốn nói thêm một tí, ở đây, lịch sự và hòng bảo vệ sự an toàn , khi các bạn đưa người nhà, bạn bè, con cái về tới nhà, hay tới trường học là phải đợi cho ngừoi đó đi hẳn vào trong nhà hay trường học xong mới rời khỏi) , em đang dợm chân bước đi thì cô giám hiệu chặn lại và hỏi lý do tại sao thằng nhỏ lại khóc, ý chừng là mình có ngược đãi đứa nhỏ hay không. Em nói lý do, nhưng cô ta với bộ mặt nghi ngờ, lại hỏi lại nhóc nhà em thêm một lần nữa mới cho em đi

Ngoài ra, thường thì cứ một năm vài ba lần, em phải đi họp phụ huynh , trong trường học , các phụ huynh rất năng nổ giúp đỡ và giữ nhiều vai trò quan trọng trong trường. Cũng như bác Nokian2006 nói , mặc dù chỉ là tự nguyện viên, tất cả mọi giao tiếp của người lớn với trẻ nhỏ điều phải nộp lý lịch lên trường để trường xét lý lịch có trong sạch( không vướng vào quấy rối tình dục trẻ em, v.v...) mới được làm. Họ thường họp mặt, nhiều lúc còn mới các chuyên gia tâm lý của thành phố xuống và thuyết trình với phụ huynh với những tình trạng của học sinh khi phải đối diện với nhiều vấn đề phức tạp của xã hội như : Facebook, MSM, và cách để phụ huynh theo dõi chặt chẽ hơn đối với trẻ em


Nikonian2006

21-03-2014, 05:33 AM

Anh petrpm, bây giờ em mới viết bởi vì khi em viết em không chỉ nói một đoạn này cho anh mà em phải có thông tin gì em mới viết vào topic. Trước khi em viết, trong hoàn cảnh anh gặp nhiều khó khăn và không may mắn khi đi đến Mỹ mà anh vẫn cố gắng kiếm nhiều tiền cho con đi học trường tư ngay từ lớp nhỏ như vậy là sự đầu tư và hy sinh tiền bạc của anh cho con cái là rất lớn. Không phải ai đi ra nước ngoài trong hoàn cảnh không được nhiều may mắn như anh mà có thể làm được như vậy cho con. Ở mặt này, anh nếu chưa nên cảm thấy rất tự hào vì anh đã làm được như vậy. Mong là sau này con của anh lớn lên hội nhập tốt vào xã hội và thành ông này bà nọ nó sẽ nhớ đến tại sao nó được đào tạo tốt như vậy từ nhỏ.

Bạn nào ở VN muốn cho con đi học nước ngoài hãy lấy bản kindle free này xuống tablet hoặc PC hoặc macbook. Đây là một trong những cuốn sách quan trọng chỉ cho cách học ở nước ngoài nhất là cách viết luận văn rất khác cách được dạy ở VN. Bạn mà chậm vào thấy có giá là đã hết free. Mình đã lấy một bản. Bạn nào đọc xong rồi phần nào trong đó không hiểu vui lòng post lên để hỏi mình hướng dẫn.

http://www.amazon.com/gp/product/B00IZ088OC/

Mình bận nên đã chưa viết tiếp được trong topic đâu.


Accord 2000

23-03-2014, 12:16 PM

Hôm nay đọc bài báo về 5000 tấn bột ngọt siêu rẻ của TQ tràn vào VN. Em nhớ tới chủ đề ăn uống ở NN. Chia sẽ với các bạn quan tâm. http://tamnhin.net/cuoc-song-xanh/30420/bot-ngot-sieu-re-trung-quoc--thu-pham-gay-hai-suc-khoe-nguoi-tieu-dung.html#.Uy5luPldXh6

Người ta nói ở NN thì môi trường sạch, thức ăn sạch...cái này đúng, vì họ nuôi trồng công nghiệp. Ít ra về mặt vệ sinh thực phẩm, nó khá an toàn. Nhưng có 1 mặt trái là nuôi công nghiệp, thì ăn thức ăn công nghiệp, ko tốt như chăn nuôi tự nhiên. Nhưng cái vụ thức ăn CN thì ở VN bây giờ cũng cho ăn như vậy. Đáng sợ hơn là còn chích thuốc tăng trưởng để nó chóng lớn, hoặc thuốc tạo thịt heo siêu nạc. Em đã thấy loại thịt này rồi, nó chỉ có thịt và da mỏng, thật thần kỳ.

Nói về chăn nuôi, Mỹ và Canada nuôi bò rất nhiều, thịt ngon cũng nổi tiếng. Họ đảm bảo sạch bệnh khi ra thị trường. Sạch ở đây tức là người mua về, ko cần nấu chín cũng có thể ăn được. Ko có giun sán gì trong đó. Rất hiếm khi, có vài vụ lọt sổ, như nhiệm khuẩn E.Coli làm người ăn bò tái bị tiêu chảy. KHi xảy ra những vụ việc như vậy, họ sẽ thu hồi hết sp nghi ngờ trong dây chuyền bán ra cửa hàng. Và có nhiều khi họ đóng luôn nhà máy vài ngàn nhân công, để điều tra vì sao nó nhiễm khuẩn này. Theo em thì E.coli, thời sv tụi em ko ngán nó. SV nghèo toàn mua hàng vỉa hè nấu ăn, tự nhiên miễn nhiễm với các chứng đau bụng. Nhưng ở NN thì con nào gây bệnh cũng xem trọng cả.

Nói về rau cải. Ko rõ cụ thể họ bón thuốc thế nào, nhưng khi thu hoạch vào nhà máy, họ chất trong kho lạnh để phân phối ra siêu thị. Thì thực phẩm đó ko cần rửa vẫn ăn được. Các bà nội trợ thì kỹ hơn, rửa xong mới chế biến. Nhưng các nhà hàng, khách sạn...từ to tới nhỏ, họ mua về, ko bao giờ rửa, đem nấu thẳng. Ko ai ngộ độc thuốc trừ sâu. Nếu có ngộ độc thì chủ yếu do chế biến thức ăn ôi thiu.

Thực tế thì các nông sản trước khi ra thị trường, nhà máy sẽ cho chạy qua 1 dây chuyền để lọc các sp hư, các sp quá nhỏ, chưa chín...Dây chuyền nó phun nước để làm sạch bụi, và thổi khô. Cho nên thấy rõ người trồng nông sản tôn trọng quy trình phun thuốc, bảo quản rất tốt. Ko sợ tình trạng phun thuốc hôm nay, mai bán cho người dùng.

Nhiều người luôn hỏi: VN thức ăn ko sạch, ko tuân thủ quy trình phun thuốc, tỷ lệ ung thư tăng nhanh thì dễ hiểu. tại sao ở Mỹ thức ăn cho là sạch, vệ sinh, mà tỷ lệ ung thư rất cao?

Theo em thì người Mỹ ăn sạch nhưng ăn ko tốt, và ăn ko đúng. Tỷ lệ dân béo phì ở Mỹ là 50% hoặc hơn nửa. Họ ăn nhiều chất béo. Ăn nhiều thức ăn có hại. Ví dụ món hamburger. Món này có khoai tây chiên giòn, dầu nóng xử dụng nhiều lần, có chứa các chất gây ung thư. Các bs đã khuyến cáo ko sài dầu nấu lại nhiều lần, ko đun quá nóng...Mà món khoai tây chiên này vi phạm mọi khuyến cáo. Món thịt bò nướng, ăn rất ngon, nhưng quá trình nướng thì nhiều phần bị cháy khét, cũng là mầm mống cho ung thư. Ngoài ra còn nước ngọt, ăn hamburger mà ko uống 1 lon coke thì mất ngon.

Đó là điển hình 1 món ăn trong vô vàn món ko có lợi cho sưc khỏe. Kèm theo lối sống ít vận động. Cho nên béo phì tăng cao. Mà béo phì thì nó kéo theo vô vàn căn bệnh khác. Cho nên dù ko cần ăn thức ăn bị phun thuốc tăng trưởng hay bảo quản, thì nội cách ăn và cách chế biến, nó cũng đủ gây bệnh.

Thực tế khẩu phần ăn của người châu Á có vẻ tốt hơn cho sức khỏe, tức ít chất béo, ít thịt. Trong khi dâu Âu Mỹ thì lượng thịt tiêu thụ rất cao. Lượng bơ, phomai cũng vậy. Cho nên nếu ở NN, giữ cách ăn uống của VN, kết hợp với các thức ăn ít chất gây hại thì rất tốt cho SK. Ở VN nhiều người phải bỏ nhiều tiền để mua rau thịt nhập khẩu, ko phải ai cũng có thu nhập để làm như vậy.

Thực tình em luôn có câu hỏi, vì sao VN ko quản lý vệ sinh thực phẩm gắt gao hơn. Họ phát hiện nhiều loại hóa chất độc hải, nhưng rồi chỉ phạt vài triệu. Thà rằng họ ko biết thì có thể chấp nhận được.

http://giadinh.net.vn/suc-khoe/rung-minh-goi-ten-hoa-chat-trong-mam-com-hang-ngay-2013122809536968.htm


saycheese1985

24-03-2014, 11:11 AM

Hi bác Accord, Bác đang ở nước ngoài? E kể cho các bác 1 vài câu chuyện e biết. E có bà chị hàng xóm gần nhà, ko bao giờ mua thịt heo gà vịt trong nước cho nhóc nhà ăn, ăn toàn đồ nhập từ US, AUS, (trừ thịt bò nuôi chỉ cho ăn thuần cỏ). Bả kể: có mấy đứa bạn làm chăn nuôi, thuốc thú y, khuyên vậy, vì là người trong chăn biết chăn có rận, họ hành xử vậy và khuyên vậy, và bả cũng khuyên nhà e vậy. Note 1: nhà vợ e dân dưới quê ở miền Tây. Ông già vợ e nói hồi xưa mua thịt heo về kho, để cả tuần ăn vẫn ngon, giờ ko biết nuôi heo bằng gì mà chỉ ăn dc 1 lần (1 ngày), ko kho để dành dc, ăn kỳ kỳ. Note 2: Ông già vợ trồng xoài, nhưng xoài bán thì riêng, xoài ăn và cho để riêng, trồng chung khu, nhưng ít phân thuốc hơn tí, và thường hái xong để cả tuần mới hco, ko hái xong đem bán liền. Ko ai quản lý vụ phân thuốc, cũng ko quản lý xuất xứ trái cây, ai phun xịt nhiêu cứ làm, cuối mùa có trái hái bán là dc. E đồng ý bác về diet dân châu Á mình. Riêng câu này "Thực tình em luôn có câu hỏi, vì sao VN ko quản lý vệ sinh thực phẩm gắt gao hơn. Họ phát hiện nhiều loại hóa chất độc hải, nhưng rồi chỉ phạt vài triệu. Thà rằng họ ko biết thì có thể chấp nhận được." Rằng bác cứ search để thấy tip of iceberg, nhưng cơ bản là quản lý làm căng thì mấy bác í lấy gì "ăn". Cứ dễ dãi tí, ghé mấy tiệm này kia ngồi nói chuyện vui vẻ tí về có chút đỉnh bỏ túi phải hơn ko. Quản lý thị trường cũng vậy, làm căng quá sao dc, trong khi nhiều tay trong ngành là đầu nậu hàng í (smuggled) đấy (almost made in China). Bác gúc chợ hóa chất Kim Biên TP HCM ra nhóc chuyện cười ra nước mắt. Note 3: Ba e có 1 xưởng may hàng xuất sang Jap, cơ bản may thì ko thải gì độc hại ra môi trường và bọn Jap rất khắc khe vụ này, nó cử đoàn đi check hoài, nhưng vẫn phải chung chi đều cho các bạn phòng tài nguyên môi trường lâu lâu rảnh rỗi tới chơi, ko thôi mấy bạn í phết vào hồ sơ rằng thì là mà có xả thải này kia thì lại mệt. Note 4: Các nhà máy dệt nhuộm, thủy sản, hóa chất xả thải thì vô tư, nếu biết tình thương mến thương với các bạn môi trường, mời bác gúcm for detail.


Nikonian2006

25-03-2014, 06:50 AM

1. Còn một chủ đề trong topic này mình muốn gửi lại kinh nghiệm dành cho các bạn dự định sẽ cho con một mình đi ra nước ngoài sống và học tập nhưng những bài viết này đòi hỏi mình suy nghĩ nhiều khi viết so với những bài khác và tốn thời gian cho nên mình chưa viết được hiện tại. Khi nào mình rảnh với công việc thì mình mới tịnh ngồi viết sẽ hay hơn là viết gấp.

2. Các bạn ở trên khi các bạn nói về vấn đề ung thư, mình chỉ muốn nói đến một điều mà mình chưa thấy các bạn nói. Ngoài việc ung thư do di truyền và ăn uống thực phẩm, bạn đừng quên rằng ung thư còn do stress mà ra. Khi bạn bị stress, cơ thể tiết ra chất độc dioxin thì phải (mình chưa check từ này). Cho nên mọi người mới khuyên phải ăn táo hàng ngày vì nó có chất anti-oxidant chống lại những chất thải độc hại do stress gây ra. Xã hội phát triển khi bạn đi làm việc chuyên môn cao, bạn gặp rất nhiều áp lực và cường độ lao động cao và dài. Những cái này ngoài việc tăng tỉ lệ bệnh về tim mạch (do không tập thể dục mà ra) còn tăng khả năng bệnh ung thư. Vì vậy, không phải xã hội có thực phẩm tốt thì ung thư sẽ giảm mà phải xem cường độ lao động thế nào.

3. Ngoài ra, nếu một người nhất là ở tuổi gần 50 đi khám máu thường 6 tháng một lần sẽ sớm phát hiện ra ung thư và sẽ sống được. Vấn đề là có nhiều bạn đã chưa làm. Kể cả mình cũng vậy, hơn 6 tháng rồi mình chưa khám máu trở lại hic. Bạn thân của mình cũng vừa mới chết tuần rồi do ung thư và không đi khám khi phát hiện ra thì đã muộn chỉ sống vài tháng sau đó và chết rất trẻ.

Về một sinh viên ngành y bị đuổi học

4. Hôm nay mình viết một bài sinh động cho forum. Đây là một vụ kiện có thật mình gửi link cho bạn xem cái này do một người bạn ls của mình nói cho mình biết chứ mình không viết. Vụ kiện này chỉ tháng 3 nay thôi. Bạn nào đọc được xem link sẽ có chi tiết đầy đủ hơn http://www.austlii.edu.au/au/cases/vic/VCAT/2014/193.html

5. Một anh sinh viên châu Á học bổng đi học ngành y ở đại học Melbourne. Đây là một đại học số một của Úc đào tạo ls và bác sĩ hiện đứng thứ 34 (hay 39) trong bảng xếp hàng 100 trường hàng đầu của thế giới. Anh ta chỉ còn khoảng 18 tuần nữa với ba lần đi thực tập ở bệnh viên là hoàn tất và sẽ trở thành bác sĩ. Khác với ở VN, và nếu bạn đã chưa biết, học bs ở mấy nước lớn này ngoài điểm cao, thi UMAT (để chứng tỏ có tư chất làm bs), còn phải thông qua vòng phỏng vấn khó khăn mới vào học được. Nói ra bao nhiêu khó khăn trên để bạn thấy là chỉ còn 18 tuần mà bị đuổi học là một cú sốc rất lớn với bản thân và gia đình mong đợi.

6. Trong thời gian học, anh ta mua một cây viết có gắn camera vào để ghi âm bài giảng. Anh ta sống nội trú trong nhà hai tầng ngay trường đại học. Tầng trên hoàn toàn là dành cho sinh viên nữ tuổi chỉ trên 20.

7. Tự nhiên anh ta hứng lên lấy cây viết để kế bên bàn chải đánh răng điện trong phòng tắm của các bạn sinh viên nữ ở trên lầu từ năm 2010. Trong thời gian đó, anh ta quay được sáu bạn nữ. Hình ảnh sẽ nhớ trong viêt và anh ta sẽ lên lấy xuống download vào máy vi tính.

8. Trong chuyến đi chơi Queensland (tiểu bang khác) với các bạn nữ, anh ta lại quay thêm các bạn nữ khác trong chung chuyến đi cùng một cách.

9. Không may, có một bạn nữ phát hiện ra cây viết. Anh ta lên lấy thì không thấy viết hỏi bạn nữ. Bạn nữ đó nói cần phải kiểm tra cây viết trước khi trả lại. Sau đó thì báo cho chủ nhà biết và đến tai cảnh sát.

10. Anh ta bị truy tội hình sự stalking (mình không biết tội này ở VN gọi là gì) và bị phạt 3000 đồng.

11. Anh này có vấn đề về đạo đức, ngay sau khi đã bị bắt việc trên và trong khi chờ đợi ra tòa, anh ta vào trong phòng giặt đồ tự động của trường đại học lại chụp hình một cô gái khác, bị bắt. Vì sự kiện này, chưa nói đến việc điều tra ở trên, trường Melbourne phạt anh ta 12 tháng không đi học. Sau đó thì có phán quyết stalking ở trên là có tội.

12. Các bạn hẳn còn nhớ trong bài viết trước của topic này mình có nói ở nước ngoài, mà mình biết khác với VN, ls và bs trước khi xin giấy phép hành nghề phải chứng minh cho thấy lý lịch hoàn toàn trong sạch không bị bất cứ tội hình sự nào dù là nhỏ liên quan đến tư cách đạo đức và sự thành thật.

13. Ngoài ra, cũng khác với ở VN, trước khi bạn làm việc với con nít phải lấy police clearance (tạm gọi là phiếu lý lịch tư pháp) chứng nhận bạn trong sạch. Nếu không là không ai nhận. Khi bạn kiểm tra tư cách như thế này sẽ hạn chế rất nhiều các trường hợp vi phạm hình sự với trẻ em bao gồm cả hành hạ con nít.

14. Sinh viên kia phải đi thực tập 18 tuần. Bây giờ bị vết trên lý lịch không sạch không ai nhận, cơ quan quản lý bác sĩ của Úc Australian Health Practitioners Regulatory Authority không thể cho thực tập trong bệnh viện và không thể cấp giấy phép hành nghề.

15. Vì không thể đi thực tập nên đại học buộc lòng phải cho ngưng học.

Bài học kinh nghiệm

16. Như mình đã có nói với các bạn trong bài trang trước, xã hội tư bản nó tạo ra một cơ chế mà trong đó bạn chỉ cần vi phạm tội nhỏ thôi liên quan đến tính thật thà là bạn sẽ phải trả giá rất lớn. Chính vì vậy cho nên nó tự động điều chỉnh hành vi của những người làm những công việc liên quan đến con người.

17. Trong phán quyết mình gửi link, bạn thấy thẩm phán có nói ông ta hiểu sự mất mát quá lớn khi chỉ còn 18 tuần. Nhưng nếu ông ta ra lệnh cho cơ quan quản lý cấp giấy phép cho sinh viên này, sau này anh ta hành nghề ở Úc không ai dám tin và đem con gái đến cho anh ta khám bệnh.

18. Bài học trên cũng là một bài học chỉ cho chính bản thân mình (do công việc) trong một số ít trường hợp đi chụp hình người khác.


Tờ..Âm..

25-03-2014, 08:44 AM

Khi bạn bị stress, cơ thể tiết ra chất độc dioxin thì phải (mình chưa check từ này).

Theo như em không lầm,thì chất dioxin này là "hóa chất khai hoang" làm cho trụi lá của quân đội Mỹ rải ở Vn thời chiến, Vn mình gọi chất này là "chất độc màu da cam" (chẳng qua là cái thùng chứa thuốc nó màu cam), nhưng không ngờ là là khi con người căng thẳng cũng sinh ra chất này, em sẽ nói bạn gái em về vụ này, hic.


Văn Khoa

25-03-2014, 10:56 AM

Theo như em không lầm,thì chất dioxin này là "hóa chất khai hoang" làm cho trụi lá của quân đội Mỹ rải ở Vn thời chiến, Vn mình gọi chất này là "chất độc màu da cam" (chẳng qua là cái thùng chứa thuốc nó màu cam), nhưng không ngờ là là khi con người căng thẳng cũng sinh ra chất này, em sẽ nói bạn gái em về vụ này, hic.

Bạn Nikonian2006 có viết "Khi bạn bị stress, cơ thể tiết ra chất độc dioxin thì phải (mình chưa check từ này)". Đây chỉ là một câu nghi vấn. Trong cơ thể con người ai cũng có một chút dioxin, không ít thì nhiều, tùy theo môi trường sinh sống, cách ăn uống, và phẩm chất của thức ăn thức uống. Dioxin là một độc tố rất phức tạp và được tạo ra khi có một phản ứng oxydation ở nhiệt độ cao, nói theo ngôn ngữ thông thường là ... cháy như thiêu đốt mùa màng, cháy nhà, cháy rừng, lò thiêu đốt, lò than,...

Hóa chất khai quang ngày xưa Mỹ rải ở VN bị nhiễm chất dioxin ngay từ nhà sản xuất vì bị process cross contamination chứ không phải họ cố tình trộn chất này vào thuốc khai quang.

Đố ai biết công trình xây dựng gì trong ảnh sau. http://farm8.staticflickr.com/7015/13396286964_434118f9c9_b.jpg


Accord 2000

25-03-2014, 01:33 PM

Nhờ bác saycheese mà em biết thêm, lâu nay ko biết nghề quản lý thị trường cũng có ăn vậy.

@Vụ án bác Nikon đưa ra thật điển hình cho cách hành xử trong quản lý ở bên này. Bác làm em nhớ lời tuên thệ trong nhiều vấn đề, ví dụ hôn nhân. Vì khi xét độc thân, họ chỉ xét trong quốc gia, nếu có ai đi NN kết hôn, họ ko biết. Vì vậy kết hôn, việc tuyên thệ cũng quan trọng. Ở VN thì ko sài cái tuyên thệ này thì phải?

Trong phiên tòa, cũng thấy việc tuyên thệ trước khi nói...Thấy nó rất quan trọng. Mà ở VN, ko biết có giống vậy ko? Nhiều khi cảm giác lời nói có giá trị hơn giấy tờ. Ở VN ngày xưa cái gì chính chủ khi công chứng xong, đem nộp bản sao, lại phải kèm bản chính so sánh. Riết em ko biết công chứng để làm gì, khi nó ko thay bản chính được?

@Bác VănKhoa: Họ xây hầm chôn đất nhiễm dioxin hả bác? Dù bọc bê tông nhưng sao gần khu dân cư quá?


apham

25-03-2014, 02:29 PM

@Bác VănKhoa: Đây là đầu đường băng sân bay Đà Nẵng. Chính phủ Mỹ đang hỗ trợ xử lý chất độc dioxin ở đây. Bác Accord2000 nói đúng đấy: Họ xây hầm xử lý đất nhiễm dioxin.


Văn Khoa

26-03-2014, 02:31 AM

@Accord 2000 và apham: đúng vậy. Đây là tấm ảnh bạn tôi chụp khi anh ta đi VN làm project manager dưới một hợp đồng với chính phủ Mỹ (cơ quan USAID) để xử lý dioxin hot spots ở phi trường Đà Nẵng. Cách xử lý là gom góp đất bị nhiễm vào lò hấp có nhiệt độ cao để hủy.

Còn vấn đề gần khu gia cư thì phải xem lại là destruction process có thải ra chất gì độc hại không. Tôi nghĩ là không vì hãng CDM trúng thầu và hãng CDM cùng với các subcontrators là những hãng chuyên về xử lý môi trường hàng đầu trên nước Mỹ. Họ không sơ sót về chuyện này đâu.


Văn Khoa

05-04-2014, 03:06 PM

Hằng năm, thời gian trong khoảng cuối tháng Ba đến hết tháng Tư là thời gian vui mừng hoặc rơi lệ đối với cả triệu học sinh sắp tốt nghiệp trung học trên khắp nước Mỹ. Vui vì vào được trường mong muốn và buồn vì bị từ chối.

Tôi lược dịch bài sau từ một bài viết của ông Richard H. Shaw có tựa đề Rejected by Stanford? You'll live. Bài này được đăng trên báo LA Times vào ngày 30/3/2007. Richard H. Shaw là giám đốc văn phòng tuyển sinh và giúp đỡ tài chính của Đại Học Stanford.

Tặng các bác có con cái đang bước vào ngưỡng cửa đại học.

Rejected by Stanford? You'll live

Chiều nay, văn phòng của tôi sẽ gửi thư điện cho gần 18.000 học sinh năm cuối bậc trung học đang nóng lòng chờ đợi xem họ sẽ được chọn để học bốn năm tiếp tại Đại học Stanford hay không.

Dù đã làm việc trong lĩnh vực tuyển sinh hơn 25 năm, tôi đoán là tôi sẽ có cảm giác khá đau buồn vào cuối tuần này (cũng như hằng năm ) cho các học sinh thật xuất sắc khi bị từ chối một trong khoảng 1.650 chỗ cho niên khoá tốt nghiệp năm 2011. Tôi cũng đoán rằng, trong những tuần lễ tiếp, những phụ huynh mà tôi hiểu quẫn trí sẽ gọi điện thoại cho tôi vì con cái của họ với thứ hạng cao nhất trong lớp, điểm thi SAT hoàn hảo, và thành tựu ngoại khóa thật ấn tượng nhưng bị từ chối nhập học.

Tôi chắc chắn tin rằng Stanford là một đại học tuyệt vời, nhưng kinh nghiệm của tôi cho thấy thường thường bậc phụ huynh buồn bã về quyết định tuyển chọn của chúng tôi hơn là những đứa trẻ. Tôi có thể thông cảm với mối quan tâm của họ: Chính tôi thấy mình bồn chồn khi con gái tôi đang chờ tin tức từ các trường đại học cô ấy đang xin học cho năm nay. Nhưng vì thanh thiếu niên thời nay đã có nhiều áp lực trong cuộc sống của họ, tôi muốn truyền đạt ba tâm niệm cho các bậc phụ huynh.

Thứ nhất, tất cả đều là tương đối. Trong khi số sinh viên được nhận vào vẫn không thay đổi trong nhiều năm, năm nay Stanford, giống như nhiều đại học cùng đẳng cấp khác, nhận được một con số kỷ lục đơn xin học - gần 24.000. Bất kể lý lẽ gì về chuyện nhóm này được thiên vị nhiều hơn nhóm nọ, hàng ngàn sinh viên sẽ bị từ chối dù không có một chút nghi ngờ gì về khả năng đáp ứng với thử thách giáo dục của đại học Stanford của đại đa số họ. Nói một cách cụ thể, chúng tôi có thể thâu nhận gấp bốn lần số sinh viên với điểm trung bình 4.0 hoặc cao hơn.

Ước gì có một công thức để giải thích ai được nhận vào và ai bị từ chối, nhưng việc ra quyết định là cả một nghệ thuật cũng như là khoa học. Mỗi niên khoá là một ban nhạc giao hưởng với nghệ thuật phổ nhạc và âm thanh đặc thù của nó; danh sách nhạc công cuối cùng chính là một nỗ lực để tạo nên sự hài hòa, và điều đó có nghĩa rằng một số người chơi đại hồ cầm phi thường sẽ không được chơi. Hơn nữa, ngay cả các nhân viên của tôi đều có sự đánh giá khác biệt chính đáng về các sinh viên xin học. Điểm chính ở đây là cả thế giới, không ai sẽ có nhận xét tiêu cực về bất cứ học sinh nào vì lý do không được nhận vào Stanford hoặc một trong các trường ngang hàng khác.

Thứ nhì, hãy vui với một hình ảnh to tát hơn. Mặc dù các phương tiện truyền thông không ngớt bàn về tình trạng giao động của tuổi trẻ ngày nay, hầu hết các hồ sơ mà tôi và các đồng nghiệp ở Đại học Stanford và các trường khác xem xét đều là những hồ sơ thật đáng phục. Và trong rất nhiều trường hợp, những học sinh bị một số trường từ chối đều được nhận vào những trường khác. Sự hoán chuyển từ trung học đến đại học là một bước ngoặt quan trọng, điểm thiết yếu là hãy tập trung vào phương cách một đứa trẻ đang chuyển tiếp đến một giai đoạn mới hơn là nơi chốn mà giai đoạn đó sẽ xảy ra. Đây chính là thời điểm mà các phụ huynh nên đánh dấu sự thành công của con cái và tận hưởng trong sự phấn khích những gì bốn năm tới sắp sửa mang lại.

Và điều đó dẫn đến điểm cuối cùng của tôi: Giáo dục còn tùy thuộc vào sinh viên. Tất nhiên, một số đại học có nhiều nguồn tài nguyên mà các trường khác không có, nhưng tất cả đều cống hiến cơ hội để học hỏi và phát triển.

Tôi còn nhớ một thiếu niên sắp học xong trung học ở Sunnyvale, California. Vào năm 1975, cậu ta chỉ nộp đơn ở Stanford và một trường đại học khác. Hiển nhiên là cậu ta thất vọng khi bị đây từ chối nhập học, nhưng sau đó cậu ta là một sinh viên xuất sắc ở một đại học giỏi khác trên vịnh San Francisco, đó là UC Berkeley. Cậu ta tiếp tục học lên để kiếm được bằng tiến sĩ tại Massachusetts Institute of Technology và trở thành một khoa học gia nghiên cứu tại Viện Carnegie ở Washington và là giáo sư phụ khảo tại Đại Học Johns Hopkins. Năm 2003, ông gia nhập trường thuốc của Đại Học Stanford và năm ngoái là người đồng chiếm giải Nobel về sinh lý học hoặc y khoa .

Trong số các sinh viên xin vào Stanford, Andrew Fire không phải là một người khác biệt. Cũng không khác gì đối với John Etchemendy, khoa trưởng và giáo sư triết học ở Stanford, nơi từ chối đơn xin học của ông ngày xưa. Cũng không khác gì đối với hàng ngàn người khác không được Stanford nhận vào họ tiếp tục đường đời để có một cuộc sống mỹ mãn.

Bằng đại học từ Stanford, hoặc một trường đại học Ivy League, đều có thể kết thúc bằng một dòng chữ cuối cùng của tờ resumé. Điều mà các bậc phụ huynh của các học sinh xin vào đại học trên khắp nẻo đường đất nước cần phải nhớ tuần này là, dù tốt hay xấu, tin tức con cái của họ sắp nhận được chỉ là một bước ngắn ngủi trên một cuộc hành trình rất dài.


saycheese1985

05-04-2014, 06:37 PM

A Khoa remind e về 1 case liên quan đến Stanford E xin quote lại nguyên văn của người trong cuộc, hy vọng làm nguồn thông tin hữu ích cho các ace có chí hướng. "Cảm ơn Huyền Chip Ít ai biết rằng khi cơn bão truyền thông ập xuống Huyền Chíp (tác giả cuốn Xách ba lô lên và đi; Đừng chết ở châu Phi) thì một cựu du học sinh Mỹ, nick name trên Facebook là Anh Gấu Phạm đã làm một điều đi ngược dòng thiên hạ: Tư vấn giúp Huyền Chíp vào một đại học lớn ở Mỹ.

Anh Gấu cùng Huyền Chíp đã thành công, nay Huyền Chíp sắp nhập học tại ĐH hàng đầu thế giới, Stanford.

Dưới đây là nội dung cơ bản trong bài viết của Anh Gấu Phạm đăng trên Facebook của tác giả: bài có một số chi tiết đã được lược bỏ cho phù hợp với văn phong của www.sinhvienusa.org (Anh Gấu Phạm đã cho phép biên tập viên chỉnh sửa).

Một vài năm trước khi quyển sách đầu tiên của Huyền Chip được xuất bản mình có đọc một hai đoạn qua diễn đàn tnxm.net – đoạn kể lại của cô gái sang Malaysia với dự định làm việc xong rồi đi phiêu lưu tùy cảm hứng. Xưa có thời gian đi du lịch kiểu tùy hứng này nên mình đọc và cảm thấy hiểu được cái tâm lý đi lướt qua cuộc đời của người trẻ trong truyện. Từ kinh nghiệm bản thân bỏ bê việc học hành để đi chơi rồi chịu những thiệt thòi của cách làm việc tùy hứng đó nên mình nghĩ là bạn gái kia nên quay về đi học để xây dựng một nền tảng vững. Sau đó, bạn có được một thứ giấy thông hành mở các cánh cửa khắp thế giới, ví dụ như một bằng cấp hay chứng chỉ nghề nghiệp nào đó, rồi lại tiếp tục rong chơi cũng không quá muộn mà lại làm tăng chất lượng của trải nghiệm lên nhiều. Lần đó xong mình cũng không để ý tới việc em Huyền nữa.

Cho tới khi cuốn sách thứ hai của Huyền được xuất bản. Trên Facebook xuất hiện nhiều lời tố cáo cuốn sách chứa đựng nhiều điều sai sự thật. Một vài bạn bè mình trên FB đặt các status trêu đùa, phê phán các chi tiết trong sách là giả dối. Mình để ý thấy ngay một vài lời phê bình nhất là về việc xin visa khi đi du lịch nhất là ở những vùng sâu vùng xa mà Huyền đã đi là chưa chính xác. Trong một thời gian ngắn nhờ hiệu ứng cầu tuyết mà vụ Huyền Chíp trở nên ầm ĩ. Đọc tin tức trên báo mạng và các diễn đàn mình cảm thấy trong khi những lời buộc tội Huyền còn chưa rõ thực hư ra sao thì nhiều người đã vội vã xây dựng các giả thuyết dựa trên các giả định nhầm lẫn rồi chung sức với nhau tạo ra một cơn bão hoàn hảo nhưng ở trong tách trà.

Cơn bão hoàn hảo – perfect storm – nói về một cơn bão mà nhờ những điều kiện thời tiết đặc biệt tụ hợp lại mà trở thành một dạng siêu bão. Mình sớm nhìn nhận thấy trong vụ Huyền Chip có những yếu tố nhất định đã biến một quyển sách mà cá nhân mình cho là vô thưởng vô phạt trở thành một sự kiện gây ầm ĩ trong dư luận. Những yếu tố “thời tiết” thuận lợi để tạo ra cơn bão truyền thông bao gồm trước hết là phản ứng tức thì theo hướng tiêu cực của công chúng với cung cách truyền thông càng lúc càng kém chất lượng ở ta. Độc giả/khán giả đã phát triển được một lưới phòng thủ đầu tiên với tin tức là không tin cái đã. Người ta biết được đằng sau truyền thông giờ không còn là mong muốn thuần túy mang thông tin chất lượng tốt cho công chúng mà còn đủ thứ lợi ích kinh tế, chính trị, hầm bà lằng chi phối tin tức và cách truyền tin. Người ta học được cách phản ứng tức thì coi mọi điều truyền thông thổi phồng lên đều là bề nổi của những âm mưu chi phối đầu óc của người ta nên gạt phắt đi, không tin trở thành một phản ứng có phần tích cực vì khả tín hơn. Như vậy những tin tức mang nhiều tính đánh bóng sách của Huyền theo hướng vẽ lên một người trẻ kiểu mẫu bị người ta ghét lập tức. Ngoài ra còn có những điều tế nhị khác giúp cho có một cơn bão hoàn hảo: Huyền là người ngoại tỉnh lại có vẻ có tham vọng (liên tưởng về con osin nhà tao), có hoài bão, mơ ước, phát ngôn những điều triết lý; đi lang thang với Tây, cặp bồ nọ kia; đi nước này nước nọ về tỏ vẻ kênh kiệu, giảng giải cho những người thừa khả năng đi Anh đi Mỹ. Những yếu tố trên kia khiến Huyền trở thành một nạn nhân hoàn hảo, một nạn nhân có phần yếm thế nữa vì rất dễ tấn công mà không phải sợ bị nạn nhân đó tấn công ngược lại.

Một cơn bão trong tách trà – storm in a teacup – là một sự việc đáng ra chẳng có gì bị thổi phồng lên cho thành một câu chuyện ầm ĩ hoàn toàn không đáng. Những phê phán sự thiếu trung thực trong sách của Huyền nói chung là khá kỳ lạ trong một môi trường giả dối như xã hội ta hôm nay. Có cái lĩnh vực nào trong xã hội ta hôm nay mà không đầy chật những điều giả dối? Việc một con bé đi du lịch đến những vùng đất xa, ừ thì có thể có làm những việc nọ kia mà nếu xem xét dưới những lăng kính đạo đức cứng nhắc, mô phạm nhất thì có thể bị coi là vi phạm, ảnh hưởng thế nào đến một xã hội gần như ai ai cũng lừa dối ai ai?

Mình hiểu ngay là công chúng đã phản ứng theo kiểu giận cá chém thớt. Họ mang sự bực dọc với truyền thông, với xã hội đạo đức thấp kém, sự chán nản với đời sống không có những điều cao thượng, ước mơ, xã hội nạo thai, ngoại tình, ăn cắp, đĩ điếm, nghiện ngập, nhậu nhẹt, tham nhũng – rồi chọn ra một trường hợp điển hình hơi xấu để nện cho nó thật là chết đi.

Quan điểm của mình về vấn các cuốn sách của em Huyền lúc đó và bây giờ đều nhất quán là như sau:

Sách của em Huyền có thể đã có những điểm chưa chính xác, cường điệu, hoặc kể cả là cố tình bịa đi nữa nhưng có những cách biện minh cho phần lớn những nhược điểm đó. Và những nhược điểm không thể biện minh được nếu có cũng không thể là lý do để thu hồi, thiêu hủy, và cấm đoán tác giả viết sách tiếp.

Ngoài ra còn những lý do bên ngoài sách. Em Huyền là một người phụ nữ trong một xã hội mà sự bình quyền vẫn còn là một mục tiêu phấn đấu. Xuất thân từ vùng quê trong một gia đình cũng không có điều kiện gì em Huyền đại diện cho một đa số người trẻ Việt Nam ở nông thôn vất vả vươn lên trong thời đại kim tiền và lạm quyền. Và vượt qua những hạn chế cá nhân em Huyền đã chọn con đường đi ra bên ngoài, có lẽ cũng lấy cảm hứng từ những vị thanh niên cách mạng đời trước bỏ nước ra đi tìm hiểu thế giới, để khám phá mình và học hỏi thêm. Cá nhân mình xưa cũng đã chọn con đường đi xa và học hỏi đó ủng hộ mạnh mẽ lời kêu gọi lớp trẻ Việt Nam đi ra thế giới, khám phá, tìm tòi, học hỏi, để bồi đắp kiến thức và xây dựng tính cách.

huyen chip

Sau những cơn bão truyền thông tấn công vào Huyền, mình hỏi bạn mình là Anh Xu Béo:

- Anh Xu, anh có muốn cùng tôi ra đi tìm đường cứu Huyền không?

Anh Xu trả lời:

- Rất muốn Gấu ạ, nhưng than ôi, chúng ta lấy đâu ra điều kiện để làm việc đấy.

Mình cười bảo:

- Giờ mà tôi giơ hai tay ra thì ông lại bảo là tôi bắt chước.

———–

Trong tranh luận mình đã đề cập đến ngoài status, anh Xu và mình có trao đổi thế này:

October 1, 2013 at 9:41pm

Anh Xu Beo:

Báo cáo Trung tá Gấu, anh đã tỉnh ngủ hoàn toàn. Anh có kiến nghị thế này.

Theo thiển ý của anh, em Huyền Chip có một số tố chất tốt, thậm chí rất tốt (cái này đánh giá qua thông tin đọc báo nghe đài), đồng thời thiếu sót, hổng nhiều cái cơ bản, quan trọng. Những cái hổng, cái thiếu ấy, có thể sửa được bằng cách đi học đại học (theo như anh đọc báo nghe đài, thì Huyền sau khi học chuyên toán tổng hợp thì đi phượt luôn chứ không học đại học).

Thay vì ném đá. Gấu thử nghĩ xem Huyền nên đi học trường tốt nào ở Anh Mỹ thì hợp. Sau đó tìm cách đưa em nó đi khỏi cái xứ này. Khi em ấy nhập học, mình quên em ấy đi, chắc độ 4, 5 năm gì đó. Sau khi em ấy học xong, mình sẽ xem xem Sau Khi Học, em ấy sẽ làm được gì. Về thời gian 4,5 năm có thể hơi dài, nhưng sẽ là một case bổ ích để so sánh, đối chiếu một cách khoa học hehehe.

October 1, 2013 at 9:45pm

Anh Gau Pham:

Mình sẵn sàng chấp nhận thách thức của anh Xu.

Mình đã nói đến lần trước là mình có thể giúp em Huyền xin được học bổng để qua Mỹ học rồi đạt được những thành quả to lớn. Những việc lùm xùm này xong thì Huyền liên hệ với mình.

——–

Như vậy trước mặt mình và Anh Xu cuộc đấu đã trở thành một cuộc đấu giữa các luồng tư tưởng được cụ thể hóa thành các khuôn mặt người. Giữa một bên là một đám đông hùng hổ ném đá, Huyền, nói thật lúc đó bị người ta dồn đuổi làm cho phát cáu, phát điên lên. Huyền tuy thế lại là đại diện cho phe yếu về thế lực nhưng như mình và anh Xu nhận định là mạnh về triết lý. Đó là cái triết lý hội nhập thế giới, người Việt tự tin cư xử ngang bằng với người ngoài cùng chia sẻ những nguồn tài nguyên tư tưởng, kiến thức chung. Bên phe mạnh hùng hổ và đe nẹt nhưng yếu đuối về lý, không khai phóng lại đi đe dọa kìm kẹp người ta. Vấn đề đặt ra là liệu chúng mình có thể giúp Huyền vươn lên, để chứng tỏ là thời gian Huyền đi chu du thế giới không phải thời gian vô ích như đám đông khinh miệt quan niệm hay không?

Nếu làm được việc đó, tức là biến người đang yếu và bị áp bức, thành người mạnh hơn kẻ áp bức mình thì bọn mình sẽ chứng minh được rất nhiều điều khác và qua đó tạo ra những gợi mở hay về văn hóa và xã hội ở quê ta. Như thế lý do mình và anh Xu cùng làm việc này không đơn giản chỉ để giúp Huyền mà chỉ là nhờ Huyền để tạo ra tiền lệ cho những vấn đề khác. Huyền trở thành một nhân vật điển hình.

Bài toán này khá khó vì cả mình cả anh Xu đều không quen Huyền và cũng không biết trình độ của cô ấy ra sao mà chỉ có thể ước đoán. Mình tính là Huyền đã học A0 chuyên toán tổng hợp thì về Toán và các môn tự nhiên có lẽ không tồi, và tiếng Anh thì mình cảm nhận được qua miêu tả của Huyền là cũng không phải là kém. Cái mình lo là liệu thứ tiếng Anh đi du lịch có phải là thứ tiếng Anh cần có để Huyền thi được các kỳ thi tiêu chuẩn vào đại học của Mỹ hay không. Tuy thế với kinh nghiệm đã hướng dẫn các em các cháu mình thì mình tin là với sự hợp tác và chăm chỉ của Huyền thì nếu làm đúng hướng mình chỉ thì chắc chắn sẽ đạt được trình độ tiếng Anh cần thiết để thi được điểm cao. Khi bắt đầu suy nghĩ về vấn đề này lúc đầu tháng 10-2013 tức là chưa đầy 6 tháng trước mình đặt ra khoảng thời gian khoảng 1 năm rưỡi.

Việc nộp đơn xin học đại học ở Mỹ thường đóng sổ vào tuần đầu tháng 1, như thế ứng viên phải thi xong khoảng cuối tháng 11, và như thế lúc Huyền liên hệ với mình như mình đề nghị khoảng 10/10 thì cô ấy chỉ có 1 tháng 20 ngày tối đa để chuẩn bị cho kỳ thi SAT và Toefl – là khoảng thời gian mình nghĩ là quá ngắn để một người đã rời xa việc học quá lâu có thể bắt kịp lại để thi được.

Khi Huyền liên lạc với mình hai anh em trò chuyện qua messages của Facebook mình hỏi Huyền có sẵn sàng thi thử luôn tháng 11 để nộp đơn thử tháng 1 không. Mình lúc đấy hơi máu nên nghĩ là vẫn có một khả năng dù rất nhỏ Huyền có thể chuẩn bị kịp trong 1 tháng rưỡi. Huyền nói là Huyền sẵn sàng thử. Hai anh em thảo luận về các môn cần thi.

Mình đề nghị Huyền nộp đơn vào một nửa là các trường thứ hạng cao nhất (Princeton, Harvard, Yale, Stanford) còn một nửa là các trường an toàn. Để vào các trường thứ hạng cao thì phải thi không chỉ SAT 1 mà còn cả SAT II là các môn phụ, năng khiếu, nâng cao. Mình hỏi Huyền bên cạnh Toán nâng cao thì có thoải mái thi Lý, Hóa không thì Huyền có nói là đã rời xa Lý Hóa từ lâu sợ không bắt kịp được nhưng có thể thi tiếng Tây Ban Nha. Mình nói thật là lúc đó rất nghi ngờ vì đa số người Việt mình nhất là ở Việt Nam đâu có biết tiếng Tây Ban Nha là gì mà Huyền đòi thì nâng cao môn đó. Tuy thế mình xác định là để Huyền quyết định.

