Quy trình xử lý khi bị phơi nhiễm

QUY TRÌNH XỬ LÝ KHI BỊ KIM ĐÂM

HAY TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN

   Bước 1:Để cho vết thương tự chảy máu,không ấn,nặn hay hút chỗ bị thương

   Bước 2:Rửa vết thương băng xà phòng và nước sạch trong vòng 15 phút

   Bước 3:Báo cho người giám sát và đưa người bị thương tới bác sỹ đế xử lý tiếp

   Bước 4:Tiến hành báo cáo tổn thương (Phụ lục 05)

   Bước 5:Xác định người bệnh nguồn.Đảm bảo rằng máu của người bệnh(có sự đồng thuận) và máu của người bị thương đều được xét nghiệm tìm HIV,HBV,HCV

   Bước 6:Nếu đã tiêm phòng viêm gan B thì không cần điều trị,nhưng nếu chưa tiêm phòng viêm gan B thì xét nghiệm HBIG và khởi động chuỗi tiêm phòng viêm gan

   Bước 7:Khởi động điều trị dự phòng HIV trong vòng 2 giờ sau khi phơi nhiễm và tiếp tục điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho đến khi có kết quả xét nghiệm HIV của người bệnh

   Bước 8:Thực hiện các xét nghiệm HIV:

  • Ngay lập tức sau khi xảy ra sự cố
  • Sau 3 tháng
  • 1 năm sau khi bị thương

    Bước 9:Nếu người đó có kết quả xét nghiệm HIV dương tính thì tư vấn và hướng dẫn

   Bước 10:Báo cáo cho cán bộ quản lý biết

PHÒNG LÂY NHIỄM TRONG TIÊM VÀ XỬ TRÍ PHƠI NHIỄM NGHỀ NGHIỆP

NỘI DUNG

Tiêm là một trong các biện pháp để đưa thuốc, chất dinh dưỡng vào cơ thể nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Trong điều trị, tiêm có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong trường hợp người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng. Trong lĩnh vực phòng bệnh, tiêm chủng đã tác động mạnh vào việc giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong đối với 6 bệnh lây có thể phòng bằng vắc xin ở trẻ em.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hằng năm, toàn thế giới có khoảng 16 tỷ mũi tiêm, 90-95% mũi tiêm nhằm mục đích điều trị, chỉ 5-10% mũi tiêm dành cho dự phòng. Nhưng, khoảng 70% các mũi tiêm sử dụng trong điều trị thực sự là không cần thiết và có thể thay thế được bằng thuốc uống. Nhiều loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc vitamin sử dụng bằng đường uống có tác dụng ngang bằng với thuốc tiêm và an toàn hơn. Hơn nữa, bất cứ một kỹ thuật đâm xuyên da nào, bao gồm cả tiêm đều có nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh đường máu như vi rút viêm gan hoặc HIV làm nguy hại đến cuộc sống của con người.

Định nghĩa tiêm an toàn

Mũi tiêm an toàn là mũi tiêm không gây hại cho người được tiêm, người tiêm, người thu gom chất thải và cộng đồng.

Những hành vi nguy cơ liên quan đến tiêm.

Lạm dụng tiêm

Dùng lại bơm kim tiêm chưa qua xử lý an toàn.

Động tác thực hành gây nguy cơ cho người được tiêm.

Động tác thực hành gây nguy cơ cho người tiêm.

Phân loại, thu gom, xử lý chất thải sau tiêm chưa đảm bảo an toàn.

Nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp đối với NVYT

Tai nạn rủi ro nghề nghiệp do kim tiêm và các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể của nhân viên y tế và làm cho nhân viên y tế đứng trước nguy cơ phơi nhiễm cao.

- HBV

(kim xuyên da)

22-40%

- HCV

(kim xuyên da)

10%

- HIV

(kim xuyên da)

0,3%

- HIV

(niêm mạc)

0,09%

- HIV

(da không lành lặn)

< 0,01%

Các phương thức phơi nhiễm nghề nghiệp đối với NVYT

Vật sắc nhọn nhiễm khuẩn xuyên thấu da (kim tiêm-truyền, kim chọc dò, kim khâu, dao mổ...)

