Ở nhiệt độ thường, kim loại Cu tác dụng được với dung dịch nào sau đây

Trong cuộc sống chúng ta, Đồng là 1 trong những nguyên tố rất quan trọng, chúng góp phần nhiều cho đời sống xã hội. Vì vậy hôm nay Kiến Guru xin phép gửi đến các bạn 1 số kiến thức về đồng qua bài tính chất hóa học của đồng, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế và ứng dụng. Các bạn hãy cùng Kiến Guru tìm hiểu nhé! 

I. Tính Chất Hóa Học Của Đồng, Tính Chất Vật Lí, Nhận Biết, Điều Chế, Ứng Dụng

1. Định nghĩa

- Đồng là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Cu và số nguyên tử bằng 29. Đồng là kim loại rất dẻo và có độ dẫn điện cao và dẫn nhiệt cao. Nó được sử dụng làm ví dụ như là chất dẫn nhiệt và điện, vật liệu xây dựng, và một số thành phần của các hợp kim của nhiều kim loại khác nhau.

- Kí hiệu: Cu

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d104s1 hay [Ar]3d104s1.

- Số hiệu nguyên tử: 29

- Khối lượng nguyên tử: 64 g/mol

- Vị trí trong bảng tuần hoàn

   + Ô: số 29

   + Nhóm: IB

   + Chu kì: 4

- Đồng vị: 63Cu, 64Cu, 65Cu.

- Độ âm điện: 1,9

2. Tính chất vật lí & nhận biết

   a. Tính chất vật lí:

- Là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và tráng mỏng.

- Dẫn điện rất là cao và nhiệt cũng rất cao (chỉ kém hơn bạc). D = 8,98g/cm3; t0nc= 1083oC

   b. Nhận biết

- Đơn chất đồng có màu đỏ, các hợp chất của đồng ở trạng thái dung dịch có màu xanh đặc trưng.

- Hòa tan Cu vào dung dịch HNO3 loãng, thấy thu được dung dịch có màu xanh lam, thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí (NO).

     3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

3. Tính chất hóa học của đồng

- Là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu.

Tác dụng với phi kim:

Tác dụng với axit:

- Cu không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

- Khi có mặt nguyên tố oxi, Cu tác dụng với dung dịch HCl loãng, nơi tiếp xúc giữa dung dịch axit và không khí.

    2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2 H2O

- Với HNO3, H2SO4 đặc :

    Cu + 2H2SO4 đ → CuSO4 + SO2 + H2O

    Cu + 4HNO3 đ → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

    3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Tác dụng với dung dịch muối:

- Khử được các ion kim loại đứng sau nó và trong dung dịch muối.

     Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

4. Trạng thái tự nhiên

- Hầu hết đồng được khai thác hoặc chiết tách ở dạng đồng sunfua từ các mỏ đồng. Khai thác lộ thiên chứa từ 0,4 đến 1,0% đồng.

5. Điều chế

- Xuất phát từ việc tinh chế quặng đồng

Ôxit đồng sẽ được chuyển thành đồng blister theo phản ứng nung nóng nhiệt:

     2Cu2O → 4Cu + O2

6. Ứng dụng

7. Các hợp chất quan trọng của Đồng

   - Đồng (II) oxit: CuO

   - Đồng(II) hiđroxit: Cu(OH)2

II. Bài tập vận dụng tính chất hóa học của đồng


Bài 1: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp (HNO3 0,8M + H2SO4 0,2M), sản phẩm khử duy nhất của HNO3 là NO. Thể tích khí NO (đktc) là

A. 0,672 lít.                B. 0,336 lít.

C. 0,747 lít.                D. 1,792 lít.

Đáp án: A

Bài 2: Cho các mô tả sau:

(1). Hoà tan Cu bằng dung dịch HCl đặc nóng giải phóng khí H2

(2). Ðồng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, chỉ thua Ag

(3). Ðồng kim loại có thể tan trong dung dịch FeCl3

(4). Có thể hoà tan Cu trong dung dịch HCl khi có mặt O2

(5). Ðồng thuộc nhóm kim loại nhẹ (d = 8,98 g/cm3)

(6). Không tồn tại Cu2O; Cu2S

Số mô tả đúng là:

A. 1.                   B. 2.

C. 3 .                  D. 4.

Đáp án: C

1. Sai vì Cu không tác dụng với HCl.

2. Đúng

3. Đúng, Cu + 2FeCl3→ CuCl2 + 2FeCl2

4. Đúng, 2Cu + 4HCl + O2→ 2CuCl2+ 2H2O

5. Sai, đồng thuộc nhóm kim loại nặng

6. Sai, có tồn tại 2 chất trên

Bài 3: Chất lỏng Boocđo là hỗn hợp CuSO4 và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu CuSO4 dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Boocđo là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện CuSO4 dư nhanh, có thể dùng phản ứng hóa học nào sau đây ?

A. Glixerol tác dụng với CuSO4 trong môi trường kiềm.

B. Sắt tác dụng với CuSO4.

C. Amoniac tác dụng với CuSO4.

D. Bạc tác dụng với CuSO4.

Đáp án: B

Chất lỏng Boocđo gồm những hạt rất nhỏ muối đồng bazơ sunfat không tan và canxi sunfat.