Để thử nghiệm này được chính xác nhất mình tự đặt ra một vài quy định như sau mà mình có kể cho anh Xu. Thứ nhất, mình sẽ không gặp gỡ Huyền trong thời gian chuẩn bị học/thi/nộp đơn để tránh mọi thứ phiền toái về thái độ, tình cảm quý mến hay không quý mến, tức là mình không muốn có bất kỳ một tác động nào khác làm hỏng tính trong sạch của thử nghiệm. Huyền là đối tượng thử nghiệm và mình và Xu béo đang cố dùng đối tượng này để chứng minh luận điểm của bọn mình. Để công bằng mình có đề nghị Huyền là để mình thanh toán tất cả các chi phí thi và nộp đơn cho cô ấy. Cụ thể mình nói anh gửi Huyền 1000 đô để Huyền trả cho việc nộp đơn và việc thi cử. Huyền nói ngay là cô ấy cảm ơn nhưng cô ấy có tiền để tự trả được. Thỉnh thoảng mình lại nhắc Huyền là Huyền vẫn có 1000 đô với anh đấy nhé nhưng bạn ấy không bao giờ đề nghị mình giúp gì về tài chính. Mình rất cảm phục Huyền về điểm này.

Về việc thời gian thi cử và các môn thi cũng như các trường sẽ nộp đơn mình chỉ đưa ý kiến rồi Huyền quyết định. Không bao giờ mình nói em phải thế này, em phải thế kia. Mình trình bày quan điểm của mình, những hạn chế mà mình biết, những hiểu biết có thể có ích cho Huyền rồi để bạn ấy chọn cách làm đúng. Hai anh em thỏa thuận rằng sẽ thi trước cuối tháng 11 và thỉnh thoảng mình có hỏi thăm việc học hành nhưng không bao giờ thúc ép, đùn đẩy gì.

Hai anh em thỉnh thoảng trò chuyện thường chỉ rất nhanh 5-10 phút trên FB. Mình cũng tránh không muốn gây sức ép gì cho Huyền, sợ là làm hỏng mất thí nghiệm của bọn mình thì toi. Ngày nào Huyền thi mình cũng không biết. Một thời gian ngắn sau Huyền báo điểm thi SAT 1 rất cao (2290) mình phải nói xúc động vô cùng và hiểu rằng là người con gái này là người có trình độ và khả năng thật và mình và anh Xu đã đúng trong nhận định của bọn mình – xin xem lại nhận định của anh Xu ở trên kia. Với điểm số SAT I cao thế này mình biết Huyền hoàn toàn có khả năng vào học những đại học tốt nhất của Mỹ. Hai anh em xem xét lại danh sách các trường sẽ nộp đơn và chờ đợi kết quả kỳ thi SAT II.Mình nhớ hôm có điểm SAT II Huyền nhắn mình trên FB:

- Anh ơi, em có điểm SAT II rồi.

Chắc nửa tiếng sau mình mới nhìn thấy message này và mình hỏi:

- Kết quả thế nào Huyền?

- Em được 800 Toán và 800 tiếng Tây Ban Nha.

- Huyền bị điên à?

- Vâng, em cũng đang nghĩ em bị điên đây.

Lúc đó nói thật mình trào nước mắt. Người bạn chưa bao giờ gặp này đáp ứng lòng tin của mình tuyệt vời, món quà này quả thật là quý giá đối với mình. Khi biết điểm số của Huyền cao như thế mình biết là khả năng Huyền được vào trường tốt là trên dưới 90% rồi. 10% còn lại là nhiều yếu tố khác trong đó có một thứ không ai kiểm soát nổi kể cả một người có nhiều kinh nghiệm nã đạn các đại học hàng đầu của Mỹ bằng trẻ con Việt Nam là mình là yếu tố may rủi. Cách duy nhất để cải thiện may rủi là nộp đơn số trường rất lớn.

Hồ sơ xin học của Huyền gửi đi quanh khoảng hạn nộp đơn đầu tháng 1. Mình có dặn Huyền là giờ hết lo đi em, đã làm tốt hết rồi và giờ để số phận quyết định.

Trong thời gian chờ đợi kết quả có nhiều lúc hai anh em đều căng thẳng. Nếu có lúc nào chừng 3-4 hôm bẵng đi không thấy Huyền đâu là mình lại nghĩ lo thôi chết rồi. Huyền được nhận rất sớm vào một trường thứ hạng cũng ok nhưng không phải là thật tốt – đây đáng ra là tin mừng lại thành ra là tin lo.

Mấy hôm trước Huyền nhắn là anh ơi nếu không thấy em nhắn tin gì thì đừng hỏi nhé. Em ngượng lắm. Em không sợ em không được mà chỉ sợ làm anh thất vọng. Mình bảo là yên tâm, trò chơi thôi Huyền ạ, tới giờ này thì Huyền đã vượt quá mong đợi và mục đích bọn anh đề ra rồi. Dù bất kỳ việc gì xảy ra anh cũng sẽ không đòi quà (dù là chưa tặng quà gì cả). Kiểu gì anh cũng vẫn khuyên Huyền nên đi học đại học lại rồi vươn lên. Đến lúc rồi em ạ.

Đêm thứ Sáu vừa rồi tức khoảng 7h sáng thứ Bẩy ở Hà Nội mình đang đi ăn với cả nhà thì nhận được message nhắn tin trên FB. Anh ơi, em được nhận vào Stanford rồi ạ. Mình lúc đấy xúc động không để đâu cho hết. Mình quay sang khoe ngay Hiền nhà mình là người luôn được mình kể lại từng mốc tiến bộ một của Huyền. Bà xã mình đã quen với những trò nghịch kiểu này của mình nên rất là bao dung, không như nhà người khác khéo làm loạn lên khi chồng đi giúp gái trẻ đi học. Mình cũng báo ngay cho anh Xu và một vài người bạn khác để cùng vui.

——

Thật tuyệt vời. Thật tuyệt vời. Thật tuyệt vời.

Mấy ngày nay mình vui phát điên. Lúc nào cũng cảm thấy icon cười lăn cười lộn như ngáo đá ở trong lòng. Cảm giác vui hết cỡ. Và mình cũng nói với Huyền khi bạn ấy nói là bạn ấy cảm ơn mình bạn ấy cảm thấy như đang sắp chết vì vui là mình thay mặt anh Xu cảm ơn bạn ấy đã cho bọn mình hưởng cảm giác thành công. Một việc làm lãng mạn, cao thượng của bọn mình dù làm với tâm thế đùa nghịch nhưng đã được tưởng thưởng xứng đáng. Xin cảm ơn Huyền.

Mình cũng cảm ơn anh Xu và những người bạn cùng tham gia chơi game này với bọn mình. Kết quả của nó là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho rất nhiều người về sau này. Cảm hứng cho những người có điều kiện đi trước như anh Xu và mình giúp đỡ đưa các bạn Việt Nam lên ngang tầm thế giới, cảm hứng cho các em Việt Nam dũng cảm ra đi, cảm hứng cho những người yếu, nghèo biết được là trời xanh còn có mắt và thế giới yêu thương họ thật tình.

Huyền có thể làm được gì để cảm ơn mình và anh Xu? Mình nói với bạn ấy là bạn ấy đi học tốt, thành tài rồi sau này pay it forward, tức là làm tiếp cho những người khác nữa thì là cách trả ơn bọn mình tốt nhất. Riêng mình dù rất mong được hỗ trợ Huyền sách lược, chiến lược để tận dụng được cao nhất môi trường học tập bằng kim cương ở Stanford, không có kế hoạch gặp mặt bạn ấy. Thử nghiệm xã hội này nên được dừng lại chỉ ở mức này.

Huyền đã được đặt lên đứng ở một điểm xuất phát mơ ước của hàng trăm triệu người trên thế giới, một ví dụ cho thấy khuôn mặt lãng mạn của nước Mỹ và của thế giới nói chung, luôn cho người ta thêm cơ hội, luôn nâng người ta lên chứ không đẩy người ta xuống.

Ngày 1/4 năm nào mình đã tặng cho các bạn vụ trúng xổ sổ bịa như thật. Năm nay 1/4 mình xin tặng các bạn vụ thật mà như bịa.

Lời cuối xin chúc mừng Huyền Chip, chúc bạn một tương lai tuyệt vời trước mặt, nhiều thành công và làm nhiều điều tốt cho bản thân, đất nước, con người, thế giới, nhân loại, vv.

Mong các em nhỏ có được cảm hứng từ Huyền đi ra và khám phá thế giới.

31/3/2014 Liên danh Xu Gấu" Thêm 1 phần nữa nhưng hơi dài, e để linkcho ae dễ theo http://sinhvienusa.org/2014/04/04/huyen-chip-stanford-10-dieu-thu-vi-toi-hoc-duoc/


Accord 2000

06-04-2014, 12:53 AM

Để đạt được học bổng toàn phần ở bậc đại học là rất khó bất kể trường nào. Vào Stanford bình thường đã khó, có học bổng càng khó hơn, và nếu là người nước ngoài thì khó hơn nửa. Em đọc đâu đó quên mất chi tiết, chỉ nhớ ngân sách cho du học sinh rất thấp, họ vẫn ưu tiên dân trong nước hơn. Nên đạt được HB là 1 thành tích lớn trong đời.


Văn Khoa

06-04-2014, 01:00 PM

Đúng vậy Accord2000, học bổng dành cho SV trong nước thì có, nhưng cho SV nước ngoài thì hầu như không. Theo tôi nhớ thì bà xã tôi hồi đó giúp hai đứa con nộp đơn xin học bổng qua Free Application for Federal Student Aid (FAFSA). Và các trường ĐH (công cũng như tư) dựa vào hồ sơ FAFSA để cứu xét cái need-base để quyết định số tiền học bổng. Theo BX kể thì thà đừng nộp đơn còn hơn vì FAFSA hỏi những câu rất là personal, tỷ dụ trong nhà băng có bao nhiêu tiền, có những loại đầu tư nào, tiền nhà trả mỗi tháng bao nhiêu, tiền nợ nhà còn bao nhiêu, có bao nhiêu xe, xe hiệu gì, đời năm nào, ... Và nhất là phải gửi giấy khai thuế 3 năm trước.

Đối với học sinh đẻ ở Mỹ mà còn khó khăn như thế thì làm sao học sinh đến từ ngoại quốc mà có thể có được học bổng toàn phần! Hơn nữa, các ĐH biết là HS đến từ ngoại quốc đa số thuộc về loại khá giả, họ không phí phạm tiền học bổng cho các HS này. Họ giúp một chút vài trăm, vài ngàn là quá lắm. Đại đa số các học sinh này đến rồi đi, họ đâu có đầu tư gì cho nước Mỹ mà nước Mỹ phải cho lại!

Nhưng họ khá rộng lượng cho các học sinh nghèo trong nước Mỹ, nhất là các con em có hoàn cảnh socioeconomic disadvantaged. Học giỏi (so với HS khác cùng background), có cố gắng, nhà đông anh em, bố mẹ ly dị, là đứa đầu tiên trong cả gia đình đi học bậc ĐH, lương bố/mẹ dưới $60,000/yr, ... thì họ cho hoàn toàn trong 4 năm, cả tiền chi tiêu vặt. Quá sướng!


Accord 2000

07-04-2014, 03:45 AM

Bác Văn Khoa là người trong cuộc nên hiểu rõ cái khó, quả thật bên này kiếm suất học bổng toàn phần cho dân bản xứ rất là gian nan. Em có quen chị bạn có 4 đứa con đều học rất giỏi, nhưng cũng không đủ để có HB toàn phần, chỉ có miễn học phí. 1 đứa vừa tốt nghiệp master tiếng Anh, đã xin qua UK để dạy 1 năm. Toàn trường chỉ có vài đứa được đi như vậy thôi, bên UK qua phỏng vấn, và sau khi đậu phỏng vấn thì họ tài trợ vé máy bay, ăn ở 1 tuần để cô này qua thăm trường, xem cơ sở vật chất và có thấy thích hợp để làm việc không.

Ở Vn lâu lâu cũng có hs đạt HB toàn phần của nhiều tường danh tiếng. Đa số họ rất giỏi và tham gia nhiều hoạt động nổi bật. Tuy nhiên tỷ lệ này rất hiếm, vì ngân sách cho các trường này tài trợ du học sinh nước ngoài ít lắm, ví dụ Stanford em nhớ loáng thoáng chỉ có 5% học bổng là dành cho du học sinh NN toàn phần (95% còn lại là cho các diện khác, ưu tiên trong nước như bác Văn Khoa nói, con nhà ngheo...). Cho nên dành được 1 suất này là người rất giỏi toàn diện. Kiến thức giỏi tuyệt đối là việc hiển nhiên. Hoạt động ngoại khóa là bắt buộc. Cuối cùng là tài hùng biện thuyết phục nhà trường.

Nếu học lên cao làm nghiên cứu sinh thì lại khác, lúc này dễ định hình về lĩnh vực nghiên cứu cũng như có các cam kết phục vụ lâu dài, nên chỉ cần giỏi là sẽ có các trường nhận tài trợ. Còn bậc đại học rất khó để đạt tài trợ toàn phần, vì có khi tài trợ xong họ đi mất, cũng chưa biết thực lực toàn diện. Cho nên họ chỉ cấp HB cho những ai mà họ tin là người rất nổi bật. Để ý thì thấy các hs đạt huy chương vàng Olympic cũng chưa chắc đã có HB toàn phần, đa số học tại các trường tốt nhất, nhưng cũng chỉ có HB hỗ trợ phần nào thôi. Vả lại gia đình con nhà nòi, nên kinh phí cũng ko khó khăn, tụi tư bản nó dùng đồng tiền rất chi ly.

Còn đi theo đề án 322 của VN (giờ ko biết còn không), đa số vào các trường trung bình, qua khu vực Nga, Đông Âu thì có khi còn về quê. Các hs giỏi đạt giải vàng Olympic thì có lẽ đa số trụ lại bên Mỹ, UK hết. Bác Bảo Châu cũng đạt vàng 2 lần liên tiếp. Người giỏi hiếm nhưng họ đi xong không về.


saycheese1985

07-04-2014, 10:40 AM

Cám ơn a Khoa và a Accord tham luận. E dẫn case bạn Huyền Chip để nói lến điều: những XH văn minh hơn họ cư xử nhân bản hơn, và tạo dk cho những người mà họ nhìn nhận là có năng lực tốt hơn. Bạn Huyền, nếu thi vào 1 trường ĐH bên này, sẽ bị dòm ngó, dè bĩu, chưa kể bọn báo chí diều hâu sẽ luôn xăm soi. Chỉ cần thêm 1 cú “xách ba lô…” nữa là coi chừng thất học, kéo theo con đường tương lai mịt mù. Nhưng giờ bạn í dc HB Stanford rồi, thế thì những cái if ở trên coi như ko tồn tại. Nếu sau này bạn í tốt nghiệp trở thành 1 adventurer thì sao. Đâu biết dc tương lai thế nào, nhưng for sure là ngon lành hơn ở Vn rất là nhiều. Case Huyền xứng đáng là 1 case study cho ai bên mảng này.


Văn Khoa

08-04-2014, 02:14 AM

@saycheese: Cám ơn bạn đã đem câu chuyện Huyền Chip để dẫn chứng cái hay của một xã hội văn minh và nhân bản. Và nếu quả thật Huyền Chip có được một học bổng của Stanford thì đáng phục và hy vọng bạn ấy không bỏ qua cơ hội này, một cơ hội không có lần thứ hai.

Tôi cũng có nghe về Huyền Chip và những câu chuyện liên quan bán tín bán nghi. Accord2000 và tôi chỉ muốn nói một điều chung là sinh viên ngoại quốc khó được học bổng toàn phần lắm. Lý do hiển nhiên là quỹ HB của trường là do trường đầu tư và mạnh thường quân, cựu sinh viên trong nước Mỹ đóng góp với mục đích tạo cơ hội cho các sinh viên cần sự giúp đỡ tài chính. Dĩ nhiên năm nào dư giả thì trích ra một số nhỏ cho sinh viên nước ngoài. Nhưng nên nhớ là họ không mù quáng khi chọn người để nhận học bổng đâu! Họ sẽ cứu xét về hoạt động xã hội của ứng viên, tỷ dụ như lặn lội về các làng mạc xa xôi để dạy các học sinh nghèo, đào giếng, cống rãnh, xây nhà, chăm sóc người bệnh AIDS, Ebola, ... Mà không phải làm trong hai ba tháng để lấy điểm đâu nhé! Chính những hoạt động này mới làm một ứng viên nổi bật chứ không phải điểm hoặc thành tích học tập của một cháu ngoan. Xách ba lô đi ngao du sơn thủy trong một thời gian, sau đó ngồi học thi SAT, TOEFL và đạt được điểm cao, rồi nộp đơn xin học bổng của một ĐH danh tiếng bên Mỹ. Et voilà, được học bổng!!!! Sao dễ vậy?

Giai đoạn nộp đơn trường học, chờ đợi kết quả, và xin học bổng là một giai đoạn tương đối rất ngắn ngủi. Điểm chính ở đây là làm thế nào để con em mình có nhiều sự lựa chọn. Trong nước Mỹ, tất cả các học sinh đều có một chỗ ngồi trong ĐH (chương trình 2 trong Junior College hay 4 năm trong University), nhưng phải làm sao để có một danh sách các trường để chính mình chọn đi học thay vì không có một sự lựa chọn nào khác.


amylvs

15-04-2014, 04:10 PM

Các bác cho mình hỏi là mình có 1 cháu người quen, đang học lớp 12, được các trường là Lycoming College và Lawrence College cho học bổng khoảng 20K/ năm. Mấy trường trên đây thuộc dạng gì các bác, có phải community college không ?


Accord 2000

15-04-2014, 10:13 PM

Cho 20k/năm thì ko thể là community college được. Hoặc có thì rất hiếm, dành cho con em dân bản xứ. Em xem tren mạng thì thấy Lycoming là trường tư, nằm trong 50 trường lâu đời nhất nước Mỹ. Lawrence thì ở Canada chắc cũng uy tín và có tài chính mới cho HB như vậy. Nói chung người nước ngoài mà đạt HB như vậy là rất giỏi. Đa số các du học sinh kể cả toàn thế giới, đi du học đều trả học phí cao, chứ có HB mà đi thì trường nó dẹp tiệm hết. Đôi khi HB cũng là 1 cách để quảng bá. Bên Úc họ làm việc này rất tốt.

Về chữ college thì ko nhất thiết là trường community college. Nó có thể là 1 phân khoa của đại học. Ví dụ cllege of engineering, college of law... Stanford thì lại dùng school cho phân khoa, ví dụ school of medicine... Bên Anh quốc thì có trường dùng Division để chia phân khoa. Có trường dùng Faculty...


tdong

15-04-2014, 11:21 PM

Em mới về VN vài tuần có vài nhận xét nho nhỏ

-Em dẫn con vô co op thì có vài lớp học sinh lớp một vào chơi. Mấy đứa bé thì thấy rất là thông minh. Nhưng chả có một nề nếp gì hết. Giành giựt chen lấn để giành đồ chơi. Chơi xong thì quăng đó không bỏ lại chổ cũ.

-Đa số các em quá mập so với độ tuổi.


Văn Khoa

16-04-2014, 02:13 AM

Các bác cho mình hỏi là mình có 1 cháu người quen, đang học lớp 12, được các trường là Lycoming College và Lawrence College cho học bổng khoảng 20K/ năm. Mấy trường trên đây thuộc dạng gì các bác, có phải community college không ?

Phải vào Internet mới biết loại nào bác ạ. Cả hai đều là trường tư. Lycoming là một loại Liberal Arts College. Các trường loại này đều có sĩ số SV nhỏ, có trường toàn nữ, toàn nam, có nhiều trường theo đạo, và có nhiều trường nổi tiếng (Hilary Clinton tốt nghiệp ở Wellesley College, Obama từng học ở Occidental College).

Lawrence ở bên Mỹ là một ĐH tư, bên Canada là St. Lawrence College, cũng là một ĐH tư.

Được HB thì tốt, nhưng với điều kiện SH có số điểm B trở lên, tức là trên 3.0. Dù chẳng có trường nào cam kết là sẽ cho HB 4 năm, nhưng nếu họ không cho thì phải có back up plan, đừng tùy thuộc nhiều vào HB.


Văn Khoa

16-04-2014, 02:30 AM

Em mới về VN vài tuần có vài nhận xét nho nhỏ

-Em dẫn con vô co op thì có vài lớp học sinh lớp một vào chơi. Mấy đứa bé thì thấy rất là thông minh. Nhưng chả có một nề nếp gì hết. Giành giựt chen lấn để giành đồ chơi. Chơi xong thì quăng đó không bỏ lại chổ cũ.

-Đa số các em quá mập so với độ tuổi.

Có thể bác thăm viếng không đúng vào thời điểm. Chắc các cô/thầy giáo có dạy các em bé tự dọn dẹp sau khi chơi và không được giành giật. Làm sao không dạy được!

Trẻ con mập là một vấn đề nhức đầu trong xã hội Mỹ và các trường học đang cải tổ sâu xa việc nấu nướng một cách dinh dưỡng hơn. Bây giờ ở Mỹ chẳng có trường nào kèm thức uống như Coke, Pepsi trong các bữa trưa. Họ cho HS ăn nhiều rau tươi và ít mỡ/dầu đi. Nhưng về nhà phụ huynh không kiểm soát thì cũng vô ích. Hồi con tôi còn thơ, mỗi tháng chỉ được dẫn đi McDonald/In-and-Out một lần.


amylvs

16-04-2014, 01:06 PM

Phải vào Internet mới biết loại nào bác ạ. Cả hai đều là trường tư. Lycoming là một loại Liberal Arts College. Các trường loại này đều có sĩ số SV nhỏ, có trường toàn nữ, toàn nam, có nhiều trường theo đạo, và có nhiều trường nổi tiếng (Hilary Clinton tốt nghiệp ở Wellesley College, Obama từng học ở Occidental College).

Lawrence ở bên Mỹ là một ĐH tư, bên Canada là St. Lawrence College, cũng là một ĐH tư.

Được HB thì tốt, nhưng với điều kiện SH có số điểm B trở lên, tức là trên 3.0. Dù chẳng có trường nào cam kết là sẽ cho HB 4 năm, nhưng nếu họ không cho thì phải có back up plan, đừng tùy thuộc nhiều vào HB.

Cám ơn thông tin của anh !


Văn Khoa

17-04-2014, 02:20 AM

@amylvs: không có chi bạn, tôi chỉ đóng góp một chút ý kiến thôi! Bạn hãy khuyên cháu người bạn tìm hiểu cho kỹ trên Internet. Nước Mỹ có cả vài ngàn đại học, nhưng về loại nào thì chỉ có 2 loại chính (theo tôi biết).

Thứ nhất là loại ĐH công (Public). Loại này cũng có subgroups, tỷ dụ như trong California, có ba subgroups là California State Universities (Cal States, gồm có chi nhánh khắp các thành phố chính trong tiểu bang), University of California (UC, cũng có chi nhánh nhiều nơi nhưng ít campus hơn Cal States khoảng một nửa), và Community colleges ( cũng có tên là Junior Colleges). Đại loại là các tiểu bang khác cũng có một hệ thống ĐH tương tự. Tất cả các trường ĐH công đều là "Non-Profit", nghĩa là không tư lợi và được chính phủ tài trợ thêm ngoài thu học phí. Theo thứ tự nên xin học vào loại nào thì UC đứng đầu, sau đó là CalStates, rồi đến CC. Dĩ nhiên độ khó xin vào cũng theo thứ tự đó. Đại đa số các SV ngoại quốc đến đều học trong ĐH công.

Loại thứ nhì là loại ĐH tư. Loại này chính phủ không tài trợ. Loại này có hai subgroups, đó là Non-Profit và For Profit. Loại ĐH tư là loại trường mà người không rành rẽ hay bị lừa. Đại đa số các ĐH tư là Non-Profit và có một thiểu số là For Profit (có mục đích kiếm lợi nhuận). Các ĐH tư đều có một số điểm khác ĐH công về phương diện học phí, chương trình nghiên cứu, tỷ số SV/GS, uyển chuyển về các môn và lớp học, ...

Các HS từ VN hãy cẩn thận khi chọn trường, dĩ nhiên các ĐH Non-Profit bao giờ cũng hơn và bằng mọi giá phải tránh xa các ĐH tư For Profit. Đây là một ổ lường gạt, họ dụ ngon ngọt HB này nọ, bảo đảm ra trường sẽ có hy vọng cao có việc, học phí nhẹ nhàng, cho mượn tiền, giúp đỡ tài chính, ... Các trường ĐH tư loại For Profit này xuất phát từ các trường dạy nghề tư nhân hoặc hàm thụ ngày xưa. Dạo này loại này mọc như nấm và có nhiều vấn đề đen tối về phương diện tài chính giữa trường và SV đến nỗi TT Obama công khai kêu gọi ra luật lệ để cải tổ các loại trường này.

Nhiều khi tôi tò mò vào các cuộc "hướng dẫn, hội thảo, tham vấn, tư vấn"... đi du học Mỹ và các website của họ ở VN. Thật tình mà nói thì đa số các trường ĐH họ quảng cáo đều hoàn toàn vô danh trong giới HS và phụ huynh trong nước Mỹ. Gần đây nhất, có một vị với một chức quan trọng trong một ĐH tư bên Mỹ, vị này bị đuổi vì lem nhem tài chính và ông ta xuất hiện trong một buổi "tư vấn" du học tại Mỹ. Hình như ông ta cũng là giám đốc gì đó của một ĐH "theo tiêu chuẩn quốc tế" ở VN.

Tóm lại thì bao giờ cũng có người khai thác những điểm mình không biết để trục lợi. Do đó nên rất cẩn thận khi chọn trường ĐH trong nước Mỹ, nếu cần thì bạn cứ vào đây hỏi hộ cho bạn bè để biết rõ ... cuộc sống của người VN ở NN.


mimhnhut

18-04-2014, 06:40 AM

Nói thêm về hệ thống đại học.

Hệ thống đại học công ở tiểu bang California là hệ thống đại học được đầu tư tốt nhất trong 50 tiểu bang của Mỹ, bởi vì do một tu chính án của hiến pháp tiểu bang, California phải chi phí 40% của thu nhập tiểu bang cho hệ thống trường công. California là tiểu bang duy nhất có điều khoản như vậy. Hệ thống Viện Đại học California (UC), có nhiều nhà nghiên cứu đã đoạt giải Nobel hơn bất cứ cơ sở nào trên thế giới và được coi như một trong những hệ thống viện đại học công lập hàng đầu của Hoa Kỳ


CuteFace

18-04-2014, 11:54 AM

Nguồn: forbes (http://www.forbes.com/sites/susanadams/2014/03/05/the-worlds-most-reputable-universities-in-2014/) Here are the top 10 most reputable universities in the world:

1. Harvard 2. Massachusetts Institute of Technology 3. Stanford University 4. University of Cambridge 5. University of Oxford 6. University of California, Berkeley 7. Princeton University 8. Yale University 9. California Institute of Technology 10. University of California, Los Angeles

4 ĐH ở California nằm trong top 10 :)


Văn Khoa

22-04-2014, 01:58 AM

Lâu quá không thấy ai vô đây chơi nhỉ, các bác ở NN đâu cả?

Nói về hệ thống UC, đó là một hệ thống trường ĐH công tốt nhất nước Mỹ và hơn rất nhiều trường khác, kể cả trường Tư. Có một điều an ủi, nhưng đó cũng là một lý do kỳ thị ngược, đó là sinh viên Á Đông học trong các trường UC rất đông, nhiều nhất là UC Berkeley, UCLA, UCI Irvine (UCI), và UC Riverside. Cũng phải đến khoảng 30 đến 40 phần trăm là SV Á Đông, tùy từng campus. Điều này làm các chính trị gia đại diện cho giống dân thiểu số khác quan tâm. Tuy các chương trình ưu đãi SV thiểu số (Affirmative Action Programs) không đặt tiêu chuẩn sẽ nhận bao nhiêu số SV thuộc về nhóm này vì điều đó vi hiến, nhưng các ĐH có những thỏa thuận bất thành văn để các SV này được nhận vào nhiều hơn dù thành tích học tập không bằng các SV Á Đông. Những người bênh chương trình này cho là các SV thiểu số không có cơ hội học tập vì phải đối phó với cuộc sống một cách khó khăn hơn. Những người chống thì cho là phải bình quyền và công bằng, ai có điểm cao, giỏi thì phải được cứu xét trước.

Với những khó khăn hơn về ngân quỹ đến từ tiền trợ cấp của chính phủ, các trường UC bây giờ cũng dành một số ghế đáng kể cho SV ngoại quốc vì họ trả học phí cao hơn, đó cũng là một nguồn tài chính quan trọng, dù không ĐH nào dám công nhận thực tế này vì sợ dư luận công chúng chống đối vì trường công phải ưu tiên dành chỗ và phục vụ SV trong tiểu bang trước khi nhận SV từ nơi khác đến.

Vì hai lý do trên mà bây giờ xin vô UC Berkeley và UCLA rất khó khăn, và càng ngày càng khó.

Stanford là một trong những ĐH tư hàng đầu trên thế giới, dĩ nhiên là rất khó vô. Còn CalTech thì các phụ huynh chẳng ai dám mơ mộng đến vì đa số các SV là thủ khoa (tệ nhất cũng là Á khoa) của các trường trung học với điểm SAT hầu như hoàn hảo 2.400. Là một ĐH tư, CalTech là sân chơi của các khoa học gia từng đoạt giải Nobel. Trường này quản lý Jet Propulsion Laboratory cho NASA. CalTech năm nào cũng được xếp hạng ngang ngửa với MIT.

Phụ huynh nào chả muốn con cái vô học các trường top này. Nhưng cũng phải thực tế một chút vì "mật ít ruồi nhiều", nhất là con cái mình thời buổi này chơi nhiều hơn học. :-))


Accord 2000

23-04-2014, 12:11 PM

Các bác NN bị tư bản bóc lột, nên ko vô chơi đó bác Văn Khoa.

Hôm cuối tuần em ghé nhà đứa bạn, gặp anh nó qua Mỹ đã hơn 2 năm. Hồi mới qua em có gặp 1 lần, lúc đó cả gia đình anh đó than thở và thấy tiếc cuộc sống ở VN. Vì ở Vn anh này có công việc lương khá, con cái học trường quốc tế. Nhưng anh em bảo lãnh đến hạn, ko kéo dài nửa, phải quyết định đi hay ở lại. Sau khi đắn đo mãi thì cũng đi, mục đích cho 3 đứa con đi học. Nhưng mà mới qua thì thấy chán và tưởng là ko trụ lại.

Nhưng giờ ở vài năm, con cái học tiến bộ như xưa, 1 đứa đầu vào ĐH đã có học bổng. 2 vợ chồng cũng có cv ổn định, giờ lại thấy yêu cái xứ cờ hoa hơn. Vẫn còn nhớ VN và nghĩ là các con có công việc tự lập thì 2 vc sẽ về nhưng em thấy cái đà này. Càng ở càng thấy quen. Lúc đó về VN lại phải học cách thích nghi lại chứ ko phải đùa.


Văn Khoa

24-04-2014, 02:55 AM

@Accord 2000: Thớt để cho người Việt NN vào tán dóc (read chia sẻ) chuyện về cuộc sống NN mà ít thành viên VNP ở NN nên hơi vắng!

Theo tâm lý học (cái này tôi đọc ở đâu lâu lắm rồi), các di dân sau khi đến chỗ cu ngự mới đều trải qua giai đoạn rejection: cái gì ở chỗ mới đều không bằng xứ sở cũ, dù cho có tối tân hơn, ăn uống lành lặn hơn, con người đối xử với nhau văn minh hơn, tiên nghi hơn... Đến sau gian đoạn rejection là giai đoạn acceptance. Lúc này thì cuộc sống có phần ổn định, dễ thở hơn, do đó có thì giờ ngẫm nghĩ "It's not that bad", đâu đến nỗi tệ! Giai đoạn sau cùng là assimilation, con người thích nghi, hòa nhập hoàn toàn vào môi trường mới. Lúc này cuộc sống mới thật sự có sự trao đổi với môi trường mới, sự quân bình, và phát triển nảy nở.

Nhiều khi nơi mình bỏ ra đi cũng có cái hay của nó. Tỷ dụ như vào chợ mua một hộp cereal, đứng giữa hàng cereals thì có cả mấy chục hiệu, mỗi hiệu có vài trọng lượng. Ai chứ tôi thì đứng cả nửa giờ để chọn, mất thì giờ. Phải chi chỉ có năm ba hiệu, mất chừng 1 phút để chọn! Đại học cũng vậy, bao nhiêu loại trường để chọn, tùy theo sở thích và túi tiền ... của cha mẹ :-))

Đúng như bạn nói, bây giờ mà về VN sống thì cũng phải thích nghi ngược trở lại thôi!


Accord 2000

24-04-2014, 04:25 AM

Em đoán có lẽ topic sẽ nhộn nhịp hơn, nhưng đôi khi viết nhiều khi lại đụng chạm. Cứ nhắp vài chữ xong lại xóa, thôi bỏ qua. Ví dụ bài này cũng hay, nhưng chạm nhiều thứ lắm, em ko bàn, đọc rồi ngẫm nghĩ...\

http://vitalk.vn/threads/noi-kho-nguoi-khi-la-viet.873342/

post-901307

Hôm nay có thời gian, lại viết lung tung hầu các bác. Tạm gọi là chuyện xưa và chuyện nay.

Chuyện xưa là thời người di dân mới qua, ko riêng gì dân VN, cả dân Hàn, Nhật, TQ, Ấn Độ... Thời đó em còn nhỏ xíu, còn chạy lon bắt dế nuôi chim ở quê nhà. Nên giờ gặp người lớn, họ hay kể lại, mình nghe vậy thôi. Lúc mới qua người Vn ít ai biết tiếng Anh, trừ mấy sĩ quan làm cho Mỹ. Vì vậy họ được các tình nguyện viên là dân bản xứ giúp đỡ rất nhiều. Hàng tuần có người lái xe tới nhà chở đi chợ. Đôi khi có người VN may mắn, được tình nguyện viên đón đi học ban đêm nửa. Nói chung có lẽ thời đó tuy khó khăn, thèm đủ thứ cả về vật chất lẫn tinh thần, nhưng mà ấm lòng người. Đó là cảm giác của người đi sau đoán vậy.

Có nhiều người VN hồi đó ko theo đạo, nhưng qua NN họ theo, vì được trợ giúp từ các hội rất nhiều. Có người VN ra mở tiệm buôn bán, người bản xứ biết cũng ghé mua ủng hộ giúp. Và ở những vùng có nông trại, có khi họ bán hàng nhưng ko có người trông coi. Cứ để bảng giá, ai mua bó rau 50 xu thì xin tự bỏ tiền vào hộp. Hiện nay ở Mỹ cũng có cái chợ như vậy. Có lần em xem hình báo đăng, thấy con chó ngồi trước gian hàng, đeo cái biển đại khái yêu cầu người mua tự thanh toán. Nhìn vui hết sức.

Một cảm nhận chung là ngày xưa mọi thứ thanh bình, ít gian lận. Và người ta nhiệt tình giúp đỡ khi gặp người có khó khăn.

Còn chuyện nay, cảm giác của em là người di dân đã mang theo cái chụp giựt, chợ búa, thủ đoạn để đánh chuông xứ người. làm cho hình ảnh đẹp của ngày xưa ít đi. Hình ảnh của mình cũng kém hơn trong mắt người bản xứ. Ko nói xa xôi, vừa rồi em gặp buổi họp mặt của 1 nhóm người châu Phi, dân gì không biết. KHi họ ra về thì cái hội trường như bãi chiến trường. Rác đầy dù trong đó có thùng rác. Trẻ em thì chạy nhảy lung tung, cha mẹ cho uống sữa xong vứt tùm lum. Nói chung nhìn vào thấy rất mệt.

Và mới hôm qua ghé nhà băng, trong dãy hàng đợi có 1 ông đồng hương đứng sau lưng em. Trong quầy có cô nhân viên gặp trục trặc với cái máy in, cô xoay lưng sửa gì đó. Ông sau lưng em hô to: (trích nguyên văn) - Through garbage, buy a new one...hahahaha Cô NV quay lại, có lẽ do ko hiểu, ko nghe rõ hay gì gì ko biết. Ông ấy lập lại 1 lần nửa. Có lẽ em khó tính khi xét nét quá chăng? Nhưng ko có gì vui để nói như vậy giữa 1 không gian im lặng ở ngân hàng.

Chuyện cũng ko to tác gì giữa muôn vàn sự tốt xấu xảy ra hàng ngày. Nhưng nó làm em nhớ đến thời đi học bằng xe điện. KHi đồng hương mình vào thì họ nói chuyện ở đầu toa, mình đứng cuối toa cũng nghe thấy.

Sau một thời gian ở NN, làm qua nhiều loại công việc, từ thời vụ, part time tới full time...Gặp qua đủ loại quản lý từ VN, VN gốc Hoa, Phi, Ấn, TQ, da trắng, da vàng...em tổng kết lại làm cho tụi tây trắng là dễ nhất. Có thể họ ko phải là người tốt, nhưng họ sòng phẳng và ngay thẳng. Rất khó diễn tả bằng lời nói, chỉ tóm tắt là rất dễ làm việc với họ.

KHi di dân ra NN, có nhiều cái hay rất đáng học, nhưng có lẽ vì vụn vặt nên không mấy ai chú ý? Mỗi chút ít nếu cải thiện, thì sẽ thay đổi cảm tình người khác rất nhiều. Ko nói trong bình diện lớn như quốc gia, dân tộc...nhỏ nhỏ như giữa bạn bè, trong gia đình...nó cũng ảnh hưởng nhiều lắm.


Văn Khoa

24-04-2014, 05:45 AM

Moi cũng vậy, nhiều khi viết xong rồi lại xóa và bỏ không viết lại. Lý do: sợ bị hiểu lầm dù không phải mình sai mà vì người đọc ở một cương vị khác, hoàn cảnh khác, họ có một cách nghĩ khác và đôi khi những điều mình viết đối với họ có ý nghĩa khác, nhiều khi còn bị cho là có ác ý.

Bạn viết "làm cho tụi tây trắng là dễ nhất" coi chừng bị kết tội dẫm phải cứt tây mỹ đấy!


Accord 2000

24-04-2014, 06:00 AM

Cái này em ko sợ bác Văn KHoa ah. Bởi vì em đúc kết từ thực tế mình trải qua, chính mình trải nghiệm. Dù ko đủ dài nhưng trong quá trình làm việc, sẽ tiếp xúc đa dạng. Không biết bác và mọi người trải qua ra sao? Nhưng em tin rằng phải 90% sẽ nghĩ như em. Họ ko hẳn là tốt với mình, nhưng họ rõ ràng, minh bạch, rất dễ làm việc.

vấn đề theo em nghĩ có lẽ nó nằm ở môi tường XH mà thôi. Người di dân họ phát triển ở 1 môi trường kiểu khác. Ví dụ dân Ấn Độ. Họ giỏi về tin học, và nhiều thứ khác em ko biết, hẳn là họ có lịch sử lâu đời, tinh hoa không thiếu ... Nhưng có 1 điểm chung mà sau này gặp nhiều em nhận ra (do cả chính dân Ấn nói với em): Ví dụ họ là manager ở Ấn thì nhiệm vụ của họ là chỉ tay 5 ngón. Ra NN họ đem cái tính đó theo. Bất kể công việc đặc thù ra sao.

Nói nôm na là XH của họ chia đẳng cấp. Ví dụ gia đình quý tộc ko được lấy vợ/chồng là cấp bình dân. Gia đình bác sĩ ko thích gả cho gia đình nông dân...Người có học thì ko động tay chân với lao động ít học. Nếu mình làm cho 1 ông quản lý kiểu đó thì dễ hiểu vì sao ổng cứ "bệnh bệnh". Dân Việt mình có những loại "bệnh" khác, nhưng ít hoặc ko phân chia đẳng cấp.

giờ em phải ra sân bay, hẹn các bác viết tiếp khi đi đây đó, lấy thêm tư liệu :D


BaoHuyen

24-04-2014, 06:22 AM

Học trò chuyền tai với nhau cho vui thôi.

UCLA = UC Lots of Asian

UC Riverside = UC Rejected ( coi bộ mấy UC kia hổng nhận mới vào UC Riverside)

State thì có SDSU = So Dump so Ugly :)

Quí vị nào tốt nghiệp từ mấy DH trên xin đừng phiền nhe.


saycheese1985

25-04-2014, 10:43 AM

Lâu lâu trở lại topic chơi, thấy nhiều ý hay hay, e xin tham luận đôi dòng với topic bác Accord và bác Văn Khoa. Thường nếu đã sinh ra và lớn lên ở VN, thấm nhuần tư tưởng của mái trường XHCN, và ko có/hiếm có cơ hội đi nước ngoài xem người ta sống và làm việc ra sao (e cảm giác đi tour này kia ko đáp ứng dc cái tiêu chí này - e may mắn dc đi và xem thưct tế), và qua tuổi 30, thì việc tái hòa nhập công đồng mới rất khó, và để người trong cộng đồng đó chính thức xem mình là 1 thành viên như họ cũng ko dễ. Ngay cả ở trong nước, a chuyển từ tỉnh thành này qua địa phuơgn khác thôi là cũng phải mất kha khá tg dể hòa nhập cộng đồng mới rồi. Những cái thiên về tích cách bọn khoai Tây như bác Accord đề cập thì e nghĩ đó là hệ quả tất yếu của một quá trình đi lên bài bản của XH phương Tây, từ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, hiến pháp, và giáo dục (dạy người ta biết tư duy phản biện). Ở VN, trong thời mông muội này, với tất cả những cái định hướng mang màu sắc XHCN, thì cái hệ quả tất yếu sẽ ra cái XH bây giờ thôi: thượng bất chính, hạ tắc loạn. Bên trời tây thượng chính mà hạ còn có khi loạn đây. Một cái thiếu sót của tư duy GD VN, là đạo tạo "con người XHCN", nhưng vì quá chú trọng cái vế XHCN mà phần đào tạo cho ra con người - con người là ntn, có quyền, nghĩa cụ công dân gì, phải thượng tôn pháp luật ra sao - thì ko dc coi trọng. Truyền thông có định hướng XHCN cũng góp phần vào việc đó. Ở 1 XH mà tư duy phản biện, trái chiều, ko dc tiếp thu và nghiên cứu đàng hoàng, thì trông chờ nhất vẫn là action hơn là word- action speaks louder than words, nhưng thượng tầng Vn giờ toàn những cú chém gió, lới nói gió bay.


mimhnhut

08-05-2014, 12:18 AM

Ngày hôm qua (May 06 ,2014) người Việt ở Little Saigon đã tổ chức cùng nhau lên Tổng Lãnh sự quán Trung Cộng tại Los Angeles biểu tình phản đối việc Trung Cộng đưa giàn khoan dầu vào biển VN. Tôi không tiện đưa hình chụp cảnh biểu tình vì trong hình có rất nhiều cờ vàng của VNCH


backynho

08-05-2014, 02:22 AM

Trong thời thế này ,việc biểu tình rất quan trọng nhất là trong nước ,nó củng cố lòng tin và đoàn kết dân tộc trước sự bị xâm phạm lãnh thổ, từ đó sẽ nung thêm ý chí cho tinh thần yêu nước .chống ngoại xâm. .chỉ tiếc là 1 bộ phận không nhỏ con cháu lê chiêu thống vì lợi ích riêng ,vẫn cứ cấm việc này !!! Đất nước còn Tất cả còn Đất nước mất Mất tất cả !!!???

Tàu ngt ,hộ tống hạm ..v.v tối tân mới mua đâu rồi .không tiện đến gần thì cũng phải đứng xa xa yểm trợ chứ .hoặc có thể cứu vớt khi thủy thủ lở rớt khi tàu bị chìm chứ .không nên bỏ mặc chiến sỹ nhân dân ta khi xảy ra chuyện . Buồn Quá RIP


backynho

08-05-2014, 02:37 AM

Ở 1 XH mà tư duy phản biện, trái chiều, ko dc tiếp thu và nghiên cứu đàng hoàng, thì trông chờ nhất vẫn là action hơn là word- action speaks louder than words, nhưng thượng tầng Vn giờ toàn những cú chém gió, lới nói gió bay.[/QUOTE]

Bác ơi không phải vậy ,mà là ngay người nói họ đã không hiểu họ nói gì ,!? Còn lời nói gió không bay đâu .nó mạnh lắm nói phạm tội là phạm tội nói đi tù là vào tù V V không bay đi tí nào hihihi


Colour-Blind

08-05-2014, 11:23 AM

Ngồi máy lạnh gõ bàn phím nói về lòng yêu nước thì rất dễ.....

