Tháo niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu

Trang chủ » Sau khi niềng răng xong phải đeo hàm duy trì bao lâu

Email:

Số GPKD : 3600834877 - Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Đồng Nai Cấp ngày 26/07/2006

© Web designed by Nhakhoasaigon.vn

Sau tháo niềng đeo hàm duy trì bao lâu để có 1 hàm răng đều đẹp như ý. Đây là thắc mắc của hầu hết các bạn khi chỉnh răng hô móm, răng khấp khểnh, răng thưa. Nhiều người nói rằng phải đeo hàm duy trì cả đời, điều này có đúng. Hãy cùng Nha khoa Việt Smile tìm hiểu.

Đeo hàm duy trì bao lâu sau tháo niềng?

Vì sao cần đeo hàm duy trì?

Chỉnh nha là phương pháp sử dụng rất nhiều loại khí cụ như mắc cài, dây cung, dây thun… nhằm tạo ra lực kéo răng đưa về vị trí thích hợp, căn chỉnh khớp cắn hỗ trợ việc ăn nhai,cải thiện thẩm mỹ nụ cười.

Do răng phải trải qua một khoảng thời gian trung bình từ 18 – 24 tháng chịu lực siết mạnh nên răng và xương hàm đều khá nhạy cảm, yếu hơn bình thường, và chưa điều chỉnh lại cấu trúc ổn định. Sau khi hoàn tất quá trình niềng răng, bạn sẽ được chỉ định dùng hàm duy trì trong một thời gian để giúp răng ổn định tại vị trí mới.

Thời gian đeo hàm duy trì sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của từng người, điều này có đúng không?

Vậy phải đeo hàm duy trì bao lâu để tránh tái phát sau chỉnh nha, đeo có khó chịu không? Hãy cùng nghe chia sẻ từ chính bác sĩ của Nha khoa Việt Smile về chủ đề này

Chia sẻ của bác sĩ về thời gian dùng hàm duy trì

Có những loại hàm duy trì nào?

Hiện nay, khí cụ duy trì được chia làm thành 2 nhóm là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp:

Hàm duy trì cố định

Khí cụ duy trì này được chế tạo từ dây thép với hình dạng thẳng hoặc xoắn. Bác sĩ sẽ loại hàm này vào phía mặt trong các răng trước bằng chất liệu Composite.

Khi dùng hàm cố định, bạn sẽ không thể tháo lắp được, thế nhưng đeo hàm duy trì này mang lại kết quả cao và tiết kiệm thời gian hơn.

Hàm duy trì tháo lắp

Khí cụ duy trì tháo lắp được chia thành 2 loại là hàm trong suốt và hàm Hawlay. 

  • Hàm duy trì trong suốt được làm từ nhựa trong suốt, được thiết theo mẫu hàm riêng của bạn. Loại này có tính thẩm mỹ cao, tháo lắp dễ dàng, đem lại sự thoải mái trong suốt quá trình
  • Hàm duy trì Hawlay được làm từ kim loại cho phần vòm miệng trên và dây kim loại cho răng, có thể tháo ra lắp vào đơn giản. Tuy nhiên, thời gian đầu do chưa quen bạn có thể cảm thấy hơi khó phát âm, nói ngọng

Tại Nha khoa Việt Smile, chúng tôi MIỄN PHÍ hoàn toàn chi phí hàm duy trì cho mọi khách hàng. Nếu bạn niềng răng ở nơi khác mà muốn làm hàm duy trì hoặc bị mất cần làm lại thì chi phí sẽ tùy thuộc vào loại khí cụ duy trì bạn lựa chọn.

Những loại hàm duy trì trong chỉnh nha bạn cần biết

Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Hãy liên hệ ngay Nha khoa Việt Smile khi bạn cần hỗ trợ thông tin, giải đáp về vấn đề liên quan đến răng miệng nói chung và nắn chỉnh răng nói riêng nhé.

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Thông thường sau khi đã kết thúc quá trình niềng răng bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn đeo hàm duy trì thêm một thời gian nữa. Vậy hàm duy trì sau niềng răng là gì, tại sao cần phải đeo hàm duy trì và đeo trong bao lâu? Cùng Nha khoa Thúy Đức đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Hàm duy trì sau niềng răng là gì?

