Rong kinh là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Thông thường, chu kỳ kinh trung bình là 28 ngày, có thể thay đổi từ 21-35 ngày. Chu kỳ kinh dài trên 35 ngày thì gọi là kinh thưa, chu kỳ ngắn hơn 21 ngày thì gọi là kinh dày.

Mỗi kỳ kinh ra máu thường kéo dài từ 3-4 ngày. Khi kinh kéo dài trên 7 ngày thì gọi là rong kinh.

Cách đơn giản nhất để nhận biết bạn có bị rong kinh hay không là lưu ý tần suất thay băng vệ sinh. Nếu máu kinh của bạn quá nhiều để cần thay băng vệ sinh liên tục, đau bụng dưới, bị chảy máu kinh kéo dài hơn một tuần thì bạn đang bị rong kinh.

Rong kinh là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Rong kinh khiến máu kinh ra nhiều và kéo dài.

2. Một số nguyên nhân gây rong kinh

Có một số nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng rong kinh, bao gồm cả khối u lành tính (không phải ung thư) như u xơ hoặc khối u ác tính như ung thư tử cung hoặc cổ tử cung. Ngoài ra, sự thay đổi hormone hoặc rối loạn đông máu cũng có thể gây ra rong kinh.

Nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng rong kinh là do rối loạn chức năng phóng noãn ở tuổi vị thành niên hoặc tiền mãn kinh. Trong thời gian này, quá trình rụng trứng có thể không đều, điều này có thể dẫn đến dày nội mạc tử cung (niêm mạc tử cung) và kinh nguyệt ra nhiều.

Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn gây rong kinh bao gồm lạc nội mạc tử cung và sử dụng dụng cụ tử cung như ParaGard, có thể gây chảy máu quá nhiều, đặc biệt là trong năm đầu tiên sử dụng. Ngoài ra còn có thể có một số nguyên nhân khác chưa xác định.

3. Làm gì khi có dấu hiệu rong kinh?

Rong kinh nếu để kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là tình trạng thiếu máu dẫn đến không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Biểu hiện rõ nhất của thiếu máu là: mệt mỏi, choáng váng, da xanh xao, chóng mặt, khó thở…

Chu kỳ kinh kéo dài cũng gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt. Tình trạng ẩm ướt nhiều cũng tạo điều kiện phát sinh viêm nhiễm vùng kín.

Rong kinh là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Rong kinh kéo dài có thể gây thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt...

Vì vậy, khi có dấu hiệu rong kinh, chị em phụ nữ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp can thiệp phù hợp sớm.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán cần thiết. Một số biện pháp được dùng để chẩn đoán rong kinh thường được chỉ định bao gồm:

- Thử thai: phụ nữ trong thai kỳ có thể xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo bất thường.

- Xét nghiệm máu: nhằm đánh giá tình trạng thiếu máu do rong kinh kéo dài và phát hiện một số bệnh lý như rối loạn đông máu hoặc bệnh tuyến giáp.

- Siêu âm: quan sát hình dạng, bất thường ở vùng chậu, tử cung và vòi trứng.

- Xét nghiệm tế bào cổ tử cung để xác định các tổn thương có thể dẫn đến ung thư hoặc ung thư.

- Sinh thiết nội mạc tử cung: xác định ung thư tử cung…

Khi xác định được nguyên nhân gây rong kinh, bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp, mục đích giải quyết các nguyên nhân do bệnh lý, khôi phục kỳ kinh bình thường, ngăn ngừa và điều trị biến chứng thiếu máu, cải thiện sức khoẻ cho người bệnh.

Thông thường, rong kinh được kiểm soát bằng phương pháp điều trị nội khoa, sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc nội tiết…. Những trường hợp đã điều trị rong kinh bằng phương pháp nội khoa nhưng không đáp ứng sẽ chuyển sang điều trị ngoại khoa.

Người bệnh cần lưu ý, không nên tự ý dùng các thuốc điều kinh mà không có chỉ định của bác sĩ, dùng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.

Rong kinh là bệnh lý phụ khoa ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý cũng như sức khỏe của chị em phụ nữ. Vậy rong kinh là gì? Hiện tượng này có nguy hiểm gì không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để được chuyên gia tại MEDLATEC giải đáp thắc mắc xung quanh vấn đề phụ khoa này.