Còn nếu phải cầm súng ra chiến đấu để chứng minh lòng yêu nước đó bao nhiêu anh hùng bàn phím làm được ? Đừng nói phải đổ máu, ngay cả chút tiền đóng góp thôi mà còn kì kèo xót xa nữa chứ nói gì máu...trong thực tế mấy kẻ thế này nhiều lắm...

Chứng minh mình là người yêu nước bằng hành động trước khi chê bai người khác đi.

Đối với việc VN mình bị TQ ăn hiếp như vậy, bất kỳ ai có đầu óc, nhìn xa trông rộng, am hiểu một chút lịch sử, chính trị...thì cũng biết vị thế của VN như thế nào, phải hành xử thế nào cho hợp lý...

Là một việc liên quan đến cả quôc gia chứ không phải chỉ đơn giản là việc đánh lộn của kẻ thất phu võ biền, hở tí là hùng hục vác dao vác búa ra đòi ăn thua nhau. Biết võ vẽ vài điều, nghe phong phanh vài tin là ngồi chém gió cứ như đúng rồi.

Nói thẳng cho nhanh, tôi khinh mấy kẻ thế này.

Trong thời thế này ,việc biểu tình rất quan trọng nhất là trong nước ,nó củng cố lòng tin và đoàn kết dân tộc trước sự bị xâm phạm lãnh thổ, từ đó sẽ nung thêm ý chí cho tinh thần yêu nước .chống ngoại xâm. .chỉ tiếc là 1 bộ phận không nhỏ con cháu lê chiêu thống vì lợi ích riêng ,vẫn cứ cấm việc này !!! Đất nước còn Tất cả còn Đất nước mất Mất tất cả !!!???

Tàu ngt ,hộ tống hạm ..v.v tối tân mới mua đâu rồi .không tiện đến gần thì cũng phải đứng xa xa yểm trợ chứ .hoặc có thể cứu vớt khi thủy thủ lở rớt khi tàu bị chìm chứ .không nên bỏ mặc chiến sỹ nhân dân ta khi xảy ra chuyện . Buồn Quá RIP


11002

08-05-2014, 11:44 AM

Chấp hành tốt Nội Quy vnphoto.net đi các bác:

Điều 1 - THÔNG TIN

Không chấp nhận bất cứ thông tin và hình ảnh nào đi ngược với thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hoá của Việt Nam, mang tính chất khiêu dâm, liên quan đến chính trị hoặc tôn giáo, hoặc vi phạm pháp luật hiện hành.

- Hình thức xử lý: Treo nick vĩnh viễn.

Nhiếu bác không hiểu: Bàn về chính trị, tôn giáo ... là những lĩnh vực nhạy cảm, mỗi người một chính kiến, không ai chịu ai, dể dẫn đến tranh luận không đáng có, xung đột ý kiến kịch liệt và chia rẽ thành viên sâu sắc.

Dừng ở đây nhé. Muốn trình bày quan điểm cá nhân với nhau, hẹn gặp nhau cafe, email ...


SonyChicago

09-05-2014, 04:02 AM

Mình ở Chicago gần 20 năm mà không có cái nhìn như các bạn.

Cảm ơn các bạn đã chia sẻ.

Đại học thì mình cũng tốt nghiệp nhưng không có làm đúng nghành nghề đã học vì không vững communication.

Cuộc sống thì mình thấy cũng bình thường y như ở VN :) Có lẽ mình khá dễ tính :)


SonyChicago

09-05-2014, 04:07 AM

Cho 20k/năm thì ko thể là community college được. Hoặc có thì rất hiếm, dành cho con em dân bản xứ. Em xem tren mạng thì thấy Lycoming là trường tư, nằm trong 50 trường lâu đời nhất nước Mỹ. Lawrence thì ở Canada chắc cũng uy tín và có tài chính mới cho HB như vậy.

Nói chung người nước ngoài mà đạt HB như vậy là rất giỏi. Đa số các du học sinh kể cả toàn thế giới, đi du học đều trả học phí cao, chứ có HB mà đi thì trường nó dẹp tiệm hết. Đôi khi HB cũng là 1 cách để quảng bá. Bên Úc họ làm việc này rất tốt.

Về chữ college thì ko nhất thiết là trường community college. Nó có thể là 1 phân khoa của đại học. Ví dụ cllege of engineering, college of law...

Stanford thì lại dùng school cho phân khoa, ví dụ school of medicine... Bên Anh quốc thì có trường dùng Division để chia phân khoa. Có trường dùng Faculty...

Riêng Mỹ là khi tốt nghiệp university là tốt nghiệp 1 college nào đó của university vì university gồm nhiều college.

Ở các nước khác thì mình không biết.

Đôi lúc trong university cũng có school.


SonyChicago

09-05-2014, 04:23 AM

Nghành sức khoẻ nói chung và nghành bác sĩ nói riêng thì mình không rành (vì có nhiều chữ như medical, medicine, pharmacy, dental,... rối rắm so với mình).

Nhưng university công cũng có nhiều nghành sức khoẻ. Còn chuyên sâu chỉ có university tư. Ví dụ UIC công cũng có nghành sức khoẻ:

College of Medicine

College of Nursing

College of Pharmacy

School of Public Health


CuteFace

09-05-2014, 01:16 PM

đóng bòa cái topic này cho rồi, qua bên "Giới thiệu hàng tốt giá rẻ trên ebay US để mua" vui lắm kìa.


Accord 2000

09-05-2014, 03:23 PM

Mấy hôm nay xem báo thấy Thái Lan bắt người nhập cảnh ở cửa khẩu đường bộ phải xòe 700 usd để chụp ảnh. Thấy mất cảm tình quá, em cũng vừa ở Thái về, đi bằng máy bay thì ko thấy gì? Chứ nó bắt trình 700 thì cũng móm vì ko đủ 700 trong ví.

Nói khách quan thì em thấy dân Thái hiền và hiếu khách. Ở TP lớn thì ko biết, đảo nhỏ Koh Samui em ở thì rất an ninh. Từ hải quan cho tới nhân viên an ninh xoi hành lý rất nhiệt tình. Ko ngạc nhiên vì sao họ đón tới 26.7tr lượt khách 2013, trong khi VN chỉ có 6.7tr khách. Dù vậy em thấy phong cảnh VN đẹp hơn. Nhưng thua nhiều thứ quá, quan trọng là nhân tố con người. Rất buồn vì đuổi theo Thái cũng sẽ rất vất vả trong nhiều lĩnh vực.

Một chuyện hơi hài hài trong chuyến bay từ Đài Bắc mà em gặp, đa số khách từ Mỹ về quá cảnh ở đó. Trong máy bay sài 3 ngon ngữ Anh, TQ và VN. Họ đã nói ít nhất 2 lần là ko mở dây an toàn, ko rời ghế cho tới khi máy bay dừng hẳn. Vậy mà vừa tiếp đất, máy bay dừng chờ vào nhà ga thì 1 ông đứng dậy đi đâu đó. Làm 2 tiếp viên từ 2 đầu máy bay phải rượt theo bắt ngồi lại. Ngoài ra tiếng lách cách mở dây an toàn vang lên ngay khi vừa hạ cánh. Ai đi nhiều sẽ thấy sự khác nhau ở đây. Hình như tâm lý đi tắt đón đầu ăn vào máu thịt rồi...

Em đi nhiều hãng máy bay, nhưng lần vưa qua thấy nhiều chuyện như vậy. Ở sb thì cô tiếp viên phải đi xách từng cái vali, nặng quá thì bắt gửi (free) Vậy mà khi vào ống lên máy bay, 1 ông VN ráng kéo cái vali gấp rưỡi loại thường dùng xách tay. Dĩ nhiên bị dừng ngay cửa máy bay, họ dán cái vé vào vali để nhân viên đem xuống làm thủ tục gửi. Sau đó trên máy bay gọi tên ông đó để hoàn tất thủ tục ký gửi.

KHi đọc nội quy tiếng Anh, nó bình thường như mọi người đã biết. Riêng tiếng Việt thì họ thòng thêm câu: ai hút thuốc, mở cửa máy bay, vi phạm nội quy bay sẽ bị phạt tiền. Cái này lần đầu em nghe hãng MB thông báo kiểu này. Ko hiểu sao họ luôn dành những cái đặc biệt cho mình vậy? Nên cũng thông cảm cho Thái khi ra cái quy định ko ai ưa. Nếu còn quy định đó, em sẽ ko đi Thái nửa. Nhưng cũng mong cho người VN chúng ta hãy tự hành xử sao cho đừng quá khác biệt như vậy. Để họ nghe 2 chữ VN họ sẽ nể, sẽ yêu...


Accord 2000

12-05-2014, 10:47 AM

Tản mạn chút về người Việt trong nước...

Dạo này xem báo toàn thấy những tin nóng về biển, bà con từ phó thường dân tới cán bộ ai cũng biết, vì đó là việc lớn, nhưng có 1 tin kinh tế không hề mới, từng nuốt đắng không hề nhỏ, nhưng chắc có lẽ lịch sử sẽ lặp lại, vì sẽ ít ai quan tâm. Mà theo em thì nó cũng lớn không kém vụ biển Đông. Vì liên quan tới chính sách đều hành kinh tế quốc gia. http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/hang-hoa/gia-ca-sau-len-cao-ky-luc-vi-thuong-lai-trung-quoc-2989085.html

Điều đang nói đó là sự thả nổi về 1 lĩnh vực được xem mạnh hiếm hoi của VN: nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp. Bao nhiêu bài học từ thương lai TQ qua thu quét, đẩy giá nguyên liệu tăng, bà con đổ tiền vào đi tắt đón đầu, hy vọng vụ sau người TQ cũng sẽ qua thu mua, nhưng họ lặn mất tăm. Hàng hóa dư thừa vứt bỏ, vì bán ko đủ trả tiền công thu hoạch.

Bài học thì nhiều, nhưng em đoán lịch sử sẽ lập lại. Người dân có lẽ đang bơ vơ bơi giữa dòng. Chẳng biết trách ai, nhưng tiếp xúc với người dân quê, họ hạn chế nhiều mặt. Nhất là tiếp thu thông tin từ bên ngoài. Thông tin sau khi gạn lọc qua liều lớp thì cuối cùng cũng vỏn vẹn vài tin chính sự, vài vụ giết người, vài sao hở váy... Những bài báo bài bản về kinh tế khá hiếm hoi. Bàn về chiến lược càng ít.

Nói tới chiến lược thì nhớ tới chiến lược công nghiệp hóa lĩnh vực ô tô. Với kỳ vọng xây dựng 1 ngành công nghiệp cơ khí hiện đại. Người dân è lưng gánh thuế xuất tiêu thụ đặc biệt cho mặt hàng ô tô nhập khẩu, dể bảo hộ các cty liên doanh lắp ráp. CP kỳ vọng các hãng lắp ráp sẽ tăng tỷ lệ nội địa hóa, giúp VN có 1 ngành kinh tế mũi nhọn. Và giờ kết quả chỉ có 4 chữ "thất bại toàn diện". Vì trong kinh tế, ko có khái niệm phát triển kinh tế giùm...

Với lộ trình hội nhập, thuế sẽ về 0% 1 lúc nào đó. Trong khi với sức tiêu thụ của 1 nước thu nhập chính từ nông nghiệp, liệu ai sẽ móc túi đầu tư vài tỷ usd, để sx các linh kiện bán cho vài ngàn ô tô? Và hôm nay thực tế đã chứng minh các hãng xe liên doanh có tầm nhìn rất xa và rất giỏi. Họ chả đầu tư gì, vẫn bán những sp chất lượng trung bình với giá mặt hàng luxery. Đến 2018, Các nước Asean sẽ giảm thuế 0% với vài loại xe nhập khẩu. Lúc đó Thái và Indo sẽ nhào vào. Bàn cờ của lĩnh vực ô tô VN sẽ vào thế bí, bị nuốt và phụ thuộc vào NN. Toyota Thái hay Toyota Việt nam thì cũng là của anh Nhật. Miễn sao họ có lời. Việt nam còn lại gì sau đó?

Kinh tế 1 nước liên quan tới mọi nhà, dù anh là quan to hay là nông dân, nước anh giàu thì anh mới được hưởng tiện nghi của y tế, giáo dục...Nhưng có lẽ ở VN, ít ai quan tâm tới vận mệnh kinh tế đất nước. Em đoán vậy vì thấy dù chiến lược lớn hay nhỏ, thành hay bại, vẫn ít được dư luận chú ý. Các kỳ họp, ít ai lên tiếng. Chất vấn từ quốc hội, ít khi đi vào kết quả cuối cùng...

Khi đọc bài về cá sấu ở vnexpress, thấy muốn viết 1 chút gì đó. Nhưng lại ko viết. Rồi đọc bài này của Hiệu Minh từ nước Mỹ, em thấy mình phải chia sẽ cảm xúc, biết đâu có ai đồng cảm chăng? http://hieuminh.org/2014/05/09/cau-chuyen-nuoc-my-suy-tu-ve-ngheo-doi-va-co-don/

more-29219

Một cảm xúc bơ vơ và thấy quê hương mình ngày càng yếu đi. Với người khác họ mà nghe VN yếu, họ sẽ mắng cho. Vn đánh ai cũng thắng, yếu thế nào? Ừ thì mỗi người mỗi cách nhìn, nghĩ tích cực ko có gì là xấu. Có nghĩ vui thì mới vui sống chứ. Dù sao cũng mong người Việt sẽ giàu mạnh lên. Chứ hôm nay nhiều lĩnh vực phải học theo Lào và Kampuchia. Ko khéo 15 năm tới, sự báo của ông tiến sĩ Alan Phan mà chuẩn thì... http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/buon-trong-viet-nam-thua-campuchia-nhieu-mat-3034582/


saycheese1985

12-05-2014, 12:24 PM

Tản mạn chút về người Việt trong nước...

Dạo này xem báo toàn thấy những tin nóng về biển, bà con từ phó thường dân tới cán bộ ai cũng biết, vì đó là việc lớn, nhưng có 1 tin kinh tế không hề mới, từng nuốt đắng không hề nhỏ, nhưng chắc có lẽ lịch sử sẽ lặp lại, vì sẽ ít ai quan tâm. Mà theo em thì nó cũng lớn không kém vụ biển Đông. Vì liên quan tới chính sách đều hành kinh tế quốc gia. http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/hang-hoa/gia-ca-sau-len-cao-ky-luc-vi-thuong-lai-trung-quoc-2989085.html

Điều đang nói đó là sự thả nổi về 1 lĩnh vực được xem mạnh hiếm hoi của VN: nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp. Bao nhiêu bài học từ thương lai TQ qua thu quét, đẩy giá nguyên liệu tăng, bà con đổ tiền vào đi tắt đón đầu, hy vọng vụ sau người TQ cũng sẽ qua thu mua, nhưng họ lặn mất tăm. Hàng hóa dư thừa vứt bỏ, vì bán ko đủ trả tiền công thu hoạch.

Bài học thì nhiều, nhưng em đoán lịch sử sẽ lập lại. Người dân có lẽ đang bơ vơ bơi giữa dòng. Chẳng biết trách ai, nhưng tiếp xúc với người dân quê, họ hạn chế nhiều mặt. Nhất là tiếp thu thông tin từ bên ngoài. Thông tin sau khi gạn lọc qua liều lớp thì cuối cùng cũng vỏn vẹn vài tin chính sự, vài vụ giết người, vài sao hở váy... Những bài báo bài bản về kinh tế khá hiếm hoi. Bàn về chiến lược càng ít.

Nói tới chiến lược thì nhớ tới chiến lược công nghiệp hóa lĩnh vực ô tô. Với kỳ vọng xây dựng 1 ngành công nghiệp cơ khí hiện đại. Người dân è lưng gánh thuế xuất tiêu thụ đặc biệt cho mặt hàng ô tô nhập khẩu, dể bảo hộ các cty liên doanh lắp ráp. CP kỳ vọng các hãng lắp ráp sẽ tăng tỷ lệ nội địa hóa, giúp VN có 1 ngành kinh tế mũi nhọn. Và giờ kết quả chỉ có 4 chữ "thất bại toàn diện". Vì trong kinh tế, ko có khái niệm phát triển kinh tế giùm...

Với lộ trình hội nhập, thuế sẽ về 0% 1 lúc nào đó. Trong khi với sức tiêu thụ của 1 nước thu nhập chính từ nông nghiệp, liệu ai sẽ móc túi đầu tư vài tỷ usd, để sx các linh kiện bán cho vài ngàn ô tô? Và hôm nay thực tế đã chứng minh các hãng xe liên doanh có tầm nhìn rất xa và rất giỏi. Họ chả đầu tư gì, vẫn bán những sp chất lượng trung bình với giá mặt hàng luxery. Đến 2018, Các nước Asean sẽ giảm thuế 0% với vài loại xe nhập khẩu. Lúc đó Thái và Indo sẽ nhào vào. Bàn cờ của lĩnh vực ô tô VN sẽ vào thế bí, bị nuốt và phụ thuộc vào NN. Toyota Thái hay Toyota Việt nam thì cũng là của anh Nhật. Miễn sao họ có lời. Việt nam còn lại gì sau đó?

Kinh tế 1 nước liên quan tới mọi nhà, dù anh là quan to hay là nông dân, nước anh giàu thì anh mới được hưởng tiện nghi của y tế, giáo dục...Nhưng có lẽ ở VN, ít ai quan tâm tới vận mệnh kinh tế đất nước. Em đoán vậy vì thấy dù chiến lược lớn hay nhỏ, thành hay bại, vẫn ít được dư luận chú ý. Các kỳ họp, ít ai lên tiếng. Chất vấn từ quốc hội, ít khi đi vào kết quả cuối cùng...

Khi đọc bài về cá sấu ở vnexpress, thấy muốn viết 1 chút gì đó. Nhưng lại ko viết. Rồi đọc bài này của Hiệu Minh từ nước Mỹ, em thấy mình phải chia sẽ cảm xúc, biết đâu có ai đồng cảm chăng? http://hieuminh.org/2014/05/09/cau-chuyen-nuoc-my-suy-tu-ve-ngheo-doi-va-co-don/

more-29219

Một cảm xúc bơ vơ và thấy quê hương mình ngày càng yếu đi. Với người khác họ mà nghe VN yếu, họ sẽ mắng cho. Vn đánh ai cũng thắng, yếu thế nào? Ừ thì mỗi người mỗi cách nhìn, nghĩ tích cực ko có gì là xấu. Có nghĩ vui thì mới vui sống chứ. Dù sao cũng mong người Việt sẽ giàu mạnh lên. Chứ hôm nay nhiều lĩnh vực phải học theo Lào và Kampuchia. Ko khéo 15 năm tới, sự báo của ông tiến sĩ Alan Phan mà chuẩn thì... http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/buon-trong-viet-nam-thua-campuchia-nhieu-mat-3034582/

Bác nói làm e buồn, vì e làm báo và viết mảng KT, và thực sự có những đề tài ấp ủ, thông tin cũng tìm đủ, cũng đã liên hệ PV bác này bác nọ, nhưng thực tế khi người ta trả lời cũng chỉ lấp lửng, ko dám straightforward, khi về trình bài lên cấp cao thì vì này nọ kia bị cắt mắt này kia, nên cuối cùng chẳng ra cái hình thù gì. Chung quy lại, những dự đoán trên là possibility khoảng 80-90%, KT Vn hoàn toàn lệ thuộc vào ai đó thì ai cũng biết, nhìn con số thống kê xuất nhập, dù ko chính xác 100%, là đủ biết. Tương lai: sẽ chỉ còn các tập đoàn tổng cty NN to dc subsidy (chính sách, thuế má...) các cty lớn có vốn NN (đếm trên đầu ngón tay - Vinamilk, Masan), các banks lớn có ít or nhiều vốn NN, và phần đông nhất là FDI firms. Dân rồi sẽ đi làm thuê cho người trên chính mảnh đất của mình với added value cực thấp. Income gap sẽ cực lớn - đó là con đường a Tung Của đã qua, nhưng con đường mình sắp đi nó còn gồ ghề hơn.


Accord 2000

12-05-2014, 02:04 PM

Cảm ơn chia sẽ của bác saycheese, một người làm trong nghề. Đúng là do hoàn cảnh mà nhiều tâm huyết bỏ ra ko đi đến kết thúc trọn vẹn... Nhưng buồn thì vẫn buồn. Bây giờ em nhớ tới cảm xúc lần về VN sau hơn 6 năm ko về (năm 2012). 6 năm là 1 khoảng thời gian ko dài, nhưng cũng ko ngắn. Từ sb ngồi taxi về, thấy nhiều nhà cao tầng hơn, nhiều xe ô tô xịn hơn, nhưng qua những khu chợ, hàng buôn gánh, xe đẩy..., biết nói sao để tả cái cảm xúc khi đó? Một sự thân quen mà em nghĩ mình sẽ ko thấy nửa. 6 năm để em hình dung 1 sự nhảy vọt, nhưng tiếc là chỉ thấy sự phân cách giàu nghèo lớn hơn mà thôi. Sau đó em về thêm 3 lần, dĩ nhiên mỗi lần cách nhau quá ngắn để tìm lại cảm xúc của năm 2012.

Cái gì khi nó quen thuộc thì mình dễ chấp nhận. Giống như em, cảm xúc của 6 năm ko gặp thật mạnh, và mỗi năm đều gặp, giờ ko còn rung động gì. Người dân trong nước cũng vậy. Có lẽ ko mấy ai đi xa để thấy mình còn nhỏ bé, thấy mình thua kém nhiều quá. Hàng năm mỗi tỉnh lại có phái đoàn ra NN học tập cac mô hình tiến bộ, nhưng có lẽ ko mô hình nào phù hợp vơi hạ tầng của VN.

Cái VN thiếu, theo cảm nhận của em, là 1 sự thôi thúc, một động lực để thay đổi về kinh tế. Sẽ rất khó để nói rằng tôi sẽ làm kinh tế giỏi trong 1 vài năm, nhưng việc thay đổi lối sống cũng là 1 cách để vực lên kinh tế và tinh thần. Trẻ em 15 tuổi hút thuốc, uống rượu ở vùng quê nhiều quá. Nông dân nhàn rỗi cũng nhiều, tg rảnh thì cafe và nhậu. Thời gian để đi từ diểm A đầu tp, tới điểm B cuối TP mất cả nửa ngày. Cảm giác hiệu quả công việc quá thấp. Một cảm giác vô tư vô lo. Một người biết lo thì ko là gì, nhưng cả 1 thế hệ trẻ biêt lo, thì có lẽ sẽ có sự thay đổi?

Đọc về dự đoán tương lai của bác saycheese, em nhớ tới giai đoạn trước khi gia nhập WTO. Nhiều người nhìn thấy 1 viễn cảnh hội nhập tốt, vì VN sẽ xuất khẩu dễ hơn. Và cũng nhiều người rất lo, vì NN sẽ vào VN dễ hơn. Họ lo VN cạnh tranh ko lại. Vì vậy luôn có 1 lộ trình thuế quan giảm từ từ, để chống shock cho các doanh nghiêp. Nhưng thời gian thì cứ đi, mà doanh nghiệp thì lớn ko kịp. Giờ thì mình lệ thuộc nhiều lắm rồi, khó mà rút chân ra để tự đứng trên chân của mình.


Văn Khoa

13-05-2014, 02:44 AM

Thấy tình hình TQ khơi khơi đem một dàn khoan dầu lớn nhất đến tận ngõ của mình thì cũng tức lộn ruột!

Nhưng đó là cái thế của kẻ mạnh, về kinh tế cũng như quân sự. Tôi đã đoán được cái thế mạnh này từ 37 năm trước!

Lúc ấy tôi còn ở trong ký túc xá của một đại học tiếng Pháp ở Canada vào năm 1977, và mình thuộc về thiểu số sinh viên tóc đen. Một hôm mừng quá vì có một chiếc xe buýt đổ xuống một tiểu đội ... tóc đen. Mình nghĩ, à, có đồng minh!

Nhìn kỹ ra thì tất cả đều mặc quần áo hầu như giống nhau. Áo lạnh cùng màu xam xám, giầy thì loại mà tôi gọi là Kung Fu shoes làm bằng vải bố màu đen. Hành lý của họ vỏn vẹn chỉ có cái valise nhỏ. Tôi nghĩ đây không phải là sinh viên đến từ VN.

Họ được phân tán chia ra ở khắp nơi trong khu ký túc xá rộng lớn và tầng của tôi có 3, 4 người. Tôi lân la hỏi chuyện thì họ cho biết họ là một nhóm giáo sư đại học ở bên TQ sang tu nghiệp. Họ không nói được đến một chữ tiếng Pháp! Nhưng được gửi sang đây tu nghiệp?

Tôi học trong phân khoa kỹ sư, và họ cũng vậy. Nhưng điều rất ngạc nhiên là họ không có lớp, không đi học, và cũng không giảng dạy ai. Có điều họ làm ai cũng bực mình vì họ luôn luôn thay phiên nhau dùng máy photocopier mà các ban kỹ sư cho họ dùng miễn phí. Trong xuốt một năm trời, họ chỉ photocopy những quyển sách về engineering, đủ các bộ môn.

Đến khi họ về, ai cũng mừng vì không phải chờ máy in. Các bạn có thể tưởng tượng ra rằng họ phải mướn xe vận tải đến chở những thùng chứa những "quyển sách" chùa đem về. Trong một năm, với 12 tên, thì các bạn tưởng tượng họ copy được bao nhiêu sách! Và đây chỉ là một ĐH của tôi. Trong Canada có bao nhiêu trường ĐH? Và các bộ môn khác như kinh tế, quản trị? Và trên toàn thế giới?

Đó là cái chính sách cải thiện và đổi mới của Đặng Tiểu Bình trong vòng 5 năm sau khi Nixon bắt tay với Mao vào năm 1972. Đó là chuyện tôi chứng kiến vào năm 1977. Và năm ngoái, TQ là một cường quốc số 2 sau Hoa Kỳ.

Nghĩ lại thì rất buồn vì trong thời điểm đó, nói chung sau 1975, thì chính phủ ta say sưa với chiến thắng bằng mọi hình thức đọa đày dân chúng Miền Nam. Thay vì, ừ, chiến tranh đã chấm dứt, hãy cùng nhau canh tân xứ sở.

TQ nó vác một dàn khoan khổng lồ đến biển mình, dù để ra oai hay khoan thật thì mình chưa biết. Nhưng cũng tại mình vì ... đã không khôn khéo. 40 năm trước thì TQ có là gì mà bây giờ mạnh đến nỗi phách lối như thế?

Nói ra thì tệ, nhưng dân VN mình chỉ giỏi ăn chơi, đớp hít và giới lãnh đạo không giỏi, chưa biết nhìn xa. Vì thế, con tàu vẫn còn luẩn quẩn trong bến, chưa thể ra khơi được.


saycheese1985

13-05-2014, 11:09 AM

Cảm ơn chia sẽ của bác saycheese, một người làm trong nghề. Đúng là do hoàn cảnh mà nhiều tâm huyết bỏ ra ko đi đến kết thúc trọn vẹn... Nhưng buồn thì vẫn buồn. Bây giờ em nhớ tới cảm xúc lần về VN sau hơn 6 năm ko về (năm 2012). 6 năm là 1 khoảng thời gian ko dài, nhưng cũng ko ngắn. Từ sb ngồi taxi về, thấy nhiều nhà cao tầng hơn, nhiều xe ô tô xịn hơn, nhưng qua những khu chợ, hàng buôn gánh, xe đẩy..., biết nói sao để tả cái cảm xúc khi đó? Một sự thân quen mà em nghĩ mình sẽ ko thấy nửa. 6 năm để em hình dung 1 sự nhảy vọt, nhưng tiếc là chỉ thấy sự phân cách giàu nghèo lớn hơn mà thôi. Sau đó em về thêm 3 lần, dĩ nhiên mỗi lần cách nhau quá ngắn để tìm lại cảm xúc của năm 2012.

Cái gì khi nó quen thuộc thì mình dễ chấp nhận. Giống như em, cảm xúc của 6 năm ko gặp thật mạnh, và mỗi năm đều gặp, giờ ko còn rung động gì. Người dân trong nước cũng vậy. Có lẽ ko mấy ai đi xa để thấy mình còn nhỏ bé, thấy mình thua kém nhiều quá. Hàng năm mỗi tỉnh lại có phái đoàn ra NN học tập cac mô hình tiến bộ, nhưng có lẽ ko mô hình nào phù hợp vơi hạ tầng của VN.

Cái VN thiếu, theo cảm nhận của em, là 1 sự thôi thúc, một động lực để thay đổi về kinh tế. Sẽ rất khó để nói rằng tôi sẽ làm kinh tế giỏi trong 1 vài năm, nhưng việc thay đổi lối sống cũng là 1 cách để vực lên kinh tế và tinh thần. Trẻ em 15 tuổi hút thuốc, uống rượu ở vùng quê nhiều quá. Nông dân nhàn rỗi cũng nhiều, tg rảnh thì cafe và nhậu. Thời gian để đi từ diểm A đầu tp, tới điểm B cuối TP mất cả nửa ngày. Cảm giác hiệu quả công việc quá thấp. Một cảm giác vô tư vô lo. Một người biết lo thì ko là gì, nhưng cả 1 thế hệ trẻ biêt lo, thì có lẽ sẽ có sự thay đổi?

Đọc về dự đoán tương lai của bác saycheese, em nhớ tới giai đoạn trước khi gia nhập WTO. Nhiều người nhìn thấy 1 viễn cảnh hội nhập tốt, vì VN sẽ xuất khẩu dễ hơn. Và cũng nhiều người rất lo, vì NN sẽ vào VN dễ hơn. Họ lo VN cạnh tranh ko lại. Vì vậy luôn có 1 lộ trình thuế quan giảm từ từ, để chống shock cho các doanh nghiêp. Nhưng thời gian thì cứ đi, mà doanh nghiệp thì lớn ko kịp. Giờ thì mình lệ thuộc nhiều lắm rồi, khó mà rút chân ra để tự đứng trên chân của mình.

Hi bác, Cái bác nói thiếu thì ko sai, nhưng chung quy vì kinh tế cũng là chính tri, nên hình thế CT thế nào thì cái hình thái KT nó ra thế ấy - VN là nền KT Socialist-oriented market economy. Cái Socialist-oriented nó qd đấy bác: các tập đoàn tổng cty NN và các banks NN. Với hình thái này, sự phát triển nó đã tới hạn, khi 1 thành phần dc dành quá nhiều ưu đãi và ưu tiên, nó crowd out all các thành phần khác: hút hết vốn, tài nguyên, nhân lực...và cái gì tời sẽ tới - tiền đổ vào thành các bong bóng tài sản- BĐS rồi các e Vinashin, Vinalines và con nhiều e Vina nữa. Với cấu trúc thượng tầng thế, thì hạ tầng nó nhiễu nhương theo: y tế - giáo dục - văn hóa như thế thì lấy gì ra những thế hệ tương lai đủ sức gánh vác trọng trách (e nói chung, ko nói cá nhân tập thể nào) . Cứ nhìn thành tích tiêu thụ rượu bia thuốc lá, thành tích hơn 70,000 cử nhân thạc sĩ thất nghiệp (bề nổi) thì cũng dễ dự báo cho tương lai mà. Vn giờ chỉ còn chờ phép lạ thôi bác, nhưng e ko nghĩ bọn FDi nó sẽ ban phép lạ cho dân ta.


Colour-Blind

13-05-2014, 11:28 AM

Những điều các bác nói không phải không ai biết, nhưng biết rồi làm gì được bây giờ. Muốn thay đổi thì chỉ còn trông mong vào thế hệ tiếp theo sẽ đem lại sự đổi mới, muốn vậy thì thế hệ này phải được giáo dục và đào tạo tốt, mà giáo dục thì....http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/giao-vien-bat-khoc-vi-truong-ly-tu-trong-dot-ngot-giai-the-2988428.html. Đọc tin này mà em cứ nuốt nước mắt vào trong :(.


backynho

13-05-2014, 07:25 PM

Hóa ra cũng như ai kia vậy thôi .!!!!!! Chả dám làm gì ngồi đó rơi vài giọt nước mắt !! Vậy mà cũng làm màu ghê lắm ,cũng là 1 kiểu anh hùng bp thôi . em ko làm gì lớn được .nhưng cũng dám biểu tình ,cũng tham gia đả đảo bọn cs trung quốc xâm lược .chứ loại ngồi mà than đầy rẫy trên mạng ,thú thật em cũng coi khinh


NguyenLang

13-05-2014, 11:19 PM

Lúc ấy tôi còn ở trong ký túc xá của một đại học tiếng Pháp ở Canada vào năm 1977, và mình thuộc về thiểu số sinh viên tóc đen. Một hôm mừng quá vì có một chiếc xe buýt đổ xuống một tiểu đội ... tóc đen. Mình nghĩ, à, có đồng minh!

Nghĩ lại thì rất buồn vì trong thời điểm đó, nói chung sau 1975, thì chính phủ ta say sưa với chiến thắng bằng mọi hình thức đọa đày dân chúng Miền Nam. Thay vì, ừ, chiến tranh đã chấm dứt, hãy cùng nhau canh tân xứ sở.

TQ nó vác một dàn khoan khổng lồ đến biển mình, dù để ra oai hay khoan thật thì mình chưa biết. Nhưng cũng tại mình vì ... đã không khôn khéo. 40 năm trước thì TQ có là gì mà bây giờ mạnh đến nỗi phách lối như thế?

Nói ra thì tệ, nhưng dân VN mình chỉ giỏi ăn chơi, đớp hít và giới lãnh đạo không giỏi, chưa biết nhìn xa. Vì thế, con tàu vẫn còn luẩn quẩn trong bến, chưa thể ra khơi được.

Hello Văn Khoa . Hoá ra là bạn cũng có thời kỳ ở Quebec . Thời 1977 tôi đang học Ottawa . Như vậy tụi mình cũng khoãng tuổi nhau , gần 60 rồi.

Chuyện VN thì hết thuốc trị .Con người VN hèn ,chẳng có khôn và giỏi hơn ai , mà khi bị chê thì tự ái .Người Việt không có gan nói thẳng , làm thẳng đi từ gia đình qua đến xã hội.Có đứa nào dám criticize chính phủ Cộng Sản không ? nói ra bị bỏ tù thí mẹ ...:-) chung qui là tại con người Việt.Dân da trắng tụi nó đúng hay sai ,nghĩ sao nói vậy.Làm những gì tụi nó cho là đúng ,từ đó sửa đổi cho tương lai.Cấu kết về dân chủ trong gia đình và xã hội của Âu Châu và Bắc Mỹ khó đi sai đường vì "dân chủ chính là sự thay đổi "

Tôi 41 năm sống ở Canada , 18 năm sống ở Nam Việt Nam ,khi sinh ra đã mang giòng máu Việt ,thành ra còn dang díu với nước Việt , chứ tình cảm và ước vọng về đất nước Việt Nam coi như không còn.


Văn Khoa

14-05-2014, 02:07 AM

Bonjour bạn NL,

Tôi ở Canada khoảng 12 năm và số năm nhiều nhất là ở Québec. Đúng vậy, thế hệ mình đã qua từ lâu và khả năng, lý tưởng yêu nước, cứu nước đã bị thời gian xoi mòn rất nhiều. Không biết anh ra sao chứ tôi thì rất hy vọng vào các thế hệ tương lai của người VN và mong các đảng viên già nua, bất tướng, bất tài, răng đen mã tấu biến mất khỏi mảnh đất bất hạnh đó càng sớm càng tốt để cho giới trẻ nó lên! Nhưng giới già nua chết đi sau khi cài con cái vào những chỗ bở thì cũng vô ích!

Chỉ có một thể chế dân chủ thì mới chấm dứt cảnh "la Loi, c'est moi!" độc đoán cha truyền con nối phong kiến ngày xưa.

Trở về với "Cuộc sống của người VN ở NN", hôm qua có một nhân viên cũ ghé thăm và chuyện trò. Và chuyện trò thì không thể nào tránh được câu chuyện về cách giáo dục con cái. Anh ta còn trẻ và có một đứa con trai mà anh cho là khó bảo và không chăm chỉ. Anh ta hỏi tôi theo kinh nhiệm đã qua thì phải làm sao.

Tội nghiệp anh ta, ngồi kể chuyện mà như là mếu máo, có vẻ thất vọng tràn trề. Đại khái là đứa con trai mê chơi games và biếng nhác việc học. Cậu bé tối ngày cứ vác cái laptop vào trong phòng để chơi, lấy cớ là làm bài vở. Tôi cũng an ủi anh ta là mỗi đứa trẻ có một cá tính riêng, chẳng có một công thức giáo dục nhất định nào. Bố mẹ mong ước, muốn là một chuyện và đứa bé đạt được hay không là do trời muốn, phụ huynh chỉ có thể hướng dẫn con cái đến một mức độ nào thôi. Đa phần là nhờ vào sự hên xui.

Tôi bày cho anh ta một mưu kế, nhưng có lẽ đã trễ. Đó là cố tình làm hỏng cái laptop để mua một cái desktop mới rồi cài Norton Utility Internet Control để đứa bé không vào các on-line games được. Và nhất là để máy desktop trong phòng ăn hoặc chỗ nào có bố mẹ thường xuyên có mặt.

Về mặt phương pháp giáo dục con cái thì chắc chẳng có gì khác biệt giữa người trong và ngoài nước nhỉ!


Accord 2000

14-05-2014, 08:45 AM

Em chưa sống ở NN lâu như 2 bác Van Khoa và Nguyen Lang nhưng em cũng "nản" lắm luôn. Vì ở lâu thì càng thấy cái bất lợi. Dạo này em đang ở VN. Cần làm vài thủ tụ hành chính, quả thật bị hành là chính. Nói về y tế mới kinh khủng, Chợ Rẫy ngày xưa chưa quá tải mấy. Bây giờ thì ko lời nào để diễn tả cảnh xếp hàng đợi. Ở Mỹ nó quá tải thì mình chờ ở nhà nếu bệnh chưa chết ngay. Còn ở đây, mỗi 1 khâu là phải xếp lấy số, nhưng vì quá nhiều người, sợ lắm. Diễn tả bằng lời ko thể nào nói lên được. Chỉ ghé vào thăm là thấy mình sắp bệnh rồi.

Ai điều trị dài ngày, muốn nhanh phải lập mối quan hệ với bs điều trị, bác sĩ đó sẽ có các đệ tử là y tá, diều dưỡng...phải chi cho họ, họ sẽ đem đi tới các khâu khác nhanh, như đi chụp hình, CT, siêu âm...Và dĩ nhiên, khi họ đem vào nhanh, thì có nghĩa 1 ai đó lấy số thứ tự phải chờ. Chung quy lại là tiền, ko tiền thì đừng bệnh.

Nếu giàu hơn, đi BV cấp cao, tốn tiền hơn, thì phục vụ sẽ tốt. Còn bệnh viện cho nhân dân giờ quá tải kinh dị lắm. Các tỉnh giờ xây BV to để chia lửa cho tuyến cuối, nhưng trình độ bs ko ngon, chẩn đoán cũng may rủi, ai cũng di về tuyến cuối cho an tâm.


Văn Khoa

16-05-2014, 02:08 AM

Bạn Accord 2000 đang ở VN nên có những chuyện hay để kể cho chúng tôi nghe. Cám ơn bạn nhiều. Những chuyện như vậy mới cho thấy là cuộc sống ở NN quá khác biệt.

Vì có bảo hiểm y tế nên năm nào tôi cũng đi khám BS, nha sĩ gia đình hai lần và optometrist một lần để đo và lấy kính cận thị. Khám BS gia đình thì mỗi lần $3. Nếu cần thuốc men thì $5 một toa thuốc. Nha sĩ và BS mắt không tốn tiền và kính thì phải trả số tiền sai biệt nếu trên $360, cả gọng lẫn kính.

Tôi có quyền chọn BS, nha sĩ và opto nào tôi muốn đi và không cần phải có một "mối quan hệ" nào. Khi phải vào BV để làm các thử nghiệm phòng ngừa như xoi ruột, khám tim mạch định kỳ thì hoàn toàn miễn phí.

Chỉ có cái là phải lấy hẹn trước, để tiện cho mình cũng như cho các văn phòng BS hoặc BV và những nơi này không bao giờ quá tải. Bên Mỹ không có vụ BV quá tải trừ các clinics/BV công cộng cho những người không có bảo hiểm. Họ cũng vẫn được chăm sóc, chữa trị nhưng phải chờ lâu và không được một mình một phòng thênh thang khi phải nhập viện. Và vì trách nhiệm, các BV thử rất nhanh vì máy móc, labo nằm ngay trong BV. Hơn nữa các dịch vụ này đem lại nguồn lợi thêm cho BV nên họ rất sốt sắng cung cấp dịch vụ trọn gói.

Bởi vậy tuổi thọ ở NN càng ngày càng cao và vì lý do này mà chính phủ lo trước làm sao đủ ngân quỹ để chăm sóc những người già càng ngày càng ... già thêm trong tương lai.

Càng muốn có và hưởng các dịch vụ y tế, xã hội tốt thì dân chúng phải cố gắng có công việc và có công việc thì CP có tiền thuế, có tiền thuế thì CP mới trang trải, cung cấp những dịch vụ tốt. Cái này nó đưa đến cái kia.


GIC101

16-05-2014, 03:29 AM

Theo mình thấy ở mỷ những người già có thẻ trắng thì đỡ hơn những người công nhân tuy có thẻ khám bệnh nhưng cũng tùy theo hãng nếu hên gặp hãng mua loại bh. tốt thì không cần trả nhiều copay. và deductibles tiền đóng hàng tháng cũng it hơn.néu gặp hãng mua loại bh rẻ tiền thì khổ tiền hàng tháng cao copays cũng nhiều và deductibles lại càng cao. nhiều lúc muốn đi khám bs. củng phải nghĩ lại cái nầy có cần đi không nếu cảm nhẹ thi uống nước nhiều cho xong chứ không dám đi khám . có lần đi khám bs kêu thử máu tiền copays mình phải trả $200. chỉ là thử máu thôi chưa tính chụp xray. ở mỹ thà không có gì thì ok giàu thì sướng còn nửa nạt nửa mỡ thì khổ. mình thấy ở mỷ có 2 cái khó 1 khó bị chết đói 2 là khó làm giàu.


pterpm

16-05-2014, 06:13 AM

mình thấy ở mỷ có 2 cái khó 1 khó bị chết đói 2 là khó làm giàu.

Hic, bác nói đúng đấy bác ạ, một là nghèo kiết xác đi lê la xin tiền trợ cấp, cái này thì không vì còn sức lao động, thậm chí giờ bác đã nghỉ hưu có medicare nhưng chưa chắc gì nó đã cover hết, phải trả thêm tiền copay hay những phần nó không bao gồm, thế mới ra thêm bảo hiểm AARP cắm lên đầu người nghĩ hưu, tiền pension thì cắt cái này , cái nọ.

Công việc làm giờ cũng khó có được full time, một công việc 40h/tuần cho một người, giờ nó mướn 10 người chia cho mỗi người 4h/tuần thì có mà húp cháo, cộng không được bảo hiểm y tế, pension,etc. Chưa kể tới việc nó không thèm mướn trực tiếp mà qua một trung gian mướn người để né chuyện bảo hiểm và mọi thứ khác.

Kinh tế Mỹ giờ không còn được như trước nữa rồi, những thằng dở dở , ương ương như em, lãnh lương chỉ đủ đóng bảo hiểm cho vợ con , đóng tiền cho xăng dầu chạy xe là chấm hết, còn tương lai về già cũng chẳng có lương hưu hết ráo

Bác cũng đúng về việc không dám bịnh, vì bịnh mà nó đưa vào nhà thương chỉ có phá sản. Như em đóng bảo hiểm trên $300/tháng (vì độ tuổi của em chưa già, lớn tuổi nó còn tăng nữa), tiền Deductible cũng hơn $1.5k/năm , Out-of-Pocket Maximums $3k/năm. Vừa rồi, cái tay hơi đau, đưa tới bịnh viện nó rọi MRI tí xíu, chẳng thấy quái gì cả, tuyên bố của bác sĩ chuyên môn là tại mình già. Bill về hơn $3k sau khi bảo hiểm đã trả, có 45 phút mà nó tính hơn $7k , ấy là chưa nằm bịnh viện nhé, chưa hết, còn bill của tay đọc MRI cũng gần $600 , thuốc tylenol ở ngoài Wal-green bán có $4/hộp mấy chục viên, nằm viện hả nó quất hơn $5/viên , và còn rất nhiều thứ tiền khác nữa mà mình không biết, nên mới có nhiều vụ phải khai phá sản là như thế

Cám ơn rất nhiều cho Obama Care, lấy tiền của những thằng như em đi đóng cho những người ngồi nhà xem tv để được bảo hiểm, trong khi đó nó quay lại tính sổ với em bằng cách tăng vọt tiền bảo hiểm mỗi tháng, bên em cứ mỗi thứ bảy hàng tuần là có một nhóm đứng trên cầu vượt xa lộ giương cao khẩu hiệu Impeach Obama


Accord 2000

16-05-2014, 08:22 AM

Tính ra dân tình chê Canada, Úc vì y tế free họ nói chờ lâu, nhưng ko tốn như Mỹ. Ví dụ mổ cườm mắt, bệnh ko nguy hiểm lập tức thì phải chờ 1-2 tháng. Nhưng khi đã mỗ thì nó chăm nhiệt tình lắm, khám mõi tuần và sau 1 tháng thì khám định kỳ cho hết 1 năm. Nhưng mà nói gì thì nói, các bác cứ về VN, vào Viện Ung bướu, Từ Dũ, Chợ Rẫy. Em dám bảo đảm các bác sẽ đu càng máy bay chạy gấp. Chạy gấp để xin đóng tiền cho ông Obama đấy.

