Quy định xử lý đối với hàng vô chủ

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6822/TCHQ-PC
V/v xử lý hàng cấm, hàng vô chủ

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2018

Kính gửi: Cục Hải quan Cục Hải quan tỉnh Gia Lai - Kon Tum.

Trả lời công văn số 1161/HQGLKT-NV ngày 01/11/2018 của Cục Hải quan tỉnh Gia Lai - Kon Tum v/v vướng mắc trong việc xử lý hàng cấm, hàng vô chủ, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Căn cứ quy định tại khoản 5, khoản 9 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì việc tạm giữ tang vật phải được lập thành biên bản, ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật bị tạm giữ. Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật tạm giữ. Theo đó, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm kiểm tra, xác định tên, chủng loại, số lượng, tình trạng của tang vật vi phạm bị tạm giữ làm cơ sở xử lý.

Trường hợp bằng mắt thường đã đủ căn cứ xác định các yếu tố nêu trên thì không cần trưng cầu giám định. Người ra quyết định tạm giữ chịu trách nhiệm về việc xác định của mình.

2. Việc xác định trị giá tang vật vi phạm để xác định khung tiền phạt và thẩm quyền xử phạt được quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, đối với nội dung “giá thị trường” đề nghị trao đổi với cơ quan tài chính trên địa bàn để xác định. Trường hợp không áp dụng được các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thành lập Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 Thông tư 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

3. Căn cứ quy định tại Điều 19 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, việc xác định thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm phải căn cứ vào việc xác định hành vi vi phạm do cá nhân hay tổ chức thực hiện. Do vậy, trường hợp cơ quan hải quan căn cứ vào quy định tại Điều 1 Nghị định 81/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 97/2017/NĐ-PC không có đủ căn cứ để xác định hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện thì thực hiện việc tịch thu tang vật theo thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, PC (02).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Mai Xuân Thành

Cho tôi hỏi tang vật trong vụ việc xử lý hành chính thì xử lý như thế nào? Nếu tiêu hủy thì có những ai tham gia trong việc tiêu hủy? Đối với hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng xử lý theo hình thức bán trực tiếp thì được quy định những gì?

Tang vật trong vụ việc xử lý vi phạm hành chính thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu. Nhưng hiện nay Điều này bị bãi bỏ bởi khoản 75 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020. Chính vì vậy, anh/chị có thể dẫn chiếu đến Nghị định số 118/2021/NĐ-CP để áp dụng.

Theo Điều 23 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu:

- Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu, thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm trong vụ việc có nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm, thì các cá nhân, tổ chức vi phạm đều có trách nhiệm trong việc nộp khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ do người có thẩm quyền xử phạt quyết định, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm có sự thống nhất, thỏa thuận bằng văn bản gửi đến người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu nhưng đã đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự, thì xử lý như sau:

a) Bên nhận thế chấp được nhận lại tang vật, phương tiện hoặc trị giá tương ứng với nghĩa vụ được bảo đảm; cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước;

b) Bên nhận thế chấp có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản kết quả xử lý tài sản bảo đảm cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xử lý tài sản bảo đảm là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp tịch thu. Trường hợp tài sản bảo đảm sau khi được xử lý có giá trị lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm, mà cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chưa nộp đủ khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước, thì bên nhận thế chấp có nghĩa vụ chuyển phần giá trị chênh lệch của tài sản bảo đảm vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản kết quả xử lý tài sản bảo đảm;

c) Bên nhận thế chấp không thực hiện nghĩa vụ chuyển phần giá trị chênh lệch của tài sản bảo đảm là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp tịch thu trong thời hạn quy định, thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng hoặc lĩnh vực khác có liên quan.

- Tùy theo loại tang vật, phương tiện cụ thể, việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm để xác định khoản tiền tương đương mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước dựa trên một trong các căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có trách nhiệm xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm.

Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải thành lập Hội đồng định giá. Việc thành lập Hội đồng định giá được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Hình thức, thủ tục thu, nộp khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

Quy định xử lý đối với hàng vô chủ

Quy định về tang vật trong vụ việc vi phạm hành chính thì xử lý như thế nào?

Trường hợp xử lý tang vật theo hình thức tiêu hủy thì ai tham gia trong việc tiêu hủy?

Việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng anh tham khảo Thông tư số 173/2013/TT-BTC. Trường hợp xử lý tang vật theo hình thức tiêu hủy, anh tham khảo quy trình tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 173/2013/TT-BTC, cụ thể:

"2. Đối với hàng hoá, vật phẩm xử lý theo hình thức tiêu huỷ:
a) Người ra quyết định tạm giữ thành lập Hội đồng xử lý để tiêu hủy các hàng hoá, vật phẩm bị hư hỏng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Hội đồng xử lý do người ra quyết định tạm giữ hoặc người được uỷ quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm: đại diện cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm (trong trường hợp được cơ quan tài chính cấp trên uỷ quyền hoặc trường hợp người ra quyết định tạm giữ thuộc cơ quan không tổ chức theo cấp hành chính) và đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan;
b) Hình thức tiêu huỷ: Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây:
- Sử dụng hóa chất;
- Sử dụng biện pháp cơ học;
- Hủy đốt;
- Hủy chôn;
- Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
c) Việc tiêu hủy hàng hoá, vật phẩm phải được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ và lý do thực hiện tiêu huỷ; thời gian, địa điểm tiêu huỷ; thành phần tham gia tiêu huỷ; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hoá, vật phẩm tại thời điểm tiêu huỷ; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan."

Trường hợp đối với hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng xử lý theo hình thức bán trực tiếp thì được quy định như thế nào?

Đối với hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng xử lý theo hình thức bán trực tiếp, tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định:

- Người ra quyết định tạm giữ tang vật theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là người ra quyết định tạm giữ) quyết định và tổ chức bán ngay hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

- Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm tổ chức đánh giá chất lượng hàng hoá, vật phẩm bán ra; trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ mời cơ quan chuyên môn để phối hợp đánh giá chất lượng hàng hoá, vật phẩm;

- Giá bán hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng do người ra quyết định tạm giữ tang vật xác định căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính và chất lượng của hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng; trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì người ra quyết định tạm giữ phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm (trong trường hợp được cơ quan tài chính cấp trên uỷ quyền hoặc trường hợp người ra quyết định tạm giữ thuộc cơ quan không tổ chức theo cấp hành chính) để xác định giá bán của hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng;

- Việc bán hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng phải được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ thực hiện bán; thời gian, địa điểm bán; người bán; tên, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hoá, vật phẩm tại thời điểm bán; đơn giá bán, giá trị thanh toán; người mua và các nội dung khác có liên quan;

- Đối với hàng hóa thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện như hàng hóa dễ cháy, nổ, các loại thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chỉ được bán cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.