Nhãn hiệu là gì ví dụ

Nhãn hiệu và thương hiệu? Thương hiệu cá nhân là gì, nhãn hiệu là gì? trên thị trường hiện nay, đa số các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm nhãn hiệu và thương hiệu. Tưởng chừng hai khái niệm này là một, nhưng thật ra đó lại là hai khái niệm với những phạm trù hoàn toàn khác biệt. Vậy nhãn hiệu là gì? Thương hiệu là gì? Nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau như thế nào? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây của công ty Luật Hùng Sơn, chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ khái niệm của hai vấn đề trên.

Nhãn hiệu là gì?

Tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019 đã nêu ra định nghĩa về nhãn hiệu. Theo đó, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, phân biệt dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là hình ảnh, từ ngữ hoặc kết hợp từ ngữ với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một quyền được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quyết định này được thực hiện theo thủ tục đăng ký nhãn hiệu được quy định tại luật sở hữu trí tuệ hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Riêng đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu đó mà không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Thương hiệu là gì?

Nhãn hiệu và thương hiệu? Hiện nay thuật ngữ “thương hiệu” được sử dụng và biết đến một cách rộng rãi. Tuy nhiên, thương hiệu không phải là một đối tượng được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ.  Tuy nhiên, trong thực tế, thương hiệu được gọi tên trùng với nhãn hiệu nên mọi người thường có sự nhầm lẫn  hai khái niệm này với nhau. Thương hiệu có một số đặc điểm sau:

– Thương hiệu được hình thành từ quá trình kinh doanh, sản xuất và sử dụng sản phẩm. Hàng hóa, dịch vụ được được nhiều người công nhận  và sử dụng rộng rãi thì thương hiệu sẽ trở nên nổi tiếng và có giá trị.

– Thương hiệu không được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ mà chỉ được người tiêu dùng công nhận.

– Thương hiệu không có các dấu hiệu có thể nhìn thấy dưới dạng  từ ngữ, chữ cái, hình ảnh, hình vẽ như nhãn hiệu.

– Thương hiệu không thể xác định chính xác được thời gian tồn tại.

Giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp

Tài sản của mỗi doanh nghiệp có thể chia thành 2 loại:

– Những tài sản có thể nhìn thấy được, gọi là tài sản hữu hình như cơ sở vật chất, bất động sản, sản phẩm tồn kho,… Đây là những thứ có thể dễ dàng đo đếm và tính toán giá trị. 

– Những tài sản không thể nhìn thấy được, gọi là tài sản vô hình như nhãn hiệu, thương hiệu, các sản phẩm trí tuệ khác,… thì rất khó để đo đếm và tính toán giá trị. 

Nhưng đôi khi, giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp lại lớn hơn rất nhiều lần so với tài sản hữu hình mà doanh nghiệp đang sở hữu. Nhãn hiệu là một tài sản vô hình như thế.

Nhãn hiệu và thương hiệu? Việc xây dựng một nhãn hiệu chính là sợi dây kết nối tình cảm tốt đẹp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp qua những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Điều này khiến cho khách hàng nhớ đến doanh nghiệp mỗi khi có nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ. Có thể nói nhãn hiệu là một loại tài sản vô hình cốt lõi giúp cho doanh nghiệp chuyển đổi các giá trị vô hình thành hữu hình. Do vậy mà xây dựng được một nhãn hiệu nổi tiếng, một thương hiệu mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh trên thương trường.

Phân biệt nhãn hiệu với thương hiệu

Tiêu chí Nhãn hiệu Thương hiệu
Đăng ký bảo hộ Được pháp luật bảo hộ. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực tại thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ. Không được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ. Do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển.
Dấu hiệu nhận biết Có các dấu hiệu nhận biết và có thể nhìn thấy được dưới dạng từ ngữ, chữ cái, hình ảnh, hình vẽ. Không có dấu hiệu nhận biết cụ thể mà hình thành trong nhận thức của người tiêu dùng.
Thời hạn bảo hộ Thời hạn bảo hộ là 10 năm. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp văn bằng bảo hộ, mỗi lần gia hạn là 10 năm. Không xác định được thời gian tồn tại cụ thể và có thể tồn tại lâu dài.
Ý nghĩa Dùng để phân biệt hàng hoá, phân biệt dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau. Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp và của doanh nghiệp đó.