Viện Ung Bướu phải xếp hàng từ 4 giờ sáng lấy số tự tự. Bà con từ miền Tây đi xe đò lên từ 1-2 giờ sáng, xếp hàng tới giờ làm việc. Khi viêt các dòng này, là hiểu biết của em từ gần chục năm trước. Nên để chắc chắn em google để xem có thay đổi ko, và kết quả nó tệ hơn chục năm trước nửa. http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140330/vat-va-cho-kham-benh-tu-nua-dem.aspx

Hiện nay ở VN dân số tăng cao, mà các viện tuyến cuối ko tăng kịp, có mở rộng nhưng ko đủ nhu cầu. Họ cố gắng xây dựng tuyến cơ sở để giảm áp lực tuyến cuối. Nhưng mà có ở trong cuộc mới hiểu, bs ở tuyến dưới tay nghề kém, chẩn đoán sai rất nhiều. Mới đây đứa bạn em kể ba nó có biểu hiện tai biến, bị té khi làm việc, vào BV thị xã, họ nói ko sao và giữ ở đó. May có người quen nhìn triệu chứng, bắt chuyển lên SG. BV họ ko chịu, nói đi bị chuyện gì thì họ ko chịu trách nhiệm, mình phải ký đơn xin đi, chết dọc đường cũng chịu. Mà họ nói ko có xe, phải thuê xe từ BV khác về chở. Lên tới CR thì họ nói để trễ hơn, ổng sẽ liệt luôn vì tắc mạch máu, làm thiếu máu lên não.

Cái này là chuyện xảy ra cơm bửa ở đây, nên ai có gì, cứ chạy lên SG cho toàn mạng. Bảo sao vài cái BV ở SG chứa toàn bộ dân miền Nam, ko đầy tràn mới lạ.

Còn ai có vợ đi đẻ, vào Từ Dũ mà ko lập mối quan hệ trước, xin thưa là ko có giường để nằm. Giường ở đây là giường đôi nhé, tức 2 đứa trẻ, 2 bà mẹ nằm xoay đầu ngược nhau. Vì vậy dân SG, bạn bè em quen. Lúc đi khám thai là xác định bs nào sẽ đỡ đầu, lót tay cho họ. Để khi vào, họ chỉ cho y tá, hộ sinh nào chịu trách nhiệm kiếm chỗ cho mình nắm. Lơ ngơ vác bụng bầu vào BV đẻ thì có mà đẻ ngoài hành lang. Nên các bác ở Mỹ được phá sản là 1 hạnh phúc rồi :cool:

Nói thêm tới cái vụ thuốc mới sợ. Vào BV như CR, họ kê thuốc ngoại rất đắt, mà ra ngoài mua ko có, phải mua trong BV. Ở VN có 1 nghề gọi là sale thuốc - hay trình dược viên gì đó. Họ là dược sĩ học 6 năm trường Y đàng hoàng. Họ đi môi giới bán thuốc cho hãng thuốc. Ông bs nào kê toa, dùng loai thuốc của họ, thì họ sẽ chi hoa hồng cho bs đó. cái này bệnh nhân lãnh đủ luôn.

Trong BV thì bs điều trị theo túi tiền bệnh nhân. Ví dụ bệnh ung thư, thuốc rất đắt, 1 đợt hóa trị cả chục triệu. Với người giàu ko sao, chứ lương công nhân tháng 5tr, ăn ko đủ, lấy đâu ra mua thuốc? Vì vậy bs phải hỏi BN, muốn dùng loại thuốc nào? Thuốc Mỹ 20tr, thuốc Pháp 10tr, hay thuốc TQ 5tr? Lúc này chữa bệnh ko còn theo phác đồ nửa, theo khả năng chịu đựng của BN.

Một vấn đề khác là tự kê toa ko cần bs, các tiệm thuốc tự bán, cho kháng sinh liều cao vô chừng. Chính bs cũng làm vậy, để bệnh mau hết, họ được tiếng bs giỏi. Hôm rồi em bị viêm họng, dùng các liệu pháp tự nhiên thì khỏi, chuyển qua ho, buộc phải đi khám bs. Họ cho uống mỗi lần tới 6 viên thuốc. Có 3 viên đã bóc vỏ nên em ko biết tên, còn lại là 1 viên giảm đau, 1 viên chống dị ứng, 1 viên kháng sinh loại mạnh. Cuối cùng em phải đi mua lại thuốc ho dạng thảo dược, long đàm để dùng. Chứ kháng sinh mà uống ko đủ liều thế này, ko trách vì sao VN đứng đầu các quốc gia bị kháng thuốc kháng sinh.

Các bác ở Mỹ đọc tới đây, thấy bên đó hạnh phúc quá chứ gì.


Accord 2000

16-05-2014, 11:00 AM

Đang rảnh em chụp hinh up lên, ko thôi bảo em nói phét Em đếm lại đúng 7 viên thuốc cho bệnh ho của em, ko đau họng, ko nhức đầu. Trong hình có 6 loại thuốc, vì em vứt 1 vỉ thuốc ho đâu rồi. Tổng cộng là 7 loại thuốc trị từ đau nhức cho tới kháng viêm, chống dị ứng. Uống vào ko bổ ngang cũng bổ dọc. Em chỉ dùng được 2 loại thuốc ho nguồn gốc thảo dược. Chừng đó là đủ trị ho rồi. Nhưng bán vậy sao lấy tiền? Vì thuốc này cực kỳ rẻ. Với lại tâm lý người bệnh, càng nhièu thuốc càng tốt.

https://farm6.staticflickr.com/5579/14009410639_5fa4e1326c_c.jpg


saycheese1985

16-05-2014, 11:44 AM

Đang rảnh em chụp hinh up lên, ko thôi bảo em nói phét Em đếm lại đúng 7 viên thuốc cho bệnh ho của em, ko đau họng, ko nhức đầu. Trong hình có 6 loại thuốc, vì em vứt 1 vỉ thuốc ho đâu rồi. Tổng cộng là 7 loại thuốc trị từ đau nhức cho tới kháng viêm, chống dị ứng. Uống vào ko bổ ngang cũng bổ dọc. Em chỉ dùng được 2 loại thuốc ho nguồn gốc thảo dược. Chừng đó là đủ trị ho rồi. Nhưng bán vậy sao lấy tiền? Vì thuốc này cực kỳ rẻ. Với lại tâm lý người bệnh, càng nhièu thuốc càng tốt.

https://farm6.staticflickr.com/5579/14009410639_5fa4e1326c_c.jpg

Các bác ở bên ấy có biết khái niệm: cho thuốc 1 rổ ko? Nhìn hình bác Accord mường tượng nhé, số lượng và chủng loại gấp chừng 2-3 lần, even 4 lần con số ấy, nên có thể đựng trong 1 cái rổ (uống 1 tuần hay 1 tháng tùy) - đi khám theo chế độ BH y tế thì vụ này rõ hơn. Đồng nghiệp e viêm dây thần kinh tọa gì đấy không biết, nó mang vào cơ quan 1 bọc thuốc to đựng vừa cái rổ, uống xong hết cái dây thần kịnh kia ko e ko rõ, nhưng cái gan cái thận chắc là dc dịp overwork. Ai đấy cho e hay là nghề BS tại Vn giờ là nghề môi giới thuốc, cho càng nhiều loại và nuôi bênh càng lâu càng tốt. Các bác bên ấy thấy mình hạnh phúc chưa?


GIC101

16-05-2014, 08:41 PM

Các bác nói đúng những người bước chân tới đất mỹ cuộc sống đều tốt hơn những người lao động ở vn. chứ còn hạnh phúc thì chưa thấy mình chỉ thấy chữ bill bill đi làm như trâu bởi vậy có câu về ngũ sớm sáng đi cầy.cuộc sống ở mỹ thật sự thay đổi rất nhiều. hồi còn ở vn nghe nói mỷ kim mình tương tiền đô làm bằng vàng. nhưng khi qua tới mỹ cũng tiền giấy như ai chứ đâu phải làm bằng vàng nhưng thật sự là mỹ kim ngày xưa họ dùng vàng và bạc làm thành tiền 1 đống vàng bằng 20 đồng bạc. tới năm 1933 thì chì phát hành tiền bạc, không còn phát hành tiền vàng nửa và tới năm 1964 tiền bạc cũng không còn chỉ có đồng và thao cho tới bây giờ nhưng sao nay không biết lảm bằng gì nửa. nói chung nước mỹ không còn như xưa như bạn terpm nói. hòi xưa $100 nhiều chổ không nhận gì họ không có tiền thói lại. nhưng bây giờ đi đổ xăng đưa $100 chỉ lấy lại $12 thôi mua luôn gói thuốc chỉ còn lại $2 bỏ túi. đúng là tiền vô như vọt caphe fin tiền ra như uống nước trà.


Accord 2000

16-05-2014, 10:01 PM

Bác GIC nói đúng, khi dân di cư đến 1 quốc gia khác, thì khó khăn sẽ nhiều hơn. Vì mọi thứ thay đổi, ngôn ngữ, kinh nghiệm sống, văn hóa. Cần tới 10-20 năm để thích nghi, chứ ko chỉ vài năm. Có người thấy thích và ko ít người ko thích. các bác có thể chia sẽ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm giáo dục con cái...để mọi người rút kinh nghiệm. Việc giáo dục con sao cho hài hòa theo em rất đáng chia sẽ, vì trào lưu của giới trẻ ảnh hưởng mạnh hơn 10 năm trước rất nhiều, em thấy 10 năm trước con nít dễ dạy hơn hôm nay?

Nói chút về kinh tế theo bác GIC, đồng tiền Mỹ cũng chịu lạm phát. Nhưng mà so với tiền Vn thì chả bỏ béo gì. Hôm nào rảnh em nói cụ thể để các bác hình dung tốc độ bốc hơi của đồng tiền ở VN.

Còn đồng Mỹ kim, nó vốn được định giá theo vàng - bản vị vàngcó thời hoàng kim từ những năm 1880 cho tới 1971 mới kết thúc. Ko riêng Mỹ mà nhiều nước châu Âu, Á cũng sài. Đi vào cụ thể nó dài dòng lịch sử.

Nguyên tắc cơ bản là NH ko in tiền vượt số vàng họ có. KHi có bản vị vàng, người ta có thể đổi tiền giấy lấy vàng với mức giá theo luật định. Lúc ấy tiền và vàng có giá trị ngang nhau. Bản vị vàng là ràng buộc để hạn chế tín dụng và nợ của quốc gia. Họ ko thể in tiền vô tội vạ để làm kinh tế. Khi bạn cầm 100usd nghĩa là bạng giữ 1 lượng vàng tương ứng, ví dụ trước năm 71, 1 ounce vàng = $35. Họ ko thể in thêm trừ khi họ có thêm vàng dự trữ. Nhưng trong thực tế, như cuộc nội chiến Mỹ, họ sẽ phát hành các đồng tiền tạm để lây kinh phí cho cuộc chiến.

Tóm lại khi ko còn vàng để neo giá trị đồng tiền, thì CP sẽ có xu hướng in tiền để đạt mục tiêu kinh tế. Đô Mỹ giảm giá nhưng so với các loai tiền khác, vẫn ko thấm vào đâu, nhất là so với vnđ. Mỹ gặp vấn đề nặng từ những năm 2000 trở đi. Chi tiêu âm vì chi phí quân sự, y tế...Vấn đề này dài dòng và ko chắc mọi người hứng thú, nếu ai thích tám mình có thể nói nhiều hơn.


Văn Khoa

17-05-2014, 12:55 AM

Topic này trở nên nhộn nhịp và có nhiều đóng góp thật hay và cũng thật ... phũ phàng.

Cuộc sống ở Mỹ sung sướng, hạnh phúc, đau khổ đều tùy thuộc vào cái tài, ước vọng, và nhân sinh quan của từng cá nhân. Sự sung túc hoặc thất bại của một người chưa chắc đã là chuẩn mực cho những người khác. Nói nôm na là tất cả đều là tương đối. Sông có khúc, người có lúc. Ăn thua là phấn đấu trong cái môi trường mình đang có.

Nói về chuyện chờ BV và đầy tớ của nhân dân.

Hôm qua, cựu Đại Tướng Eric Shinseki, Bộ Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh bị Ủy Ban CCB của Thượng Viện Hoa Kỳ lôi ra mắng cho một trận nên thân. Có một Thượng Nghị Sĩ còn thẳng thừng hỏi "Ông có lý do chính đáng nào mà không nộp đơn từ chức?" Eric Shinseki trông coi một hệ thống y tế lớn nhất Hoa Kỳ dành riêng cho 9 triệu bệnh nhân CCB gồm có 150 nhà thương và 850 clinics nhỏ trên khắp nước.

Số là có một vị BS về hưu tố cáo là đã có đến 40 CCB đã chết vì chờ được khám trong một BV dành cho CCB ở Phoenix, một tỉnh của tiểu bang Arizona. BS này còn tố cáo là BV đã thay đổi hồ sơ và dấu diếm. Đây chỉ là một lời tố cáo và Inspector General của Bộ CCB đã làm một cuộc điều tra cho 17 trường hợp tử vong và phủ nhận lời tố cáo này vì không tìm thấy sự liên quan.

Nội cái vai trò thật sự làm đầy tớ phục vụ cho nhân dân và chức vị bộ trưởng có thể bay bất cứ lúc nào cũng đủ làm tôi vui sướng sống ở Mỹ rồi.


GIC101

17-05-2014, 01:39 AM

Topic này trở nên nhộn nhịp và có nhiều đóng góp thật hay và cũng thật ... phũ phàng.

Cuộc sống ở Mỹ sung sướng, hạnh phúc, đau khổ đều tùy thuộc vào cái tài, ước vọng, và nhân sinh quan của từng cá nhân. Sự sung túc hoặc thất bại của một người chưa chắc đã là chuẩn mực cho những người khác. Nói nôm na là tất cả đều là tương đối. Sông có khúc, người có lúc. Ăn thua là phấn đấu trong cái môi trường mình đang có.

Nói về chuyện chờ BV và đầy tớ của nhân dân.

Hôm qua, cựu Đại Tướng Eric Shinseki, Bộ Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh bị Ủy Ban CCB của Thượng Viện Hoa Kỳ lôi ra mắng cho một trận nên thân. Có một Thượng Nghị Sĩ còn thẳng thừng hỏi "Ông có lý do chính đáng nào mà không nộp đơn từ chức?" Eric Shinseki trông coi một hệ thống y tế lớn nhất Hoa Kỳ dành riêng cho 9 triệu bệnh nhân CCB gồm có 150 nhà thương và 850 clinics nhỏ trên khắp nước.

Số là có một vị BS về hưu tố cáo là đã có đến 40 CCB đã chết vì chờ được khám trong một BV dành cho CCB ở Phoenix, một tỉnh của tiểu bang Arizona. BS này còn tố cáo là BV đã thay đổi hồ sơ và dấu diếm. Đây chỉ là một lời tố cáo và Inspector General của Bộ CCB đã làm một cuộc điều tra cho 17 trường hợp tử vong và phủ nhận lời tố cáo này vì không tìm thấy sự liên quan.

Nội cái vai trò thật sự làm đầy tớ phục vụ cho nhân dân và chức vị bộ trưởng có thể bay bất cứ lúc nào cũng đủ làm tôi vui sướng sống ở Mỹ rồi.

minh thấy bác nói sung sứong hạnh phúc đau khổ tùy thuộc vào cái tài.theo mình nghĩ hình như nó không đùng lắm . những người có tài chưa chắc được sung sướng và hạnh phúc và những ngưới không tài chưa chắc họ không hạnh phúc. cho nên hạnh phúc sung sương và đau khổ không tùy thuộc vào cái tài và học thức. cái hạnh phúc là do cái thấy cái nghe cái ngữi cái lưỡi và cái sờ mỗi người nếu thấy cái gì hộp với con mắt mình thì mình cho đó là hạnh phúc còn không hộp thì cho đó là khổ. nghe cái gì mà đúng với cái lỗ tai minh thi mình cho đó là hạnh phúc còn không thi cho đò là đau khồ cái ngữi cái lưỡi và cái sờ ra trạm cũng vậy.chứ cái tài không tài không tạo ra được hạnh phúc sung sướng và đau khổ .


Accord 2000

20-05-2014, 09:42 AM

Hôm nay em viết chút ít về kinh tế, vì có bác ko ở VN, sẽ ko hiểu. Có bác ở VN nhưng ko có nhiều số liệu, nên bị ảnh hưởng nhưng chưa biết nó cụ thể ra sao. Em chỉ làm việc thông kê các con số lại. Nếu biết điều gì thì lý giải thêm. Mọi người có thể góp ý-bổ xung cho người khác dễ hiểu thêm.

Đầu tiên là việc bác GIC nói về sự mất giá tiền usd. Theo số liệu thống kê chỉ số CPI (giá cả sinh hoạt hàng ngày) thì từ năm 2006 tới 2012, tiền đô mất giá khoảng 15%. Nói cho dễ hiểu, năm 2006 mua đôi giầy giá $20, thì năm 2012 cũng đôi giầy y cang, bạn cần phải trả $23. Cùng 1 vật giá trị như nhau, bạn mất thêm tiền cho nó, tức đồng tiền bị mất giá. 6 năm mất 15% so với nhiều nước khác cũng ko cao. Nhưng nếu so với lịch sử đồng tiền khi còn dùng bạ̉n vị vàng (tức tiền neo theo vàng) thì nó mất giá khá nhiều.

Khi chỉ số giá tiêu dùng được thống kê lần đầu vào 1913, cho tới giai đoạn 1975 (lúc bỏ bản vị vàng) thì đồng đô mất giá khoảng 5 lần. Nghĩa là 1913 mua đôi dép $1, thì năm 1975 cần $5.43 để mua đôi dép đó. 62 năm mà chỉ tăng giá khoảng 5 lần, so với tốc độ tăng từ sau 1975 về hiện tại, thật chả thấm béo gì.

Khi khác mình sẽ viết bản vị vàng, cách đây 1-2 năm nhiều người đã xét lại việc sử dụng bản vị vàng. Cựu chủ tịch FED cùng từng lưu luyến kỷ nguyen ổn định của bản vị vàng.


Accord 2000

20-05-2014, 10:08 AM

Tạm bỏ qua chuyện Mỹ, nói tới VN. Những năm gần đây lạm phát ở Vn tăng cao, có năm tăng 20%. các bạn có thể xem thống kê này trên web cục thống kê. Nếu lấy mốc tg từ 2006 tới 2012, đồng tiền VN mất giá khoảng 50% (so với 15% của Mỹ đã nói trên kia). Nghĩa là năm 2012 bạn cần bỏ gấp 2 lần số tiền để mua về 1 vật so với năm 2006. Như vậy bạn có gửi ngân hàng thì thật sự tiền lãi cũng ko bù cho tiền bị mất giá. bạn gửi vào 100tr, cuối năm lãnh ra 110tr thì bạn vẫn bị lỗ, vì 110tr bay giờ ko mua được món hàng mà năm ngoái có thể mua với 100tr.

Nguyên nhân của việc mất giá đồng tiền là lạm phát, nhưng cụ thể nó thế nào? Ở Vn đăc thù tăng trưởng GDP chủ yếu dùng tiền vốn của CP đầu tư xây dựng. Bất cứ cái gì CP chi ra, nó đều làm tăng trưởng GDP. Ví dụ xây thêm cái nhà tù, xây thêm cái bệnh viện, nó cũng làm tăng GDP. Cho nên những nước đang phát triển như VN, tăng trưởng GDP cao là dễ xảy ra hơn các nước phát triển hoàn thiện như Mỹ. Vì nó tăng theo tổng chi tiêu của toàn XH, mà chi tiêu vào cơ sở hạ tầng là nhiều nhất. Các nước phát triển hạ tầng đã ổn định, nên chi tiêu ít hơn.

vấn đề của lạm phát là do thừa tiền. Tức là CP bơm 1 lượng tiền lớn để đầu tư, thay vì nó tạo ra sp hoàn thiện, thì nó chỉ tạo ra sp tạm được. Hiệu quả đầu tư ko cao. Dẫn tới cần nhiều tiền hơn mà sp cuối cùng vẫn ko đáp ứng được nhu cầu XH. làm cho giá trị đồng tiền giảm đi.

Lấy chỉ số ICOR làm ví dụ. Nó phản ảnh 1 góc về liên quan giữa vốn đầu vào và sp đầu ra. Theo thống kê WB. - Giai đoạn 1960-1980, là giai đoạn Đài Loan, Hàn Quốc bắt đầu phát triển như VN, GDP tăng cao hơn 9%. chỉ số ICOR của họ giao động từ 2.7-3. - Trong giao đoạn 2000 tới 2010, GDP của VN cũng tăng khá, từ 7-8% được xem như cùng giai đoạn phát triển như Hàn, Đài. Chỉ số ICOR của VN giao động từ 5-8. Cùng kỳ đó, TQ chỉ giao động từ 4-5.

Con số này có nghĩ gì. Chỉ số ICOR bằng 5 nghĩa là cần 5 đồng đầu tư để tạo ra 1 đồng GDP gia tăng. Cho nên khi nào GDP của VN tăng cao, thì ICOR tăng theo. Nó làm mất đi niềm vui tăng trưởng. Khi nào bạn tăng GDP mà ICOR ko tăng, thì bạn giỏi. Những nước như Hàn, Nhật, Đài giữ con số đó chỉ 2-3. Khi tôi nghe thống kê GDP tăng cao. Có 2 vấn đề tôi suy nghĩ: 1. CP đang đổ tiền cho anh nào vậy? Vì tung tiền ra là kéo GDP lên rất nhanh. 2. Năm sau lạm phát tăng bao nhiêu? Vì hễ năm nay GDP tăng cao, thì tức khắc năm sau có lạm phát mạnh, các bạn cứ nhìn lại xem đúng ko? Điều đó đơn gian thôi, vì năm sau XH mới tiêu hóa lượng tiền đổ dồn của năm trước.

Riêng ở Vn, giai đoạn 2008-2009 ICOR tăng lên 8, nhưng trong khu vực vốn nhà nước, nó lên tới 12. Tức là đầu tư bằng vốn nhà nước luôn kém hiệu quả, nó đúng từ lúc mở cửa cho tới hôm nay. Vì tiền CP là tiền chùa, nó hiệu quả mới lạ?

Như vậy hiệu quả đầu tư của VN luôn kém gấp 2 lần so với bạn bè khu vực. Điều đó lý giải vì sao chúng ta ko cạnh tranh được với hàng ngoại từ Thái, Đài, Hàn...Và khi họ càng phát triển, họ càng nâng hiệu quả đầu tư, ta càng khó đuổi theo họ hơn. Ở NN, họ xây 1 con đường, 1 cái cầu có thể dùng 50 năm mới cần đại tu. Ở Vn cũng cùng công nghệ, cùng số vốn, nhưng phải sửa chửa sau 1 năm khánh thành. Điều đó làm cho đồng tiền đầu tư ko còn giá trị vốn có của nó.

vấn đề của VN là cơ quan thống kê hiểu, nhà quản lý hiểu. Nhưng ko thay đổi được gì. Cho nên từ những năm 2000, CP có mục tiêu đưa VN tiến lên cơ bản là 1 nước công nghiệp. Nhưng hôm nay 2014, chúng ta còn 6 năm để làm 1 nước công nghiệp , dù là công nghiệp sơ khai. Có bạn nào tin chúng ta sẽ làm được ko? Hiện nay CP không còn nhắc tới cụm từ cơ bản là nước công nghiệp nửa. Vì đã bất khả thi.

ps: Đến đây tôi tạm dừng, vì ko biết các bạn có muốn đọc hay ko. Viết nhiều mà mọi người chán thì cũng mất công. Vì đôi khi ai cũng biết thì ko nên tiếp tục.


GIC101

21-05-2014, 12:56 AM

Chăc bạn accord2000 học về kinh danh quá. Hiểu biết nhiều quá hỗng biết bạn và các bạn ở vn có thich chơi cái nầy không để minh link cái web vào đây. Mình ở bên đây 1 năm cũng chơi vài lần.

http://catalog.usmint.gov/webapp/wcs/stores/servlet/EmailView?sourceCode=C18259J&URL=CategoryDisplay&identifier=8710&storeId=10001&catalogId=10001&langId=-1

http://www.moneyfactorystore.gov/uncutcurrency.aspx


Accord 2000

21-05-2014, 10:05 AM

Em nghèo tiền đâu chơi với mấy giấy bạc Mỹ :D Khi nào trúng số em làm bộ sưu tập, nhìn cũng mê lắm.


GIC101

21-05-2014, 11:26 AM

Khi nào mình trúng số mình cũng làm 1 bộ tờ $5000 và $10000 đô . Mình cũng huy vọng bạn trúng số.

http://www.ebay.com/itm/FR-2221K-5-000-1934-CGC-58PQ-FINEST-KNOWN-CGC-DALLAS-5000-/300833466694?pt=LH_DefaultDomain_0&hash=item460b126946


Accord 2000

21-05-2014, 02:06 PM

Cảm ơn bác, chúng ta cùng trúng cho phê Mỹ có nhiều tờ tiền hay thật. Em cũng thích các đồng vàng, bạc của Mỹ. Đúc rất khéo. Nói chung tiền mệnh giá to, cái nào cũng thích hehe Cầm tờ euro hay usd, cảm giác nó khác hẳn. Cầm vnd, ôm 1 cọc cũng to, đi mua gì, chớp mắt nó bốc hơi liền. Giờ vật giá leo thang dữ quá.


GIC101

21-05-2014, 08:21 PM

Mình chơi đồng bạc thôi chứ còn vàng thì đắt quá chỉ mong trúng số thôi . còn cách tôi và bạn tìm 1 cent mỹ năm 1943 làm bằng đồng . nếu được trên tay coi như là trúng số đấy.Biết đâu cent đó có ở vn.

http://coinsite.com/1943-copper-us-lincoln-cent/


Accord 2000

22-05-2014, 05:02 PM

Bác GIC: 1 xu đó mà mắc kinh nhỉ. Đúng là giàu sinh lễ nghĩa hehe. Cho em là em vứt mất ko biết.

Em viết về kinh tế VN vậy, ko biết đúng ko mà ko thấy các anh xxx vào góp ý đính chính :D Đáng lý em sẽ viết thêm về vài đại dự ớn như Vinasink, hay Dung Quất...nhưng sợ đụng chạm to. Có những cái rất hài mà em ko thể lý giải, em ví dụ 1 cai nhé:

Có anh A kia trình lên cơ quan để huy động vốn làm dự án lò vôi. Dự án huy động 1 tỷ đô. Lời rất hạn chế nên ko ai tham gia. Vì lỡ hứa với ông trời là đời này tui phải xây cái dự ớn để đời, nên dù bị đội vốn gấp 3 tui cũng chơi. vậy mà lại thắng to mới lạ chứ. cái lạ nằm ở chỗ: ngày xưa tui tính toán 1 tỷ vốn, tui sẽ lời 10xu. nếu đội lên 2 tỷ vốn, lui sẽ còn lời 1xu. nay thực tế đội lên 3 tỷ vốn, đáng lý tui lỗ sặc máu. Nhưng báo cáo thành tích tui vẫn lời. cái này thiệt bó tay ko biết giải làm sao luôn. Ai giải được bảo đảm có nobel kinh tế. Dự ớn này vẫn đang tồn tại đấy, vì nó thuộc diện ko thể chết.

Ko nói VN nửa, giờ nói chuyện bên Mỹ cho đỡ đụng. Mỹ ai cũng biết họ giàu, nước to, mạnh. Vậy sống ở bển sướng ko? Vì mỗi ngày cũng cả đoàn dài xếp hàng ở đường Lê Duẩn, xin visa đi Mỹ. Ở trong này cũng có 2 chiều ý kiến, 1 bên nói khổ, Mỹ cũng bê bết lắm. Bên kia thì ngược lại. Ai cũng có lý cả, vì làm quái gì có công thức chung cho sự thành công. Cho nên tùy hoàn cảnh mà ra. Em chính gốc là cu li, nên chỉ nói về góc nhìn của anh culi.

Mà muốn so sánh cái gì, lại phải đi tìm thêm 1 bên nửa mới so được. Nên em lại phải đụng chạm, lấy đời culi ở Vn so với culi ở bển. 2 bên đều có cái sướng, cái khổ rất riêng. Chứ ko phải nước VN nghèo là khổ đâu.


GIC101

22-05-2014, 09:02 PM

Ở mỹ nếu có tài có học thức thí kiếm tiền nhiều hơn những người culi.Culi ở mỹ nếu muốn mua 1 căn nhà hơi khó,tiền lương đủ trang chảy tiền thuê nhà tiền bão hiễm xe tiền xăng tiền ăn tiền đi bác sĩ tiền điện nước vv.Nói về độc thân nếu làm 1 giờ $15 cuộc sống cũng không được thỏa mái lắm nếu muốn dư thì phải cầy 2 jobs. Sướng và khổ không phải do giàu nghèo.Cái sương cái khổ không hình tướng thì làm sao lấy tiền mua được.Cái sướng cái khổ là do ngoại cảnh tác động sự cảm nhận của con người cho nên có cái cảm giác thích thì cho đó là sướng không thích thì cho đó là khổ.Vn nghèo nhưng vẩn có người sướng và hạnh phúc. vn có câu nói rất hay nghéo nhưng vẩn hạnh phúc đó là câu NGHÉO CHO SẠCH RÁCH CHO THƠM. Còn nước mỹ giàu nhưng vẩn có người khổ. biết bao nhiêu chuyện ly dị cho những người chí thức.


Văn Khoa

24-05-2014, 02:36 AM

Hôm qua trên Nightly Business Report (NBR) có hai mẩu tin quan trọng.

Thứ nhất, họ nói về các thứ thuốc chữa bệnh Hepatitis C. Theo NBR, thuốc Sovaldi của hãng bào chế Gilead Sciences là thuốc đứng đầu hiện nay trên thế giới để chữa bệnh này. Một liều thuốc giá $84,000 cho đến $100,000 sẽ trị hết bệnh. Đây là một tin mừng cho cả thế giới, nhất là trong những quốc gia đang phát triển mà căn bệnh này tương đương với tử hình. Giá này quá rẻ để cứu sống một mạng người.

Sau đó là tin về vai trò quản trị tài chính trong gia đình và thương mại. NBR cho biết là phụ nữ càng ngày càng đóng một vai trò càng quan trọng trong việc cai quản tài chính trong gia đình vì tính cẩn thận của họ. Cái này em đã biết từ lâu vì gia đình em đã tiên phong ...

Sau cùng, trong một bài bàn luận trên tờ Huffington Post, bình luận gia Dean Reed, người có những bài chống TQ hóm hỉnh, đã viết là cho đến ngày hôm nay, Thiếu Tá HQ Ngụy Văn Thà vẫn là người sau cùng đã bắn viên đạn cuối cùng vào tàu HQ Trung Quốc, dù sau đó hứng chịu một hình phạt nặng nề từ các tàu của quân Tàu Ô. Tàu của TT NVT không tránh đạn được vì một máy bị hỏng, không thể lèo lái được. Ông ta ra lệnh cấp dưới bỏ tàu và sau đó cùng với chiến hạm Nhật Tảo đi vào lòng mẹ. Đó là ngày 19 tháng Giêng 1974. Trong bài bình luận, Dean Reed còn chế ngạo sự giả dối của Xi Jinping, chủ tịch TQ trong một cuộc họp báo ở Thượng Hải. Đại khái Xi Jinping nói "One who tries to blow other's oil lamp will get beard on fire," nghĩa là "Đứa nào đi thổi tắt đèn của người ta thì coi chừng bị cháy râu". Dean Reed viết tiếp, đại khái Mẹ khiếp, ai thổi đèn ai? Đứa nào nó cạo nhẵn thín thì nó ...éo sợ cháy râu.

Vài dòng giúp vui cho cuối tuần.


lắng đọng

24-05-2014, 02:42 PM

nhưng ng VN thì vẫn là ng VN thôi. đa số vẫn có nhiều tật xấu


pterpm

27-05-2014, 11:38 AM

nhưng ng VN thì vẫn là ng VN thôi. đa số vẫn có nhiều tật xấu

Bác nói vậy chưa hẳn đã đúng, mình đang sống ở một xứ sở ít người Việt so với những thành phố lớn khác như Chicago, Detroit, Texas, L.A etc, và cũng ít dân tỵ nạn từ các nước khác như Mexico, India, etc nên không tiếp xúc nhiều và khác hẳn với đời sống của các thành phố đông đúc. Ai cũng nói ngừời Việt xấu, cái này em công nhận và em cũng là người Việt, nên cũng chưa bỏ hắn được những tính không tốt của người Việt. Hôm nay em đem gia đình đi chơi lễ Memorial Day ở Chicago, đến mới thấy được thành phố lớn với nhiều sắc dân nó phức tạp đến cỡ nào, người nước khác, ví dụ như Mexican, Indian, và thậm chí có một số dân European cũng có nhiều tánh xấu chẳng hề kém người Việt mình đâu. Ăn uống thì xả rác, chen lấn, la ó. Điển hình là lúc lên Sears Tower ở Chicago, lúc ra ngoài chụp skydesk thử cảm giác bay bổng chụp hình làm từ một tấm kính trong xuốt được xây khi bước ra ngoài khung cửa, có thể nhìn xuống dưới trên mấy trăm tầng lầu, dân immigrant chen lấn, xô đẩy, trèo lên cây beam như vượn, nằm , bò , xoài , chống ở phía ngoài đó cả mấy chục phút đồng hồ, trong khi đó người ta rồng rắn xếp hàng chời đợi. Khi chụp hình thì cũng có chen vô, cố ăn ké cho được một chút hình. Lúc ra ngoài công viên có vòi phun nước cho đẹp thì dân Xì ( Mexican) cho con cái đứng dưới tắm cứ như vòi sen nhà mình và còn rất nhiều, rất nhiều hình ảnh khác rất phản cảm.

Cho nên nói, ở đâu cũng thế bác ạ, nhất là các nước nghèo, chưa được thừa hưởng một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ , nên khi lớn lên thường mang theo những thói hư , tật xấu theo và biểu lộ ra nơi công cộng, khiến người khác nhìn vô với một ánh mắt khác .


SonyChicago

28-05-2014, 01:11 AM

Mình ở Chicago. Memorial Day mình ở lì trong nhà vì đi ra ngoài công viên biết chắc sẽ đông và khó có chỗ đậu xe.

Bạn ptermn có nhận xét rất thực tế! Ở Chicago thì đa sắc tộc nên có nhiều cái xấu từ các sắc tộc thể hiện rất rõ nét. Những cái xấu đó mai một hay vẫn duy trì thì tuỳ theo môi trường và cá nhân.

Tuy nhiên các sắc tộc cũng mang đến sự đa dạng văn hoá và các văn hoá đan xen nhau khiến một số người thích đa dạng văn hoá cảm thấy thích thú.


Accord 2000

12-06-2014, 12:48 AM

Bác nói vậy chưa hẳn đã đúng, mình đang sống ở một xứ sở ít người Việt so với những thành phố lớn khác như Chicago, Detroit, Texas, L.A etc, và cũng ít dân tỵ nạn từ các nước khác như Mexico, India, etc nên không tiếp xúc nhiều và khác hẳn với đời sống của các thành phố đông đúc. Ai cũng nói ngừời Việt xấu, cái này em công nhận và em cũng là người Việt, nên cũng chưa bỏ hắn được những tính không tốt của người Việt. Hôm nay em đem gia đình đi chơi lễ Memorial Day ở Chicago, đến mới thấy được thành phố lớn với nhiều sắc dân nó phức tạp đến cỡ nào, người nước khác, ví dụ như Mexican, Indian, và thậm chí có một số dân European cũng có nhiều tánh xấu chẳng hề kém người Việt mình đâu. Ăn uống thì xả rác, chen lấn, la ó. Điển hình là lúc lên Sears Tower ở Chicago, lúc ra ngoài chụp skydesk thử cảm giác bay bổng chụp hình làm từ một tấm kính trong xuốt được xây khi bước ra ngoài khung cửa, có thể nhìn xuống dưới trên mấy trăm tầng lầu, dân immigrant chen lấn, xô đẩy, trèo lên cây beam như vượn, nằm , bò , xoài , chống ở phía ngoài đó cả mấy chục phút đồng hồ, trong khi đó người ta rồng rắn xếp hàng chời đợi. Khi chụp hình thì cũng có chen vô, cố ăn ké cho được một chút hình. Lúc ra ngoài công viên có vòi phun nước cho đẹp thì dân Xì ( Mexican) cho con cái đứng dưới tắm cứ như vòi sen nhà mình và còn rất nhiều, rất nhiều hình ảnh khác rất phản cảm.

Cho nên nói, ở đâu cũng thế bác ạ, nhất là các nước nghèo, chưa được thừa hưởng một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ , nên khi lớn lên thường mang theo những thói hư , tật xấu theo và biểu lộ ra nơi công cộng, khiến người khác nhìn vô với một ánh mắt khác .

Đồng ý với bác, có thể là ko khoa học, và ko chính xác, nhưng em nghĩ hành vi được quyết định bởi mức sống. Tức đời sống cao, họ được giáo dục tốt. Thì sẽ sống ngăn nắp, ít hư hỏng vặt.

Có 1 điều thú vị ở Vn mà em thấy, đó là sống ở các tp nhỏ rất yên bình. 2 tp em ko thích đó là SG và HN. Những tp như Huế, Nha Trang, Đà Nẵng rất tuyệt để sống. Ở Sg để cái xe lơ là trong 5 phút là bay ngay. Ở ĐN em thấy thiên hạ dựng xe dọc bờ biển đi tắm biển, tối thì dựng xe trên lề đường để đi bộ. Ở Sg ko thể có cảnh này. Có thể do tụi ăn trộm, nghiện hút nó chạy về các tp lớn? Mà lý do chính em nghĩ CA họ quản lý chặt thành phần hư hỏng. Vì thật ra CA họ biết ai làm trò gì, đó là nghề của họ. Cho nên ăn cắp mà bị xử ngay thì tụi nó ngán thôi. Chứ tội phạm ở đâu cũng có.

Ra ĐN thấy nhiều cái hay, có thể nói là 1 tp tiêu biểu để định hướng phát triển. Họ quy hoạch tốt, bờ biển cấm hàng rong thì thi hành tốt nên rất sạch. Ko thấy ăn xin. Để phát triển du lịch hơn nửa thì phải nâng cấp. Còn thua Thái ở khâu dịch vụ ăn uống, menu chưa có 2 ngôn ngữ. Vệ sinh trong quán ăn chưa bằng Thái, đây là cái tụi Tây coi trọng. Từ ks ra là có nv điều phối của taxi đón, khi lên xe họ gửi giấy ghi số xe, vị trí đón khách. Nếu lỡ mất tài sản thì dễ tìm lại. Ở SG họ làm vậy trong sân bay, nhưng các ks thì ít.


Accord 2000

12-06-2014, 01:32 AM

Có bạn hỏi mình nhận xét cuộc sống 2 bên thế nào. Có cái gì sướng, cái gì khổ. nên cũng chia sẽ với mọi người cho vui, giúp được ai thêm chút nào thì giúp, trước khi họ quyết định.

KHi còn ở VN, thì qua phim ảnh mới biết được NN nó ra sao. Đa số đều thích cái nhà rất to, đầy đủ tiện nghi, Và xe rất nhiều. Ít ai nghĩ xa hơn về những thứ ko thể đo đếm được, đó là y tế, giáo dục... KHi ở NN, với những người kiếm tiền giỏi thì mình ko nói. Vì có tiền thì ở đâu cũng là xứ tiên cả. Nếu chỉ thu nhập trung bình (là đa số của người di dân khi họ đã lớn) thì cuộc sống có nhiều chuyện đo đếm hơn.

Trước tiên là cái nhà. Cứ đi làm đều thì sẽ mua được nhà. Có điều tiền mua nhà nó mắc, cho nên phải trả góp. Mà góp tận 20-30 năm. Tiền lời đó bằng gấp đôi tiền nhà. Ngẫm cũng buồn nhưng biết sao giờ, họ cho góp là vui rồi, chứ ko thì bao giờ mới có tiền trả đứt? Cho nên mơ nhà to thì sẽ phải cày cật lực. Đến cái xe cũng vậy. KHi mình ko có xe như ở VN, cái xe nó có gái ghê gớm. Mà cũng đúng thôi, giữa trưa hè gió bụi, ngồi trong xe máy lạnh, ko phê mới lạ. Nhưng ở NN cái xe cũng thường thôi. Ngày nào cũng đi đâm ra nó nhàm như cái xe đạp.

Tuy nhiên cái được mà XH phát triển mang lại nhiều nhất, theo mình là nền giáo dục rất tốt, nó ko thể biến con bò thành con người được, nhưng nó giúp ai chịu học có được 1 phần thưởng tương xứng. Như bài đầu tiên mình có viết về giáo dục, mình ko nói thêm. Nền y tế cũng tốt như vậy. Cho nên mình đánh giá cao 2 điểm này ở XH phát triển. Ngoài ra ko thể phủ nhận sự thuận tiện khi làm việc liên quan tới giấy tờ, chính quyền. Nó trơn tru, ít mất tg và ít phải cáu giận vì mọi thứ ko quan liêu, thì họ ko làm khó mình làm gì, vì họ cũng mệt nếu ko giải quyết nhanh, gây tồn đọng.

XH Tây nó hơn như vậy, thì có gì buồn? Nó cũng có, tùy mỗi người họ hòa nhập ra sao. Về công việc thì nó ko nhàn như làm ở VN. Áp lực sẽ nhiều hơn, tương xứng với đồng lương. Về giải trí, cũng có nơi cộng đồng VN nhiều, cuối tuần họ hội họp ăn uống. Với những người sống 20-30 năm ở NN, có lẽ họ sẽ ko thích ở VN, vì sống lâu nơi nào quen nơi đó.

Nhưng với người sống 5-10 năm ở NN như mình, sẽ lơ lững trạng thái: thích sự rộn rã, thoải mái, bất chợt ở VN. Chủ nhật buồn gọi phone ra quán cafe. Cuối tuần vui vui kiếm cớ tụ họp uống vài chai bia, tán dóc. Ở NN ko có tâm trạng này, nếu có thì cũng ko có người rảnh lúc đó.

Và 1 điều mình băn khoăn là con cái sau này nó sẽ mất nguồn gốc. Ít hay nhiều tùy vào giáo dục, nhưng vì ở xa ít gặp nhau, nên tình cảm giữa cô bác, chú cháu...dần phai nhạt. Nó có về thăm thì cũng rất nhạt, và phần lớn ko có nhiều cảm xúc.

Mình cũng đặt vấn đề nếu về VN sống thì sao? Nếu về đi làm thì cũng có mức thu nhập ổn, tạm gọi là ko phải chật vật. Nhưng có 2 cái mất rất lớn: nếu chẳng may bệnh nặng, hoặc mất sức lao động, ở NN ít ra mình ko là gánh nặng cho ai, nhưng ở VN 1 là bán hết tài sản, hoặc sẽ tạo gánh nặng cho mọi người. Vì y tế ở Vn rất đắt, phải bỏ tiền túi ra, trông chờ vào bảo hiểm ko đáng kể.

Thứ 2 là giáo dục. Nền giáo dục loay hoay cải cách, mỗi năm mỗi cải cách và ngẫu hứng họ đòi chi 1.5 tỷ đô để cải cách. Sự giáo dục thiếu định hướng tạo ra lãng phí và kéo tụt tài năng con người vì ko được tạo cơ hội phát triển. Và xa hơn, nên kinh tế Vn ko có dấu hiệu sáng lên, do điều hành vĩ mô đang trong tình trạng kiếm gạo hôm nay lo cho hôm nay. Dẫn đến 1 kịch bản ko mấy tươi sáng hơn cho ngày mai, tức thế hệ con cháu chúng ta sẽ đối diện. Hôm nay họp QH đưa ra nhiều nhận định mà người quản lý họ tỏ ra chưa lo vội, nhưng thực tế nó đang nguy hiểm rồi. Bạn nào quan tâm thì ta nói thêm vào bài sau.