4CuSO4 + 3Ca(OH)2 → CuSO4.3Cu(OH)2 + 3CaSO4

Để thử nhanh thuốc diệt nấm này tức là phát hiện đồng (II) sunfat dư, người ta dùng đinh sắt: sắt tan ra, có kim loại Cu đỏ xuất hiện.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Bài 4: Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu và dung dịch axit sunfuric loãng đun nóng là vì

A. Phản ứng tạo ra kết tủa màu vàng và dung dịch có màu xanh.

B. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm.

C. Phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh.

D. Phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.

Đáp án: D

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Dung dịch Cu2+ có màu xanh; khí NO không màu nhưng hóa nâu trong không khí.

Bài 5: Cho các mệnh đề sau

(1) Cu2O vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.

(2) CuO vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

(3) Cu(OH)2 tan dễ dàng trong dung dịch NH3.

(4) CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước lẫn trong dầu hoả hoặc xăng.

(5) CuSO4 có thể dùng làm khô khí NH3.

Số mô tả sai là

A. 1.     B. 2.

C. 3.     D. 4.

Đáp án: B

(1) đúng, do trong Cu2O thì Cu có số oxi hóa +1 trung gian giữa 0 và +2

(2) sai, CuO chỉ có tính oxi hóa.

(3) đúng

(4) đúng,

(5) sai, CuSO4 cho vào khí NH3 ẩm sẽ có phản ứng xảy ra.

Đồng đúng là đem lại cho ta rất nhiều ứng dụng quan trọng, từ kiến thức đến vận dụng bài học. Đồng thường được đưa vào bài kiểm tra và các đề thi quan trọng như kỳ thi trung học phổ . Vì vậy các bạn hãy nắm chắc tính chất hóa học của đồng để ứng dụng trong lúc làm bài nhé. Chúc các bạn học tốt và đạt được điểm cao trong kì thi sắp tới. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài sau nhé

Các câu hỏi tương tự

Cho các dung dịch FeCl3, HCl, HNO3 loãng, AgNO3, ZnCl2 và dung dịch chứa (KNO3; H2SO4 loãng). Số dung dịch tác dụng được với kim loại Cu ở nhiệt độ thường là:

A. 2.

B. 5.

C. 3.

D. 4.

B. Kim loại Cu chưa tham gia phản ứng.

C. Dung dịch Y gồm Al NO 3 3 ,  Ni NO 3 2 . 

Nung hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và Cu ở nhiệt độ cao, thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được chất rắn Y và khí H2. Cho Y vào dung dịch chứa AgNO3, thu được chất rắn Z và dung dịch E chứa 3 muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho các phát biểu sau:

(a). Cho dung dịch HCl vào E thấy có kết tủa trắng xuất hiện.

(b). Từ dung dịch E ta có thể điều chế được 3 kim loại.

(c). Cho dung dịch HCl vào E thấy có phản ứng hóa học xảy ra. 

(d). Dung dịch E có thể tác dụng được với kim loại Cu.

(e). Chất rắn Z chỉ chứa Ag. 

Tổng số phát biểu chắc chắn đúng là?

A. 3

B. 4

B. 5

C. 2

(a). Cho dung dịch HCl vào E thấy có kết tủa trắng xuất hiện.

(c). Cho dung dịch HCl vào E thấy có phản ứng hóa học xảy ra.

(e). Chất rắn Z chỉ chứa Ag.

Tổng số phát biểu chắc chắn đúng là?

A. 3

B. 4

B. 5

C. 2

(a). Cho dung dịch HCl vào E thấy có kết tủa trắng xuất hiện.

(c). Cho dung dịch HCl vào E thấy có phản ứng hóa học xảy ra.

(e). Chất rắn Z chỉ chứa Ag.

Cho hỗn hợp Y gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200ml dung dịch C chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch D và 8,12 gam chất rắn E gồm 3 kim loại. Cho chất rắn E tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch C lần lượt là:

A. 0,15M 0,25M

B. 0,075M và 0,0125M.

C. 0,3M và 0,5M.

D. 0,15M và 0,5M.

Cho 0,81 gam Al và 2,8 gam Fe tác dụng với 200 ml dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 8,12 gam hỗn hợp 3 kim loại. Cho 8,12 gam hỗn hợp 3 kim loại này tác dụng với dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 lần lượt là:

A. 0,15M và 0,25M

B. 0,10M và 0,20M

C. 0,25M và 0,15M

D. 0,25M và 0,25M

Cho hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu vào dung dịch hỗn hợp 2 muối AgNO3 và Ni(NO3)2. Kết thúc phản ứng được rắn X (tan một phần trong dung dịch HCl dư) và thu được dung dịch Y (phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH được tủa gồm 2 hiđroxit kim loại). Nhận xét nào sau đây không đúng về thí nghiệm trên

A. Rắn X gồm Ag, Al, Cu.

B. Kim loại Cu chưa tham gia phản ứng.

C. Dung dịch Y gồm Al(NO3)3, Ni(NO3)2.

D. Rắn X gồm Ag, Cu và Ni.