Ví dụ về nhãn hiệu và thương hiệu

Thương hiệu là cái tên hay dấu hiệu giúp nhận biết một sản phẩm. Một thương hiệu thành công sẽ đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. Microsoft, BMW, IBM, Coca Cola , Shell …là những ví dụ điển hình về thương hiệu của doanh nghiệp, Louis Vuiton, Dove, GUCCI,  Tide… là những ví dụ điển hình về thương hiệu sản phẩm.

Một số nhãn hiệu có thể kể đến như “Vingroup”, “Vinhomes”, “Vinmec”, “Vinpearl”, “Chè Thái Nguyên”, “Vải thiều Lục Ngạn”

Nói một cách dễ hiểu hơn để bạn có thể phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu thì “Thương hiệu” Pepsi có “nhãn hiệu” như Lipton Teas, Lay’s Potato Chips, Quaker Oats,… hoặc “thương hiệu” Honda, Yamaha, Suzuki thì những “nhãn hiệu” của các thương hiệu dành cho xe moto hai bánh trên là Wave, Dream, Future, Exciter, Raider,…

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Hùng Sơn về vấn đề nhãn hiệu là gì. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn. Nếu quý khách hàng gặp khó khăn về vấn đề nhãn hiệu, thương hiệu, các luật sư của Luật Hùng Sơn sẵn sàng hỗ trợ bạn bằng dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

Nhãn hiệu của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ là một vấn đề không còn xa lạ với mọi người. Nhãn hiệu xuất hiện và gắn liền với sự gia đời và phát triền của hoạt động sản xuất dịch vụ, hàng hóa.

Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hóa, nhãn hiệu có vai trò to lớn góp phần phát triển nền kinh tế, tăng sức cạnh tranh các mặt hàng trên thị trường.

Để hiểu rõ hơn về những vấn đề nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu có những đặc điểm gì? Phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu? Ví dụ về nhãn hiệu? Quý độc giả có thể tham khảo những nội dung chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là bao gồm những yếu tố thể hiện bên ngoài, có thể phân biệt bằng mắt thông qua hình ảnh, hình vẽ, chữ cái, chữ số, màu sắc, ký hiệu dùng để phân biệt giữa sản phẩm này với sản phẩm khác cùng loại hoặc khác loại.

Khái niệm nhãn hiệu được quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Nhãn hiệu theo quy định pháp luật hiện nay được phân loại thành nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, mỗi loại nhãn hiệu sẽ được quy định cụ thể về cách thức sử dụng cũng như dấu hiệu phân biệt riêng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại hàng hóa lưu thông, do đó nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ là điều kiện đầu tiên để phân biệt chúng với nhau, tránh sự nhầm lẫn giữa các sản phẩm.

Đặc điểm của nhãn hiệu

Nhãn hiệu là gì? còn được thể hiện thông qua những đặc điểm cơ bản như sau:

– Phải đảm bảo được yếu tố có thể dễ dàng phân biệt được bằng mắt. Do nhãn hiệu được thể hiện thông qua các yếu tố bên ngoài, hoặc kết hợp của các yếu tố bên ngoài: màu sắc, chữ cái, hình ảnh, hình vẽ, chữ số, ký hiệu, ký tự.

+ Các chữ cái, chữ số trong nhãn hiệu được thể hiện bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài, hình ảnh, hình vẽ phù hợp không trái với thuần phong mỹ tục.

+ Cho nên các yếu tố không thể phân biệt bằng mắt được, như phân biệt qua thính giác, khứu giác không thể được coi là nhãn hiệu, chẳng hạn như mùi vị của thức ăn, tiếng rung lắc của một chiếc chuông…

– Mang đặc điểm có khả năng phân biệt với các hàng hóa, dịch vụ khác: tổng hòa các yếu tố thể hiện bên ngoài đó, không trộn lẫn, không tương đồng với các nhãn hiệu của sản phẩm khác.