Trên đây là vài lý do mà mình nghĩ nhiều người VN muốn di dân, và khi cuộc sống mới ko hề dễ, họ vẫn ko quay về. Lý do mặc cảm thất bại này nọ nên ko về là ko chính xác đâu. Mặc cảm là cái đinh gì khi bạn run vì đói, đầu gối phải bò? Cái cốt lõi nằm ở chữ "tương lai" bạn và gia đình bạn.


Văn Khoa

12-06-2014, 02:55 AM

Hai bài viết của bạn Accord hay quá và nó cũng gây cảm hứng cho mình vào đây để tiếp chuyện. Những chuyện vụn vặt.

Lần đầu tiên và cũng là lần cuối mình về VN là năm 2005. Đó là một cảm giác rất hứng khởi sau khi xa nhà quá lâu. Nói chung thì rất lạ vì tất cả đều không giống những gì trong môi trường mình đã hòa nhập trong những năm ở NN. Mình nhấn mạnh là lạ chứ không nghĩ là xấu. Tỉ dụ như vào quán ăn ngon nào cũng nghe "1, 2, 3 Dzô!, 1, 2, 3 Dzô!" và gầm bàn đầy những vỏ chai ngổn ngang. Không có những cảnh ăn uống gia đình một cách yên tĩnh, riêng tư với nhau.

Mình đi đứng mọi nơi rất nhiều ở NN và cũng xem các tượng, tranh ảnh vô giá về nghệ thuật, văn hóa, lịch sử, cũng như tôn giáo. Lần đó mình đi nhiều Chùa quá bây giờ cũng chả nhớ Chùa nào. Nhưng có đến một Chùa cổ ở ngoại ô Hà Nội. Khi đến Chùa, nghe một vãi nói về một tượng Phật rất cổ, lát vàng. Vãi dắt mình vào xem, nhưng tượng được phủ bằng một miếng vải. Mình xin xem thì vãi trả lời "muốn được xem thì phải mất 10 đô la!" Lạ thế! Dám che mắt Thánh để vòi tiền!

Nói về tiếng động thì ôi sao mà linh động thế! Ai cũng bấm còi inh ỏi, không biết để làm gì, chẵng nhẽ báo hiệu cho các xe chung quanh là tôi đang ở bên cạnh đây. Mình có đón một người em họ từ VN sang đây họp. Từ phi trường về, em mình buột miệng "Anh ạ, em thích quá, một tiếng đồng hồ qua mà em chỉ nghe tiếng hai anh em mình nói chuyện và tiếng nhạc từ radio, ngoài ra chẳng có tiếng nào khác!" Hôm sau, hai vợ chồng mình bận đi làm, để cậu em ở nhà một mình làm bài thuyết trình. Chiều về, người em nói "Thế này thì em điên mất, cả ngày không nghe một tiếng động nào!"

Nhiều chuyện nho nhỏ như thế để biết là có nhiều sự khác biệt, nhưng mình không động đến xấu tốt vì vấn đề đó có phần chủ quan và nhậy cảm.

Mình không ở VN đã lâu nên không có kinh nghiệm bản thân sướng hay khổ như thế nào. Có biết thì cũng chỉ biết qua sách báo, tranh ảnh, nhất là các ảnh ngay chính trong forum này. Nhưng phải nói là mình ái ngại cho những người mới sang hay sắp sang NN định cư. Bốn mươi năm để đi đến những gì mình đang có, từ gia đình, giáo dục con cái, đến tài sản, cơ nghiệp, (nợ nần! hihi) ngay cả đến lối suy nghĩ, văn hóa, cách hành xử, ... Theo mình, tất cả đã đều là những con dốc có cao có thấp và đôi khi mình cũng thở hổn hển với đôi chân mệt mỏi, muốn bỏ cuộc. Mình chỉ cầu mong là đoạn đường này ngắn và ít dốc cho những di dân tương lai, dù có thể chỉ là một ước mong mỏng manh.

Mình đã đi rất xa trên một quãng đường. Ông bà, bố mẹ trong các thế hệ trước mình cũng đã đi qua một con đường. Con cái mình cũng vừa bắt đầu bước trên một con đường. Nói về chuyện mất gốc, từ này không đúng. Thế nào là mất? Theo mình thì đó là sự thay đổi của con đường theo từng thế hệ, không gian và thời gian. Con đường này làm thay đổi người bộ hành một cách thích nghi. Con cái mình không biết nói tiếng Việt trừ một vài câu chào hỏi Bác ạ! Chào Cô, Chú! Vâng ạ! Nhiều người chê mình là không dạy tiếng Việt cho con cái. Nhưng mình không phải là người duy nhất bị chê, phải nói là rất nhiều gia đình bị "chê". Nhưng đôi khi mình nghĩ là con cái mình dốt tiếng Việt hay người chê dốt tiếng Anh để nói chuyện với chúng? Cây chuyện nào cũng có hai cách nhìn.

Còn tiếp vì phải trở lại công việc làm.


Accord 2000

14-06-2014, 02:17 AM

Cảm ơn chia sẽ của bác Văn Khoa. Nếu có dịp bác nên về VN chơi, nên đi Sapa, Đàlạt, Huế, Nha Trang, Đà Nẵng. Vì các tp này làm du lịch, họ thay đổi nhiều và tình trạng chèn ép khách, giờ ít đi rất nhiều.

Lần vừa rồi em đi Đà Nẵng, từ Huế đi xe khách vào, tới bến xe thì đi taxi về ks. Có 1 đoạn đường đang làm, tài xế nói ko qua được, sẽ đi vòng, và anh rẻ vào 1 con hẻm, nói là sẽ tiết kiệm khoảng 50 ngàn đồng. Em nghe nhưng ko tin mấy, vì thấy đường ở VN chằng chịt, làm gì có đoạn nào ko lối rẽ như bên xa lộ Mỹ. Hôm quay ngược lại, đi taxi khác họ chạy thì đúng là nó dài thật, anh ta theo đường lớn chạy, số tiền trội hơn không phải 50k mà 70k.

1 lần khác khi vào SG, đi taxi thăm những gia đình bà con, chạy lòng vòng trong tp, tới điểm đầu tiên em nói chú taxi tính tiền, nếu ko đi đâu thì vui lòng chờ, vì mỗi điểm chỉ ghé thăm 1/2 tới 1 giờ. vậy mà họ ko lấy tiền, nói cứ đi về trả 1 lượt. Em nói đùa, tui đi luôn là mệt đó. Có lẽ họ thấy mình hiền, chú taxi nghĩ em từ quê miền trung vào SG. Đó là 2 ví dụ, mọi người tham khảo chứ đừng nên nghĩ ai cũng tốt như vậy. vẫn có tình trạng chở khách chạy lòng vòng khi họ biết mình ko rành đường. Nhưng nói chung là mọi thứ đã tốt hơn rất nhiều so với ngày xưa, cái thời mà đi xe khách bị nhốt gọi là xe tù.

Những người ở NN lâu năm thì khi về VN họ ko thích mấy, vì mọi thứ lạ lẫm. Mà sự tiện lợi về giao thông, hoặc các trợ giúp cho người lạ hầu như ko nhiều. Vì vậy người ta đi 1 lần thì coi như là biết rồi, sẽ không quay lại nửa. Nếu có 1 sự tìm hiểu kỹ để khám phá thì phong cảnh VN cũng đẹp ko thua các nước xung quanh. Tiếc là sự đầu tư và giáo dục chưa xứng để cạnh tranh với các nước.


Accord 2000

08-07-2014, 12:26 AM

Kể chuyện bị...đứng hình.

Hôm trước đi xem hội chợ. Khi đi về thì ngồi xuống dãy ghế bên đường, mở balo bỏ máy ảnh vào, xếp tripod cẩn thận dựng vào thành ghế. KHi đứng dậy đi thì người đi...tripod ở lại. Đi chừng 20m thì có 1 anh nhân viên trạm xe điện chạy theo, hỏi có phải của mình ko. Đứng hình tập 1, lúc đó mới nhớ, yes yes thanks thanks lia lịa. Anh kia chỉ cười bỏ đi. 1 người đi ngang nghe lỏm câu chuyện, đứng lại nói good job.

Khi đang móc ví lấy tiền xu để mua vé xe điện, 1 anh chạy lại, xìa tấm vé cho mình. Nói vừa mua xong nhưng đổi ý ko đi nửa, vì đi bộ 10 phút là tới. Theo phản xạ tự nhiên, mình nghĩ anh này muốn bán lại cái vé. Chưa vội cầm ngay mà xem ngày giờ, đúng là mua 3 phút trước. Thôi quyết lụm luôn giúp ảnh, Trên tay mình vẫn cầm mấy đồng xu, miệng vẫn thank you vì nó quen chứ đáng lý nó phải cảm ơn mình chứ lị. vậy mà vé tới, tiền còn ở lại trong tay. Chú Tây thì đi mất tiêu, đứng hình tập 2. Thấy hơi mắc cỡ vì mình dùng tư tưởng con buôn đi nhìn người ta. Thôi kệ cũng may chưa trả giá hihi

Giờ nghĩ lại ngày hôm đó cũng may, vừa ko mất cái tripod, vừa được tặng vé xe. Nhờ vậy có thêm vài thứ để viết linh tinh.


solo_vivu

08-07-2014, 01:19 AM

Con người ai mà không có chút tính ích kỷ hả bác, quan trọng là biết soi xét và rút kinh nghiệm với những trải nghiệm cuộc sống, bác chủ suy nghĩ là sẽ trả tiền vé cho tay tây cũng là bình thường, đôi lúc gặp lòng tốt bất ngờ thì hãy vui lên, nếu được thì hãy cố bắt chước họ, cho đi tự nhiên thấy lòng thêm vui như anh tây kia, trên VNPT này thỉnh thoảng có mấy bác cũng tặng đồ nhiếp ảnh giá trị tuy không cao nhưng nó làm mình thấy cuộc sống thú vị vì không phải ai cũng tính toán rất đời thường như thế.


yeunhaccho123

16-07-2014, 02:21 PM

Nói chung là em chưa sang nn bao giờ nhưng ngoại ngữ của em yếu hều nên em chỉ mê VN thoai. Dẫu VN có tỉ thứ nhố nhăng nhưng em vẫn chấp nhận hị hị. Em đọc tham khảo cs của ng VN ở NN ở phía trên mà cứ như là một chuyện xa vời í. Khộ con nhà bần nông ko mơ cao xa ạ:D


Văn Khoa

06-09-2014, 11:21 AM

WTF!!!!! Sáu thằng da đen xúm vào đánh một cặp da trắng!

Obama and Eric Holder should stay out of this mess. It's a local issue, not a race card.

Chỗ em vẫn yên ổn vì 40% Á Đông và 60% Mỹ trắng.


Accord 2000

06-09-2014, 01:55 PM

Kinh tế tụt xuống, đời sống khó khăn, những đứa làm biếng nay bắt đầu đổ thừa CP, đổ thừa nhà giàu, đổ thừa mọi thứ, trừ bản thân. Có cơ hội thì nó sẽ đập phá cướp bóc. Em nghe nói cảnh sát khu vực baọ lực vừa qua có vấn đề, nhưng ko rõ chuyện gì? Bác nào rành chi tiết ko, hay lại kỳ thị da đen?


kevinle4230

07-09-2014, 01:39 AM

Obama is a joke. Đám ma nhà báo bị khủng bố chặt đầu, lính Mỹ bị chết trận thì không gửi đại diện đến chia buồn, trong khi đó là cử 2 đại diện đến đám tang của 1 thằng cướp bị bắn chỉ vì nó là da đen và bị CS da trắng bắn. Trong khi đó, da đen bắn da đen, da đen bắn da trắng đầy ra thì Obama chả đá động gì hết.

Đã vậy, còn biểu tình, cướp bóc nữa, thiệt là bó tay.

Nơi em ở cũng tương đối lành.

Năm nay Obama bị dân chúng chửi quá, nhiệm kỳ 2 thất bại nặng nề. Em không vote cho Obama 2 lần mà cái tiểu bang quái quỷ này toàn là Democrat nên vote của em như muối bỏ bể.

Nên impeach Obama, thời Obama toàn sinh ra những người lười biếng thích hưởng trợ cấp và đổ thừa hoàn cảnh.


Văn Khoa

07-09-2014, 08:07 AM

@Accord 2000:

Ngày 9 tháng 8, cảnh sát nghe báo tin khẩn có một vụ cướp đang xảy ra ở một tiệm tạp hoá. Gần đến tiệm thì họ thấy Michael Brown đang đi nghênh ngang giữa đường. Họ nghi là thủ phạm cướp tiệm nên chặn hỏi. Theo lời khai của viên cảnh sát thì Brown vật lộn và dằng súng với cảnh sát. Sau đó thì người ta nghe nhiều tiếng súng và Brown tử thương. Nghe CS nói thì Brown có cây tuộc nơ vít trong tay và tiến về phía cảnh sát. Nhưng cuộc điều tra ở phạm trường cho biết Brown không có vũ khí trong tay.

Máy thâu phim trong tiệm tạp hóa cho thấy Brown và một tòng phạm nữa đã cướp một hộp cì gà từ tiệm này. Tòng phạm này tên là Dorian Johnson và luật sư của Johnson công nhận Johnson và Brown đã cùng tham dự cướp tiệm tạp hoá.

Dân chúng bất bình vì nghĩ rằng Brown bị chết oan dưới tay CS. Brown là người Mỹ da đen. Sau đó thì cả thành phố Ferguson trong tiểu bang Missouri lên cơn sốt vì biểu tình và bạo động, đập phá cướp bóc các cửa tiệm đến độ thống đốc tiểu bang phải ra thiết quân luật và nhờ đến vệ binh quốc gia giữ an ninh. Hiện bây giờ thì đã tạm ổn.

Cuộc khảo nghiệm cho thấy Brown bị bắn 9 phát đạn: 4 ở tay, 1 ở ngực, 1 ở cổ, và 3 ở đầu. Vì lo cho sự an toàn của nhân viên, ty CS không tiết lộ tên của viên CS. Nhưng vì áp lực của dư luận và sức ép chính trị, họ cũng phải thua. Tên người CS này là Darren Wilson, người Mỹ da trắng. Wilson có 6 năm công vụ và từng được thưởng là nhân viên CS xuất sắc.

Nhiều "tai to mặt nhớn" nhảy vô ăn phần, trong đó có Obama và bộ trưởng tư pháp Holder cùng các vị dân biểu, giới lãnh đạo tinh thần người da đen.

Ngày 26 tháng 8 là hôm đáng tang của Brown. Bố mẹ Brown khuyên nên chấm dứt bạo động.

Nếu không bị bắn chết thì Michael Brown đang ngồi ghế đại học.


kevinle4230

07-09-2014, 12:29 PM

bác Pterpm, em nghe nói là dân ở Ferguson đòi thanh tra sở CS vì đa số là da trắng. Bác có thống kê nào cho biết là dân số chung của Ferguson, cũng như tỷ lệ sắc dân, tỷ lệ học vấn không? Vì em biết muốn vào CS phải có bằng đại học và có thể lực tốt nữa.

Quay lại vấn đề của Michael Brown, lúc mới đầu báo chi đăng tin là thiếu niên 17 tuổi bị bắn, em nghe sơ cũng mủi lòng. Nhưng sau nhìn lại hình và cảnh quay cướp thì mới rõ. 6'4", nặng 300 lbs và đi trên đường ai dám kêu là "thiếu niên"? Hy vọng là sẽ có điều tra kỹ hơn để có công lý, công lý đây là cho cả cảnh sát lẫn Michael Brown. Nếu quả thật cảnh sát profile da đen và bắn thì hy vọng sẽ bị trừng phạt, nhưng nếu bắn mà justified thì em cũng hy vọng cho đám Al Sharpton, Jesse Jackson câm lại hết.


Accord 2000

08-09-2014, 12:53 AM

Nói công bằng thì người sống lịch sự, chăm chỉ, họ sẽ ghét người làm biếng, phá phách. Cho nên màu da gì đi nửa, trắng, đen, vàng, đỏ...làm bậy thì người ta đều ghét như nhau. Giống như mình ở 1 khu phố sạch đẹp, có 1 gia đình mới vào, xả rác bừa bãi, mở nhạc ồn ào, con nít khóc la vang trời...ai mà thích cho nổi? Dù nó màu gì ko ai quan tâm.

Mà những người da đen thì tình trạng đã xấu còn hay gây chú ý nổi trội hơn. Cho nên em gặp thì em cũng chửi. Cái thằng ăn cướp kia, ở VN thì dân sẽ bu lại đập 1 trận, xong giao CS. Ở Mỹ thì nó bị bắn là đúng bài của CS, như em từng viết ở trên, ko phải vụ này là ngoại lệ. Tuy nhiên đáng lý họ nên phân biệt đâu là hàng nóng, đâu là hàng nguội. Nếu có thể khống chế bằng súng điện thì ko nên lạm dụng súng.


Văn Khoa

08-09-2014, 06:26 AM

@pterpm: Obama nói Michael Brown có triển vọng làm một community organizer đấy ạ! Sorry là bạn phải làm việc với người chỉ biết đến entitlement mentality.

@Accord 2000: Súng điện đôi khi chỉ gãi ngứa cho những ông say sưa với PCP.

Nhiều khi phải đánh giá một sự kiện bằng một cái đầu lạnh. CS cũng làm bậy, như vụ mới đây trên một xa lộ ở Nam Cali. Một CS xa lộ (California Highway Patrol) ban đầu có ý tốt là ngăn chặn một bà da đen có bệnh tâm thần đi bộ vào xa lộ. Ở Cali, chẳng ai dám bước vào những đường xe chạy như mắc cửi này. Chẳng biết lôi kéo và chống cự giữa hai người ra sao mà một người lái xe thu được video cảnh ông CS này đang ngồi trên người phụ nữ và đấm túi bụi vào mặt bà này. Nhưng không có cảnh bà này vùng vẫy đấm đá ông CS ra sao. Rốt cuộc là người CS này đang có nguy cơ bị đuổi vì dùng bạo lực với dân chúng.

Vật lộn với CS là điều không bao giờ nên làm. Tóm tắt là như vậy. Bao nhiêu chuyện xảy ra đã chứng minh cho điều này. Làm CS là một nghề rất nguy hiểm, ai cũng muốn được sống sót qua một ca ngày, ca đêm để trở về với mái ấm gia đình. Họ có quyền tự vệ, kể cả với phương pháp dùng súng.


pterpm

08-09-2014, 10:01 AM

. Làm CS là một nghề rất nguy hiểm, ai cũng muốn được sống sót qua một ca ngày, ca đêm để trở về với mái ấm gia đình. Họ có quyền tự vệ, kể cả với phương pháp dùng súng.

Bác nói đến vấn đề này, ngay ngày hôm nay chỗ em lại thêm một vụ nổ súng bắn vào cảnh sát bác ạ. Chỗ gần e ở chuyện bắn nhau thì ngày nào cũng có cả. Nhưng từ khi chuyện MB tới giờ mỗi ngày lại thêm căng thẳng và súng nổ liên tục bác ạ.

http://www.ksdk.com/story/news/crime/2014/09/07/stl-county-police-officer-shot-subject-wanted/15249511/

https://www.facebook.com/ksdktv/posts/10152736269749312

https://www.youtube.com/watch?v=tZaIBxB3Mkw


pterpm

16-10-2014, 09:39 AM

Em lại xin bới thớt này thêm một lần nữa. Ebola là một bệnh dịch di truyền nguy hiểm, và có nguy cơ lan tỏa rất nhanh. Em nhờ các bác ở US đọc, ký tên và share hộ được không ạ.

Have the FAA ban all incoming and outgoing flights to ebola-stricken countries until the ebola outbreak is contained

https://petitions.whitehouse.gov/petition/have-faa-ban-all-incoming-and-outgoing-flights-ebola-stricken-countries-until-ebola-outbreak/FFJHH9yX


Văn Khoa

16-10-2014, 10:42 AM

Em ký tên rồi bác pterpm.

Ngày xưa em là dân chemical release emergency response đã từng mang "level A" chemical suit với bình SCBA mà còn phải sợ con vi khuẩn này! Huấn luyện kỹ càng, cẩn thận tới đâu thì cũng có lúc bị dính trấu, mà dính con này thì tỉ lệ sống sót dưới 50%!


Văn Khoa

17-10-2014, 02:32 AM

Dù nhiệm vụ của các nhà thương là chữa trị các bệnh nhân nhưng trong trường hợp Ebola thì cái rủi ro và thiệt hại quá lớn, trên mức độ có thể chấp nhận được. Tỉ dụ ở nhà thương bên Dallas chữa cho Duncan, một di dân đến từ Liberia, họ đã phải dành riêng một tầng lầu và huy động đến 76 nhân viên y tế để săn sóc cho Duncan. Với hậu quả là gì? Duncan qua đời, 76 người bị cách ly, 2 y tá bị lây, cả một tầng lầu trong nhà thương cùng với máy móc y khoa tối tân vẫn còn đang bị bỏ trống, không ai dám đụng đến.

Chính phủ Mỹ đang vận động các nhà thương để làm trung tâm chữa trị vùng khi cần và hứa thiết lập các toán đặc nhiệm để có thể được huy động trong vòng 24 tiếng. Nhưng có nhà thương nào dám tự nguyện? Vấn đề trở nên rất rắc rối và là một cơn ác mộng cho các nhà thương: nhân viên có thể nêu lí do quá nguy hiểm đến tính mạng và không chữa trị, nhà thương phải đối phó với mối lo truyền nhiễm, thất thoát, mang tiếng,...

Nhưng không phải là không có lối thoát. Chính phủ phải thiết lập những trung tâm trị bệnh Ebola ở những nơi biệt lập, tỉ dụ như trong các căn cứ quân sự và đào tạo riêng một toán BS, y tá đặc biệt chuyên cho Ebola. Nói chung, cách chữa trị bệnh tật, theo dõi bệnh nhân đều như nhau. Duy đối với Ebola thì phải vô cùng cẩn thận. Trang bị an toàn cá nhân đều có sẵn, nhân viên dùng những thứ bảo vệ tối đa. Nhưng giai đoạn quan trọng nhất là lúc ra khỏi "hot zone". Lúc này là lúc phải decon thật kỹ càng vì theo kinh nhiệm bản thân, đây là giai đoạn mà quần áo lớp trong, đầu tóc, tay chân hay bị dính khi cởi bộ đồ bảo vệ an toàn bên ngoài. Em học các lớp này biết bao nhiêu lần, nhưng đôi khi huấn luyện viên vặn đèn UV lên thì thấy tóc, da tay, mặt mũi mình "glow in the dark" vì có dính chất lân tinh mà HLV xịt lên người các học viên trong hot zone.


kevinle4230

17-10-2014, 08:45 AM

Em nghĩ không nên cấm đi lại. Vì khi cấm bay từ vùng đó, họ sẽ sang nước khác và lúc đó còn khó kiểm soát hơn.

Seattle Harborview Hospital là 1 Trong 5 bệnh viện volunteer lấy bệnh nhân Ebola. Họ tin là họ đã sẵn sàng.

Case của cô Nina Pham thì có thể hiểu, còn y tá thứ hai thì hơi thiếu trách nhiệm. Của cả y tá và CDC. Đáng lẽ cô Ta không nên bay và CDC không nên cho cô Ta bay.

Cũng may là bệnh này chỉ truyền qua dịch, không phải airborn như SARS. Lần bị dịch SARS mới ghê. Vì dễ lây hơn rất nhiều.


Văn Khoa

17-10-2014, 11:12 AM

Good for Seattle Kevin!

Ebola vẫn chiếm nhiều thời gian trong các chương trình tin tức buổi chiều. Sau đây là những mẩu tin vắn.

Tiểu bang New York, một tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ đã thiết lập 8 trung tâm điều trị bệnh nhân Ebola nếu cần. Trong khi đó, California với dân số đông thứ nhì vẫn chưa thấy có chương trình gì.

Cô ý tá gốc Việt Nina Phạm đã được dời đến một nhà thương chuyên môn của National Institutes of Health ở Maryland để chữa bệnh bằng thuốc mới còn trong giai đoạn thử nghiệm. Bạn bè và dân chúng đổ xô ra hai đường khi xe cứu thương chạy qua để chúc lành cô chóng bình phục. Trông rất cảm động.

Đồng thời cô y tá Amber Vinson cũng được chuyển đến một nhà thương ở Atlanta, nhà thương đã chữa khỏi cho hai người Mỹ mắc bệnh Ebola khi làm việc thiện nguyên ở Phi Châu.

Cả hai y tá được chở bằng máy bay có trang bị lều cách li. Lý do di chuyển hai bệnh nhân này là để làm giảm gánh nặng cho nhà thương ở Dallas trong lúc này.

Y tá Amber Vinson đã không nên bay trong lúc cách li vì tạo cơ hội lây qua hành khách khác. Nghe nói là cô có hỏi CDC và họ nói bay được. Điều này chưa được kiểm chứng. Nghĩ lại thì cũng tội cho CDC, họ chỉ khuyến cáo chứ không có quyền hạn gì. Chiếc máy bay của hãng Frontier cũng bị đậu xa và hôm nay đã được khử trùng lần thứ 4. Hãng máy bay này đang tìm cách liên lạc với các hành khách cùng chuyến bay và của 5 chuyến bay sau đó.

Nói riêng về NIH và CDC. Đây là hai cơ quan của chính phủ liên bang đứng hàng đầu trên thế giới về nghiên cứu y khoa, sức khoẻ và bệnh tật. Nói đúng ra, họ tài trợ cho các đại học y khoa rất nhiều. ĐH y khoa nào nhận được càng nhiều tiền tài trợ từ NIH và CDC thì càng nổi tiếng đứng đầu nước Mỹ và thế giới.


Accord 2000

17-10-2014, 11:06 PM

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/y-ta-my-mo-ta-canh-hon-loan-trong-phong-benh-ebola-3094524.html

Đọc tin thì em thấy Mỹ có vấn đề về Ebola này. Họ chưa sẵn sàng lúc nhận bệnh ban đầu. Lúc này bị lây cho 2 y tá, có lẽ họ mới phản ứng đúng đắn hơn. Ban đầu em đcọ tin nói 60-70 y tá bs chăm sóc 1 bệnh nhân, có cần thiết phải vậy ko nhỉ? Tỷ lệ chết bên châu Phi là 70%. Cách họ trị bệnh thế nào? Bị triệu chứng gì thì chữa cái nấy, truyền nước và uống được gì thì uống. Hiện nay bên Mỹ cũng chỉ có cách là truyền máu BN đã lành. Kết hợp với 3 loại thuốc mới, nhưng 1 loại đã hết. Nói chung chắc vài tháng họ sẽ có thuốc đáp ứng tốt. hiện giờ vẫn chỉ trị các triệu chứng rồi tùy sức đề khánh BN.

Với cách trị vậy, nhiều y tá bs cũng ko giúp gì. Thay vì huy động cho đông. hãy tìm người tình nguyện trị bệnh, trang bi cho tốt và đừng bắt họ trị bệnh cho người khác.


Văn Khoa

18-10-2014, 08:27 AM

@Accord 2000: Cô y tá Briana Aguirre có ý kiến tiêng của cô ta trong vụ lây vi khuẩn Ebola cho đồng nghiệp và nhà thương Texas Health Presbyterian cũng đang lắng nghe. Sau đây là cuộc phỏng vấn dài 25 phút của vị bác sĩ giám đốc. Cuộc phỏng vấn này cho biết rất nhiều chi tiết và giải đáp thắc mắc của nhiều người. Bạn hỏi làm sao cần đến 76 nhân viên thì đây là câu trả lời: Duncan vô emergency department trước khi được đem qua ICU nên được tiếp nhận bởi hai nghề y sĩ và y tá khác nhau, sau đó là BS chuyên khoa khác nhau tùy theo systemic manifestation nào, ngoài ra còn các nhân viên khác như người lấy máu, người thử máu, người thay dra giường, lao công, ... Và sau cùng là có nhiều ca, thành ra con số này mới lên đến 76 người chứ không phải nhà thương cử 76 người để chăm xóc riêng cho Duncan.

Đây là video của cuộc phỏng vấn (http://abcnews.go.com/GMA/video/dallas-hospital-chief-nina-pham-infected-ebola-diagnosis-26266246?tab=9482931§ion=4765066).


Shaman3000

18-10-2014, 09:13 AM

Hix, không liên quan nhưng em có ý kiến nhỏ thế này ạ. CÁc bác cố gắng viết một là tiến gViệt, 2 là tiếng Anh được không ạ? Nếu có một thuật ngữ tiếng Anh thì cố gắng dịch qua tiếng Việt, rồi ( nguyên-văn-tiếng-anh) thế này cho mọi người đọc được mạch lạ xíu ạ :( . Đồng ý là mình nói tiếng Anh quen rồi, đôi khi em cũng ngắc ngứ khi đang nói mà quên bà nó cái nghĩa tiếng Việt để nói ra, nhưng khi nói thì khác với khi Viết ra, vì viết ra mình có thời gian để tra cứu , sửa đổi. Đọc thông tin của ,mấy bác rất thú vị vì sáng ra nhiều điều, mà đôi khi đang đọc cái có a word của English chen vô nên em thấy uncomfortable lắm ạ :(


Văn Khoa

18-10-2014, 10:20 AM

@ Shaman3000: thành thật xin lỗi bạn vì gây ra "đang đọc cái có a word của English chen vô nên em thấy uncomfortable lắm ạ". Nhưng khác bạn, tôi không cảm thấy khó chịu! :-))

Đùa chút thôi. Nói thật chứ tôi chỉ biết dùng "phòng cấp cứu" cho emergency department, không biết đúng hay sai. Ngoài ra không biết hay không nhớ chữ nào khác. Systemic manifestation là căn bệnh thể hiện qua một hệ thống nào đó trong cơ thể (tỉ dụ như hệ thống tuần hoàn, bài tiết, hô hấp, thần kinh,...)


kevinle4230

18-10-2014, 10:32 AM

Hôm nay lại có tin 1 y tá đã chữa cho ông Duncan đi cruise và vị từ chối cho nhập cảnh ở Mexico và Belize.

Obama đã appointed Ron Klain làm Ebola Czar. Em nghĩ hơi lạ vì ông này không phải là bác sỹ, cũng chả có chuyên môn về Disaster Control. Chả biết Obama nghĩ gì nữa. Hết người hay sao trời.

Em thì bay máy bay dân dụng nhiều. Chắc phải mặc đồ kín và đeo bao tay lên máy bay quá.

Time to stock up food, water, ammo, cash.


Văn Khoa

18-10-2014, 10:33 AM

Hot zone: "Vùng nguy hiểm". Đây là vùng mà các nhân viên có nhiệm vụ đi vào làm việc phải được trang bị bảo vệ cá nhân tối đa. Vùng có thể là một phòng nhỏ hoặc một vài mẫu. Decon: Viết tắt của chữ decontamination, có nghĩa là khử độc, khử trùng. UV: Ultraviolet, đèn cực tím.

Dịch hộ cho bác Kevin: Airborne: Có nghĩa là được truyền qua không khí. Case: trường hợp


Văn Khoa

18-10-2014, 10:45 AM

@kevinle:

  1. Không phải, anh ta làm trong phòng thử nghiệm, nơi mà họ phân tích máu của bệnh nhân và anh ta không trực tiếp đụng vào máu.
  1. Time to pay back!
  1. Mua mặt nạ dùng một lần của hãng 3M, MSHA/NIOSH-approved N95 từ các tiệm on-line bán đồ bảo vệ an toàn cho nhân công. N95 đủ xài, N99 tốt hơn nhưng sẽ làm khó thở hơn. Ngồi gần ai ho thì đeo lên. Tránh đưa tay vào mắt, mũi, mồm.
  1. Đâu đến nỗi vậy!

Hôm nay lại có tin 1 y tá đã chữa cho ông Duncan đi cruise và vị từ chối cho nhập cảnh ở Mexico và Belize.

Obama đã appointed Ron Klain làm Ebola Czar. Em nghĩ hơi lạ vì ông này không phải là bác sỹ, cũng chả có chuyên môn về Disaster Control. Chả biết Obama nghĩ gì nữa. Hết người hay sao trời.

Em thì bay máy bay dân dụng nhiều. Chắc phải mặc đồ kín và đeo bao tay lên máy bay quá.

Time to stock up food, water, ammo, cash.


Văn Khoa

18-10-2014, 10:57 AM

Glow in the dark: Cái này là bí quyết nhà nghề. HAZWOPER 101!

Khi luyện tập, chúng tôi phải mặc những trang bị y như là làm việc thật trong vùng nguy hiểm. Cái này không thành vấn đề. Trong lúc thao tác, huấn luyện viên xịt lên người chúng tôi một chất lân tinh đặc biệt mà mắt thường không thấy. Khi cởi đồ trang bị ra trong vùng khử độc, đây là giai đoạn nhân viên hay quên hoặc cẩu thả và cũng là giai đoạn dễ dính chất hoá học, chất độc, vi khuẩn vi trùng từ bên ngoài đồ trang bị. Khử độc xong thì HLV bật đèn cực tím lên, ai mà cẩu thả thì sẽ thấy chất lân tinh trên mặt mũi, tóc tai, quần áo lót.

Tưởng tượng người như thế mà về nhà ôm/hôn hít vợ con!


Shaman3000

18-10-2014, 06:48 PM

Dạ em cám ơn bác Khoa không giận em :) . Cám ơn mấy cái định nghĩa của bác luôn ạ:D

Time to stock up food, water, ammo, cash. Em ở Cali, cũng chưa thấy người ta bàn tán hay phòng tránh Ebola nhiều lắm, nhưng vào đây đọc thì thấy ngày càng ghê rồi ạ :( Đọc xong cái này em nhớ tới World war z :(


kevinle4230

18-10-2014, 09:23 PM

Dạ em cám ơn bác Khoa không giận em :) . Cám ơn mấy cái định nghĩa của bác luôn ạ:D

Em ở Cali, cũng chưa thấy người ta bàn tán hay phòng tránh Ebola nhiều lắm, nhưng vào đây đọc thì thấy ngày càng ghê rồi ạ :( Đọc xong cái này em nhớ tới World war z :(

Cali, Seattle hay những vùng có thiên tai thì tốt nhất mình nên chuẩn bị thức ăn, nước uống cho 3 day.

Nhà em thì lúc nào cũng dự trữ đầy đủ thức ăn khô cho 3 ngày, cất ở vùng khô, thoáng mát.

Nước thì chất trong garage, cả nước bottle nhỏ lẫn mấy bình 5 gallons.

Súng đạn thì lúc nào cũng sẵn sàng (vài ngàn viên đạn cho súng dài, súng ngắn), ha ha ha, cái này là em paranoid thôi. Hàng xóm thân thiết còn phải nói, có chuyện gì thì cứ tập kết nhà em cho chắc ăn. Dù 1 hàng xóm khác sau lưng là cảnh sát patrol. Cái này là đùa lúc nhậu thôi nhé.

Bạn nên chuẩn bị đường thoát hiểm, dạy con cái (nếu có) cách thoát ra khỏi nhà, nếu có chuyện gì thì gặp ở ngoài sân chứ đừng đi kiếm ba mẹ.

Còn trong dịch Ebola này thì mình phải chuẩn bị kiến thức để bảo vệ mình và gia đình thôi.


Văn Khoa

19-10-2014, 07:21 AM

@pterpm:

Khi đi máy bay nhiều và không muốn lo âu khi những hành khách gần mình ho sù sụ thì đeo loại mặt nạ MSHA/NIOSH-approved N95 như em đã chỉ. Nhưng có cái bất tiện là thở khó hơn và có thể làm người chung quanh hiểu lầm là mình coi thường họ.

Ngoài ra không cần mua gì hết! Nhất là bộ áo cách li mấy trăm đồng như bác cho xem. Bộ áo này dành cho dân chuyên nghiệp khi họ phải vào vùng nguy hiểm. Nó hoàn toàn cô lập người mặc nó. Không khí, chất độc, hơi độc, bất cứ gì cũng không thể vào, tiếng Mỹ là airtight. Để thở, những người mặc phải đeo bình hơi như lính cứu hoả và người xử dụng phải được huấn luyện kỹ càng để biết những giới hạn và sự nguy hiểm của những đồ dùng bảo vệ. Một số người mặc vào có cảm giác bị nghẹt thở và sợ sệt như bị nhốt vào nhà giam nhỏ. Một điều nữa là những nhân viên mặc đồ này thường đi đôi với nhau (buddy system) vì sự nguy hiểm của tình huống.

Trừ bộ áo này, nhũng thứ khác bác có thể mua được. Lương khô, nước, xăng, máy phát điện, nhưng để dùng cho thiên tai thật lớn mà điện, khí đốt, nước bị mất trong nhiều ngày.

Trong nước Mỹ, mỗi năm vào mùa cảm cúm, có khoảng vài ngàn người chết vì vi khuẩn. Và hàng năm cũng vài ngàn người chết vì tai nạn xe hơi. Trong khi đó, từ khi lập quốc cho đến hôm nay, nước Mỹ chỉ có 1 người chết vì Ebola, và người này là một di dân đem căn bệnh từ ngoại quốc đến. Theo em, cho đến bây giờ thì không có gì phải lo lắng về con vi khuẩn này.


Accord 2000

19-10-2014, 11:40 PM

Hình như bác Văn Khoa làm về điện-nước thì phải. Cho em hỏi nước máy bên Mỹ và Can thấy họ uống trực tiếp từ vòi. Vào nhà hàng, khách sạn là uống thẳng luôn. Ko biết vậy có an toàn ko? Lý thuyết thì họ điểm tra mẫu thử mỗi ngày, nhưng ai biết nguy cơ gì?

Em làm việc ở sb, nhưng giờ ko có khuyến cáo gì, nên ko trang bị gì đề phòng cả. Nhiều khi gặp mấy chú toàn đen cũng hơi e ngại. Mà họ đem hành lý theo rất nhiều, phải giúp họ. Một gia đình thì 3-4 đứa nhóc chút xíu.


Văn Khoa

20-10-2014, 02:14 AM

... Cho em hỏi nước máy bên Mỹ và Can thấy họ uống trực tiếp từ vòi. Vào nhà hàng, khách sạn là uống thẳng luôn. Ko biết vậy có an toàn ko? Lý thuyết thì họ điểm tra mẫu thử mỗi ngày, nhưng ai biết nguy cơ gì?...

Câu trả lời vắn tắt là rất an toàn, uống vô tư, thoải mái vì chất lượng phải đạt đủ tiểu chuẩn tối thiểu của chính phủ. Câu trả lời dài thì cần nhiều bài viết hơn, không thể vắn tắt trong một bài được.

"sb" là gì? Sân bay? Nếu đúng thì sb có máy đo thân nhiệt không? Và họ có phát cho những trang bị bảo vệ cá nhân khi hữu sự không?


Accord 2000

20-10-2014, 06:58 AM

Giờ ko có báo dịch thì ko trang bị gì đâu bác, máy thân nhiệt thì có. Hãng bay vẫn đi qua đó, tiếp viên còn rủi ro hơn là tụi mặt đất. Cái bệnh này nó lây ra, còn ghê hơn SARS. Hy vọng vài tháng nửa họ có thuốc. Chứ giờ mình phải tiếp xúc nhiều nguồn: tay vịn thang máy, xe, dụng cụ làm việc, tiền bạc khi mua bán...


shaolinD80

21-10-2014, 11:32 AM

Em chào các anh,

Các anh có thông tin gì về đất nước New Zealand không? đặc biệt là vùng Christ Church.

Cư dân tiếp nhận người châu Á? Môi trường nghành xây dựng có gì đặc thù? Chính sách nhà nước có gì tạo điều kiện cho việc du học mang theo gia đình? Trường học nào ở Christ Church chuyên về ngành xây dựng?

Em đang 31 tuổi, một vợ và một con gần 1 tuổi. Công việc hiện tại ở HCM ổn định và thoải mái cho cuộc sống gia đình.

Trước đây khi chưa có gia đình và em bé thì với em, ở VN thật tuyệt vời.

Khi bắt đầu lo nghĩ về y tế và giáo dục thì em nản thực sự. Và nghĩ tới chuyện tìm vùng đất mới.

Em được biết nghành xây dựng ở NZ đang rất cần nhân lực. Và đang có dự tính đi học rồi tìm việc, hoặc ngược lại, ở vùng CHCH như trên.

Qua các thông tin chia sẻ của các anh, em thấy con đường sắp tới rõ ràng hơn về việc mình cần gì.

Cảm ơn các anh,


Accord 2000

24-10-2014, 10:56 AM

Chắc ko ai ở NZ rồi. Nhưng theo mình, bạn còn trẻ nên cứ mạnh dạn quyết thôi. Bạn bè mình nhiều người đi lúc 30-40. Ko ai hối hận cả, dù cuộc sống mới thì vất vả hơn. Ví dụ có cặp kia 2 con nhỏ. Ra đi khi ở VN họ cũng làm trưởng phòng, có tài sản từ gia đình nên cuộc sống ở VN rất tốt. KHi qua xứ lạ, mọi thứ đều bắt đầu từ số 0. Phải làm việc như công nhân thôi.

Nói chung tùy mục tiêu mình là gì. Vì tương lai con cái, vì y tế, vì môi trường...hay vì sung sướng sáng cafe, chiều đi nhậu, cuối tuần tụ họp, cuối tháng đi nghỉ mát với rau cỏ...Cuộc sống mới bao giờ cũng khó khăn. Từ SG ra HN lập nghiệp cũng ko dễ, huống chi ra nước ngoài. Nên phải chuẩn bị tâm lý và có bản lĩnh, biết phấn đấu.


Nikonian2006

26-10-2014, 08:11 AM

Shaolin, trước đây anh có thấy topic của em nhưng tại vì anh không biết rõ cho nên đã không trả lời chứ anh biết em nếu như em hỏi mà anh biết thì đã trả lời ngay. Luôn tiện anh post vào topic thì anh biết bao nhiêu nói bao nhiêu. NZ là xã hội ít dân cho nên xét về sự dồi dào cơ hội làm việc thì không có nhiều bằng những nước phát triển khác nhất là so với Úc ở cạnh nó. Tuy nhiên, nếu như khi em đã có thể làm được và có thường trú ở VN thì em có thể tự do kiếm việc làm ở Úc mà không gặp bất cứ khó khăn nào trong việc đi sang làm việc. Theo anh nghĩ là em sẽ cần phải học lại ở trình độ cử nhân 4 năm thì cơ hội sẽ tốt hơn nhiều. NZ có website chính thức của họ hướng dẫn cách thức xin thường trú từ bằng cấp học ở đó, em dò tìm ra rất dễ dàng vào xem và sẽ có khái niệm tốt hơn cần phải làm gì.

Mình post vào đây chỉ muốn nói một vấn đề duy nhất, mình đã cảm thấy rất cảm động khi biết được ông Obama đã phải xin phép để được gặp em Nina Pham và chính bản thân ông cũng không ngần ngại ôm chầm lấy Nina ngay sau khi xuất viện. Có người cho rằng ông lợi dụng vào việc này để PR cho bản thân mình cho rằng ông không cần phải làm vậy nhiệm kỳ của ông cũng đã gần hết ông làm là vì ông cảm thấy có trách nhiệm với mọi người. Cơ chế xã hội của ông cho ông thấy rằng cho dù ông là một người quyền lực tối cao ông cũng phải xin phép một người dân bình thường khác để được phép gặp mặt.


Văn Khoa

26-10-2014, 10:18 AM

@ Shaolin: Ở đâu cũng vậy, ngành xây dựng thì vất vả tay chân lắm đấy! Bạn nên đi học lại để có một cái nghề nào đỡ phải lao động thì hơn. Vả lại công việc trong ngành này mà tốt, có lương cao thì đã được dành cho dân bản xứ trong công đoàn hoặc là thợ chuyên nghiệp. Mình chân ướt chân ráo, không nghề thì phải làm việc chân tay thật nhiều với số lương ba cọc ba đồng.

Vài năm đầu sẽ khó khăn. Nhưng nếu cố gắng phấn đấu thì sau đó sẽ ổn định và lúc đó bạn sẽ hài lòng với quyết định của mình. Cùng lắm, nếu không được như ý muốn thì bạn vẫn có thể hồi hương, tiếp tục công việc cũ của mình.


Văn Khoa

26-10-2014, 10:56 AM

Để tiếp theo câu chuyện về Nina Phạm của bạn Nikonian2006.

National Institutes of Health (NIH) là một nhà thương và trung tâm nghiên cứu hàng đầu nước Mỹ về các bệnh truyền nhiễm. NIH có hai phòng cách ly cho những bệnh hay lây hết sức nguy hiểm, dĩ nhiên Eola là một trong những bệnh này.

Hôm điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ về tình hình ngăn ngừa Ebola trong nước Mỹ, Dr. Fauci, BS giám đốc của NIH tuyên bố là ông sẽ đón Nina Phạm đến NIH và đích thân chăm sóc cô ta. Hôm qua, ông ta quàng vai Nina ra trước ống kính của các kênh truyền hình quốc gia và tuyên bố Nina đã khỏi bệnh và có thể về nhà. Sau đó Nina, cùng mẹ và cô em gái được Obama tiếp kiến trong Bạch Ốc.

