Vườn quốc gia côn đảo có diện tích là bao nhiêu hecta

  • 08°36’ – 08°48’ Vĩ độ Bắc
  • 106°31’ – 106°46’ Kinh độ Đông

Xem vị trí trên Google Maps

Diện tích

Tổng diện tích: 19.883,15 ha

  • Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 4.614,08 ha bảo tồn rừng và 2.292,1 ha bảo tồn biển
  • Phân khu phục hồi sinh thái: 531,03 ha bảo tồn rừng và 2.062,2 ha bảo tồn biển
  • Phân khu hành chính, dịch vụ: 738,04 ha bảo tồn rừng và 9.645,7 ha bảo tồn biển

LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Khu rừng cấm Côn Đảo được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thành lập tại Quyết định số 85/CT ngày 01/3/1984. Ngày 21/01/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 120/QĐ-TTg Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc địa giới hành chính huyện phê duyệt Dự án Quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển Vườn quốc gia Côn Đảo đến năm 2020.

Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc địa giới hành chính huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách Vũng Tàu khoảng 180km, cửa sông Hậu khoảng 80km, thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250km. Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

HỆ SINH THÁI ĐẶC TRƯNG

Vườn quốc gia Côn Đảo là một trong số ít các Vườn quốc gia của Việt Nam mà tài nguyên thiên nhiên còn gần như nguyên vẹn. Vườn gồm 2 hợp phần bảo tồn rừng và biển, Mỗi hợp phần bảo tồn là mẫu chuẩn về sự phong phú, độc đáo, quý, hiếm về đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường.

HỆ THỰC VẬT

Thực vật rừng ở Vườn quốc gia Côn Đảo đã ghi nhận 1.077 loài thực vật bậc cao thuộc 640 chi, 160 họ. Trong đó, có 11 loài được lấy tên Côn sơn đặt tên như: Dầu Côn sơn [Dipterocarpus condorensis], Bùi Côn sơn [Ilex condorensis], Đọt dành Côn sơn [Pavetta condorensis], Lấu Côn sơn [Psychotria condorensis]

  • 155 loài động vật rừng
  • 76 loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm

KHU HỆ ĐỘNG VẬT

Hệ động vật rừng Côn Đảo đến nay đã ghi nhận được 155 loài, trong đó lớp Thú chiếm 25 loài, Chim 85 loài, Bò sát 32 loài, Lưỡng cư 13 loài. Một số động vật đặc hữu tại Côn Đảo như: Khỉ đuôi dài Côn Đảo [Macaca fascicularis condorensis], Sóc Mun [Callosciunis Finlaysonii], Sóc đen Côn Đảo [Ratufa bicolor condorensis], Thằn lằn giun [Dibamus kondaoensis], Thằn lằn ngươi tròn [Cnemaspis boulengeri] và Rắn khiếm Côn đảo [Oligodon condaoensis]. Có 76 loài động thực vật nguy cấp, quý, hiếm [lớp Thú có 9 loài; lớp Chim 11 loài; lớp Bò sát 8 loài; lớp Lưỡng cư 1 loài].

  • 155 loài động vật rừng
  • 76 loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm

ĐA DẠNG LOÀI SINH VẬT BIỂN

Các nghiên cứu đã xác định được khoảng 1.725 loài sinh vật biển với 46 loài thực vật ngập mặn, 133 loài rong biển, 11 loài cỏ biển, 226 loài thực vật phù du, 143 loài động vật phù du, 360 loài san hô, 130 loài giun nhiều tơ, 116 loài giáp xác, 187 thân mềm, 115 loài da gai, 205 loài cá rạn san hô, 9 loài bò sát biển, 37 loài chim biển và 7 loài thú biển. Trong đó, có 7 loài rất nguy cấp, 67 loài nguy cấp và sẽ nguy cấp theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007 và trên 300 loài san hô cứng thuộc danh mục CITES. Một số loài điển hình như: Rùa Xanh [Chelonia mydas], Bò biển [Dugong dugon], ốc Đụn cái [Tectus niloticus], ốc Tù và [Charonia tritonis], Ốc Anh Vũ [Nautilus pompilius], Cá Bống bớp [Bostrichthys sinensis],…