+ Các yếu tố bên ngoài không tạo nên sự khác biệt, hay chỉ có một số chi tiết nhỏ, màu sắc, còn lại những yếu tố chính giống nhãn hiệu khác, cũng không được coi là có tính phân biệt.

+ Khả năng phân biệt giữa các hàng hóa dịch vụ được thể hiện khi người tiêu dùng hay nhà quản lý sử dụng sản phẩm mang nhãn hiệu đó sẽ nhận biết được sản phẩm đó khác sản phẩm khác, với các nhãn hiệu nổi tiếng còn được biết đến không giới hạn lãnh thổ ở một đất nước.

– Ngoài ra nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ còn có đặc điểm mang lại giá trị kinh tế, khi thông qua việc sử dụng nhãn hiệu để kinh doanh hàng hóa trên thị trường sẽ nâng tầm giá trị hàng hóa, dịch vụ thu lại nguồn lợi kinh tế cao.

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu?

Thương hiệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ quen thuộc được chúng ta sử dụng hằng ngày, chúng được phân biệt với nhau thông qua những đặc điểm như sau:

– Về khái niệm:

+ Nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ hiện nay có quy định cụ thể tại pháp luật Việt Nam tại Khoản 16, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ theo đó nhãn hiệu là những yếu tố nhận biết được từ bên ngoài, thông qua mắt thường.

+ Thương hiệu hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam, tuy nhiên có thể hiểu thương hiệu là bao gồm những yếu tố bên ngoài, hoặc bên trong, là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ này khác với dịch vụ hàng hóa của cá nhân, tổ chức khác sản xuất.

– Về phạm vi bảo hộ:

+ Do theo pháp luật Việt Nam chỉ có quy định về nhãn hiệu, không có quy định về thương hiệu. Cho nên khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu sẽ được pháp luật bảo hộ về nhãn hiệu.

+Còn thương hiệu phải thực hiện đăng ký bảo hộ với cơ quan thẩm quyền dưới hình thức khác như nhãn hiệu, thì mới nằm trong phạm vi bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền.

Nếu dưới hình thức là thương hiệu sẽ không được pháp luật bảo hộ, mà chủ yếu thương hiệu được đánh giá thông qua cái nhìn của người tiêu dùng về thương hiệu.

– Về lịch sử hình thành và tồn tại:

+ Nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ chỉ là những yếu tố bên ngoài có thể gắn với sản phẩm đó, được xác định về thời hạn bảo hộ theo quy định của pháp luật.

+ Thương hiệu của hàng hóa, dịch vụ có lịch sử hình thành từ lâu, thương hiệu chính là những yếu tố gắn liền, để lại ấn tượng sâu đậm trong tiềm thức của người tiêu dùng.

– Về định giá:

+ Nhãn hiệu được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và có thể được xác định về giá trị.

+ Thương hiệu không thuộc phạm vi bảo hộ của pháp luật, do đó khó có thể xác định về giá trị. Tất cả giá trị của một thương hiệu được phân định thông qua quá trình hoạt động và xây dựng lòng tin đối với khách hàng.

– Sự chấm dứt:

+ Nhãn hiệu được hình thành và chấm dứt do ý chí của người sở hữu nhãn hiệu khi thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước.

+ Thương hiệu phải được hình thành dần trong tiềm thức trong quá trình hình thành, lưu thống, tồn tại của sản phẩm, là cả một quá trình phấn đấu lâu dài.

>>>>> Tham khảo: Đăng ký Thương hiệu

Ví dụ về nhãn hiệu

Nhãn hiệu được đăng ký với cơ quan nhà nước, được nhà nước bảo hộ, dùng phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác, dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ điển hình như sau:

– Nước giải khát: Coca, Pesi,…

– Điện thoại: Samsung, Apple…

– Nhà mạng: Viettel, Vinaphone

Những chia sẻ trên đây của chúng tôi về nhãn hiệu là gì? Hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích đối với quý độc giả. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với TBT Việt Nam qua số 1900 6560, để được tư vấn cụ thể nhất.

Video liên quan

Chủ Đề