Điểm hay muốn nói ở đây là văn hoá lãnh đạo và tinh thần có trách nhiệm. Dr. Fauci đã có thể sai nhân viên chăm xóc cho Nina Phạm và Obama chẳng cần phải mời. Có thể chẳng ai trách móc gì Obama, hoặc NIH, hoặc cá nhân Dr. Fauci, nhưng chính họ đã dấn thân để cho cả nước biết là họ có quan tâm. Một điểm hay sau cùng là văn hoá biết ơn của cô y tá Nina Phạm. Với một bài diễn văn ngắn ngủi, cô ta tỏ lòng biết ơn đến những người đã lưu tâm và cầu chúc cho cô ta, các nhân viên y tế đã điều trị cho cô ta, vị bác sĩ hiến huyết thanh, và sau cùng cô ta tin là những lời cầu nguyện đã có hiệu nghiệm.

Đó là một hình ảnh của cuộc sống ở NN.


shaolinD80

28-10-2014, 11:13 AM

Em cảm ơn lời khuyên của anh Accord, anh Nikonian và anh Văn Khoa nhiều !

Có nhiều cách để bắt đầu 1 cuộc sống mới! em sẽ suy nghĩ về điều này.


saycheese1985

29-10-2014, 09:49 AM

Những cái bác Nikonian và bác Khoa đề cập bên trên, XH VN không bao giờ có dc, vì cơ chế hành chính và quyền lực bây giờ, và có thể nói là rất lâu nữa về sau: người dân không có phần gì trong việc định hình nên thế chế - cách NN hành xử và chính quyền không có trách nhiệm gì để làm cho tốt nhất việc mà họ cần phải làm, vì chỉ có cơ chế nội bộ Đ ràng buột chứ họ không có trách nhiệm gì với người dân đóng thuế.


Accord 2000

02-11-2014, 09:25 AM

Vn cũng nghi có ca nhiễm ebola ở Đà Nẵng. Hy vọng ko phải, chứ thấy sợ quá, bệnh mà chưa có cách điều trị, nội tinh thần bệnh nhân ko tốt đã thấy thua rồi.


SonyChicago

13-11-2014, 05:02 AM

Mới đây đã có nhiều dòng chữ cho mấy tháng qua.

Mình làm trong môi trường mà hết 70% da màu. Họ đa số có học và làm chức cao trong công ty. Lính lác như mình thì cũng tùm lum màu da.

Hằng ngày mình đi làm và về qua 1 vùng da màu rất đậm. Không hiểu sao mình không có sợ gì cho dù lâu lâu có vài biến cố như Ferguson.

Mình tin rằng những biến cố đó chỉ là nhỏ, cá thể, đậm chất địa phương tính hơn là sự âm ỉ mà nhiều người sợ. Ai sống trên đất Mỹ thì hiểu rằng sự ổn định và nhân nhượng qua lại là điều tiên quyết để có một xã hội mà không ai phải lo sợ khi có những biến cố nào đó xảy ra.


kevinle4230

14-11-2014, 12:42 PM

Hic, mọi người bây giờ đổ xô nhau đi kiếm CCW , giờ sống như trong chiến tranh vậy. Đó là chưa có phán quyết của tòa án. Sau khi phán quyết không biết thế nào nữa

http://fox2now.com/2014/11/12/conceal-and-carry-permits-have-exploded-across-st-louis-area/

Em nói thật chứ cái vụ Michael Brown này em ngán tận cổ. Đám ăn theo thì cứ tung khẩu hiệu đòi công lý, con bà nó, không lẽ em chửi bậy chứ nếu em là cảnh sát mà bị 1 thằng 200 lbs lao vào lúc ban đêm thì em cũng móc súng phang nó trước rồi tính sau. Làm éo gì có thì giờ mà coi nó bao nhiêu tuổi để mà nhân nhượng. Và mọi thứ đều trở về số 0 khi thằng da đen đầu tiên đánh phá, cướp bóc. Đòi công lý con khỉ gì khi toàn là bọn cướp tràn ra đường như thế.

Không phải em kỳ thị hoặc bias (sorry, không biết tiếng việt viết sao nữa), chứ em nghĩ 1 phần nào cũng vì hành động của Obama đã làm cho vụ này trở nên phức tạp. Từ lúc Obama chỉ trích cảnh sát, đưa người đến chia buồn, etc. thì vụ này đã thành tâm điểm.

BTW, bác đừng xài .380, loại đạn đó không đủ mạnh và mắc tiền. Bác xài 9mm là tiện nhất, ở đâu cũng có, nhiều súng xài được. Em thì có nhiều loại nên dữ trữ nhiều, nhất là 9 ly, lúc nào cũng vài ngàn viên để sẵn trong nhà, vài chục viên trong người.

Em đã thấy tầm quan trọng của CCW từ hơn chục năm trước.

BTW, không biết thành phố bác thì sao, chứ phần lớn trên nước Mỹ thì Open Carry là legal, lâu lâu em cũng đeo cây .45 bên ngoài, hoặc full size 9mm. Nhất là khi em đi hiking, hoặc đi chụp hình 1 mình trên núi. Đeo súng bên ngoài rút ra lẹ hơn là conceal.


Binh BT

15-11-2014, 07:20 PM

Mình mới xin Visa Mỹ, cấp 1 năm, Entries: M là nhập cảnh nhiều lần, Visa type/class: R, B1/B2, trường hợp nếu mình lưu lại khoảng 3,4 tháng có gặp khó khăn sau này xin gia hạn Visa tiếp không ? Nếu bạn nào biết cho mình ít thông tin nha, cám ơn nhiều.


kevinle4230

15-11-2014, 09:48 PM

Mình mới xin Visa Mỹ, cấp 1 năm, Entries: M là nhập cảnh nhiều lần, Visa type/class: R, B1/B2, trường hợp nếu mình lưu lại khoảng 3,4 tháng có gặp khó khăn sau này xin gia hạn Visa tiếp không ? Nếu bạn nào biết cho mình ít thông tin nha, cám ơn nhiều.

Trong Visa có ghi là mỗi lần được ở bao lâu không bạn? Nếu không thì bạn có thể ở nguyên 1 năm luôn, không sao hết.

Còn nếu bạn hỏi là ở lại thêm 3-4 tháng sau 1 năm đó thì chắc chắn bạn sẽ gặp khó khăn, trừ khi bạn liên lạc với chỗ cấp Visa xin gia hạn.


Accord 2000

16-11-2014, 12:25 AM

Kinh nghiệm của em là ko được ở qua han visa, nếu ko thì lần sau nó ko cấp lại nửa, 90% là vậy. Trường hợp gia hạn tại Mỹ, nếu ko thật cần thiết cũng đừng làm. Sau này xin lại cũng khó hơn. hãy cố ở trong hạn cho phép của nó, đừng thay đổi gì nếu ko thật cần thiết.


Binh BT

16-11-2014, 09:07 AM

Cám ơn Kevinle4230 và Accord 2000: Visa của mình mới cấp 12-11-2014, nhưng tính qua Tet VN mới đi, nghe nói khi nhập cảnh Mỹ thì an ninh nội địa xác nhận mình ở lại bao lâu, thì mình ở theo đúng như vậy có ok không, vì trong DS160 mình có nói là đi 2 tuần, có gặp khó khăng sau này không?


kevinle4230

18-11-2014, 01:51 PM

Quân đội đã bắt đầu vô cuộc, chuẩn bị cho phán quyết của tòa án về vụ Mike Brown

http://fox2now.com/2014/11/17/national-guard-to-assist-police-during-possible-unrest-following-brown-grand-jury-decision/

Em có nghe nói về cái này rồi, đúng là cũng nên giữ an toàn cho những business xung quanh.


canvedo247

18-11-2014, 11:01 PM

Quân đội đã bắt đầu vô cuộc, chuẩn bị cho phán quyết của tòa án về vụ Mike Brown

http://fox2now.com/2014/11/17/national-guard-to-assist-police-during-possible-unrest-following-brown-grand-jury-decision/ Xin hỏi các bác ở Mỹ, theo em dịch nghĩa thì National Guard=Vệ binh quốc gia, lực lượng này là bán vũ trang à? nó thuộc Quân Đội hay Cảnh sát QG? là ll địa phương hay TW vậy? Lực lượng này em đã biết từ hồi bầu cử Mỹ lâu lắc, có đc tố bác Bush tham gia cái này để trốn lính khỏi đi VN.


Văn Khoa

19-11-2014, 03:18 AM

Họ là quân đội trừ bị, nhưng cũng tham gia các chiến trường bên Trung Đông như thường với vai trò thụ động, hỗ trợ. Một ngành của họ được tham chiến như không quân, đó là National Air Guard. Các phi công của NAG cũng lái chiến đấu cơ, oanh tạc cơ và máy bay vận tải để hỗ trợ các mặt trận.


kevinle4230

19-11-2014, 03:33 AM

À, vậy là em sai về vụ không đánh ở chiến truòng ngoài nước Mỹ. Xin lỗi các bác ạ.


Accord 2000

19-11-2014, 06:41 AM

Người ta kỳ thị da đen có lý do cả. Có nhóm da đen kia theo đạo gì đó em ko biết, mỗi tháng họ mướn hội trường tụ họp, đạo gì mà la hét cứ như đánh nhau. Khi họ tan họp thì cái hội trường toàn rác, thức ăn rơi vãi...Nói chung là cho nhóm da trắng, da vàng vào, họ gọn hơn nhóm đen. Cho nên nếu là em thì em cũng ko thích họ. Ai nói em kỳ thị cũng được, nhưng em ko coi đó là kỳ thị. Giờ 1 xóm yên tĩnh có 1 thằng đen vào nhậu rồi hò hét, thì cả xóm ghét nó. Mà đổi thằng đen bằng thằng trắng cùng tệ nạn, thì cả xóm cũng tảy chay thằng trắng ấy.

Cho nên nếu 1 cộng đồng nào đó mà sống đẹp thì chả ai ghét họ cả. Thời nay em ko nghĩ ai ghét màu da đen cả. Quá nhiều người nổi tiếng da đen. Em còn hâm mộ dân da đen to khỏe, nhiều người nhìn rất đẹp. Nhưng mà xảy ra vụ trên kia, thì phải xem ngọn nguồn. Ko có gì vô cớ cả. Nó tựa như các bác sợ hàng TQ. Hàng TQ thực ra tốt và rẻ, nó cũng bền nửa nếu chọn đúng. Nhưng vì hàng mã nhiều quá, nên người ta nghe 2 chữ TQ là dội ngay. Mọi sự có lý do của nó.


SonyChicago

20-11-2014, 05:09 AM

Gần chỗ làm mình thì toàn là da màu đậm xung quanh. Có khu rất sạch đẹp va ôn hòa, có khu hơi dơ có vẻ phức tạp. Nhưng mình đi về nhà đa số đi theo tuyến đường qua khu hơi phức tạp.


Accord 2000

20-11-2014, 09:26 AM

Mấy bác có hay đi tập bắn ko? Nếu ko tập nhiều sẽ ko quen tay đâu.


kevinle4230

20-11-2014, 09:35 AM

Hic, em bây giờ đang khó nghĩ quá, không biết kiếm Semi -Automatic hay Revolver vì tính em lại lười, dùng Semi-Automatic, bắn khoảng 50 rounds lại phải lôi ra lau chùi, không thì nó bị Jam . Còn Revolver không biết có an toàn không nếu mìn vô tình làm rớt nó xuống dưới đất .

Bác thấy S&W M&P Shield hay .380 special, . 357 bác nhỉ ?

Em qua bên Chicago là em teo bác ạ, dân đông quá, lại đủ người tứ xứ

hình như Chicago không cho đem súng trong xe, em không biết phải vậy không (hay là Detroit). Bác check lại trước khi đem vũ khí sang đó.

Bác không lên cò thì đố mà súng nổ được khi rớt xuống đất (revolver).

Em thích cây M&P Shield, bạn em và thằng em có xài. Bản thân em thì thích Walther, Sig, và HK hơn.

Bác nên ra gun range, mướn mấy cây và bắn xem cái nào vừa tay và bác control được độ giật của súng thì mua.


kevinle4230

21-11-2014, 11:00 PM

http://fox2now.com/2014/11/20/department-of-justice-investigators-in-ferguson-appear-to-be-breaking-their-own-rules/

Các bác nghe xem đoạn video clip dưới đây và thêm một bằng chứng nữa cho thấy Obama và bộ sậu của ông ta bênh vực cho đám người Mỹ đen lộng hành, cướp của . Trong đoạn trên nó cảnh sát có được gọi đến khi thấy một toán người biểu tình , dùng súng bắn ổ khóa và tràn vô một cửa hiệu nhỏ ở Ferguson cướp bóc, trên xe cảnh sát có tay làn việc cho DOJ nhưng tay đó yêu cầu viên cảnh sát quay xe trở lại sở cảnh sát vì không muốn chứng kiến những sự việc xảy ra. Ngoài ra, khi phỏng vấn một người vợ có chồng làm cảnh sát, họ bị đe doạ bởi đám biểu tình sẽ tìm kiếm tới nhà họ và đòi giết, hiếp người thân của những viên cảnh sát.

Vì vậy, thậm chí cảnh sát cũng chẳng thèm giúp người dân như mình, tốt hơn hết là cứ trang bị súng ống để nhà, có chuyện gì thì mình tự cứu mình trước rồi mới tính chuyện khác.

Lý do tại sao em nói vậy. Người hàng xóm của em là nhân viên điều tra ( Detective) nói chuyện với em, tốt nhất là mày hãy tự bảo vệ cho chính mày, vì cảnh sát chỉ tới :"After the fact" sau khi đã xảy ra vụ việc.

Chuyện này giờ làm lớn rồi, thậm chí HomeLand Security cũng điều người tới.

http://fox2now.com/2014/11/17/navy-veteran-fired-for-posting-homeland-security-vehicles-on-facebook/

Tối hôm nay sẽ có cuộc họp cuối cùng và có lẽ ra quyết định hôm nay hoặc cuối tuần này , có định tội nhân viên cảnh sát bắn chết người Mỹ đen Mike Brown hay không ?. Em cũng đang chờ đợi quyết định thế nào và xem tình hình ra sao , có lẽ phải đóng cửa mấy ngày nghỉ nhà để xem diễn biến thế nào rồi mới dám đi làm.

Bởi vậy em mới nói, "Thà có súng mà không cần sử dụng, còn hơn lúc cần sử dụng mà không có"

When seconds count, cops are minutes away.

Obama is a joke, Obama sợ mất uy tín giữa đám dân da màu nên sẽ thiên vị. Em nghĩ đã có đủ bằng chứng cho thấy viên cảnh sát vô tội nên họ mới điều động National Guard vào và chuẩn bị cho riot.

Coi cái clip của bác đưa ra mới thấy toàn là 1 đám lưu manh vào cướp, cái này đúng là cướp chứ đòi công lý cái gì.


Accord 2000

22-11-2014, 07:45 AM

Vụ này có bồi thẩm đoàn là dân sự như những vụ khác không mấy bác? Nếu bồi thẩm đoàn là công dân được chọn ngẫu nhiên thì mang tính công bằng nhiều chứ.


kevinle4230

22-11-2014, 09:06 AM

Vụ này có bồi thẩm đoàn là dân sự như những vụ khác không mấy bác? Nếu bồi thẩm đoàn là công dân được chọn ngẫu nhiên thì mang tính công bằng nhiều chứ.

Jury không phải là ngẫu nhiên hoàn toàn như bác nghĩ đâu. Đúng là sẽ có 1 nhóm được chọn làm jury hôm đó. Nhưng luật sư sẽ chọn ra những người họ thích. Họ thích những người mà họ có thể thay đổi suy nghĩ được.

Trong case này có thể màu da có thể là 1 yếu tố để chọn jury cho cả 2 phe luật sư.


Văn Khoa

22-11-2014, 10:43 AM

@Accord2000: Có hai loại Jury: Grand Jury và Trial Jury. Dù cùng cách chọn ngẫu nhiên và công bằng nhưng nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau rất nhiều. Trong đại hình, GJ có nhiệm vụ xem xét các bằng chứng để kết luận một tội có đáng đưa ra tòa xử không và kết luận của họ chỉ cần đa số 2/3 hoặc 3/4, tùy theo địa phương. GJ có tính cách chủ động, họ có quyền xem xét bất cứ bằng chứng nào, phỏng vấn những ai, ngay cả tổng thống.

Trial Jury là bồi thẩm đoàn trong giai đoạn toà xử, họ có nhiệm vụ ngồi nghe các bằng chứng của hai bên để kết luận có tội hay vô tội. Họ đóng vai thụ động, chỉ ngồi nghe, xem bằng chứng, nhân chứng. Sau cùng, họ rút lui vào phòng riêng để bàn cãi với nhau, và kết luận của họ phải tuyệt đối.

Trước khi xét xử, thủ tục voir dire là thủ tục công bằng nhất để hai bên cùng thỏa thuận chọn bồi thẩm đoàn mà họ cho rằng có tinh thần trung thực và công bằng nhất. Nếu 12 người cùng đi đến một kết luận có tội thì không còn nghi ngờ gì nữa, đó là ý nghĩa của câu "beyond reasonable doubt."

Luật pháp của Mỹ rất phân minh. Người làm luật, người thi hành luật, và người xử là 3 người hoàn toàn độc lập với nhau.

Em bổ túc thêm là vụ Ferguson đang chỉ trong giai đoạn Grand Jury thôi mà dân da đen đã ầm ỹ lên như thế huống chi là đến giai đoạn trial jury kết luận nhân viên cảnh sát vô tội. Họ còn loạn đến đâu!


Văn Khoa

22-11-2014, 10:53 AM

@pterpm: bác án binh bất động cuối tuần này, cho nhân viên nghỉ. Đừng đi vào vùng sôi đậu, dù có mang súng nhưng không phải dùng đến thì vẫn hơn. Em đã sống qua cảnh dầu sôi lửa bỏng này vào năm 1992 ở Los Angeles qua vụ Rodney King. Bọn mọi rợ lúc nó điên thì chúng không chừa một mạng nào, một cơ sở nào. Lúc ấy chưa có cell phone, em liên lạc với nhân viên thật khó khăn. Chỉ lo cho sự an toàn tính mạng của họ.


CuteFace

22-11-2014, 12:18 PM

.............................................


Accord 2000

23-11-2014, 06:31 AM

@Accord2000: Có hai loại Jury: Grand Jury và Trial Jury. Dù cùng cách chọn ngẫu nhiên và công bằng nhưng nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau rất nhiều. Trong đại hình, GJ có nhiệm vụ xem xét các bằng chứng để kết luận một tội có đáng đưa ra tòa xử không và kết luận của họ chỉ cần đa số 2/3 hoặc 3/4, tùy theo địa phương. GJ có tính cách chủ động, họ có quyền xem xét bất cứ bằng chứng nào, phỏng vấn những ai, ngay cả tổng thống.

Trial Jury là bồi thẩm đoàn trong giai đoạn toà xử, họ có nhiệm vụ ngồi nghe các bằng chứng của hai bên để kết luận có tội hay vô tội. Họ đóng vai thụ động, chỉ ngồi nghe, xem bằng chứng, nhân chứng. Sau cùng, họ rút lui vào phòng riêng để bàn cãi với nhau, và kết luận của họ phải tuyệt đối.

Trước khi xét xử, thủ tục voir dire là thủ tục công bằng nhất để hai bên cùng thỏa thuận chọn bồi thẩm đoàn mà họ cho rằng có tinh thần trung thực và công bằng nhất. Nếu 12 người cùng đi đến một kết luận có tội thì không còn nghi ngờ gì nữa, đó là ý nghĩa của câu "beyond reasonable doubt."

Luật pháp của Mỹ rất phân minh. Người làm luật, người thi hành luật, và người xử là 3 người hoàn toàn độc lập với nhau.

Em bổ túc thêm là vụ Ferguson đang chỉ trong giai đoạn Grand Jury thôi mà dân da đen đã ầm ỹ lên như thế huống chi là đến giai đoạn trial jury kết luận nhân viên cảnh sát vô tội. Họ còn loạn đến đâu!

Cảm ơn ý kiến bác kevinle và Văn khoa Đúng như bác nói, chọn lựa Jury như vậy là quá công bằng rồi. LS cứ việc lựa khi nào thích thì nhích thôi. Nếu phe nào thắng đi nửa, cũng ko có lý do bảo là kỳ thị. Mỹ tự do có cái dở của tự do. mấy thằng quậy phá, phải dùng luật kiểu VN. Nhốt hết đám cầm đầu, nện 1 trận. Làm gì có cái kiểu làm bậy lại đi hăm dọa người ngay.


kevinle4230

25-11-2014, 09:30 AM

Đã có kết quả là sẽ không luận tội cho cảnh sát Wilson. Chúc bác pterpm mau trở lại cuộc sống bình thường.


Văn Khoa

27-11-2014, 04:17 AM

Hehe, có quyền biểu tình, nhưng bạo động phá phách thì sẽ được nghênh chào ... đó là ý nghĩa của chữ Greetings! :-)

Hôm qua, đài truyền hình ABC có phỏng vấn viên CS và tất cả các tài liệu, chứng cớ mà Grand Jury đã thu thập được đã được đưa lên các báo chí lớn, trong đó có tờ LA Times. Quyết định của GJ quá sáng suốt dù đã không làm một số người không hài lòng, trong đó có Obama.

Em có nói trong luật pháp nước Mỹ, người làm luật, người thi hành luật và người xử án là ba người hoàn toàn độc lập với nhau. Nhưng em quên nói một nhân vật thứ tư rất quan trọng, đó là người dân và cũng là người định đoạt bị can có tội hay không. Năm nào em cũng được mời lên tòa "làm việc" bồi thẩm đoàn, nhưng chỉ có hai năm được lọt vào vòng chung kết và một năm phục vụ trong 3 tuần xử án gian lận tiền của chính phủ liên bang. Một lần hụt vụ một anh da đen hãm hiếp và giết một phụ nữ đang có bầu.

Phải ngồi trong tòa qua những lần tuyển BTĐ thì mới biết là xứ Mỹ là một thiên đường về hệ thống "criminal justice". Không thể tưởng tượng được là họ bỏ thời gian, sức lực, và phí tổn cho đến cùng để bảo vệ công lý qua "Due Process". Ai cũng được bảo vệ một cách tối đa, không có tiền mướn luật sư thì nhà nước cho LS và họ cãi tận tình đến nơi đến chốn. Chính phủ đã tiêu mấy triệu đô la cho vụ Ferguson để đi đến kết luận là viên cảnh sát đã không sai?

Bạo động chỉ là chuyện rất nhỏ trong xứ Mỹ, chính phủ không muốn làm to chuyện thêm chứ dẹp mấy hồi! Điều chính ở đây là công lý đã thắng. Đó là điểm mà ở những nơi khác vẫn còn là giấc mơ.


kevinle4230

27-11-2014, 11:58 PM

Ha, ha, không biết chuyện này có thật không vậy các bác.

http://dailycurrant.com/2014/11/26/ferguson-protester-accidentally-burns-down-own-house/

Không thật đâu bác, cái website đó tung toàn tin nhảm thôi.


vasilytran

30-11-2014, 10:12 AM

Ví dụ mấy bác có thằng con học lớp 6. Nó cầm súng nhựa chơi với đám bạn. Đột nhiên một tên cảnh sát tới kêu giơ tay lên! Nó không hiểu gì nên giơ súng lên, thế là bị bắn chết. Không biết lúc đó có còn kêu cảnh sát vô tội nữa không nhỉ? :18::18: Chắc 100% sẽ vẫn kêu cảnh sát đúng vì nước Mỹ là thiên đường, cảnh sát là thiên thần; còn đám da màu chỉ là lũ mọi rợ. :18::18: Buồn cười nhất là đứa bé 12 tuổi, ở những nơi khác sẽ gọi là trẻ em, ở Mỹ sẽ được gọi là thiếu niên. :18: Nước Mỹ đúng là thiên đường hạ giới, nơi duy nhất trên thế giới không công nhận Công ước quyền trẻ em. :18:


vasilytran

30-11-2014, 09:24 PM

Trước khi mình Quote bài của bạn. Bạn cho mình biết rằng bạn đã từng làm việc với dân Mỹ da đen hay chưa, mình không nói da màu( cái này là bạn nói), dân da màu thì cũng có nhiều người khác nhau đến từ các miền đất nước trên thế giới.

Thế các màu da khác ngoài người Mỹ gốc Châu Phi( African American) và chỉ có cái tên này đặc quyền khi nói đến màu da của họ. Ngoài họ ra , các màu da khác có được gọi bằng một cái tên trịnh trọng như thế : Ví dụ Asian-America, Mexican-America,Iragi-America, Indian-America, hay thậm chí cả dân Mỹ trắng (Caucasian) cũng đến từ các nơi khác nhau thì sẽ được gọi như German-America, Irish-America ,etc... hay sao.

Bạn đã từng làm trong ngành cảnh sát, hay thậm chí làm cảnh sát hay chưa. Bạn đã từng sử dụng súng, hay làm chủ một cây súng hay chưa, hay bạn đã từng bị ai móc súng dí vào người hay chưa. Nếu chưa, bạn đừng nên nói cho có chuyện qua cái bàn phím, hay xem tin tức (thường chỉ theo một chiều) .

Báo chí ở đây tuy là không bị ràng buộc, nhưng chủ nhân đằng sau họ ai. Tại sao họ chỉ report một chiều, đơn giản là họ muốn gây sóng gió, CNN, Fox2, etc... để có nhiều tranh luận, báo, đài của họ được nhiều người xem-> bán quảng cáo nhiều hơn. Tất cả cũng chỉ vì tiền.

Thiên đường hạ giới ư, cái này là bạn nói. Không một ai trong chúng tôi nói nó là thiên đường cả, bạn đừng nhét chữ vào .

Bạn nói cảnh sát nhiều dân bố láo, tôi khẳng định có. Nhưng không vì thế quy chụp cho tất cả. Bạn đừng nói với tôi trẻ em lớp 6 , 12 tuổi khi cầm súng nhựa lên thì bị cảnh sát bắn chết. Vì khi làm cảnh sát, họ phải đương đầu với rất nhiều nguy hiểm, trẻ em ở đây biết cầm súng bắn lúc lên lớp 4-5 rồi bạn ah( vì một số gia đình cho con họ ra trường bắn, tập cầm súng bắn). Bạn đã từng thấy các cháu lớp 6, chạy chiếc xe đạp nhỏ , vòng vòng trên các khu nguy hiểm, bán thuốc chưa. Nếu chưa, bạn đừng nói là trẻ em.

Khi bạn bị chặn lại bởi cảnh sát, tốt hơn nhất là bạn nên làm theo những điều họ dặn. Vì cảnh sát cũng có gia đình, con cái, khi tan sở họ cũng phải về với gia đình của họ.

Một ví dụ nhé, nếu trong người bạn cầm súng , đi vào một khu không an ninh. Có một Trẻ em cầm cây súng nhựa, mà trời lúc đó khá tối, dí vào người bạn nói bạn đưa ví tiền cho nó, bạn có thời gian hỏi nó " súng thiệt hay súng giả vậy mày"

Ví dụ hai, cũng cùng trường hợp, lần này bạn là người đưa súng ra trước, thằng trẻ em móc khẩu súng trong người ra (không biết súng thật hay giả nhé) hướng nòng súng về phía bạn. Bạn có dừng lại và hỏi " ê mày, súng mày cầm là thiệt hay giả, mày còn trẻ em sao lại cầm súng ?

Còn con của tôi ư, con của tôi không ra ngoài đường chơi và mang theo súng, cả thật lẫn giả. Nếu có , tôi sẽ đem nó vào trường bắn và chỉ cho nó cách cầm súng bắn thế nào. Trước khi bắn, tôi sẽ giải thích cho nó ,khi nào mới cần phải cầm súng và mỗi viên đạn khi bắn ra điều phải có lý do và chịu trách nhiệm hoàn toàn với viên đạn đó. “Every bullet comes with a lawyer attached.”

Mình không đả kích gì cả, nhưng hãy đặt mình vào tình huống đó rồi nên nói, đừng tin vào báo đài quá nhiều. - Vui lòng đọc

226 "nước Mỹ là thiên đường...". Chắc đấy không phải là một trong số các bạn, phải không?! :18:

- Còn khi bạn đã nói ra được dòng in đậm, có lẽ chúng ta không còn gì để trnah luận với nhau. Với tôi, một đứa trẻ 12 tuổi không thể hiểu được điều đó bởi vì nó là đứa trẻ. Cả thế giới giới này công nhận ( trừ nước Mỹ) rằng trẻ em dưới 13 tuổi không phải chịu trách nhiệm vì bất kì điều gì chúng gây ra. :18: Còn bạn, kì thị dân da đen, kì thị cả trẻ em da đen. :18:


Accord 2000

01-12-2014, 02:17 AM

Có đôi điều trao đổi với bác vasilytran: Về quyền trẻ em, cái này em ko rành luật, nếu bác nikon2006 ghé vào và giải thích giúp thì quá tốt.

Ở đây mình nói về khía cạnh thông thường, trẻ em ở Mỹ được bảo vệ tốt, bởi vậy dân VN mới có câu nói, thứ tự ở Mỹ là: trẻ em, người già, phụ nữ, con chó rồi mới tới đàn ông. Nó là câu nói đùa nhưng phản ánh sự thật trong XH. Bác ko tin thì có thể cho em xem vài ví dụ trẻ em bị ngược đãi mà pháp luật ko thèm quan tâm. Em từng viết về bạo hành gia đình và phản ứng của chính quyền trong topic này. kèm ví dụ mình từng chứng kiến.

Ở câu chuyện trẻ em 12 tuổi cầm súng bị bắn chết. Theo em nhớ hình như chưa xử? Ở đây em bàn 1 vấn đề khác, đó là phản ứng của CS ở Mỹ. Ở Mỹ súng đạn quá tự do, cho nên CS được đào tạo để phản ứng lại tình huống súng thật, vũ khí nóng. Vì vậy khi bị xe CS quay đèn trên xa lộ. Người lái xe cần làm ko phải là móc túi chuẩn bị bằng lái. Họ phải để tay trên vô lăng cho CS thấy. Khi họ tới gần, yêu cầu mình làm gì thì mình mới làm. Bởi vì có nhiều vụ tội phạm khi dừng xe, móc súng bắn CS. Cho nên họ rất sợ, bác mà loay hoay trong xe là nó bắn chết ráng chịu.

Vì mối nguy từ súng là có thực và đã xuất hiện nhiều, cho nên CS họ phải đối xử với tình huống súng đạn như thật, ai biết thằng cướp nào ôm súng nhực đi cướp? Cộng đồng VN từng có 1 vụ án, người phụ nữ cãi nhau trong gia đình, khi CS tới, cô ấy cầm dao vừa nấu ăn vừa chỉa vào CS. Họ yêu cầu bỏ dao xuống cô áy ko nghe nên CS đã bắn chết. Khi ra tòa CS thua kiện vì 1 phụ nữ cầm dao khó đe dọa 2 CS to con. Nên CP bồi thường 1 triệu usd cho gia đình cô ta. Nhưng CS ko bị buộc tội, vì họ được luật phòng vệ bảo vệ. Nếu mình là người bỏ phiếu, mình cũng bỏ phiếu CS trắng án. Nhưng mình yêu cầu phải bồi thường cho gia đình bị hại thích đáng. Và vụ này mình thấy họ làm thõa đáng.

Ở Mỹ tòa án là do bồi thẩm đoàn dân sự tham gia. Nó ko phải do 1 quan tòa xử theo cảm tính. Cho nên tính minh bạch nó cao hơn. Mình chưa nghĩ ra 1 kiểu xử nào minh bạch hơn là do bồi thẩm đoàn xử án.

Sống ở Mỹ nếu hiểu cách họ hành xử thì sẽ ko còn thắc mắc gì. KHi CS họ yêu cầu, mình đừng bao giờ chống cự hoặc to tiếng. KHi họ thấy mình hợp tác, họ sẽ buông lỏng cho mình. KHi mình phản ứng mạnh từ đầu, họ sẽ cư xử theo kiểu báo động đỏ.


Văn Khoa

01-12-2014, 04:18 AM

- Vui lòng đọc

226 "nước Mỹ là thiên đường...". Chắc đấy không phải là một trong số các bạn, phải không?!..

@vasilytran: Đây là đoạn viết nguyên văn của tôi: "...Phải ngồi trong tòa qua những lần tuyển BTĐ thì mới biết là xứ Mỹ là một thiên đường về hệ thống "criminal justice". Không thể tưởng tượng được là họ bỏ thời gian, sức lực, và phí tổn cho đến cùng để bảo vệ công lý qua "Due Process". Ai cũng được bảo vệ một cách tối đa, không có tiền mướn luật sư thì nhà nước cho LS và họ cãi tận tình đến nơi đến chốn. Chính phủ đã tiêu mấy triệu đô la cho vụ Ferguson để đi đến kết luận là viên cảnh sát đã không sai?" Để phản ảnh trung thực, xin bạn quote cho đầy đủ.

Tôi đoán là bạn còn trong nước nên hoàn toàn không có khái niệm gì về hệ thống "criminal justice" và "due process" của Hoa Kỳ, những luật lệ và thủ tục cần thiết tối đa dựa trên nhân quyền và sự bình đẳng trước pháp luật. Ngoài sự tam quyền biệt lập của ba ngành Lập Pháp, Hành Pháp, và Tư Pháp, kích thước thứ tư của hệ thống "judge by peers" đã đưa Hoa Kỳ vào một vị trí hàng đầu về công lý cho mọi công dân của họ.

Có lẽ bạn được dạy dỗ hoặc sống trong một môi trường khép kín, nhà nước muốn cho bạn biết gì thì biết, dù đã có không gian thông tin hoàn toàn mở rộng. Ngày xưa ở ngoài Bắc trong thời gian chiến tranh, các bạn chả được dạy người Mỹ ăn thịt trẻ em là gì? Bây giờ thì chắc bạn chả tin điều này nhưng vẫn còn một chút nghi ngờ về vấn đề bảo vệ quyền trẻ con trong nước Mỹ.

Phải chi bạn sống ở ngoại quốc một thời gian, nhất là Mỹ. Bạn sẽ thấy bố mẹ nào, thầy cô nào bạo hành con cái, trẻ em thì sẽ mất con, mất việc. Bạn sẽ biết thế nào là foster homes, juvenile courts, county child protection departments, ... Mỹ là một trong những quốc gia tiền tiến tẩy chay hàng hoá làm ra bởi những bàn tay thiếu niên. Mỹ là một trong những quốc gia lên án buôn bán và lấy trẻ em làm nô lệ tình dục. Bạn có biết bao nhiêu trẻ em VN đi làm đĩ điếm ở các quốc gia lân cận? VN có bảo vệ quyền trẻ em?

Bạn lầm lẫn khi cho Mỹ không phân biệt trẻ em và thiếu niên. Họ có hai chữ child và juvenile/underage đó bạn. Tùy theo tiểu bang, có nơi không xử một người dưới 13, có nơi không xử người dưới 17,... Có nơi xử 17 như người lớn trong trường hợp giết người gia trọng, tùy theo trường hợp.

Bạn còn lầm lẫn hơn nữa khi có ý cho là Mỹ không tôn trọng trẻ em, thiếu niên khi không ký vào Công Ước Bảo Vệ Quyền Trẻ Em (Convention on the Rights of the Child). Thưa bạn, nước Mỹ giúp thảo ra Công Ước này đấy ạ. Ngoài ra, bạn không hiểu giữa ký và phê chuẩn. Thưa bạn họ đã ký, nhưng muốn phê chuẩn thì Hiến Pháp nước Mỹ buộc chính phủ phải đi qua một quá trình với sự chấp thuận 2/3 đa số của Thượng Viện.

Trên khiá cạnh thi hành, họ đã và đang thì hành tất cả những điều mà Công Ước đòi hỏi. Nhưng về hình thức, tại họ không ký?

Không phải họ không muốn ký dù đó chỉ là hình thức bên ngoài. Nếu bạn chịu khó tìm hiểu hơn nữa thì nước Mỹ là một nước có đặc điểm của họ, đó là vấn đề Sovereignty và Federalism. Họ rất kỵ tha luật lệ của các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế về làm luật lệ của quốc gia, họ có cái tự hào dân tộc. Tối cao Pháp Viện đã xử mấy vụ liên quan đến vấn đề này. Ngoài ra, Chính phủ vấp phải một vấn đề nữa là đem luật lệ bên ngoài vào trong nước với nguy cơ ảnh hưởng đến mối liên hệ gia đình, một vấn đề rất riêng tư, không ai có quyền đụng đến. Nếu bạn không quen thì có nhiều cái rất kỳ quái trong nước Mỹ.

Hy vọng vài hàng trên giúp bạn hiểu thêm về đời sống của chúng tôi trong nước Mỹ. Có cái hay, cái dở, nhưng nói chung thì cái hay nhiều hơn cái dở bội phần. Nếu không tốt lành gì thì chẳng ai xếp hàng trước các toà đại sứ, tổng lãnh sự Mỹ trên khắp thế giới để xin định cư.


Văn Khoa

01-12-2014, 04:31 AM

Tôi xin nói thêm là nếu Thượng Viện phê chuẩn thì Công Ước phải được thi hành trong nước. Điều này đi ngược với Sovereignty và Federalism, do đó họ chưa phê chuẩn. Họ không phê chuẩn bừa bãi rồi sau đó phớt tỉnh ăng lê đâu.


Nikonian2006

01-12-2014, 07:23 AM

- Vui lòng đọc

226 "nước Mỹ là thiên đường...". Chắc đấy không phải là một trong số các bạn, phải không?! :18:

- Còn khi bạn đã nói ra được dòng in đậm, có lẽ chúng ta không còn gì để trnah luận với nhau. Với tôi, một đứa trẻ 12 tuổi không thể hiểu được điều đó bởi vì nó là đứa trẻ. Cả thế giới giới này công nhận ( trừ nước Mỹ) rằng trẻ em dưới 13 tuổi không phải chịu trách nhiệm vì bất kì điều gì chúng gây ra. :18: Còn bạn, kì thị dân da đen, kì thị cả trẻ em da đen. :18:

Bạn vasily

1. Như bạn đã thấy, anh accord nhờ mình vào giải thích vấn đề luật pháp cho bạn hiểu thêm cho nên mình mới vào topic chứ từ nhiều ngày qua anh peterpm nói về vụ án kia mình đã không tham gia bời vì mình cho rằng nếu giải thích mà thật sự chi tiết cho hiểu thì rất tốn thời gian của mình phải lên online lấy vụ kiện đó về và đọc vào phán quyết của thẩm phán giải thích tại sao.

2. Thời gian đó để mình để dành kiếm links bán hàng online phục vụ cho forum thì hiệu quả phục vụ cho cộng đồng còn nhiều hơn. Mình thậm chí chưa có thời gian vài giờ đồng hồ để bỏ ra viết nội quy cho box mới của forum về vấn đề mở ra box review người bán hàng online và offline ở VN. Nếu mình làm việc này sớm và trình cho BQT duyệt thì box mới sẽ mới có thể mở ra được phục vụ cho các bạn.

3. Mình bỏ thời gian ra ở đây trong post là vì mình muốn bạn hiểu hơn chỉ ở mặt luật pháp của vấn đề. Để mình nói cho rõ, mình không muốn tham gia vào tranh luận mấy chuyện chính chị chính em Mỹ VN cho nên nếu bạn trả lời hãy vui lòng chỉ nói vấn đề luật pháp mình nêu. Nếu bạn thấy mình không trả lời nghĩa là mình cho rằng thời gian mà mình bỏ ra trả lời đó mình muốn đi phục vụ cho các bạn khác giúp mua hàng online.

4. Mỗi vẫn đề mình nói có tiêu đề rõ ràng bạn không thích tiêu đề nào bỏ qua hoàn toàn.

Về việc bạn nói anh peter kỳ thị người da đen qua bài viết của anh ấy

5. Việc thật sự anh ấy có kỳ thị hay không vì mình chưa sống chung gần anh ấy nên mình không biết.

6. Bài viết kia mình đọc không thấy anh ấy thể hiện sự kỳ thị da đen. Nếu bạn thấy câu nào kỳ thị bạn quote lại và để cho người khách quan đọc topic xem câu đó có kỳ thị hay không. Anh ấy chỉ nói là bạn có làm với người da đen chưa. Nếu chưa thì anh ấy vì sống gần nên đã làm và anh ấy có kinh nghiệm với họ.

7. Bản thân mình khi đi làm luật sư tình nguyện cho tiểu bang mình cũng đã đại diện cho rất nhiều người da đen cho nên mình cũng đã làm việc cho họ.

Về việc bạn nói cả thế giới công nhận trẻ em dưới 13 tuổi không chịu trách nhiệm pháp lý

8. Mình quote ra link tin tưởng cho bạn xem. Đây là website của Bar Association ở tiểu bang NSW của Úc và là một website quản lý chuyên dành cho luật sư (nghĩa là thông tin của họ thật 100%).

9. Bạn vào đọc bài rất ngắn trong link, ở NSW, nếu bạn dưới 16 tuổi giả sử jury đã phán phạm tội giết người, vẫn bị phạt tù như thường http://inbrief.nswbar.asn.au/articles/af77f7e6a3215c1d053017402895775f.

10. Nếu có từ nào luật pháp trong đó bạn không hiểu, vui lòng post lên để mình giải thích bằng từ bình dân.

Về vấn đề bạn hỏi tại sao Mỹ không chịu ký UN Convention on the Rights of the Child

11. Đây là link tin tưởng 100% cung cấp nghị quyết của Thượng Viện Mỹ Senate cho biết lý do rất rõ ràng tại sao họ không phê chuẩn Convetion kia https://www.govtrack.us/congress/bills/112/sres99/text.

12. Văn bản đó giải thích như thế này:

- Hiến pháp Mỹ quy định vấn đề trẻ em liên quan đến tội dân sự và hình sự là thuộc về quyền của tiểu bang, không phải quyền của liên bang.

- Mình giải thích thêm. Hệ thống luật Anh Mỹ là thượng tôn hiến pháp cho nên hiến pháp đã nói thì 100 ông Obama cũng không cãi lại được chứ đừng nói một ông.

- Obama ký vào, nếu Quốc hội phê chuẩn thì phải làm theo nghĩa vụ ghi trong Convention. Giả sử có một trong 52 tiểu bang của Mỹ đang có luật ngược lại với Convention, nếu Quốc hội liên bang ký vào, họ phải có trách nhiệm buộc quốc hội tiểu bang kia phải đổi luật tiểu bang cho phù hợp. Đó là vi phạm quyền của tiểu bang đã ghi trong Hiến pháp Mỹ.

- Giả sử việc ép buộc kia xảy ra, luật sư tiểu bang nó sẽ đem vụ kiện đó ra tòa án tối cao yêu cầu quốc hội liên bang chấm dứt chuyện can thiệp do vi phạm hiến pháp. Liên bang sẽ thua -> chính phủ liên bang không tuân thủ Convention UN -> vậy thì Senate thông qua để làm gì?

- Anh VanKhoa có ghi ngay trong bài trên là đi ngược lại với chữ Federalizm chính là nghĩa ở đây. Nếu như chỉ dừng lại ở chỗ nói vi phạm tính liên bang kia thì người nào không hiểu về hiến pháp Mỹ sẽ không thể hiểu tại sao và nghĩ rằng Senate chỉ "vụng chèo khéo chống".

Sự minh bạch trong tranh luận dự luật ở Quốc hội - Cái gì gọi là Hansard

13. Trong hệ thống luật Anh Mỹ kể cả Úc, Anh và Mỹ tranh luận về một dự luật giữa các nghị viên đều phải được ghi lại rõ ràng cho tất cả nhân dân đều xem để nhân dân hiểu rõ tại sao một đạo luật được thông qua hoặc không được thông qua. Cái này là VN không có. Bạn nào biết VN có cái này vui lòng gửi link cho mình xem thử.

14. Nhất là với luật sư, cái trên cực kỳ quan trọng vì có nó họ mới hiểu được tại sao có luật này hoặc có luật kia, tại sao cái này lại bị bác.

15. Cái nơi lưu trữ đó hệ thống Anh Mỹ gọi là Hansard (xem đây http://en.wikipedia.org/wiki/Hansard). Mỹ gọi bằng một tên khác nhau nhưng chức năng như nhau.

16. Nếu một người muốn nghiên cứu muốn hiểu những Thượng Nghị Sĩ ở Mỹ tranh luận nhau chi tiết thế nào tại sao họ lại không thông qua Convention thì sẽ vào trong hệ thống online này lấy toàn bộ tranh luận xuống đọc. Và sẽ hiểu rất chi tiết giải thích của mình ghi ở tiêu đề trên thế nào là đi ngược lại hiến pháp Mỹ nếu phải thông qua UN Convention về quyền trẻ em.

