Quả vị a la hán là gì năm 2024

A-La-Hán là người đã trừ bỏ, diệt sạch hoàn toàn 10 kiết sử (phiền não) gồm: Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm Thủ, Dục ái, Sân Hận, Sắc ái, Vô sắc ái, Mạn, Trạo cử, Vô minh.

  1. Thân kiến (Sakkāyadiṭṭhi): là sự hiểu biết sai lầm rằng các pháp như Danh Sắc, Tứ Đại, Ngũ Uẩn này là tôi, của tôi, hay bản ngã của tôi.
  2. Hoài nghi (Vicikicchā): sự lưỡng lự, không có hiểu biết đúng đắn về Phật, Pháp, Tăng, nhân quả nghiệp báo và chân lý duyên sinh.
  3. Giới cấm thủ (Sīlabbataparāmāsa): sự chấp thủ vào các phương pháp, hạnh tu sai lầm, vô ích. Ví dụ như sống khổ hạnh, ép xác hoặc buông thả, phóng túng trong dục lạc, hoăc tin và hành trì những lễ nghi mê tínnhư bói toán, lên đồng, cầu cơ…
  4. Dục ái (Kāmarāga): sự ham muốn, thích thú của 5 giác quan đối với 5 trần cảnh.
  5. Sân hận (Paṭigha): trạng thái tâm lý tiêu cực như tức giận, khó chịu, thù hận, sợ hãi.
  6. Sắc ái (Rūparāga): tâm tham luyến đối với các cõi trời thuộc thiền sắc giới, nguyên nhân là do chấp thủ vào các trạng thái thanh tịnh, yên tĩnh, an lạc… do các cõi trời này đem lại.
  7. Vô sắc ái (Arūparāga): tâm tham luyến đối với các cõi trời thuộc thiền vô sắc giới tức Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
  8. Ngã mạn (Māna): tâm đố kị, hơn thua. Ví dụ như trình độ mình bằng người khác nhưng lại tự cao cho mình hơn họ, hoặc mình thua kém nhưng lại cho rằng bằng người. Hoặc lúc nào cũng khinh thường, chê bai người khác, tự cho mình là giỏi nhất, hay nhất. Hoặc chưa chứng đắc mà nói mình chứng đắc, phàm phu nhưng lại mạo nhận mình là bậc Thánh…
  9. Trạo cử vi tế (Uddhacca): tâm phóng dật, lăng xăng, tán loạn, nghĩ ngợi lung tung không có sự chú tâm, tỉnh giác, chánh niệm.
  10. Si mê (Avijjā): sự vô minh, tăm tối, không hiểu biết về chân lý, chánh pháp. Không hiểu rõ về Khổ, nguyên nhân của Khổ, sự diệt Khổ và con đường diệt khổ.
Đặc trưng của vị A-La-Hán

Khi một người đạt được quả vị A-La-Hán, chánh trí khởi lên, vị ấy tự biết rõ mình đã hoàn toàn giải thoát khỏi mọi phiền não, lậu hoặc mà không cần ai phải chỉ điểm, xác nhận. Giống như một người uống nước nóng hay lạnh tự biết rõ ràng.

Vị thánh A-La-Hán còn được gọi là vị thánh Vô học, bởi vì các ngài đã hoàn thành công việc tu tập của mình, đã làm xong mục đích tối thượng của một người xuất gia tu tập là đạt Niết Bàn giải thoát, các ngài không còn cần phải tu tập, đoạn trừ phiền não hay làm gì thêm nữa. Còn các bậc thánh thấp hơn như Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn được gọi là vị thánh Hữu học, bởi vì các ngài chưa đạt đến chặng cuối của con đường giải thoát, còn phải học hỏi, tu tập.

Các bậc A-La-Hán là những vị đã viên mãn, thành tựu trọn vẹn con đường tu tập Giới-Định-Tuệ nên thân hành, khẩu hành, ý hành đều thanh tịnh. Về thân hành, các ngài không bao giờ có những hành vi xấu ác như sát sinh, trộm cắp, tà dâm hay những hành vi không đẹp, không phù hợp về mặt đạo đức. Về khẩu hành, các ngài không nói những lời không đúng đắn như nói dối, nói chia rẽ, nói lời độc ác, xúc phạm kẻ khác, không nói những chuyện phù phiếm, vô ích. Các ngài chỉ nói những điều liên hệ đến Chánh Pháp, giải thoát, tu tập đời sống Phạm hạnh. Về ý hành, các ngài không còn những ý niệm tham-sân-si điên đảo giống như chúng sinh; các ngài không còn những vọng tưởng, khao khát về dục vọng, không còn ham thích đối với các khoái lạc, cảm giác sung sướng, dễ chịu. Các ngài không còn những suy nghĩ về hại mình, hại người. Khi gặp các khổ cảnh, các ngài cũng không khởi lên cảm giác khó chịu, tức giận.

Một vị A-La-Hán không còn bị tám gió chi phối. Bởi các ngài đã trực nhận tính chất biến đổi, sinh diệt không ngừng (vô thường) và bất toại nguyện, không như ý (khổ) của tất cả mọi sự vật trên đời.

Các vị A-La-Hán vẫn có những hoạt động như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, ngủ nghỉ, đại, tiểu tiện, như người đời. Tuy nhiên, khác biệt giữa các vị A-La-Hán với người phàm là các ngài khi làm việc gì, nói gì cũng đều có sự chánh niệm, tỉnh giác cao độ, từ lúc thức cho đến khi ngủ các ngài đều duy trì sự Chánh Niệm liên tục.