THÔNG TIN DU LỊCH

Vườn quốc gia Côn Đảo có các hệ sinh thái tự nhiên rừng, biển rất đa dạng, phong phú; có giá trị cao về đa dạng sinh học; cảnh quan thiên nhiên đẹp, môi trường trong lành hòa quyện với di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia. Năm 2013, đã được công nhận là Vùng đất ngập nước có tầm quan trọng thứ 2.203 của thể giới và thứ 6 của Việt Nam [Khu Ramsar], Có 20 điểm và 17 tuyển du lịch đã được quy hoạch trong Vườn quốc gia Côn Đảo với các sản phẩm du lịch độc đáo như: khám phá thiên nhiên; giải trí, thư giãn; du lịch thể thao; nghỉ dưỡng,…

Một số tuyển, điểm du lịch đặc sắc như: Tuyển đảo Côn sơn – Hòn Bảy Cạnh – Hòn Cau khám phá đại dương, xem rùa biển đẻ trứng và thả rùa con về biển;

Tuyển Ma Thiên Lãnh – Hang Đức Mẹ – Đất Thắm – Bãi Bàng khám phá rừng nguyên sinh nhiệt đới hải đảo; Tuyển đảo Côn sơn – Hòn Bà – Hòn Tre lớn kết hợp khám phá rừng nguyên sinh và khám phá đại dương; Tuyển đảo Côn sơn – các đảo nhỏ khám phá toàn cảnh rừng, biển Vườn quốc gia Côn Đảo.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Liên hệ: Ban quản lý Vườn quốc gia côn Đảo
  • Địa chỉ: đường Ma Thiên Lãnh, khu dân cư sỐ 3, huyện côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Điện thoại: 02543. 830.150
  • Email: [email protected]
  • Tên tài liệu: Các Khu rừng Đặc dụng Việt Nam
  • Nhà Xuất bản Nông nghiệp năm 2021
  • Đăng ký KHXB số 4385 – 2021/CXBIPH/1-187/NN ngày 01/12/2021 Quyết định xuất bản số: 43/QĐ-NXBNN ngày 02/12/2021
  • ISBN: 978-604-60-3413-1

Xem thêm thông tin về các VQG khác

Vị trí: Vườn Quốc gia Côn Đảo thuộc địa phận huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đặc điểm: Bao gồm 16 đảo lớn nhỏ và vùng biển xung quanh các đảo, vườn Quốc gia Côn Đảo là một trong hai vườn quốc gia duy nhất tại Việt Nam bảo tồn cả rừng lẫn biển. Vườn có tổng diện tích gần 15.043ha, trong đó có 9.000ha biển và 6.043ha rừng. Rừng ở Côn Đảo chủ yếu là rừng nguyên sinh, thuộc hệ sinh thái nhiệt đới hải đảo với 882 loài thực vật, gần 150 loài động vật, trong đó nhiều loài quý hiếm chỉ có ở Côn Đảo như sóc đen Côn Đảo, thạch sùng có cánh Côn Đảo, vài loài chim chỉ có ở Côn Đảo như: chim điên mặt xanh, chim nhiệt đới, chim bồ câu Nicba, ghầm ghì trắng.

Giới thiệu Vườn quốc gia Côn Đảo

Vị trí: Vườn Quốc gia Côn Đảo thuộc địa phận huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đặc điểm: Bao gồm 16 đảo lớn nhỏ và vùng biển xung quanh các đảo, vườn Quốc gia Côn Đảo là một trong hai vườn quốc gia duy nhất tại Việt Nam bảo tồn cả rừng lẫn biển.

Vườn có tổng diện tích gần 15.043ha, trong đó có 9.000ha biển và 6.043ha rừng. Rừng ở Côn Đảo chủ yếu là rừng nguyên sinh, thuộc hệ sinh thái nhiệt đới hải đảo với 882 loài thực vật, gần 150 loài động vật, trong đó nhiều loài quý hiếm chỉ có ở Côn Đảo như sóc đen Côn Đảo, thạch sùng có cánh Côn Đảo, vài loài chim chỉ có ở Côn Đảo như: chim điên mặt xanh, chim nhiệt đới, chim bồ câu Nicba, ghầm ghì trắng.

Chế độ dòng chảy Biển Đông với sự thay đổi hai mùa gió chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ấu trùng sinh vật biển từ Côn Đảo đi về phía bắc và phía nam. Ngược lại, vùng biển này dễ dàng thu nhận nguồn phát tán từ các nơi khác. Do vậy, thành phần loài sinh vật biển ghi nhận ở đây tương đối đa dạng và phong phú với 285 loài san hô cứng, 84 loài rong biển, 202 loài cá, 153 loài thân mềm, 130 loài giun nhiều tơ, 110 loài giáp xác, 46 loài da gai. Bên cạnh đó, hệ sinh thái thảm cỏ biển – loài thực vật có hoa ngầm sống trong môi trường nước biển – rộng khoảng 200ha chiếm tới 9 loài trong 16 loài cỏ biển trên thế giới. Vùng biển Côn Đảo có đồi mồi, rùa da; các loài thú biển như cá voi đen, cá nược, đặc biệt có bò biển Dugong, một trong những loài còn rất ít trên thế giới.