1. Tổng quan về chu kỳ kinh nguyệt và bệnh rong kinh

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường:

Trước khi tìm hiểu rong kinh là gì, bạn cần nắm rõ một chu kỳ kinh nguyệt bình thường của mỗi người.

Thông thường, thời gian hành kinh của chị em phụ nữ kéo dài từ 3 - 5 ngày. Lượng máu kinh thường nhiều vào những ngày đầu, những ngày sau giảm dần, ít hẳn vào những ngày cuối và chỉ mất đi từ 50 - 80 ml máu. Máu kinh cũng có sự thay đổi cùng với lượng máu: thường có màu đỏ tươi hoặc sẫm và những ngày đầu, chứa nhiều vụn của tế bào niêm mạc âm đạo không đông và chuyển sang màu nâu vào những ngày cuối.

Rong kinh là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 3 - 5 ngày

Bạn có biết bệnh rong kinh là gì?

Có 2 hiện tượng khiến nhiều chị em phụ nữ dễ nhầm lẫn đó là rong kinh và rong huyết. Để phân biệt được 2 hiện tượng này, bạn phải hiểu được rong kinh là gì?

Rong kinh là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Bạn có biết rong kinh là gì?

Rong kinh là khi máu kinh chảy kéo dài nhiều ngày vào đúng chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, rong kinh khiến lượng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường, lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ và thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày.

Trong khi đó, rong huyết là hiện tượng ra máu ở âm đạo kéo dài nhưng không có chu kỳ. Nói một cách khác, rong huyết là hiện tượng ra kinh ngoài kỳ kinh nguyệt, hay còn gọi hiện tượng ra máu âm đạo bất thường.

Cả 2 hiện tượng này nếu kéo dài làm chị em bị thiếu hụt máu trong cơ thể, gây nên tình trạng mệt mỏi, khó chịu, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến tâm sinh lý của chị em phụ nữ.

Các triệu chứng của rong kinh:

  • Cường kinh: Là hiện tượng lượng kinh nguyệt mất đi quá nhiều (trên 80ml/chu kỳ), gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của phụ nữ.
  • Rong kinh: Thời gian hành kinh kéo dài về số ngày, thường là trên 7 ngày.
  • Máu kinh sẫm hơn bình thường, đóng thành cục lớn hoặc thành các mảng lớn chảy ra.
  • Tình trạng đau bụng dưới diễn ra nhiều hơn, liên tục hơn.
  • Cơ thể mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, suy nhược do mất máu quá nhiều.

Rong kinh là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, choáng váng do rong kinh

2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng rong kinh?

Bạn có thể bắt gặp 2 nguyên nhân sau gây rong kinh: rong kinh do cơ năng và rong kinh do thực thể.

Rong kinh cơ năng

Đây là tình trạng chảy máu thường gặp ở giai đoạn đầu hoặc cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản do rối loạn nội tiết tố như:

  • Rong kinh ở tuổi dậy thì và mãn kinh: đây là giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản. Khi bắt đầu có kinh, cơ thể bạn gái đang trong quá trình hoàn thiện nên buồng trứng, tử cung và nội tiết tố nữ chưa hoàn thiện khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn không đều. Đến giai đoạn tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt cũng không đều, hiện tượng rong kinh có thể xảy ra. Kinh nguyệt có thể thưa dần, ra máu kéo dài hoặc ra máu nhiều hơn.
  • Thay đổi tâm lý: khi tâm lý của bạn bị thay đổi hoặc gặp các vấn đề như: thay đổi môi trường sống, stress, căng thẳng, mệt mỏi,… cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng.

Trong trường hợp bị rong kinh do cơ năng, bạn không nên quá lo lắng. Thay vào đó, bạn cần sinh hoạt điều độ, điều chỉnh nhịp độ sinh hoạt ổn định, giữ tinh thần thoải mái thì hiện tượng rong kinh sẽ không còn.

Rong kinh do thực thể

Có những tổn thương thực thể ở tử cung và buồng trứng lành tính nhưng cũng có những tổn thương gây nên hậu quả nghiêm trọng đến cơ thể, nhất là khả năng sinh sản nếu không được điều trị kịp thời.