Máu, dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da bị tổn thương của NVYT khi làm thủ thuật (vết bỏng, da viêm loét từ trước; niêm mạc mắt, mũi, họng...).

Da của NVYT bị xây xước tiếp xúc với máu và dịch sinh học của người bệnh.

Biện pháp phòng rủi ro do vật sắc nhọn cho NVYT

Truyền thông trên các phương tiện thông tin công cộng về nguy cơ của tiêm và khuyến khích giảm số lượng mũi tiêm không cần thiết. Sử dụng thuốc bằng đường uống khi có thể, lấy bệnh phẩm tập trung để tránh lấy máu nhiều lần.

Sử dụng các thiết bị thay thế không kim để nối các phần của hệ thống đường truyền tĩnh mạch, hoặc sử dụng các loại kim luồn an toàn (đã và đang được sử dụng ở một số cơ sở y tế). Tuy nhiên các dụng cụ này có thể có chi phí cao hơn, song nếu sử dụng nhiều thì giá thành sẽ hạ. Chính sách của một số nhà cung cấp là hạ giá thành sản phẩm mũi kim an toàn bằng giá thành mũi kim thông thường để khuyến khích người sử dụng nhiều kéo theo giá thành sản phẩm hạ.

Đào tạo NVYT cập nhật các kiến thức, thực hành tiêm an toàn và thận trọng khi làm các thủ thuật liên quan đến tiêm và xử lí các vật sắc nhọn khác.

Hướng dẫn viên, những người thực hiện các thủ thuật phải luôn luôn cảnh giác những nguy cơ tổn thương khi tiến hành các thủ thuật và các dụng cụ sắc nhọn.

Tránh chuyền tay các vật sắc nhọn và nhắc đồng nghiệp thận trọng mỗi khi chuyển vật sắc nhọn, đặt vật sắc nhọn vào khay để đưa cho đồng nghiệp.

Bố trí bàn tiêm, bàn thủ thuật sao cho tất cả các dụng cụ đều trong tầm với của cả hai tay và phải chắc chắn là thùng thu gom vật sắc nhọn được để gắn với xe tiêm, xe thủ thuật để giúp cô lập các vật sắc nhọn nhanh và an toàn.

Sử dụng các phương tiện thu gom vật sắc nhọn đạt quy chuẩn: kháng thủng, không thấm nước, miệng đủ lớn để chứa các vật sắc nhọn và có nắp.

Không đậy nắp kim sau khi tiêm. Nếu cần phải đậy nắp (không có thùng đựng vật sắc nhọn tại thời điểm bỏ kim), dùng kỹ thuật một tay ( múc ) để phòng ngừa tổn thương.

Phương pháp múc thìa đậy nắp kim:

Trước tiên để nắp kim lên trên một mặt phẳng sau đó dùng một tay đặt đầu kim vào miệng nắp kim và từ từ luồn sâu kim vào nắp. Dùng tay kia siết chặt nắp kim.

Để phòng ngừa rủi ro do kim đâm trong phẫu thuật, nên mang hai găng. Có thể áp dụng một số kỹ thuật thực hành an toàn như dùng kỹ thuật mổ ít xâm lấn nhất và dùng phương pháp đốt điện để rạch da thay cho dùng dao mổ, dùng kẹp để đóng vết mổ thay vì khâu da như kinh điển.

Không được để kim tiêm vương vãi ở ngoài môi trường. Nhân viên y tế khi thấy các kim tiêm trên sàn nhà hoặc trên mặt đất trong bệnh viện cần phải dùng kẹp gắp và bỏ vào thùng kháng thủng để bảo vệ bản thân và những đồng nghiệp khác.

Thực hiện đúng qui trình thu gom vận chuyển rác thải y tế, đặc biệt là lưu giữ, vận chuyển và tiêu hủy an toàn chất thải là vật sắc nhọn. Khi thu gom và xử lý các thùng đựng vật sắc nhọn, cần quan sát kỹ xem có quá đầy và có các vật sắc nhọn chĩa ra ngoài hay không. Vận chuyển thùng bằng xe đẩy và mang găng bảo hộ.