Đến với Côn Đảo, du khách sẽ có những ngày nghỉ tuyệt vời trong khung cảnh thiên nhiên hoang dã và tận mắt nhìn ngắm những động thực vật duy nhất trên thế giới còn tồn tại ở vườn quốc gia Côn Đảo, thăm nhiều di tích lịch sử có giá trị.

al,

Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ [Việt Nam] và cũng là huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Lịch sử Việt Nam trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn hoặc Côn Nôn. Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor. Đến với Tour Côn Đảo du khách sẽ có dịp tham quan Vườn quốc gia Côn Đảo.

Vườn quốc gia Côn Đảo là một khu vực bảo tồn nằm ở phía bắc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Phạm vi vườn quốc gia này bao gồm cả một phần diện tích đảo và khu vực biển lân cận. Được thành lập theo Quyết định số 135/TTg ngày 31 tháng 3 năm 1993 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc địa phận hành chính huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, nằm về phía Đông Nam của Việt Nam. Có tọa độ địa lý:

  • Từ 8o36’ đến 8o48’ Vĩ độ Bắc
  • Từ 106o31’ đến 106o46’ Kinh độ Đông

VQG Côn Đảo thuộc quần đảo Côn Đảo nằm Cách cửa sông Hậu [tỉnh Cần Thơ] 83 km, cách thành phố Vũng Tàu 185 km và thành phố Hồ Chí Minh 250 km, quần đảo gồm 16 đảo nhỏ, đảo lớn nhất là Côn Sơn. Địa hình đảo Côn Sơn là vùng đồi núi, ưu thế bởi các dãy đá granit chạy từ phía Tây Nam đến Đông Bắc, che chở cho các vùng vịnh của đảo cả về hai phía khỏi những luồng gió mạnh. Những điểm cao nhất trên đảo là đỉnh Núi Thánh Giá và Núi Chúa, có độ cao 577 m và 515 m. Điểm cao nhất trên các đảo nhỏ là 350 m.

Tổng diện tích tự nhiên: 19.883,15 ha, gồm:

– Phần diện tích bảo tồn rừng trên các hòn đảo: 5.883,15 ha được chia thành 3 phân khu chức năng [1] Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 4.612,58 ha; [2] Phân khu phục hồi sinh thái: 531,03 ha; [3] Phân khu dịch vụ – hành chính: 739,54 ha.

– Phần diện tích bảo tồn biển: 14.000 ha được chia thành 3 phân khu chức năng [1] Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 2.292,10 ha; [2] Phân khu phục hồi sinh thái: 2.062,20 ha; [3] Phân khu dịch vụ – hành chính: 9.645,70 ha.

Ngoài ra, diện tích vùng đệm trên biển là: 20.500 ha

Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Côn Đảo

Vườn Quốc gia [VQG] Côn Đảo có diện tích gần 6.000ha trên cạn và 14.000ha vùng nước. Mối liên hệ của rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn đã tạo nên một môi trường thuận lợi cho sinh sản, ươm giống và bảo tồn các loài sinh vật biển. Vùng nước nông ven đảo cũng là nơi phân bố nhiều loài động vật quý như rùa biển, cá heo, bò biển [dugong]… Sự đa dạng sinh học của vùng biển Côn Đảo có ý nghĩa quốc gia về bảo tồn thiên nhiên biển ở Việt Nam.

Đảo Côn Sơn

Hệ động thực vật đặc trưng của vườn quốc gia Côn Đảo là các loại sinh vật biển, trong đó đặc sắc nhất là hệ san hô và đặc biệt là loài rùa biển. Thành phần thực vật Côn Đảo tương đối phong phú và đa dạng với khoảng 882 loài thực vật bậc cao thuộc 562 chi, 161 họ, trong đó có đến 371 loài thân gỗ, 30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 202 loài thảo mộc v.v. 44 loài thực vật được các nhà khoa học tìm thấy lần đầu tiên ở đây, 11 loài được các nhà khoa học lấy tên Côn Sơn đặt tên loài. Một số loài được xếp vào danh mục quý hiếm như lát hoa [Chukrasia tabularis], găng néo [Manikara hexandra] v.v.