  • U xơ tử cung: 30 - 50 tuổi là độ tuổi phụ nữ dễ mắc u xơ tử cung. Những khối u lành tính này cũng có khả năng gây nên tình trạng kinh nguyệt nhiều và kéo dài bất thường. Bạn có thể kết hợp điều trị nội khoa và theo dõi định kỳ nếu khối u nhỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp khối u có kích thước lớn kèm theo rong kinh thì cần can thiệp bằng các biện pháp như phẫu thuật tách u hoặc cắt tử cung,…
  • Bệnh polyp tử cung: đây là hiện tượng khối u dính vào thành tử cung và sa vào buồng tử cung. Chúng có thể không gây ra bất cứ dấu hiệu nào nhưng cũng có thể dẫn tới tình trạng rong kinh kéo dài.

Rong kinh là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Hình ảnh minh họa polyp tử cung

Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác cũng dẫn tới tình trạng rong kinh như:

  • Tác dụng phụ của dụng cụ tránh thai: việc đặt dụng cụ tránh thai như: vòng tránh thai hoặc cấy que tránh thai đôi khi cũng là nguyên nhân dẫn đến rong kinh.
  • Lạm dụng thuốc tránh thai: nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi khi bạn sử dụng thuốc tránh thai. Việc lạm dụng thuốc tránh thai khiến những tác dụng phụ trong thuốc tránh thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ và gây rong kinh kéo dài.
  • Nhiễm trùng: các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, viêm nội mạc tử cung,… cũng gây nên tình trạng rong kinh.
  • Sảy thai: nhiều bạn đã gặp phải tình trạng rong kinh kéo dài sau khi sảy thai. Hãy tới cơ sở y tế uy tín để khám bệnh và điều trị kịp thời để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

3. Những vấn đề nữ giới phải đối mặt khi mắc bệnh rong kinh là gì?

  • Mất máu kéo dài, cơ thể bị suy nhược, mất tập trung, mệt mỏi,…
  • Dễ mắc các chứng viêm nhiễm phụ khoa do kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài bởi đây là điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn.
  • Ảnh hưởng đến tâm sinh lý của chị em phụ nữ, chất lượng cuộc sống bị suy giảm,…

4. Nên khám bệnh rong kinh ở đâu?

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe phụ khoa của mình, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

MEDLATEC là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam hiện nay ứng dụng phương pháp chụp tử cung vòi trứng hiện đại nhằm phát hiện những bệnh lý liên quan đến tử cung, vòi trứng và các bệnh phụ khoa khác.

Bên cạnh đó, dưới sự thực hiện của đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, đảm bảo quy trình thăm khám, chụp tử cung vòi trứng nhanh chóng, chuyên nghiệp, mang lại kết quả chính xác và sự an tâm, an toàn cho người bệnh.

Rong kinh là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

MEDLATEC ứng dụng phương pháp chụp tử cung vòi trứng hiện đại hàng đầu Việt Nam

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích giải đáp thắc mắc của các bạn về bệnh rong kinh là gì. Nếu có nhu cầu khám chữa bệnh hoặc có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900565656 để được giải đáp, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời nhất.

Rong kinh là triệu chứng của bệnh gì?

Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ kinh nguyệt nhưng kéo dài trên 7 ngày và mất đi lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ. Rong kinh rong huyết có biểu hiện là kinh nguyệt ra nhiều, mỗi lần thay băng cần phải sử dụng tới 2 băng vệ sinh và cần thay băng liên tục mỗi giờ. Về ban đêm, kinh nguyệt vẫn ra nhiều.

Rong kinh kéo dài bao lâu thì hết?

Rong kinh là hiện tượng thời gian hành kinh kéo dài hơn 1 tuần, máu kinh ra nhiều, lượng máu kinh vượt quá 80ml, máu kinh đông. Rong kinh có thể lâu hơn 15 ngày hoặc bộ phận sinh dục bị ra huyết (không phải trong thời kỳ kinh nguyệt), hiện tượng này kéo dài được gọi chung là rong kinh - rong huyết.

Bị rong kinh do cây quê nên uống thuốc gì?

Nếu bị rong kinh kéo dài, các bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn gồm thuốc Marvelon hoặc Mercilon 21 viên uống trong ngày đầu ra máu kinh.

Làm thế nào khi bị rong kinh?

Nên nghỉ ngơi bằng cách nằm hoặc ngồi tự lưng nếu bị ra nhiều máu. Thực hiện lối sống khoa học: ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và tránh mệt mỏi, căng thẳng quá độ. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm, sắt, vitamin B, thực phẩm chứa nhiều magie để điều hòa kinh nguyệt, tránh thiếu máu.