Một vị đắc quả A-La-Hán khi chưa hết tuổi thọ, còn sống dưới thân Ngũ Uẩn được gọi là Hữu Dư Niết Bàn, tức là ngài vẫn còn phải chịu những định luật tự nhiên như đau nhức, bệnh tật, hay các cảm thọ về thân thể. Hoặc các ngài cũng có thể phải chịu đựng các quả báo xấu do hành vi bất thiện trong quá khứ. Ví dụ như Đức Phật bị nhức đầu trong 3 ngày do trong tiền kiếp ngài từng gõ đầu một con cá, hay trước khi nhập Niết Bàn ngài bị bệnh kiết-lỵ. Hoặc trưởng lão Mục-Kiền-Liên trong đời quá khứ rất lâu từng phạm nghiệp giết cha mẹ, nên trước khi ngài viên tịch, nghiệp này trổ quả và ngài bị ngoại đạo đánh chết. Tuy bị bệnh tật, đau nhức về thân chi phối, nhưng Đức Phật và các vị A-La-Hán không còn bị dính mắc vào nó. Các ngài không vì bệnh tật, đau đớn mà khởi tâm bất thiện như khó chịu, tức giận (sân), hay mong muốn mau hết bệnh, mong muốn đừng bị bệnh (tham), không có sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của cơn đau (si). Khi vị A-La-Hán hết thọ mạng, nhập Đại Bát Niết Bàn (Vô Dư Niết Bàn) thì vĩnh viễn không còn tái sinh trở lại vào bất kỳ cảnh giới nào; và không còn bị thân ngũ uẩn chi phối.

Các vị A-La-Hán có thể có các năng lực thần thông như Tam Minh, Lục Thông. Tuy nhiên, các ngài không bao giờ phô trương, hay biểu diễn những khả năng đó trước quần chúng để được danh tiếng, ảnh hưởng, hay nhằm mục đích kêu gọi người khác theo đạo Phật. Bởi vì, thần thông dù có vẻ phi phàm, gây tò mò đối với nhiều người như thực tế nó không giúp ích cho chúng sinh nhận ra chân lý, thoát khỏi khổ đau, phiền não. Ngược lại, việc dính mắc, tham luyến đối với thần thông là một cản trở cho việc tu tập giác ngộ. Hơn nữa, đạo Phật là đạo trí tuệ, chứ không phải tin tưởng một cách mù quáng, mê tín.

Cuối cùng, ngoài những người đã thật sự chứng A-La-Hán và tự tuyên bố về Chánh trí giải thoát của mình thì chỉ có Đức Phật mới có đủ trí tuệ, khả năng để tuyên bố một người chứng quả hay chưa, người ấy chứng quả gì, Tu-Đà-Hoàn, Tư-Đà-Hàm, A-Na-Hàm, hay A-La-Hán. Ngay cả các vị A-La-Hán thượng thủ như ngài Xá-Lợi-Phất, Mục-Kiền Liên cũng không tùy tiện phán đoán, hay đưa ra nhận định về quả vị tu chứng của người khác.

Con đường tu tập

Con đường tu tập căn bản để đạt được bất kỳ quả vị nào trong Tứ Thánh Quả đều là nhờ Giới-Định-Tuệ. Một người đắc được quả Dự Lưu (Tu-Đà-Hoàn), Nhất Lai (Tư-Đà-Hàm) là thành tựu trọn về giới, một phần về định, một phần về tuệ. Quả vị Bất Hoàn (A-Na-Hàm) là nhờ thành tựu trọn vẹn về giới, trọn vẹn về định và một phần về tuệ. Và cuối cùng, quả vị A-La-Hán là nhờ thành tựu trọn vẹn về giới, định và tuệ.

Giết A

Chữ Arahat hay A la hán có 3 nghĩa: Sát tặc, Vô sanh và Ứng cúng. a. Sát tặc là giết sạch hết giặc phiền não trong tâm. Bọn giặc phiền não chúng nó hung tợn dữ dằn lắm.

18 vị La Hán gồm những ai?

Theo truyền thống Trung Hoa, 18 vị La hán thường được trình bày theo thứ tự dưới đây, không phân biệt theo thời điểm đắc đạo: Tọa Lộc, Khánh Hỷ, Cử Bát, Thác Tháp, Tĩnh Tọa, Quá Giang, Kị Tượng, Tiếu Sư, Khai Tâm, Tham Thủ, Trầm Tư, Khoái Nhĩ, Bố Đại, Ba Tiêu, Trường Mi, Kháng Môn, Hàng Long và Phục Hổ.

Ai đã chứng quả A

Nhận thấy duyên lành để tiếp độ phụ vương, Đức Phật đã thuyết pháp cho nhà vua nghe trong bảy hôm. Đến ngày cuối cùng, vua Tịnh Phạn đắc quả A-la-hán và nhập Niết-bàn ngay trong ngày hôm đó. Như vậy có thể thấy rõ ngài Da-xá và vua Tịnh Phạn đều đắc quả A-la-hán khi chưa xuất gia.

Bồ tát và A

A La Hán: nói chính xác hơn thì các vị này tự trải qua quá trình tu luyện khổ ải và cũng tự độ cho mình, cầu độ cho mình. Nên hiểu theo nghĩa sâu rộng hơn thì Bồ Tát chính là vị có tấm lòng độ lượng hơn so với A La Hán.