16. Thay vào đó, từng tiểu bang đã có luật hiện hành cho trẻ em thì cứ giữ đó mà dùng, không cần phải ký Convention thì mới thể hiện là tôn trọng trẻ em, và ngược lại.

Thắc mắc

Nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề luật pháp mình nói thì post lên đây cho mình xem. Còn nếu dựa vào điều này để nói chuyện chính chị chính em vi phạm nội quy forum thì mình không trả lời cho bạn được.


kevinle4230

01-12-2014, 07:43 AM

Ví dụ mấy bác có thằng con học lớp 6. Nó cầm súng nhựa chơi với đám bạn. Đột nhiên một tên cảnh sát tới kêu giơ tay lên! Nó không hiểu gì nên giơ súng lên, thế là bị bắn chết. Không biết lúc đó có còn kêu cảnh sát vô tội nữa không nhỉ? :18::18: Chắc 100% sẽ vẫn kêu cảnh sát đúng vì nước Mỹ là thiên đường, cảnh sát là thiên thần; còn đám da màu chỉ là lũ mọi rợ. :18::18: Buồn cười nhất là đứa bé 12 tuổi, ở những nơi khác sẽ gọi là trẻ em, ở Mỹ sẽ được gọi là thiếu niên. :18: Nước Mỹ đúng là thiên đường hạ giới, nơi duy nhất trên thế giới không công nhận Công ước quyền trẻ em. :18:

Không biết cái Công ước quyền trẻ em là sao, Việt nam có công nhận không ạ?

Tôi chỉ biết trẻ em ở đây mới đúng là trẻ em, đi học miễn phí, ăn uống nhà trường lo nếu ba mẹ làm lương ít. Không phải bỏ tiền mua sách học. Ngay cả đồ dùng học tập cũng được cho nếu ba mẹ không có khả năng mua.

Bạn gọi số khẩn cấp và kêu là con bạn (cháu bạn, hay là bất kỳ con nít nào) bị tai nạn hoặc bị bệnh khẩn cấp, trong vòng 2 phút sẽ có xe cấp cứu đến trước cửa nhà bạn.

Nếu nói cái vụ cảnh sát bắn đứa con nít 12 tuổi gần đây nhất thì lỗi lớn nhất là cha mẹ của đứa bé, chứ không phải cảnh sát. Vì cảnh sát đã đến đó theo lời người dân kêu, chứ không phải tự nhiên họ lại. Cảnh sát đã kêu đứa bé dừng lại, và nó lại móc súng (giả) ra. Vì an toàn của cảnh sát, họ bắt buộc phải nổ súng. Không có thì giờ kiểm tra lại súng đó là giả hay thật. Vì biết đâu là súng thật và đứa bé đó bắn trúng người khác? Trách nhiệm của cảnh sát là giữ an toàn cho dân chúng và chính họ.

Tôi nghĩ ở Mỹ còn rất ít người dán nhãn mọi rợ vào 1 sắc dân nào đó, đúng là cộng đồng da đen có nhiều thành phần kém thành công trong cuộc sống và còn có những người thích lợi dụng cái màu sắc da để phân biệt chủng tộc. Nhưng tôi dám chắc là đó chỉ là số nhỏ. Báo chí sẽ soi mói vào những vụ bắn nhau, nhất là giữa 2 sắc dân để câu khách. Nhưng đó là tự do báo chí mà không 1 cơ quan, hoặc cá nhân nào của chính quyền có thể thay đổi hoặc cấm đưa tin được.

Làm cha mẹ ở Mỹ nhức đầu lắm, vì trẻ em được bảo vệ tối đa. Nên làm cha mẹ phải dạy con cái về ứng xử với bạn bè trong trường, không được ăn hiếp bạn bè, phải dạy tụi nó đức tính trung thực, phải dạy nó yêu hoà bình, yêu động vật, yêu thiên nhiên. Và còn phải dạy tụi nó kỹ năng sống sót trong xã hội, trong lúc nguy hiểm. Không những chỉ dạy thôi mà còn phải làm gương cho tụi nó nữa. Thí dụ từ những thứ nhỏ nhất như không xả rác ngoài đường, xếp hàng, không chửi bậy, không gian lận trong học tập.

Về bản thân tôi, tôi là người sở hữu rất nhiều súng, đạn, nhưng con của tôi được dạy từ bé là đây là vũ khí rất nguy hiểm. Không được lại gần, cầm chơi, hoặc phá. Súng của tôi được cất rất cẩn thận trong safe, khoá lại và cấm tiệt đứa nào lại gần. Tôi không mua cho tụi nó súng giả, không cho chơi game bạo lực, vì thế tôi chắc chắn là con tôi sẽ không cầm súng (giả hay thật) đi ra đường và chĩa vào bất cứ ai hết.

Có nói hơn nữa chắc bạn cũng không hiểu đâu nếu bạn đã có thành kiến với nước Mỹ và bạn chưa bao giờ sống ở đây. Còn chúng tôi thì đã được trải nghiệm cả 2 xã hội (vn và Mỹ) nên có thể so sánh tốt hơn.

Và theo tôi, nước Mỹ vẫn đúng là thiên đường.


yashicanon

01-12-2014, 07:59 AM

các bác thông cảm cho vasily vì sự hiểu biết .Giữa 1 nơi 1 rừng luật , và 1 nơi là 1 luật rừng !!!!!


pterpm

01-12-2014, 08:34 AM

Tâm sự của một người cảnh sát.

https://apbweb.com/hard-keep-caring/


Văn Khoa

01-12-2014, 11:47 AM

Nội cái tiêu đề đặt ra đã thấy sự không trong sáng: Trẻ em chơi súng > Cảnh sát bắn chết một em > Cảnh sát vô tội --> Nước Mỹ không tôn trọng trẻ em.


Accord 2000

02-12-2014, 02:30 AM

Cảm ơn chia sẽ của bác Văn Khoa và Nikon 2006 về luật pháp cũng như bác kevin & pterpm về cuộc sống, cách dạy con cái... Thực ra em cũng chả quan tâm họ làm luật kiểu gì, có ai phê chuẩn cái gì hay ko? Em chỉ biết nhìn vào cuộc sống để đánh giá thôi. Theo cảm nhận của em là trẻ con bên này được bảo vệ quá mức (ý kiến cá nhân thôi). bảo vệ nó thì tốt, nhưng cha mẹ la rày, nó nói sẽ gọi 911 thì dễ điên lắm. Nói chung dạy con nít ở xứ như vậy sẽ mệt, nhưng vậy cũng đỡ hơn là bạo hành trẻ con.

Nhân tiện em kể 1 chuyện hồi xưa đi học môn luật. Có 1 tôn giáo gọi là Nhân chứng Giehova (Jehovah Witness). Họ cấm truyền máu trong mọi tình huống. Có 1 em bé vào viện và cần truyền máu để cứu mạng. Cha mẹ họ ko cho BV truyền máu. Nhưng BV gọi hội bảo vệ trẻ em để xin hỗ trợ, hội bão vệ trẻ em yêu cầu phải cứu em bé và bác sĩ đã truyền máu. Sau đó cha mẹ em bé kiện bs vì họ ko thể tuân theo điều luật giáo phái cấm truyền máu. Nhưng quan tòa đã xử bác sĩ vô tội.

Một việc tưởng đơn giản và ý nghĩa nhưng tùy người, nó sẽ phức tạp lên.


Văn Khoa

02-12-2014, 06:33 AM

Em xin nói là em không phải là LS như bác Nikonian2006, tiện đây cám ơn bạn Nikonian2006 đã giải thích rõ ràng những gì em không làm được. Nhưng em rất thích luật, nhất là những cuộc cãi nhau, biện hộ, những phán quyết của tòa án mà sau này trở thành án lệ (jurisprudence) có tác dụng như luật lệ. Cuộc đời đi làm của em ở Mỹ đụng đến luật lệ nhiều lắm, hầu như hằng ngày.

Làm luật không dễ như những người ở ngoài nước Mỹ nhận xét. Chả thế mà ABA (American Bar Association) đã giúp VN thảo luật lệ biết bao nhiêu, họ cử legal consultants sang tận VN làm việc và dân luật ở VN sang đây tu nghiệp hai năm trong các trường luật không ít. Bác nào ngày xưa đọc các bản báo cáo thường niên của ABA thì sẽ rõ.

Trong nội bộ nước Mỹ, cả ba ban lập pháp, hành pháp, và tư pháp đều có những giới hạn của họ. Ai là người dám canh chừng và giới hạn họ? Thưa đó là công dân của nước Mỹ và đảng đối lập. Thật khó khăn cho ban hành pháp khi họ muốn ban lập pháp làm một luật nào đó mà họ thích, Nhưng hành pháp thích là một chuyện, lập pháp có thích hay không là chuyện khác. Họ nói chuyện với nhau qua ngón tay giữa là chuyện thường tình.

Vấn đề chính là làm sao biến cải Công Ước Quốc Tế Bảo Vệ Trẻ Em thành luật cho nước Mỹ với sự chấp thuận thông qua (ratification) của 2/3 Thượng Nghị Sĩ. Dù có thể được, nhưng đó là một cố gắng đội đá vá trời. Các Tổng Thống Reagan, Bush, Clinton, Obama đều đã thử, nhưng tất cả đều thất bại. Lý do chính là không cần vì luật lệ đang có đã đủ và thừa. Tại sao mang gánh nặng vào người một cách vô ích. Luật quốc tế chả là cái đinh gì nếu trong nước Mỹ đã có luật tương tự, nhiều khi hay hơn, thực tế hơn, và khả thi hơn!

Đây cũng là một bài học cách đây nhiều năm khi một nhóm Nạn Nhân Da Cam người Việt nhờ một LS bên Mỹ thưa CP Mỹ và các hãng hóa học liên quan đến chế tạo chất khai quang. Một trong những cáo buộc (allegations) là CP Mỹ đã vi phạm Công Ước Geneve chống dùng vũ khí hóa học giết người hàng loạt.

Vụ kiện này đã bị tòa án từ chối xử qua summary judgement và tòa kháng án đồng ý với phán quyết của tòa dưới vì nhiều lý do. Luật là luật và luật không có tình cảm. Riêng cáo buộc liên quan đến vi phạm Công Ước Geneve, tòa xử lời cáo buộc không có cơ sở pháo lý vì đó không phải là luật của nước Mỹ trong thời gian chiến tranh. Thượng Viện Mỹ đã ratified Geneva Convention vào năm 1975, khi chiến tranh đã chấm dứt và Geneva Convention đã trở thành luật Mỹ. Nếu sau khi được phê chuẩn, Mỹ vi phạm thì Mỹ có tội.

Xin nói thêm là tòa cũng chống lại lời cáo buộc là Agent Orange là một vũ khí cố ý giết người hàng loạt. Tòa cho rằng A.O. được làm ra với mục đích chính là khai quang chứ không phải để giết người hàng loạt.

Ôn cố tri tân, cái gì cũng phải học hỏi đến tận cùng. Nhiều điều trong luật pháp đi ngược với niềm tin và tình cảm, nhưng thà có một thước đo luật pháp, khoa học chuẩn mực rõ ràng cho cuộc sống còn hơn là cứ phải dựa theo những niềm tin dựa theo ý thức hệ mù quáng hoặc tình cảm ủy mị không đúng chỗ, về thời gian cũng như không gian, để sống một cách không có phương hướng.


Nikonian2006

02-12-2014, 12:16 PM

Anh vankhoa và accord

1. Em chỉ muốn xin nói qua thêm một chút vấn đề này.

2. Bản thân em em không có giấy phép hành nghề luật sư ở bất cứ tiểu bang nào ở Mỹ nhưng khi còn đi học em đã học một học kỳ (ở các môn tự chọn) về toàn bộ hệ thống luật hiến pháp của Mỹ cho nên hệ thống hiến pháp Anh Úc Mỹ em đều rành. Điều này đã giải thích vì sao chỉ cần em đọc một cái quyết định nào đó về hiến pháp là em hiểu ngay chi tiết muốn nói gì. Nhưng phải nói là luật hiến pháp của bọn Anh Mỹ này là môn khó hiểu nhất trong các môn học. Nó rất trừu tượng và cực sâu và chuyên nói về quyền liên bang vs quyền tiểu bang và tranh chấp hiến pháp.

3. Trong vấn đề ngày hôm qua, nếu như bạn thắc mắc chỉ được giải thích ở bề mặt, chắc chắn rằng giải thích đó sẽ không thuyết phục bời vì nó không nói ra được lý lẽ tại sao phải làm như vậy. Luật pháp Anh Mỹ rất minh bạch và rõ ràng một điều mà tòa án VN vẫn chưa học được và chắc chắn rồi khi xã hội phát triển hơn họ sẽ học. Bằng chứng rất đơn giản em đã nói trước đây là chỉ khoảng 5 năm trước gì đó VN hoàn toàn không có hệ thống luật chống bạo hành gia đình. Chính VN đã phải đi học của các quốc gia hệ thống Anh Mỹ về bộ luật này.

4. Ở một ví dụ thứ hai, gần đây VN bắt đầu chuẩn bị thay đổi thủ tục tố tụng hình sự cho quyền có thể im lặng khi không có luật sư đại diện. Đây là chuyện đi học của xã hội phát triển bời vì nó hay bời vì nó thể hiện sự tôn trọng con người và trách nhiệm của những người thực thi pháp luật và không được ép cung người khác.

5. Một cái em nói ví dụ VN hoàn toàn không có cơ sở dữ liệu toàn bộ quyết định của thẩm phán online, hoàn toàn không lưu lại bất cứ tranh luận của Quốc hội khi thông qua (hoặc bác) dự luật. Nó làm cho nhân dân nếu muốn biết tại sao một đạo luật bị bác không hiểu đâu mà lần. Họ không có cơ sở pháp lý dựa vào đó để đem vấn đề ra tòa yêu cầu phải ủy bỏ đạo luật nào đó vì vi hiến chẳng hạn. Rồi VN sẽ đi đến đó nếu tiếp tục phát triển.

6. Nhưng cái chính em muốn nói ở đây là đoạn này. Bản thân em đã làm nhiều vụ kiện liên quan đến bạo lực gia đình. Mong ước của em là đủ năm kinh nghiệm để thi lên thành specialist (như bác sĩ chuyên khoa) trong lĩnh vực family. Không có ở đâu có hệ thống luật pháp hoàn hảo công bằng 100% nhưng sẽ có tốt hơn/tệ hơn khi so sánh với nhau.

7. Anh và Mỹ là hai xã hội ở đỉnh của thế giới về tòa án và luật pháp, tất nhiên là bao gồm cả về trẻ em. Xã hội Mỹ vì tu chính án 1 cho nên tệ nạn từ súng ống rất nhiều. Chứ xã hội bên em cực kỳ thanh bình, an ninh cực kỳ tốt nhất là hệ thống bảo vệ trẻ em mà em rất rành, nhưng em không muốn nói ở đây, và bản thân em hàng tuần đều vận dụng.

8. Nói về mặt an sinh xã hội và chăm sóc con nít bên anh Kevin cũng không bằng bên em. Anh Kevin còn nói con nít đi học chỉ cha mẹ nghèo mới cho dụng cụ học free. Ở bên em hiện tại mỗi đứa con nít đi học từ nhỏ trường công nhà nước cấp ipad free tự do mang về nhà sử dụng cha mẹ không đóng bất cứ món tiền nào. Nó tốt đến như vậy. Con nít bệnh vào bệnh viện công, hay đi bác sĩ, không tốn một đồng.

9. Cái gì cũng có hai mặt cả. Nếu luật bảo vệ con nít tốt quá thì đứa nào nó có dụng ý xấu nó sẽ lạm dụng và làm cho những cái hay của luật đó bị mất đi ý nghĩa và làm mệt cho cha mẹ nó. Chuyện này thì em kinh qua thường xuyên thôi. Nhưng nói chung là rất tốt, bất chấp có UN Convention hay không.

10. Hôm nọ khi em đọc tin một em bé ở VN bị cha mẹ đánh đến trọng thương em rất đau lòng. Em tin rằng ở xã hội đa sắc như Mỹ vẫn có. Vấn đề em muốn nói ở đây là VN không có hệ thống tòa án xin lệnh cấm chế cấm tuyệt đối người bạo hành kia không bao giờ được đến gần đứa bé. Cho dù có bắt tạm giam đi nữa rồi có ngày kẻ xấu kia nó cũng lại gần, rồi lại quen thói tay chân lại tiếp tục đánh con nít. Bạn nào biết VN có hệ thống này hãy vui lòng chỉ cho em xem coi nó hoạt động thế nào. Chính vì cái này cho nên bạo hành rất nhiều, chứ ở nước nào thì cũng có kẻ vũ phu cả, vì đó là bản chất của y bất chấp là y ở đâu. Vấn đề là anh ta ở nơi luật pháp tốt, không dám làm.


deletevn

02-12-2014, 11:38 PM

thanks bạn, bài viết hay và chi tiết


kevinle4230

03-12-2014, 01:54 AM

Bác Nikonian2006

Trẻ em ở đây cũng được phát iPad (từ tiểu học), Laptop cũng như nhạc cụ (nếu tham gia vào band của trường). Nhưng vì mình chỉ biết vài trường nên không dám nói là cả nước Mỹ đều như vậy. Ít nhất là school district mà con mình học được hưởng hết tất cả. Còn thành phố khác hoặc bang khác thì có thể khác hoàn toàn.

Cái đó mình thấy quen thuộc, nhưng mà nói đúng ra là vì chúng ta đi làm đóng thuế rất nhiều, nên con cái chúng ta được hưởng những quyền lợi như vậy thôi. Cái này mình không thể nào so sánh với những nước nghèo khi dân còn đóng thuế rất ít.

Còn về khoản chăm sóc sức khoẻ thì đúng là Mỹ không bằng Úc, Canada khi mọi người đều được hưởng miễn phí. Mình đi làm thì công ty trả tiền, nhưng đối với một số người thì phí bảo hiểm sức khoẻ đúng là 1 khoản nhức đầu.


Văn Khoa

03-12-2014, 02:41 AM

Cám ơn Nikonian2006 đã tiếp tục viết để đóng góp hữu ích cho mục này.

Tất cả những trương trình xã hội, y tế tốt đều có cái giá của nó nhưng không phải là hoàn toàn. Tôi đã từng sống bên Canada và còn đa số anh chị em bên đó, người còn, người mất. Đã có nhiều lần so sánh hệ thống y tế của cả hai bên qua những kinh nhiệm của người thân trong gia đình. Hôm nào rảnh tôi sẽ nói về ưu điểm và khuyết điểm của hai hệ thống. Nói chung là không có hệ thống nào hoàn toàn.


Nikonian2006

03-12-2014, 05:39 AM

Anh VK và anh Kevin

Em hoàn toàn đồng ý rằng hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội của Mỹ so với các nước tốt như Bắc Âu, Úc và Canada đều có điểm mạnh và yếu khác nhau tùy thuộc vào khả năng kiếm tiền của từng người trong xã hội đó.

Để em nói rõ, quan điểm của Mỹ là mạnh về tính tư nhân cho nên tất cả mọi thứ kể cả y tế đều tư nhân. Chính vì nhà nước không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền về y tế công cho nên họ không cần phải chi ra nhiều cho tiền thuế nói khác đi những người đi làm không phải đóng mức thuế cao. Ngược lại ở bên em những người làm việc chuyên môn càng cao thì mức thuế càng cao.

Vì lẽ đó, với những người nào làm việc chuyên môn cao lương cao họ sẽ thích hệ thống tư Mỹ nghĩa là mua bảo hiểm tư nhân không cần bảo hiểm công của nhà nước nhưng với xã hội ngoài Mỹ mà em nói ở trên nhũng người nào thu nhập thấp hay thất nghiệp thì họ lại thích hệ thống như hiện tại là cái gì cũng free (và tốt). Được cái này mất cái kia. Nhưng thật sự em thấy với người nghèo ở đây thì xã hội này cho một số tiền lớn khi sinh mỗi đứa con và cho một đứa trẻ gia đình thu nhập không cao (vừa và thấp) hai nghìn đồng trong mỗi hai năm để nó đi chữa / bảo dưỡng răng của nó là một điều rất hay. Tất nhiên, số tiền đó là từ thuế của tụi em đóng ra cho nên cho ra thì tụi em cũng phải đóng mức thuế cao thôi. Nhưng thôi kệ, bản thân em làm đủ tiền cũng nên bỏ ra để chia sẻ cho người nghèo.

Em mới vừa nói gần đây là xhvn phát triển không định hướng (tạm gọi là tự do phát triển đi) cho nên khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa, người giàu thì quá giàu trong khi đại đa số người nghèo thì quá nghèo. Lẽ ra xã hội phát triển đi lên thì trộm cắp vặt phải giảm đi em thấy không phải vậy. Ở bên anh vì dân quá đông và dân nhập cư tứ xứ quá nhiều cho nên tệ nạn xã hội theo đó cũng cao luôn, nhất là ba cái vụ cho dùng vũ khí tự do chứ bên em hầu như không có móc túi giật đồ ở ngoài đường. Em sống ở đây bao lâu rồi chưa bao giờ em chứng kiến ai bị giật bóp hay điện thoại cho nên dân em nó cứ để sở sở ngay trên túi đó. Giỏ xách thì đi ngoài đường cứ mở ra tự do cái này em đã chụp hình nhiều lần post ngay lên forum chứng minh điều em nói.

Xã hội mà cướp giật petty crime nhiều quá thì niềm tin con người với nhau rất thấp, bời vì họ gặp ai họ cũng lo sợ trước thằng kia có lừa đảo hay không cho nên dẫn đến đi mua hàng online lúc nào cũng lo sợ thằng bán. Thật là tội nghiệp cho những ai bán hàng lương thiện. Em nói câu này không phải để em dùng để hạ thấp VN mà em nói ra là để cho thấy cần phải thay đổi để niềm tin con người tốt hơn.

Ở xã hội bên em, bất cứ luật sư nào đang có giấy phép hành nghề đều được phép chứng nhận bất cứ giấy tờ nào trong xã hội là bản sao thật và đem đi bất cứ nơi nào người ta nhìn thấy đều tin tưởng không bao giờ nghi ngờ. Nói khác đi là họ xây dựng xã hội coi trọng chữ ký của luật sư. Ở VN không được vậy, xuất phát từ niềm tin con người quá thấp. Nó làm cho giao dịch xã hội bằng giấy tờ càng phải khó khăn hơn, mà lẽ ra không đáng phải có -> chi phí giao dịch xã hội phải cao hơn -> chi phí sống phải cao hơn. Đây là cái cần phải làm tốt hơn. Cũng tại vì xã hội không xây dựng trên cơ sở coi trọng luật pháp không có chế tài trừng phạt những thằng nói láo cho nên gian dối nó không biết sợ.


Văn Khoa

03-12-2014, 10:38 AM

Trong khi chờ đợi những bài viết thêm về những sự khác biệt, những điểm mạnh của thế giới tự do. Em mời các bác đọc một bản tường trình World Giving Index 2014 (http://www.cafamerica.org/media/wgi-2014/) đánh giá 135 quốc gia trên thế giới về lòng hảo tâm, cống hiến thời gian và tiền bạc giúp người khác trong năm qua. Bản tường trình này do tổ chức Charities Aid Foundation xuất bản vào tháng trước. Các bác download về đọc cho vui.

Sau đây là bảng xếp hạng của vài quốc gia. Myanmar đồng hạng với Mỹ vì sự mộ Đạo Phật của họ.

  1. Myanmar
  2. USA
  3. Canada
  4. Ireland
  5. New Zealand
  6. Australia
  7. Malaysia
  8. United Kingdom
  9. Sri Lanka
  10. Trinidad and Tobago ...
  1. Vietnam ...
  1. France, Japan ...
  1. Yemen

Accord 2000

04-12-2014, 12:03 PM

Cảm ơn những thông tin rất bổ ích của các bác. Đọc chuyên ngành thì em chịu, chữ nhiều quá, cứ gọn gọn như bác Nikon và Văn khoa viết là trực quan dễ hiểu.


Văn Khoa

05-12-2014, 03:56 AM

Cám ơn bác Accord2000.

Em định đăng tóm tắt một tường trình của tổ chức Minh Bạch (http://www.transparency.org/)về chỉ số tham những của các quốc gia trên thế giới mới được phát hành ngày hôm qua. Nhưng thôi vì không có ích lợi gì vì vị trí của VN không thay đổi. Theo các báo trên mạng thì 100 đô la tham nhũng ăn cắp thì chỉ lấy lại được 22 đô.

Phài khen Đan Mạch (trong sạch nhất), sau đó là Tân Tây Lan (

2). Hoa Kỳ đứng thứ 17.

Trở lại với vến đề sự khác biệt về y tế và xã hội giữa Mỹ và các quốc gia khác, trong đó có Canada. Điều tiên quyết các bạn phải xét đến dân số. Trong năm 2014 (theo Wiki) Mỹ có 319,197,000, Canada: 35,540,419 người, Pháp: 66,078,000, Úc: 23,685,000, ... Những quốc gia mà có các chương trình xã hội, y tế được "socialized" đều là những quốc gia với dân số nhỏ để chính phủ có thể quản lý được sự socialization. Các bạn thử tưởng tượng với gần 320 triệu người, nước Mỹ có thể làm như vậy được không? Câu trả lời là không, never! Ngoài ra còn một lý do nữa, Mỹ là một nước "free enterprise", socialization đi ngược lại free enterprize! Nói tóm lại là sự kiện nó đã như vậy. TT Clinton đã dám ra ý kiến nhưng thất bại.

Ưu điểm nhất của socialized health care/medicine là gì? Đó là universal access, nghĩa là ai cũng có bảo hiểm, không cần biết giầu nghèo, chức vụ, đi làm hay thất nghiệp, ... Ốm đau là đi bất cứ phòng y tế, nhà thương nào và ai cũng được chữa trị như nhau. Không ai bị từ chối vì không có bảo hiểm hoặc như bên Mỹ, bảo hiểm tốt thì được phục vụ tốt (điểm này sẽ bàn thêm sau). Trong xuốt thời gian em ở bên Canada, chẳng bao giờ đụng đến tờ tiền giấy nào khi đi khám BS hay vào nhà thương mổ xẻ. Em cũng chẳng bao giờ thấy hóa đơn, ... Dĩ nhiên, thuốc thì phải mua. Em rời Canada gần 30 năm nay nên hiện giờ ra sao em không biết. Nghe nói là chính phủ đã bắt dân chúng đóng co-payment vì thiếu hụt. Bác nào ở bên Canada cho biết tình hình hiện nay.

Nhũng ưu điểm trong các quốc gia khác thì em không biết. Nhưng ưu việt của socialized medicine của Canada dừng ngay sau universal access và sau đó là những khuyết điểm mà những người ở ngoài Canada không biết đến. Họ chỉ nghe nói y tế của Canada hay nhưng không nghe đến những khuyết điểm vô cùng quan trọng, đó là sinh mạng con người!

Sẽ viết tiếp.


Accord 2000

05-12-2014, 04:36 AM

Chủ đề này cũng hay bác Văn khoa. Tăng thêm hiểu biết. Vụ co-payment chắc tùy bang ở Canada? Hồi xưa ví dụ khi khám bs gia đình đóng 5 đô, khi thay đỗi lãnh đạo, họ bỏ mất. Nói chung mấy chi phí nho nhỏ chắc ngân sách từng bang họ can thiệp.

Hiện nay hình như không thay đổi gì nhiều so với 30 năm của bác Văn khoa. Đi mổ đẻ hay nằm viện vẫn free hoàn toàn. Chị em có người bạn bị ung thư đại tràng, điều trị ko tốn đồng nào cả. Tuy nhiên có vấn đề ở khâu phát hiện bệnh.

Chị này bị đau bụng cả gần nửa năm. Bị thiếu máu trầm trọng. Họ cũng khám đủ kiểu nhưng lại ko nội soi? Sau khi thử hết các loại thuốc ko hiệu quả, họ nội soi thì ra giai đoạn 3 rồi. Trong khi triệu chứng đau bụng, có lẽ xuất huyết dạ dạy làm phân đen, BS có thể đoán dạ dày có vấn đề. Nhưng chị này đi bs là 1 người VN từng học quân y trước 75. Họ giữ chị này điều trị lâu quá. Khi chị này bị ung thư thì mấy anh chị em được nội soi tầm soát ung thư nhanh, chỉ hẹn vài tuần là xong. Nếu theo thông thường có khi chờ nửa năm. Họ cũng khuyến khích lớn tuổi thì nên tầm soát bệnh, nhất là các loại ung thư tim mạch...Mọi thứ free cả.

Vấn đề của họ có lẽ ở chỗ thiếu bs. Cho nên điều trị những bệnh ko chết ngay rất là lâu. Trừ khi bị ung thư hay cấp cứu thì họ mới nhanh nhẹn. Còn lặt vặt như bị cườm mắt, chờ từ 4-6 tháng. Vì ko chết ngay được nên từ từ.

Lúc này mới quý cái cảnh bs nhanh như chớp ở VN. Khám xét nghiệm đủ thứ khi mình có đủ tiền. Có điều VN đông dân quá, ko đủ BV nên nhập viện thì nhét 2-3 người vô 1 giường. Còn BV xứ này nó sạch sẽ hơn. Coi như được cái này thì mất cái kia.

Mỹ quá đông dân, nếu free thì gánh nặng y tế gánh ko nổi. Nhưng người nghèo cũng được hỗ trợ và trẻ em miễn phí. Vậy cũng khá lắm rồi.


Văn Khoa

06-12-2014, 03:14 PM

Canada đào tạo đủ BS, nhưng họ vẫn "thiếu!" Lý do là thế này.

Riêng về Quebec, nơi ngày xưa tôi ở, tất cả phí tổn cho y tế đều do chính phủ trả. Do đó, BS và y tá được coi tương tự như công chức dù họ có phòng mạch riêng hoặc làm trong bệnh viện. Chính phủ trả bao nhiêu thì cầm bấy nhiêu. Lương BS ở Quebec rất thấp so với BS bên Mỹ. Ngoài ra, chính phủ đánh thuế thu nhập cá nhân rất cao những ai kiếm nhiều tiền, nhất là BS, đó là một loại salary cap. Kết quả là gì? BS, nhất là BS chuyên khoa chỉ làm đến mức lương mà họ không bị đóng thuế nhiều vì làm hơn cũng chẳng đem về được gì, trả thuế hết! Mức lương này tương đương với làm 2, 3 tuần trong một tháng, hoặc 8, 9 tháng trong một năm. Thời gian còn lại ta đi du lịch, tội tình gì mà làm để đóng thuế? Đó là lý do xin hẹn BS rất lâu, một tháng là nhanh! Người ta nghĩ là "thiếu" BS.

Một lý do nữa mà Quebec "thiếu" BS là vì lương chính phủ trả thấp, nhất là lương BS chuyên khoa, ngoài ra thuế thì cao ngất. Kết quả là "chất xám" chảy qua Mỹ, họ sang Mỹ hành nghề! Vì học ngành y chương trình như nhau, họ sang Mỹ thi và pass board exam dễ dàng.

Nhức đầu, cảm cúm thường thì không sao chứ bệnh nặng hơn một chút thì gặp khó khăn ngay. Y tế Canada chỉ tốt cho phục vụ căn bản sức khỏe đại chúng. Nhưng ở trình độ bệnh hiểm nghèo, gặp BS chuyên khoa, được dùng máy móc chuẩn bệnh tối tân thì chờ lâu và phải đến những nhà thương lớn.

Các bệnh ung thư thì hầu như là án tử hình. Họ không chữa tận tình, có lẽ họ cho là đằng nào cũng chết, chữa làm gì.


Nikonian2006

06-12-2014, 06:18 PM

Anh Accord và VK

1. Anh accord, trước đây em có nói. Vấn đề ở Mỹ không phải là vì quá đông dân cho nên nó không có chính sách trợ cấp xã hội và y tế tốt như bên em hay Canada. Vấn đề là quan điểm của Mỹ là đặt nặng tư nhân hóa hầu như tất cả mọi thứ ở đó đều tư nhân. Quan điểm của nó là đây là xứ tự do, nhà nước tạo mọi điều kiện cho mày làm giàu như mày phải làm. Nếu mày làm, mày sẽ có bảo hiểm tư nhân và bảo hiểm lo.

2. Trong khi đó Úc và Canada nó đi ngược lại (y chang như Bắc Âu). Nó quan niệm là nếu mày tư nhân như vậy những người nghèo họ không có khả năng mua bảo hiểm tư nhân sẽ rất tội cho nó. Bệnh không có tiền chữa. Và cũng chính vì vậy cho nên nó phải bỏ ra ngân sách rất lớn cho y tế. Ở bên em, người làm việc phổ thông mà chỉ đủ ăn thôi vào bệnh viện tư là free hoàn toàn. Sinh con ra mỗi đứa còn cho một đống tiền giúp đỡ.

3. Cũng tại vì cái trên nên mới ra bài lý giải của anh VK ngay ở trên là thuế ở Úc và Canada quá cao nhất là với những ai làm việc chuyên môn cao như luật sư bác sĩ nha sĩ. Trong khi đó ở Mỹ chuyện này là ngược lại.

4. Em đã từng nói rồi phải không? Cả hai cách đều có con và pro. Bản thân em vì em làm việc cho nên em thích hệ Mỹ vì với cá nhân em nó có lợi em có nhiều tiền hơn. Nhưng cũng không vì thế mà em phản đối hệ thống an sinh tốt vì thôi kệ, giúp người nghèo chút cũng sao đâu, chỉ là không thích vì ít tiền lương hơn. Thứ hai, người nghèo thì được hưởng nhiều thứ trong khi người lương cao thì chính sách xã hội cái gì cũng ở bậc thấp nhất hoặc không được gì cả (vì nó cho rằng mày dư tiền lo rồi). Đóng chi phí bảo hiểm hàng năm medicare người thường đóng 1% em phải đóng 2.5% trên mức lương cả năm giả sử là không bỏ tiền ra mua bảo hiểm ý tế tư nhân. Mà đóng bảo hiểm cá nhân thì chi ra còn hơn 1.5% chênh lệch kia, chỉ được cái là có vào bệnh viện thì nằm bệnh viện tư cái gì cũng tốt hơn mà từ ngày đóng đến bây giờ có biết dùng bệnh viện tư là cái gì đâu, do bản thân rất cẩn thận trong việc giữ gìn sức khỏe.


Nikonian2006

08-12-2014, 10:29 AM

Các bạn

1. Như trong bài trước mình đã giải thích với các bạn và luôn tiện anh VK và anh Accord nói về vấn đề trách nhiệm nhà nước trong việc phục vụ an sinh xã hội cho nhân dân thu nhập thấp đến nghèo, do quan điểm của xã hội Mỹ là không muốn người đi làm (nhất là dân chuyên môn cao cổ trắng) phải đóng quá nhiều thuế (khuyến khích cho họ giàu càng làm giàu hơn) cho nên xh Mỹ không đặt nặng chuyện trợ cấp xã hội cho nhân dân nghèo.

2. Một điểm tốt của việc đó nữa là do nền kinh tế rất tốt, nó khuyến khích bạn không được phép ăn bám vào thuế của mọi người (không được ăn bám vào khả năng làm lương cao của người khác) mà phải tự cố gắng đi kiếm việc làm. Tất nhiên việc này có con và pro chứ không phải không có trợ giúp tiền từ thuế là không hay. Cũng chính vì quan điểm này (mày phải tự thân vận động) cho nên xh Mỹ ăn xin rất nhiều so với Canada và Úc trong cùng hệ thống luật Anh Mỹ.

3. Ở các nước khác như Úc và Canada chẳng hạn, quan điểm của người lãnh đạo là người làm lương chuyên môn cao phải đóng thuế nhiều để giúp cho dân nghèo giảm khoảng cách nghèo giàu quá xa nhau. Vì kinh tế của nó không mạnh bằng Mỹ cho nên khả năng thất nghiệp cao công việc không dồi dào cho nên nhà nước phải có trách nhiệm.

4. Mình đã nói với các bạn là cách quản lý của VN hiện tại càng làm cho khoảng cách giàu càng lớn ra. Người giàu đại gia thì quá giàu đi xe hàng tỉ mua ở VN xong để đó chứ lái gì được mỗi ngày đường đâu mà lái hàng trăm kmh. Trong khi người nghèo thì quá nghèo. Hôm nọ mình đọc tin thấy nhà quá nghèo đi lượm rác để con nít ở nhà uống nhầm acid bị hỏng luôn cả thực quản mình nhìn lại con nít ở bên này sao mình thấy đau lòng quá.

Chính sách an sinh xã hội

5. Khi mình viết đoạn này ngắn gọn, mình muốn nói cho bạn ở VN biết. Bạn và mình đều là con người, con bạn nó sinh ra nó không có quyền lựa nó sống ở đâu cho nên bạn đừng trả lời với mình là vì con bạn sống ở VN cho nên nó phải chấp nhận khổ trong khi con nít sống ở nơi khác thì tự nhiên nó sướng. Nếu bạn chưa bằng được người ta thì bạn phải thay đổi để bắt chước. Nhưng nếu bạn xây dựng xã hội không có luật pháp không biết trừng trị kẻ tham nhũng ăn rút vào tiền thuế thì cho dù kinh tế bạn có mạnh số 1 thế giới thì càng có nhiều tiền thuế bòn rút càng cao -> hiệu quả phục vụ lại cho người đóng thuế thấp.

6. Mình nói thật sơ qua nay mình giả sử bạn sống ở Úc/Canada bạn thuộc loại nghèo bao gồm cả làm việc thu nhập thấp:

- Tất cả mọi người kể cả thu nhập thấp bạn mua nhà để ở lần đầu tiên tùy vào giá mua nhà nước tặng cho bạn 15-20K tiền mặt vào tài khoản để giúp bạn trong chi phí mua nhà. Cái này là đã giảm rồi đó, ngày xưa mình mua mình được 21 nghìn.

- Ngoài việc bạn không phải đóng tiền medicare 1% lương hàng năm để đi bác sĩ / bệnh viện free, nhà nước cho bạn thẻ đặc biệt mua thuốc cực rẻ chỉ vài đồng, đi xe công cộng giảm 50%, làm bất cứ cái gì như vào bệnh viện với thẻ kia là ưu tiên một. Có thẻ đó, dùng gas/điện/nước được giảm vài chục phần trăm tiền trả mỗi 3 tháng.

- Thất nghiệp sau 3 tháng không kiếm job nhà nước cho tiền đủ sống mỗi tháng cho đến khi kiếm lại việc làm.

- Luật pháp quy định những người này không ai có quyền xin phán quyết tòa án chế tài họ được nghĩa là số tiền nhà nước trợ cấp không ai được phép đòi nợ trừ nợ chính phủ (giấy phạt giao thông). Nếu bị giấy phạt kia thì ra tòa xin court order để trả góp. Mình đã thụ lý rất nhiều vụ kiện như thế này câu này là kinh nghiệm cá nhân mà ra. Nói cách khác, cho dù bạn tệ đến như thế nào, nhà nước vẫn cho bạn tiền sống đầy đủ.

- Nếu bạn sinh con, mỗi đứa con sinh ra nhà nước sẽ cho tiền giúp để mua đồ cho con mình nhớ hình như là 7 hay 8K gì đó mỗi đưa (sinh đôi x 2) bất kể sinh bao nhiêu con mỗi đứa đều có tiền kia.

- Sau khi sinh xong sẽ có y tá đến tận nhà chăm sóc giúp đỡ cho quen với việc làm cha me. Free.

- Mỗi hai tuần nhà nước sẽ cho tiền đủ để mua sữa tốt cho đứa con uống, mỗi đứa sẽ có tiền riêng. Nếu còn nghèo đi làm thu nhập thấp, nhà nước góp tiền gửi trẻ cho hầu hết. Đi làm như mình thì đừng mong số tiền này. Zero vì họ cho rằng mình đủ rồi không cho tiền. Đến 18 tuổi.

- Mỗi đứa trẻ sẽ cho 2000 đồng mỗi hai năm cho đến 18 tuổi để dành cho chi phí chữa/khám răng.

- Đi học nếu tốn tiền mua sách vở thì mỗi năm khai thuế người thu nhập thấp được phép khai ra để lấy lại một phần đã chi coi như nhà nước giúp. Chính vì chính sách này cho nên không có chuyện con nít ở đây cho dù cha mẹ nghèo mà phải đi ăn xin hoặc thiếu dinh dưỡng vì không có tiền mua sữa. Thiếu dinh dưỡng là do không biết nuôi con, y tá free ở đó mà không biết hỏi.

6. Ở nhà muốn gắn solar tiết kiệm điện dùng năng lượng sạch nhà nước tài trợ cho phần lớn số tiền chi, số còn lại cho trả góp -> đủ khả năng thay đổi.

7. Bạn nào nói mình chém gió ở trên cho mình biết, mình kêu anh mekong/laoong/petertruong vào đây xác nhận cho.


Văn Khoa

21-01-2015, 03:27 AM

Hình như bác Văn Khoa làm về điện-nước thì phải. Cho em hỏi nước máy bên Mỹ và Can thấy họ uống trực tiếp từ vòi. Vào nhà hàng, khách sạn là uống thẳng luôn. Ko biết vậy có an toàn ko? Lý thuyết thì họ điểm tra mẫu thử mỗi ngày, nhưng ai biết nguy cơ gì?...

Em còn nợ bác Accord 2000 câu trả lời thỏa đáng. Đối với cơ quan điện nước của Los Angeles, thành phố lớn thứ nhì của Hoa Kỳ, mỗi năm, họ lấy 25,000 mẫu nước để thử phẩm chất qua 240,000 cuộc thử nghiệm để theo dõi 200 độc tố khác nhau. Độc chất ở đây hầu hết là các chất hóa học hữu cơ, một số chất vô cơ (trong đó có kim loại độc). Họ thử để chứng tỏ phẩm chất của nước uống đã hội đủ những điều kiện bảo vệ sức khỏe của chính phủ liên bang hoặc tiểu bang. Sau đây là hai họa đồ cách lọc nước để đạt được tiêu chuẩn nước uống.

Họa đồ thứ nhất là cách lọc nước suối, sông, ao, hồ (tiếng Mỹ là Surface Water). https://farm8.staticflickr.com/7471/16141860189_8750302b4d_b.jpg[/url]

Họa đồ sau là cách lọc nước ngầm (Groundwater) đã bị ô nhiễm, đa số là chất hữu cơ bay hơi được, hoặc có thể được tách ra khỏi nước bằng than. https://farm8.staticflickr.com/7517/16302120366_125ca140b1_b.jpg

Có thì giờ em sẽ trở lại để bàn về từng giai đoạn một.


Accord 2000

23-01-2015, 11:40 AM

Thanks bác Vănkhoa. Dạo này cũng ko rảnh để 8 chuyện ở đây. Nhơ hồi Olympus ở Bắc Kinh, TQ chi cũng bộn tiền để đảm bảo nước tại Bắc Kinh uống được ko cần nấu chín. Không biết giờ sao rồi. Em chỉ ngại vấn đề đường ống, từ nguồn thì sạch, nhưng chảy lung tung đi, thì ko biết sao. Nhưng cứ lấy mẫu định kỳ ngẫu nhiên thì chắc sẽ ổn.

Ở Vn thì nước máy ở HN báo đăng nhiễm thạch tín, nghe giật mình, chắc lấy nguồn từ giếng khoan.


Văn Khoa

24-01-2015, 03:19 AM

@ Accord 2000: Nói đến những gì Trung Cộng làm khi tổ chức Olympic ở Bắc Kinh thì có nhiều chuyện kể. Trong lĩnh vực ô nhiễm không khí thì người ta cho biết là chính phủ bắt các nhà máy nhiệt điện cắt giảm mức sản xuất để giúp không khí được trong lên trong thời gian thế vận hội. Nhưng các xí nghiệp đều có máy phát điện riêng và họ bật lên trong khi bị cúp điện. Thế là huề, không khí vẫn bẩn như thường.

Nói về hệ thống phân phối nước. Các ống dẫn nước đều có áp xuất cao (không thì làm sao chảy?), có điều cao nhiều hay không. Do đó chất độc không thể đi vào nước từ ống. Chất độc đến từ nguồn nếu không lọc.

Vấn đề chất thạch tín (Arsenic, As) trong nước uống ở những nơi trong đồng bằng sông Hồng là vấn đề được nghiên cứu nhiều. Nguyên do là khai thác quá độ mạch nước sâu đến nỗi mạch nước nông phải chảy xuống để tiếp ứng và mạch nước nông là mạch nước bị nhiễm As. Và sự ô nhiễm này có thể đến từ các chất hóa học có chứa As được thải ra trên mặt đất rồi thấm xuống, hoặc nguồn As thiên nhiên giữa mạch nước nông và mạch nước sâu.