Hệ động vật rừng Côn Đảo đến nay đã ghi nhận được 144 loài, trong đó lớp Thú chiếm 28 loài, chim 69 loài, bò sát 39 loài, lưỡng cư 8 loài. Một số động vật đặc hữu tại Côn Đảo như: sóc mun [Callosciunis finlaysonii], sóc đen [Ratufa bicolor condorensis], chuột hữu Côn Đảo [Rattus niviventer condorensis, Chasen & Kloss, 1926], thạch sùng Côn Đảo [Cyrstodactylus condorensis]. Côn Đảo là vườn quốc gia có hệ động vật có xương sống trên cạn mang tính độc đáo của vùng đảo xa đất liền với nhiều loài đặc hữu.

Hệ sinh thái biển của Côn Đảo cũng đa dạng và phong phú với 1.321 loài sinh vật biển đã thống kê được, trong đó thực vật ngập mặn có đến 23 loài, rong biển 127 loài, cỏ biển 7 loài, phù du thực vật 157 loài, phù du động vật 115 loài, san hô 219 loài, thú và bò sát biển 5 loài…37 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao như thủy sản, rong biển. Các loài thú biển quý hiếm như: cá voi xanh [Neophon phocaenoides], cá nược [Orcaella brevirostric], cá cúi [Dugon dugong]. Đặc biệt Côn Đảo còn là bãi đẻ trứng của một số loài rùa biển.

Hiện nay, Côn Đảo là vùng có nhiều rùa biển nhất ở Việt Nam, với hai loài thường gặp là đồi mồi và trang đông. Có 17 bãi cát được ghi nhận là bãi đẻ của rùa, trong đó có đến bốn bãi được ghi nhận là có 1.000 rùa mẹ lên đẻ hàng năm. Côn Đảo cũng là nơi duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển [Dugong dugong] có cuộc sống không tách rời các thảm cỏ biển.

Vườn quốc gia Côn Đảo được Ban Thư ký Công ước Ramsar thế giới công nhận là một trong 2.203 khu đất ngập nước quan trọng quốc tế [gọi tắt là khu Ramsar] và là khu Ramsar biển đầu tiên của Việt Nam. Vườn quốc gia Côn Đảo hội tụ cả 4 hệ sinh thái rừng, biển rất đặc sắc và hiếm có trên thế giới. Côn Đảo là giao điểm và được ví như một mái ấm hội tụ rất nhiều sinh vật biển từ cả phía Bắc, phía Nam biển Đông đến sinh sôi. Đây còn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học [bảo tồn các hệ sinh thái; bảo tồn loài; bảo tồn nguồn gien]; có chức năng phòng hộ bảo vệ môi trường [ổn định bờ biển; chống nước biển dâng; kiểm soát lũ; bảo vệ, điều tiết nguồn nước…]; bảo tồn cảnh quan, văn hóa, lịch sử; là khu vực hấp dẫn để tổ chức các loại hình du lịch sinh thái.

Những kết quả đạt được của BQL VQG Côn Đảo

Ban quản lý VQG Côn Đảo đã nỗ lực giữ gìn bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học rừng, biển, đất ngập nước và đã được các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế đánh giá cao và công nhận các danh hiệu VQG Côn Đảo là một Khu đất ngập nước quan trọng quốc tế, năm 2013 [Khu Ramsar]; Là thành viên mạng lưới các Khu bảo tồn rùa biển Ấn Độ Dương – Đông Nam Á; Hiệp Hội bảo vệ thiên nhiên Việt Nam công nhận 02 cây Nhội và 01 cây Cóc Đỏ tại VQG Côn Đảo là Cây Di sản Việt Nam; Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận VQG Côn Đảo là nơi nuôi, ấp và thả về thiên nhiên nhiều rùa biển nhất Việt Nam; UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên – Môi trường đang trình hồ sơ đề cử để được công nhận là Vườn di sản ASEAN Côn Đảo.

Đến với Côn Đảo du khách được lặn ngắm san hô, bơi lội cùng các đàn cá đủ màu sắc, tham quan các tuyến du lịch sinh thái của Trung tâm du khách vườn Quốc gia Côn Đảo, tham gia công tác bảo tồn đa dạng sinh học rừng, biển của vườn quốc gia và trải nghiệm các hoạt động leo núi, tham quan rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn, xem rùa đẻ trứng trong mùa sinh sản, tắm biển, lặn xem san hô và khám phá các loại sinh vật biển.

Địa chỉ liên hệ:

BAN QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO

Đường Ma Thiên Lãnh, Khu 3, Huyện Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu

Phòng DLST&GDMT: 0983.830.669; 02543 830 669; Phòng TC – HC: 02543.830.150

Video liên quan

Chủ Đề