Cung cấp đầy đủ các phương tiện tiêm thích hợp (xe tiêm, bơm kim tiêm, kim lấy thuốc, cồn sát khuẩn tay, hộp đựng vật sắc nhọn...).

Tuân thủ quy trình báo cáo, theo dõi và điều trị sau phơi nhiễm.

Trao quyền cho người bệnh lên tiếng với nhân viên y tế khi không thực hiện đúng các quy định về vô khuẩn hoặc dùng lại bơm kim tiêm chưa qua xử lý an toàn.

Đưa các tiêu chí đánh giá tiêm an toàn vào kiểm tra chất lượng bệnh viện hàng năm.

Xử trí tai nạn rủi ro nghề nghiệp do phơi nhiễm với máu và dịch sinh học

Sơ cứu ngay sau phơi nhiễm

Tổn thương hoặc phơi nhiễm

Xử lý

Tổn thương do kim tiêm hay vật sắc nhọn

Rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước, dưới vòi nước chảy.

Để máu ở vết thương tự chảy, không nặn bóp vết thương

4. Băng vết thương lại

Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên da bị tổn thương

Rửa khu vực bị tổn thương ngay bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy.

Băng vết thương lại

KHÔNG sử dụng thuốc khử khuẩn trên da

KHÔNG cọ hoặc chà khu vực bị tổn thương

Bắn máu hoặc

dịch cơ thể lên mắt

Xả nước nhẹ nhưng thật kỹ dưới dòng nước chảy hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn trong ít nhất 5 phút trong lúc mở mắt, lộn nhẹ mi mắt.

Không dụi mắt

Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên

miệng hoặc mũi

Nhổ khạc ngay máu hoặc dịch cơ thể và xúc miệng bằng nước nhiều lần

Xỉ mũi và rửa sạch vùng bị ảnh hưởng bằng nước hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn.

KHÔNG sử dụng thuốc khử khuẩn

KHÔNG đánh răng

Bắn máu và/hoặc dịch cơ thể lên da nguyên vẹn

Rửa khu vực bị vấy máu hoặc dịch cơ thể ngay bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy

KHÔNG chà sát khu vực bị vấy máu hoặc dịch

Báo cáo người phụ trách và làm biên bản

Ghi lại đầy đủ các thông tin như: Ngày, giờ, hoàn cảnh xảy ra tai nạn rủi ro, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của những người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách.

Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm

Có nguy cơ:

+ Tổn thương do kim dính máu đâm xuyên qua da gây chảy máu: Kim nòng rộng cỡ to, chứa nhiều máu, đâm sâu thì nguy cơ cao hơn kim nòng nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông.

+ Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải.

+ Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước (thậm chí ngay cả khi không biết có bị viêm loét hay không) nếu viêm loét hoặc xây sát rộng thì nguy cơ cao hơn.

Không có nguy cơ: Máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành.

Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm.

Đánh giá nguy cơ dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh nguồn.

Người bệnh đã được xác định HIV (+): Tìm hiểu các thông tin về tiền sử và đáp ứng đối với thuốc ARV.

Nếu chưa biết về tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: Tư vấn và lấy máu xét nghiệm HIV.

Trường hợp không thể xác định được (bị phơi nhiễm trong trường hợp đang làm nhiệm vụ, đối tượng trốn thoát)

Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm

Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định.

Nếu ngay sau khi phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm có HIV (+): Đã bị nhiễm HIV từ trước không phải do phơi nhiễm.

Nếu HIV (-): Kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng.

Xét nghiệm công thức máu và chức năng gan (ALT) khi bắt đầu điều trị và sau 2- 4 tuần.

Xét nghiệm HIV sau 3 và 6 tháng.

Hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu WHO best practices for injection and related procedures toolkit 2010.

Tài liệu hướng dẫn Tiêm an toàn của Bộ Y tế, 2011.

Tài liệu đào tạo Phòng ngừa chuẩn của Bộ Y tế, 2010.