Bên Mỹ cũng vậy. Phần lớn nước uống cho Los Angeles là surface water đến từ sườn phía Đông của rặng núi Sierra Nevada. Hot Creek, nguồn suối lớn chảy qua một quặng As thiên nhiên, do đó nước nguồn có nồng độ As cao. Nhưng kỹ thuật lọc As đã có từ cả trên mấy chục năm nay, cả thế giới đều áp dụng, nhất là Bangladesh. Phương pháp lọc As là lọc vẩn đục bằng floculation, đây là phương pháp rất hiệu nhiệm làm giảm As. As dính vào vẩn đục trong nước, lấy vẩn đục đi tức là làm giảm As. Sau đó, nếu As không giảm nhiều thì dùng chất hóa học ferric chloride để dùng chất sắt lôi As ra, sau đó làm floculation tiếp. Kỹ thuật rất đơn giản nhưng vấn đề là chính phủ có thật tâm lo lắng về sức khỏe, y tế cộng đồng hay không thôi!

Lấy mẫu định kỳ không làm giảm gì hết và không làm sức khỏe dân chúng tăng lên. Thử nghiệm nước, biết là vẫn còn độc, nhưng không có tiêu chuẩn, các cố gắng theo đúng tiêu chuẩn, và hình phạt nếu không đúng tiêu chuẩn thì lấy mẫu nước cũng vô ích.


wnguyen1

28-01-2015, 03:28 AM

@ Vankhoa: Em đang ở Canada đây. Em sang năm 2007, lúc đó chỉ có Alberta là trả co payment thôi nhưng giờ thì free hết òi bác ơi. Đúng như bác nói, bệnh nhẹ nhẹ thì ok chứ bệnh nặng thì tiêu. Free mà nên chở đợi lâu lắm. Mà thực ra có free đâu, đã tính trong tiều thuế òi nên thuế ở Canada cao hơn Mỹ. Xăng dầu ờ Canada cũng cao hơn Mỹ... Hệ thống nhà nước thì quang liêu, nhiều lúc bức xúc lăm bác ạ. Ở VN hơn 20 năm mà thấy ít quang liêu hơn Canada, không biết bên Mỹ như thế nào.


Văn Khoa

29-01-2015, 11:47 AM

@vnguyen1: Chính phủ đánh thuế dân chúng nhiều để trả lại cho dân chúng qua những lợi ích công cộng thì cũng chấp nhận được. Dân số Canada ít và đa số thuần chủng, không phức tạp nên ngân quỹ còn cai quản được, không thất thoát nhiều như bên Mỹ.

Alberta là tiểu bang giàu có nhất Canada vì số lượng dầu thô nằm dưới đất trong những vùng tar sands bao la ở miền Bắc tiểu bang. Bạn ở Alberta thì biết quỹ để dành Heritage Funds cho dân chúng trong tiểu bang có bao nhiêu tỉ đô la. Nhiều lắm! Họ có nhiều tiền đến độ muốn xây đường dẫn dầu Keystone XL từ gần Edmonton, xuôi nam qua sáu tiểu bang của Mỹ để đến tận cảng Port Arthur ở Texas.

Một dự án như thế họ còn làm được mà bạn nói họ quan liêu hơn VN thì tôi rất ngạc nhiên vì tôi đã sống và đi làm ở Alberta trong mấy năm đầu thập niên 1980. Có thể là triệu chứng chủ nghĩa tư bản đang giãy chết, càng ngày càng tệ đi?


PentaxKXX

29-01-2015, 03:37 PM

Bác Văn Khoa đang nói chuyện với ngài Tề Thiên Đại Thánh rồi. Lúc 2.00AM ngài khoe vụ xin thi quốc tịch ở Mỹ. 3.28 AM ngài phán là ngài đang ở Canada. Amen, Mô Phật, lậy Chúa tôi.


wnguyen1

30-01-2015, 11:50 PM

@vnguyen1: Chính phủ đánh thuế dân chúng nhiều để trả lại cho dân chúng qua những lợi ích công cộng thì cũng chấp nhận được. Dân số Canada ít và đa số thuần chủng, không phức tạp nên ngân quỹ còn cai quản được, không thất thoát nhiều như bên Mỹ.

Alberta là tiểu bang giàu có nhất Canada vì số lượng dầu thô nằm dưới đất trong những vùng tar sands bao la ở miền Bắc tiểu bang. Bạn ở Alberta thì biết quỹ để dành Heritage Funds cho dân chúng trong tiểu bang có bao nhiêu tỉ đô la. Nhiều lắm! Họ có nhiều tiền đến độ muốn xây đường dẫn dầu Keystone XL từ gần Edmonton, xuôi nam qua sáu tiểu bang của Mỹ để đến tận cảng Port Arthur ở Texas. Một dự án như thế họ còn làm được mà bạn nói họ quan liêu hơn VN thì tôi rất ngạc nhiên vì tôi đã sống và đi làm ở Alberta trong mấy năm đầu thập niên 1980. Có thể là triệu chứng chủ nghĩa tư bản đang giãy chết, càng ngày càng tệ đi?

Giàu là 1 chuyện..Bảo thủ là 1 chuyện khác. Anh giàu không có nghĩa là anh giỏi hay không quang liêu bảo thủ.. Bác có biết Alberta giàu dầu hỏa nhưng do bảo thủ, không học hỏi cái mới nên luôn đi sau người Mỹ không? Ví dụ như khái thác oil shale..Mà ngoài oil ra còn có gì nữa? Nuôi bò hay trồng rau? Xin thưa với bác là Alberta ngoài dầu ra chẳng có gì để phát triển cả. Hãng xưỡng thì có vài cái nhưng sao so với Mỹ hay Toronto. Những tỉnh khác của Canada cũng vậy như BC thì du lịch, SK thì khai thách potash...ngoài ra thì phụ thêm là nuôi trồng. Còn Toronto thì thất nghiệp quá nhiều

Bác có biết giá dâu đi xuông ảnh hưởng tới Alberta như thế nào không? Vì sao? Vì ỷ lại, không phát triển những ngành kinh tế khác chỉ biết có dầu vàu dầu. Em đang làm trong ngành dầu nên em biết rất nhiêu người đang thấp nghiệp. Cty em là Husky Energy trong tháng 1 này đã cut 50% nhân viên đấy.

Xin nói thêm là giàu là cty người ta làm giàu cho quốc gia chứ Canada goverment có con khỉ gì mà giàu. Những bộ óc giỏi thì đi làm cho cty hết, còn nhà nước thì tuyển người quen thôi. Nghề đi phát thư bên em phải quen mới xin vô được, làm 1 giờ hơn $20. 50 tuổi được retire. Bảo hiềm nhà nước lo hết. Còn đi vô police station xin giấy tờ thì vui lắm. Co 4-5 bàn nhưng chỉ có 2 người làm. Vừa làm vừa ăn vừa nói chuyện với những người kia mà có ai dám có ý kiến. Làm nhà nước thì tàn tàn. Lúc em còn đi học có 1 ông thầy dạy part time (vì thiếu giáo viên nên trường kêu vào dạy 1 khóa). Ông ấy đang làm government mà ra ngoài dạy được là biết rồi. Trình độ thì nói thiết là thua sinh viên (chỉ mới lấy master được 2 tháng).

Nếu bác cứ nói giàu là giỏi, là tốt tất tần tật thì em xin tặng bác 1 câu: Tay mang túi bạc kè kè. Nói bậy nói bạ cũng có người nghe.


wnguyen1

30-01-2015, 11:52 PM

Bác Văn Khoa đang nói chuyện với ngài Tề Thiên Đại Thánh rồi. Lúc 2.00AM ngài khoe vụ xin thi quốc tịch ở Mỹ. 3.28 AM ngài phán là ngài đang ở Canada. Amen, Mô Phật, lậy Chúa tôi.

Con lại bố, bố đọc lại dùm con..Bố chỉ biết viết mà không biết đọc những gì người khác viết. Xem dùm chổ nào tôi nói đang xin quốc tịch Mỹ. Chán nhất những người Việt mà không biết đọc tiếng Việt. Hèn chi tôi đang nói police bên Canada, bố nhảy vào comment sở di trú bên Mỹ. Tôi cũng không hiểu gì. Pó tay...Lần sao nhớ xem kỹ tùng dòng từng chữ người ta viết trước khi comment nhé "bố".


Văn Khoa

31-01-2015, 02:27 PM

Bạn tặng câu vè mà tôi chẳng dám nhận vì không hiểu cách áp dụng của câu đó trong tỉnh Alberta của bạn. Không giỏi thì dù có tiền rừng bạc bể, tài nguyên phong phú thì cũng không giàu một cách bền vững như Alberta của bạn đâu!

Bạn tìm đâu ra trên khắp Bắc Mỹ (trừ Texas) mà thuế mua bán (sale tax) không có và thuế thu nhập cá nhân chỉ 10% không cần biết kiếm được bao nhiêu? Không giàu thì làm sao có thể làm như vậy được?

Đúng là Alberta chỉ có dầu và thịt bò, hai thứ chính mà họ xuất cảng. Nhưng với số lượng dầu lớn thứ ba trên thế giới và dân số chưa đến bốn triệu, họ có nhu cầu phát triển gì? Phát triển thì cũng chỉ để cho kinh tế mạnh thêm nhưng bạn muốn họ phát triển về những phương diện gì? Nhân công ở đâu ra? Tài nguyên gì? Phát triển cũng phải dựa theo cái họ có chứ đâu có thể hô khẩu hiệu trống không được?

Kinh tế có lúc thịnh lúc suy. Kỹ thuật khai thác và lọc dầu quá tân tiến, chỗ ngóc ngách nào xâu dưới đất cũng bơm lên được, sản xuất quá nhiều nhưng tiêu thụ càng ngày càng ít đi thì sẽ đi đến tình trạng cầu ít hơn cung và giá phải rẻ đi. Để tồn tại thì phải sản xuất ít đi và giảm nhân viên. Giá xăng rẻ ảnh hưởng đến khắp nơi trên thế giới chứ riêng gì Alberta. Nhưng điểm tôi muốn nói là Alberta rất giàu và là một province giàu nhất Canada.

Có điểm bạn nói đúng là bên Canada khi đi xin việc cũng phải quen biết nhiều và việc thì ít, không như bên Mỹ. Nhưng sao bạn lại chọn Canada và bây giờ có vẻ không hài lòng thay vì nên biết ơn cái xứ sở đã cưu mang mình!


wnguyen1

01-02-2015, 10:12 AM

Bạn tặng câu vè mà tôi chẳng dám nhận vì không hiểu cách áp dụng của câu đó trong tỉnh Alberta của bạn. Không giỏi thì dù có tiền rừng bạc bể, tài nguyên phong phú thì cũng không giàu một cách bền vững như Alberta của bạn đâu!

Bạn tìm đâu ra trên khắp Bắc Mỹ (trừ Texas) mà thuế mua bán (sale tax) không có và thuế thu nhập cá nhân chỉ 10% không cần biết kiếm được bao nhiêu? Không giàu thì làm sao có thể làm như vậy được?

Đúng là Alberta chỉ có dầu và thịt bò, hai thứ chính mà họ xuất cảng. Nhưng với số lượng dầu lớn thứ ba trên thế giới và dân số chưa đến bốn triệu, họ có nhu cầu phát triển gì? Phát triển thì cũng chỉ để cho kinh tế mạnh thêm nhưng bạn muốn họ phát triển về những phương diện gì? Nhân công ở đâu ra? Tài nguyên gì? Phát triển cũng phải dựa theo cái họ có chứ đâu có thể hô khẩu hiệu trống không được?

Kinh tế có lúc thịnh lúc suy. Kỹ thuật khai thác và lọc dầu quá tân tiến, chỗ ngóc ngách nào xâu dưới đất cũng bơm lên được, sản xuất quá nhiều nhưng tiêu thụ càng ngày càng ít đi thì sẽ đi đến tình trạng cầu ít hơn cung và giá phải rẻ đi. Để tồn tại thì phải sản xuất ít đi và giảm nhân viên. Giá xăng rẻ ảnh hưởng đến khắp nơi trên thế giới chứ riêng gì Alberta. Nhưng điểm tôi muốn nói là Alberta rất giàu và là một province giàu nhất Canada.

Có điểm bạn nói đúng là bên Canada khi đi xin việc cũng phải quen biết nhiều và việc thì ít, không như bên Mỹ. Nhưng sao bạn lại chọn Canada và bây giờ có vẻ không hài lòng thay vì nên biết ơn cái xứ sở đã cưu mang mình!

Sao bác biết Alberta giàu vững bền? Cách đây vài chục năm thì người ta cũng nghĩ Toronto là thành phố giàu nhất Canada vậy mà bác xem lại đi.

Ai nói bác sale tax ở Alberta = 0% và income tax là 10%. Bác không biết hay là PR dùm Alberta nhỉ? Bác nên tìm hiểu lại thông tinh trước khi viết bài, như vậy mới dẫn chứng chính xác cho người xem.

Bác có biết hồ sơ dân xin định cư Canada/Alberta chat đống không chứ ở đó mà thiếu lao động. Phải nói là không có công việc làm nên chính phủ thắt chặt nhập cư nên hồ sơ chất thành núi kia kia bác. Ngày xưa dân Ấn Độ, Philip...đi hợp tác lao động xin ở lại..Bây giờ rất khó.

Bác có thấy bao nhiêu cty lớn trên thế giới hay phát minh của Canada không? Không phải người Canada không giỏi mà là chính phủ bảo thủ, ăn hối lộ, chi tiêu không chính đáng nên không đủ tiền tài trợ nên bị Mỹ hốt hết nhân tài. Bác nên tìm hiểu thêm nhé.

Bác thấy giá dầu xuống thì Mỹ, Việt Nam hay Trung Quốc bị ảnh hưởng gì nhiều? Trong khi Nga, Iran và Alberta thì sao? Em đồng ý 2 tay với bác là Alberta là giàu nhất Canada trong hiện tại. Nhưng lúc làm ra tiền thì nên phát triển thêm để 1 ngày không còn dầu thì sao sống? Bác xem mấy anh Arap Saudi kìa, người ta đầu tư nhiều lĩnh vực, gởi công dân ra nước ngoài học. Alberta đã làm được điều đó chưa? Nhiều người bạn học master, PHD ra trường thất nghiệp kìa. Lần đầu em nghe 1 người nói nhu cầu năng lượng ngày càng giảm..Pó tay. Sao bác biết kỷ thuật khai thác dầu tiên tiến? Trà đá đón mò hả bác? Em nói cho bác biết luôn, kỹ thuật hiện tại chỉ khai thách 60-80% trữ lượng thôi. Còn 20-40% là không thể khai thác được nên người ta cứ research nhiều phương thức để khái thách triệt để hơn như CO2 injection, thermal... Mà em dám nói với bác giá dầu giảm không phải nhu cầu giảm, còn tại sao thì mời bác google nhé. Nếu nói như nếu phương pháp hiện tại tiên tiến quá nên Alberta không cân "ngâm cú " phương pháp mới vậy những gì Mỹ làm chẳng khác nào là thừa? Mời bác google vấn đề oil shale của Mỹ nhé.

Trong bài post trước thì bác nói về vấn đề Alberta xây đường ống đi từ Edmonton xuống Mỹ. Thật ra nó đã có lâu rồi, đi từ Alberta đi qua Toronto rồi qua New York rồi kết nối với hệ thống pipeline của Mỹ. Đường ống này dài nhất bắc Mỹ. Đó là hệ thống cũ. Còn dự án mới là hợp tác của Enbridge và Suncor nhưng đã cancel từ lâu rồi bác ạ, đang xây nữa vời, khi nào có kinh phí xây tiếp. Mà dự án này chẳng liên quang gì tới chỉnh phủ Alberta.

Nói như vậy không có nghĩa là em ca tụng Mỹ rồi hạ thấp Canada. Em không có gì để mang ơn Canada vì nó không cưu mang em vì em không phải dân vượt biên hay tị nạn chính trị. Em qua đây đi làm, đóng thuế góp phần xây dựng đất nước Canada thì em có quyền nói lên ý kiến những cái em không hài lòng. Ngay cả Mỹ, người ta cũng cần có 2 đãng đối lập để chỉ ra những cái sai của nhau, góp ý nhau để đất nước phát triển. Chứ không phải ngồi đó rồi tự nâng bi: Tôi giàu, tôi có tiền thì không muốn nghe ai nói, không muốn thay đổi. Em thấy rất nhiều người Việt sống ở Mỹ hay Canada hay...nói chung là nước ngoài, ai mà có ý kiến không hay về đất nước họ thì bị cho là tiêu cực, bi quang hay là không thích cứ về VN mà sống....Ngay cả những đồng nghiệp người Canada của em thì họ vẫn chưởi chính phụ của họ stupid như thường không có "nâng bi" đâu. Có thể những người nhập cư mang tâm lý cưu mang nên cái gì bên đây cũng đúng và đẹp. Em thì thấy có gì nói đó, có sao nói vậy. Đây là xứ tự do, không phải VN đâu mà sợ bị bắt bớ.


Accord 2000

01-02-2015, 11:02 AM

Đi tìm sạn thì ở toàn thế giới này: đầy sạn. Nói chút thôi, xứ Mỹ ai cũng khen, nhưng hãy đọc bài của bác Chuồn Chuồn thì thấy Mỹ chả bằng góc của VN. Giờ bác ấy bận hay sao nên ít up bài. Đọc bài bác ấy xong, dân Mỹ còn muốn từ bỏ quốc tịch, nói gì dân xứ khác.

Giờ nói cụ thể từng vấn đề, zoom gọn lại thì theo bạn wnguyen1 Alberta có gì tốt, có gì xấu? Những vụ việc như hối lộ này nọ, bạn ví dụ cụ thể được ko? Ví dụ VN công bố thất thoát ở xây dựng cơ bản là 30-40%. Nghĩa là 1 công trình 1 tỷ thì họ chỉ còn 600-700tr để làm. 300-400tr để bôi trơn hoặc thất thoát. Ở Canada hay Mỹ, vẫn có thể xảy ra những vụ hối lộ để đấu thầu...nhưng nó ko đến nổi tràn lan và ảnh hưởng tới XH 1 cách hệ thống.

Mình thì thấy AB nó cũng đầu tư cho các mục tiêu dài hạn nhiều đó chứ. Ví dụ xem bài báo này http://albertaventure.com/2012/11/where-is-alberta-innovates-today-and-where-is-it-trying-to-take-the-province-tomorrow/ http://www.albertatechfutures.ca/

Nói chung là bạn được ăn học ở xứ tiên tiến thì cái nhìn phải rộng, bao quát. Chứ bạn khoe rằng bạn bè bạn chê Cp thì có gì hay. Hãy nhìn rộng ra, hãy đặt câu hỏi: 1 CP stupid làm sao leo lên nhóm G7. Tại sao nước khác như Sin, Đài Loan, Hàn Quốc thoát nghèo mà VN hay Ấn, Phi ko thể? Liệu những nước nghèo khác có stupid hay ko? Đã là Xh thì bao giờ cũng có vấn đề xung đột. Nhà bạn chỉ cần 2 anh em thi đã ko đồng thuận 100% mọi thứ, nhà 5 anh em thì đã lộn xộn. Nhà 30tr hay 300tr anh em thì vác súng bắn nhau phải xảy ra. Lúc đó phải xem bản chất vấn đề ra sao. Cần sự tỉnh táo của mình, cần kiến thức của mình.

Các nước mà leo lên vị trí tiên tiến, phát triển, họ đều có nội lực cả. Mình chưa đủ kiến thức để hiểu ra vấn đề thôi. Trong này có bác nikon2006 chuyên về luật. Bạn mà theo dõi thì sẽ thấy cách làm luật tiến bộ và chưa tiến bộ nó ra sao. Lịch sử ngành luật của nó rất dài và thay đổi rất nhiều để được hôm nay. Nhưng người chưa hiểu hết, sẽ chê tụi Tây nó rườm rà, nhiêu khê...chưa kể còn nói nó bất công nửa. Chẳng qua họ chưa nhìn rõ mà thôi. Nói ra rất dài và tốn công sức, với lại mình chỉ cưỡi ngựa xem hoa nên chưa đủ sức đào bới vào, có điều nó rất hay để tìm hiểu.


Văn Khoa

01-02-2015, 02:19 PM

@wnguyen1: Sau đây là một vài câu trả lời ngắn cho bạn:

1. Sales Tax: Cho đến hôm nay, Alberta vẫn không có provincial sales tax, nhưng có thể sắp có. Bài báo viết ở đây (http://www.edmontonexaminer.com/2015/01/14/no-shame-in-alberta-adopting-a-sales-tax) và tôi trích lại lời mở đầu của mẩu tin "Albertans take great pride in the fact theirs is the only provincial jurisdiction in Canada without a provincial sales tax. But that status may change, and soon". Nhưng Alberta vẫn có 5% federal sales tax.

2. Income tax: Đây là trang web của Sở Thuế Canada (http://www.cra-arc.gc.ca/tx/ndvdls/fq/txrts-eng.html) (Canada Revenue Agency). Bạn scroll xuống dưới sẽ thấy dòng Alberta: 10% of taxable income.

3. Cách đây trên 30 năm, khi tôi còn ở đó thì Alberta giàu nhất Canada và bây giờ thì "Em đồng ý 2 tay với bác là Alberta là giàu nhất Canada trong hiện tại". Thế này thì không giàu bền vững thì giàu theo kiểu gì?

4. Ngoài CO2 injection, steam injection, bạn hãy tìm hiểu về fracking và lateral drilling, tất cả đều là phương pháp khai thác mới cả. Mới không có nghĩa là tuần trước, tháng trước, hoặc năm trước. Dĩ nhiên chẳng ai đi khai thác hết tài nguyên mình có.

5. Biểu đồ sau cho thấy mức tiêu thụ dầu trong nước Mỹ giảm dần từ khoảng năm 2005. Lấy từ US Energy Information Administration (http://www.eia.gov/countries/country-data.cfm?fips=US

pet)

https://farm9.staticflickr.com/8626/16416118115_d3b3849c70_z.jpg

6. Keystone XL chưa xây vì còn trong cuộc tranh luận trong Quốc Hội Hoa Kỳ và đi ngược lại Clean Power Plan của Obama. Dự án này sẽ khó được thành hình nếu đảng Dân Chủ Mỹ còn cầm quyền.

7. Đã được một quốc gia nào đó nhận cho vào đi học, sinh sống với bất cứ lý do gì thì cũng phải tỏ lòng biết ơn chứ đừng có "nó" tùm lum, hoặc "bọn ngu". Hãy tưởng tượng bạn còn ở VN nếu Canada không nhận, bạn đang làm gì?

Có lẽ tôi không cò cưa với bạn nữa vì lời lẽ không lịch sự.


wnguyen1

02-02-2015, 04:25 AM

@Vankhoa: 1. Sale tax = 5% là GST. Em đồng ý là PST và HST là 0%. 2. 10% là năm 2015 và là thuế tỉnh thôi, còn thuế quốc gia nữa á bác. Năm 2014, thuế tỉnh chưa tới 10% đâu bác ạ. Link đây bác xem dùm em. Bác nói không rõ sẽ khiến nhiều người lầm là người Alberta chỉ đóng 10% thuế. https://simpletax.ca/calculator . Tổng cộng thuế là hơn số 10% rất nhiều. Cộng tiền EI và CPP nữa. 3. Bác có hiểu không? Alberta giàu là nhờ có tài nguyên dầu hỏa chứ họ chả có phát triển gì. Cứ đào lên rồi bán. Nếu tỉnh khác mà có trử lượng như vậy thì cũng giàu thôi không riêng gì Alberta. Bác có nghĩ tại sao SK, WN nó không giàu bằng Alberta? Tại sao Toronto không giàu bằng Alberta mà nhiều người vẫn đến đó định cư và Toronto là trung tâm tài chính, công nghiệp của Canada mà không phải là Edmonton hay Calgary. Đại học Alberta có mấy trường lọt và bản xếp hạng của thế giới? Rank còn thua đại học Sing và China hay Korea. Nguyên nhân? Tiền chi vào những thứ tào lao như trả lương cao cho những nghề như xếp thư ($18/hr), đưa thư (>$20/hr), lái xe bus (>$20/hr). Bác có biết lương của master giáo viên ESL của UofA còn thua ông lái xe bus không (cái này là do ông thầy esl của em hồi xưa nói). Bù lổ cho tập đoàn Air Canada mà đáng lẻ nên đóng cửa để cơ hội cho những cty khác phát triển. Bác có bao giờ đi AC chưa? Nói chung là có tiền mà không biết cách dùng. Fund cho công tác nghiên cứu thì cắt trong khi bỏ vào những chổ không đáng. Do đó, những người học master hay pdh bên Canada thì người bản xứ ít hơn người nhập cư. Vì sao? Dân bản xứ dễ tìm việc hơn sau khi tốt nghiệp. Mà làm cho cty thì tiền nhiều gấp mấy lần tiền fund. Ví dụ: em quen 1 anh Viet Nam có 2 bằng PHD đang công tác vai trò làm nghiên cứu cho UofA, thu nhập 1 năm là $50,000 mà bác biết anh ấy bỏ công sức học trên 10 năm sau khi tốt nghiệp mới được vậy. Trong khi cty em trả lương cho EIT (sinh viên mới tốt nghiệp, Engineer in Training) $50/hr, tính ra gần $90,000/năm. Bác có thể google xem lương của prof của đại học ở Canada xem chừng $100,000/năm. Nói túm lại, vì Alberta/Canada chi tiêu không thõa đáng. Cái này chính là cái làm Canada thua Mỹ và thua những quốc gia khác. Nếu cứ cấm đầu vào khai thác dầu thì 1 ngày nào đó sẽ đói. Bác có thấy có bao nhiêu sản phẩm "Made in Canada" ngoài bò,oil, maple sugar...mấy cái này bán được bao nhiêu trừ dầu. Mà ngay tại Mỹ hay chính quyền Obama cũng muống giải quyết vấn đề nhiều hãng như GM...di dời nhà máy qua China cho nên Detroit ở Mỹ không còn gì. Nếu bác xem lại tài liệu năm 2008, lúc Obama bàn luận về những gói cứu trợ cho mấy hãng xe hơi, ông ấy kêu phải cắt bớt sản xuất ở China để tạo công ăn việc làm cho người Mỹ nhưng rốt cuộc không thành. 4. Phần này bác nói lang mang, bác không hiểu em nói. Để em giải thích kỹ tí cho bác hiểu. 1 cái mỏ dầu có trữ lượng là 1,000 thùng. Với phương pháp hiện tại thì người ta chỉ rút tối đa là 600 - 800 thùng. Còn lại 200 - 400 thùng trong lòng đất không rút được. Giống như dầu ăn dính trên dĩa, nếu bác có lau hay rữa bằng nước thì dầu vẫn còn bám trên bề mặt vậy. Cho nên người ta research những phương pháp mới để khai thách triệt để hơn như khai thách 90% trữ lượng trong cái mỏ đó. Còn khai thác dầu đá phiến hay oil shale. Đá phiến thì thành phần rỗng (porosity) thấp nên không kinh tế khi khai thách. Nhưng số lượng nhiều. Người Mỹ đi tiên phong vì chính phủ Mỹ bỏ tiền cho research (cái này người Mỹ là thầy Canada), tìm ra phương pháp fracking đá phiến để khai thác. Bác có đặt câu hỏi tại sao Alberta là thủ phủ dầu khí, trữ lượng đá phiến nhiều mà sao không tìm ra phương pháp này mà là người Mỹ? Những phương pháp ở trên bác nêu thì ở Canada đều đang sử dụng nhưng toàn mua của Mỹ hay thông qua cty của Mỹ trừ kỹ thuật khai thác oil sand. 5. Bác dẫn chứng số liệu mà bác có phân tích số liệu không? Bác có biết tại sao nó drop không? Lý do là vì thời gian đó là lúc ở Mỹ bị khủng hoãn kinh tế nên người ta bớt chi tiêu. Nếu phân tích sâu hơn bác thấy tốc độ tăng thì từ từ, nhưng sharp dropping có nghĩa là 1 sự kiện bất thường chứ không liên quang nhu cầu đâu. Nhưng tính chung là nó vẫn tăng. 1 điều nữa là bác không thể dùng Mỹ để đại diện toàn thế giới được. Bên dưới em để link cho bác xem. Nhu cầu năng lượng của thế giới vẫn tăng đều đều. http://www.indexmundi.com/energy.aspx 6. Em dám nói với bác là dự án này không bao giờ thành vì Mỹ đã tự chủ nguồn dầu khí bằng khai thách oil shale. Mỹ sẽ xuất khẩu dầu và Alberta sẽ thãm đấy. À quên, bác có biết là Husky Energy ông chủ lớn là người HK, Petrocanada bị China mua hơn 80% trong năm 2008- 2009...mà còn 1 cty dầu lớn của Canada(em không nhớ tên) bị China mua đứt mà thủ tướng Canada phải trả lời trước báo chí là : phải tử bỏ lợi ích chính trị để lấy lợi ích kinh tế (nguồn: RFI). Nếu thật sự giỏi thì chuyện này không xảy ra. 7. Thưa bác, như em đa nói, em qua đây vẫn đi làm kiếm sống không xe tay xin tiền chính phủ. Em không có cảm giác được cưu mang vì em không đi vượt biên hay tị nạn chính trị. Nếu Canada không nhận em, em vẫn đi học và đi làm ở VN như thường. Bác cũng đừng lấy đồng lương ra so sánh vì vật giá mỗi quốc gia mỗi khác. Ở đâu cũng có người giàu người nghèo. Nếu em dùng từ "nó" bác kêu là em không tôn trọng Canada vậy nếu tiếng anh thì cứ it ..he..she...có kể người lớn hay nhỏ..Có thể em nói english quen miệng nên nhiều khi dùng từ nó để đại diện cho cái gì đó chung chung. "Bọn ngu" thì em bị ảnh hưởng người bản xứ. Cứ nghe người ta nói stupid riết rồi ám. Em sẽ tránh sử dụng những từ này.

Em nói những điều này không có nghĩa là em khen VN/Mỹ rồi hạ thấp Canada mà là góp ý để xã hội tiến bộ. Nếu bác nói Canada không nhận em thì em ở VN sẽ làm gì? Em xin thưa với bác là gia đình vợ em ở VN kêu tui em về bển coi sóc chuyện kinh doanh. Ba Má vợ sẽ mua nhà, góp vốn để tui em mở rộng kinh doanh với số vốn dù em có đi làm kỹ sư 15 năm nửa cũng không có mà em còn không về. Ba Má vợ em mấy mươi năm trước cũng tính định cư Mỹ vì có vở em có cậu ruột bên Mỹ nhưng "xui" là Mỹ từ chối. Em nghĩ lại nếu Ba Má vợ đi Mỹ liệu có được như ngày hôm này không? Cho nên em hy vọng bác đừng nghĩ là không đi Mỹ/Canada sẽ không thành cộng. Bác có biết bác Bow Trinh hay James Duong không? Cũng từ Mỹ về VN làm thôi mà người ta có chết đâu bác nhĩ? :)


Văn Khoa

01-03-2015, 01:56 PM

Kiếp da vàng.

Nếu tôi không lầm thì lúc này là thời điểm các học sinh lớp 11 trung học đang học thi SAT để chuẩn bị đơn xin vào ĐH vào mùa Thu 2016. Cuối tuần trước, báo LATimes có đăng một bài ngắn về sức ép trên các học sinh da vàng. Bài báo nói về hai điểm thú vị.

Thứ nhất, theo một khảo cứu của ĐH Princeton, học sinh da đen được cộng thêm 230 điểm vào điểm SAT, học sinh gốc Nam Mỹ (Mễ) được them 185 điểm. Và học sinh da vàng? Họ bị "phạt" 50 điểm! Làm học sinh da vàng ở Mỹ và muốn vào những trường giỏi cũng bị thiệt thòi.

Còn trong giới học sinh da vàng? Đây là điểm thú vị thứ hai. Bài báo nói rằng đứa học sinh giỏi nào cũng chơi tennis, hoặc đá banh, và biết chơi một nhạc cụ nào đó, nhất là piano. Đứa nào cũng đi làm thiện nguyên viên. Và buồn cười là đứa nào cũng viết essay về cuộc hành trình khó khăn của bố mẹ trên đường đến nước Hoa Kỳ. Đứa nào cũng giỏi như nhau, thế thì các trường lựa đứa nào?

Làm học sinh da vàng ở Mỹ không dễ!

Trong khi đó, cũng theo báo LATimes trong một bài cũ, ban điều hành chương trình khảo sát SAT có ý định cải tổ chương trình bắt đầu vào năm 2016. Họ muốn cho thêm các câu hỏi về nền móng tự do, dân chủ, và nhân phẩm từ ngày Hoa Kỳ lập quốc. Ngay lập tức các đỉnh cao trí tuệ bên Trung Cộng la toáng lên là không được! Lý do chỉ là mỗi năm có trên khoảng 250 ngàn học sinh Trung Cộng sang Hoa Kỳ học và ĐCS sợ là cải tổ SAT như vậy sẽ làm lung lay các nền móng đạo đức, ý thức hệ Cộng sản, tư tưởng Mác, Lê Nin, và Mao vì các học sinh phải học về tự do, dân chủ, nhân phẩm của Hoa Kỳ khi luyện thi SAT (Trung Cộng vẫn cấm thi SAT trong nước, học sinh phải sang Hồng Kông thi).

Trong 250 ngàn học sinh này đều có các cậu ấm, cô chiêu của các đầy tớ nhân dân Trung Cộng. Các học giả tân tiến trong Trung Cộng thì lại bênh SAT. Họ nói rằng muốn giữ học sinh lại thì chỉ có cách cải tổ giáo dục và chính trị trong nước vì thời buổi này có ai quan tâm về ý thức hệ Cộng Sản nữa.

Hôm nay rảnh lục lại ảnh cũ xem. Những ảnh sau chụp cách đây 4 năm các hậu duệ đón các cụ cựu sinh viên về họp mặt hàng năm.

https://farm9.staticflickr.com/8515/8349598095_8ec25f56c4_c.jpg

https://farm9.staticflickr.com/8077/8349598959_0b52296410_c.jpg

https://farm9.staticflickr.com/8053/8349599913_ca65a03bce_c.jpg


Accord 2000

02-03-2015, 11:03 AM

Ảnh đẹp bác VK :D Người Việt mình đa số chú trọng giáo dục, nên gặp môi tường như Mỹ thì rất tốt cho tụi nhỏ. một bên ngày càng đi lên, 1 bên ngày càng đi xuống, ngẫm cũng buồn.


wnguyen1

03-03-2015, 12:23 AM

Kiếp da vàng.

Nếu tôi không lầm thì lúc này là thời điểm các học sinh lớp 11 trung học đang học thi SAT để chuẩn bị đơn xin vào ĐH vào mùa Thu 2016. Cuối tuần trước, báo LATimes có đăng một bài ngắn về sức ép trên các học sinh da vàng. Bài báo nói về hai điểm thú vị.

Thứ nhất, theo một khảo cứu của ĐH Princeton, học sinh da đen được cộng thêm 230 điểm vào điểm SAT, học sinh gốc Nam Mỹ (Mễ) được them 185 điểm. Và học sinh da vàng? Họ bị "phạt" 50 điểm! Làm học sinh da vàng ở Mỹ và muốn vào những trường giỏi cũng bị thiệt thòi.

Còn trong giới học sinh da vàng? Đây là điểm thú vị thứ hai. Bài báo nói rằng đứa học sinh giỏi nào cũng chơi tennis, hoặc đá banh, và biết chơi một nhạc cụ nào đó, nhất là piano. Đứa nào cũng đi làm thiện nguyên viên. Và buồn cười là đứa nào cũng viết essay về cuộc hành trình khó khăn của bố mẹ trên đường đến nước Hoa Kỳ. Đứa nào cũng giỏi như nhau, thế thì các trường lựa đứa nào?

Làm học sinh da vàng ở Mỹ không dễ!

Trong khi đó, cũng theo báo LATimes trong một bài cũ, ban điều hành chương trình khảo sát SAT có ý định cải tổ chương trình bắt đầu vào năm 2016. Họ muốn cho thêm các câu hỏi về nền móng tự do, dân chủ, và nhân phẩm từ ngày Hoa Kỳ lập quốc. Ngay lập tức các đỉnh cao trí tuệ bên Trung Cộng la toáng lên là không được! Lý do chỉ là mỗi năm có trên khoảng 250 ngàn học sinh Trung Cộng sang Hoa Kỳ học và ĐCS sợ là cải tổ SAT như vậy sẽ làm lung lay các nền móng đạo đức, ý thức hệ Cộng sản, tư tưởng Mác, Lê Nin, và Mao vì các học sinh phải học về tự do, dân chủ, nhân phẩm của Hoa Kỳ khi luyện thi SAT (Trung Cộng vẫn cấm thi SAT trong nước, học sinh phải sang Hồng Kông thi).

Trong 250 ngàn học sinh này đều có các cậu ấm, cô chiêu của các đầy tớ nhân dân Trung Cộng. Các học giả tân tiến trong Trung Cộng thì lại bênh SAT. Họ nói rằng muốn giữ học sinh lại thì chỉ có cách cải tổ giáo dục và chính trị trong nước vì thời buổi này có ai quan tâm về ý thức hệ Cộng Sản nữa.

Hôm nay rảnh lục lại ảnh cũ xem. Những ảnh sau chụp cách đây 4 năm các hậu duệ đón các cụ cựu sinh viên về họp mặt hàng năm.

https://farm9.staticflickr.com/8515/8349598095_8ec25f56c4_c.jpg

https://farm9.staticflickr.com/8077/8349598959_0b52296410_c.jpg

https://farm9.staticflickr.com/8053/8349599913_ca65a03bce_c.jpg

Trước tiên em cảm ơn bác VK cung cấp thêm thông tinh bên Mỹ, em thì mù tịch những thông tin này.

Bác cho em hỏi tại sao trừ 50 điểm của học sinh châu Á? Rất không công bình cho các em hay thế hệ người châu Á ở Mỹ trong khi người châu Á góp phần không nhỏ trong nền kinh tế, khoa học của Mỹ. Giống như apply đại học ở Canada, những môn toán, lý...bên VN học cao hơn bên highschool bên đây nhiều nhưng khi apply vào là bị đánh xuống. Lúc em apply vào ĐH Alberta, toán ở VN em được 98% mà nó đánh xuống còn 88%. Em phán đối quá trời, kêu người gởi sách toán 12 ở VN chỉ cho nó xem nhưng cũng chẳng làm gì được. Rồi kêu em đi thi bài test upgrading. Advisor thì kêu là kiến thức toán em quá cao, trên mức highschool (đạt 100%) nhưng vì thủ tục nên khuyên em phải đi học lại để có điểm mà apply. Nhớ lại vẫn tức cười.

Tại sao Mỹ thêm vào vấn đề tự do dân chủa của Mỹ mà Trung Quốc lại phản đối. Nó chả liên quang gì tới Trung Quốc cả trừ khi Mỹ add thêm vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Bác có thể cho em xin nguồn được không?

Hình bác add có nghĩa gì vậy? Em không hiều cho lắm. Bác có thể giải thích thêm không?

@Accord 2000: em thấy bác nói có phần đúng. XH VN mình văn hóa, đạo đức, cách ứng xử ngày càng đi xuống. Em không bàn về tiền bạc hay jobs làm vì đây là tình hình chung của thế giới. Nhưng cách con người suy nghĩ thật không chấp nhận được. Trên FB, nhiều cô gái chụp hình khỏa thân (nói trắng ra thì ai cũng biết làm những nghề gì rồi), vậy mà rất nhiều người "Like"..riết rồi dần dần trở thành cái mode, cái bệnh lậy truyền trong xã hội. Làm nghề đó, tập thể dục cho đẹp để nude, để được like mạnh...Vì vậy mà hãng hàng không Vietjet air mới tung ra 1 vài hình quãng cáo vô cùng phản cãm. Đã vậy còn chưởi đời này nọ như mình là vĩ nhân của xã hội. Hay 1 cô cập kè 1 lúc với 2-3 anh để có người nuôi là chuyện thường ở VN trong khi là chuyện ít gặp với người Tây (theo kinh nghiệm của em). Nói như vậy không có nghĩa là xã hội ở Mỹ đi lên. Nó cũng đi xuống nhưng chậm hơn thôi. Em từng tiếp xúc với nhiều người Tây trên 40 tuổi. Họ kêu thời của họ đi học rất đàng hoàng, không make up, không văn tục. Cha mẹ dạy con vẫn có thể đánh con...nói chung tương tự như người VN mình vậy. Nhưng thời nay con của họ thì học cấp 2 thôi đã ăn diện, dạy không nghe lời, văn tục với cả cha mẹ, không làm chuyện nhà. Nhưng nói chung em vẫn thấy môi trường ăn học, vui chơi bên đây tốt hơn VN nhiều. Ở VN học ngày càng nhiều. Thời của em thì giáo dục em thấy là vừa đủ. Nếu bây giờ em mà ngồi lại ghế cấp 3 chắc nổ nảo vì nhiều thứ để học quá. Học nhiều là tốt nhưng với tinh thần học để có kiến thức chứ không phải học để cạnh tranh lấy điểm số. Như vậy sẽ dẫn đến tiêu cực mà trước hết là "đút tay" cho giáo viên. Điển hình là lúc em học cấp 3, môn văn học của em chỉ đạt 50-60% thôi nhưng tới bây giờ thì em vẫn nhớ 1 số bài văn, thơ...trong khi có nhiều người từng thi học sinh giỏi văn mà 1 câu thơ không nhớ nửa. Em có 1 đứa cháu ở vùng sâu vùng xa mà học môn tin học lớp 8 (excel), chuyên sâu đến mức em đi làm rồi mà còn chưa dùng đến. Nhớ đến mà vãi.


Văn Khoa

03-03-2015, 03:40 AM

@Wnguyen1: Cám ơn bạn đã đọc. Ai bảo dân Á Đông giỏi làm gì? Ráng chịu! hehe! Nói đùa chứ vì các ĐH nghĩ là HS Á Đông có nhiều "điều kiện" để lấy điểm cao hơn là các HS thiểu số khác nên họ tạo ra một "mechanism" (thêm/bớt điểm) để có "same level of playing field" cho công bằng với các HS thiểu số. Đa số các phụ huynh Á Đông cực lực phản đối, nhưng không làm được gì. Tôi sẽ nói tiếp về phưông diện này ở các bài sau. Been there, done that!

Đây là vấn đề kỳ thị ngược mà học sinh Á Đông và da trắng thường gặp phải khi xin học ĐH. Và vấn đề này đã bị thưa lên tận Tối Cao Pháp Viện. TCPV đã phán quyết kỳ thị chủng tộc là sai khi các ĐH địng một con số nào đó, tỷ dụ như 10% dành cho HS có chủng tộc X, 15% dành cho HS có chủng tộc Y,... Nhưng TCPV cũng phán là "chính sách" nâng đỡ học sinh thiểu số không vi hiến. Đây là lĩnh vực tranh cãi: đặt quota thì sai nhưng có chính sách thì được. Đâu là ranh giới? Thường thường các ĐH đều thắng vì quyền thâu nhận trong tay họ.

Theo nghiên cứu của Princeton (cũ rồi) HS Á Châu bị trừ vì họ trội hơn cả tất cả mọi giống dân khác về academic performance. Nhưng đố ai mà tìm được bằng chứng rõ ràng! Các ĐH rất khôn trong vấn đề này và họ cứ dựa vào "Chính sách của chúng tôi là nâng đỡ" và không để lại dấu vết kỳ thị.

Tôi có ngụ ý khi post những ảnh đó: reo rắc ý tưởng cho các bậc phụ huynh (ngay cả ở VN) là hãy cố gắng cho con cái vào trường tốt. Nhận xét của tôi là có quá ít HS VN trong các trường tốt. Trong các top ĐH trong nước Mỹ, đại đa số là HS Tàu đến từ Mã Lai, Hồng Kông, Tàu, Đài Loan, Singapore,... We are losing ground, big time! Where are we?

Chuyện các ông TQ phản đối Mỹ thêm câu hỏi trong SAT về sử Mỹ là một chuyện rất thối! Thứ nhất, SAT là kỳ thi sát hạch cho HS Mỹ, đây là chuyện riêng của Mỹ. Ai khiến các HS TQ thi SAT để sang học ở Mỹ? Thứ nhì, tự Do, dân chủ, và nhân phẩm nó đi ngược lại với chủ nghĩa CS và ba cái tư tưởng dối trá Mác Lê và Mao. Bạn phải hiểu tại sao TQ sợ chớ? hehe! Hiện giờ chỉ còn 3 quốc gia theo chủ nghĩa CS thôi là biết rồi!

Tối nay tôi sẽ cung cấp cho bạn nguồn của hai bài viết trong LA Times.


Văn Khoa

03-03-2015, 08:58 AM

@wnguyen1: Links cho hai bài báo:

For Asian Americans, a changing landscape on college admissions (http://www.latimes.com/local/california/la-me-adv-asian-race-tutoring-20150222-story.html

page=1) (ngày in 21/2/2015)

China complains SAT may impose American values on its best students (http://www.latimes.com/world/asia/la-fg-sat-exam-american-values-chinese-students-20140829-story.html) (30/8/2014)