Niềng răng là quá trình tác động lực lên răng thông qua hệ thống mắc cài, khí cụ, dây cung,… để di chuyển răng về đúng vị trí mong muốn, điều chỉnh răng về đúng khớp cắn chuẩn, sức khỏe ăn nhai được đảm bảo, vấn đề thẩm mỹ cũng được cải thiện một cách đáng kể. Thông thường, một case chỉnh nha có thời gian dao động từ 1.5 – 2 năm, tùy theo tình trạng của răng.

Sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha, bạn vẫn cần phải đeo thêm hàm duy trì để răng ổn định, không bị chạy lại vị trí ban đầu. Hàm duy trì thường có 2 loại là hàm cố định và hàm tháo lắp, có nhiều loại để bạn tha hồ lựa chọn như khay nhựa, móc kim loại hoặc khung cố định.

Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt

Nếu bạn đã từng tự tẩy trắng răng tại nhà bạn sẽ thấy thiết kế của hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt gần giống với máng tẩy trắng. Hàm duy trì niềng răng tháo lắp này được làm từ nhựa trong suốt, được chế tác dựa trên dấu hàm của từng người.

Ưu điểm:

Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt vừa khít ôm trọn thân răng, đảm bảo đúng số đo của cung hàm, vì vậy giữ răng một cách tốt nhất.

Bệnh nhân có thể đeo hàm duy trì tháo lắp trong suốt 24 giờ mà không hề cảm thấy khó chịu, thẩm mỹ 100%, dễ dàng cho việc ăn uống, vệ sinh.

Nhược điểm:

Việc dễ dàng tháo lắp vừa là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm. Nếu như người sử dụng quên không đeo hàm duy trì thì sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả sau niềng răng.

Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại

Loại hàm duy trì này được làm bằng dây kim loại, các bác sĩ sẽ tiến hành gắn vào khuôn acrylic nằm trên vòm miệng hoặc dưới lưỡi của bệnh nhân sau niềng răng.

Ưu điểm:

  • Hàm duy trì kim loại có độ ổn định cao. Kết cấu và dây kim loại của hàm luôn đảm bảo được độ chắc chắn vì thế hiệu quả mang lại vô cùng cao.
  • Độ bền cao, khách hàng có thể đeo lâu dài mà không cần thay mới
  • Dễ dàng tháo ra lắp vào vì vậy khách hàng có thể chủ động thời gian đeo hàm duy trì, không lo mất thẩm mỹ khi giao tiếp trong các buổi hẹn quan trọng
  • Việc chăm sóc răng miệng cũng được thực hiện dễ dàng hơn

Có thể nói hàm duy trì tháo lắp kim loại ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người sử dụng nhờ những ưu điểm tuyệt vời của mình.

Nhược điểm:

Ngoài các ưu điểm kể trên thì hàm duy trì tháo lắp kim loại còn tồn tại một số nhược điểm nhất định như sau:

  • Trong khoảng thời gian đầu sử dụng, khách hàng thường sẽ cảm thấy khá vướng víu và khó chịu
  • Một số trường hợp có thể sẽ gây kích ứng cho môi nướu
  • Trong quá trình vệ sinh răng miệng khách hàng cần phải thật cẩn thận để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng
  • Tuy nhiên do hàm duy trì tháo lắp kim loại lộ rõ trên răng vì vậy để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ khách hàng chỉ nên sử dụng vào ban đêm, vì thế mà thời gian ổn định răng sẽ kéo dài hơn so với các loại hàm khác.

Hàm duy trì cố định bằng kim loại

Hàm duy trì cố định loại này là một sợi dây thép co nhiều kích cỡ, hình dạng có thể thẳng hoặc xoắn và được gắn cố định vào phía trong của răng trước [răng 1, 2, 3] bằng Composite. Với loại hàm này bệnh nhân sẽ không thể tự ý tháo ra mà chỉ có thể tới gặp chuyên gia chỉnh nha hoặc bác sĩ nha khoa mới có thể tháo ra được.

Ưu điểm:

Có khả năng giữ răng cố định, không bị chạy lại rất tốt do sự chắc chắn của kết cấu và dây kim loại. Loại hàm này rất hữu ích cho các trường hợp niềng răng phải nhổ răng.

Nhược điểm:

Do được gắn bằng Composite vì vậy đôi khi hàm duy trì cố định có thể bị bung ra, bạn cần tới gặp bác sĩ sớm nhất để gắn lại. Trong quá trình ăn uống, vệ sinh bạn cũng phải biết cách vệ sinh  sạch sẽ, đúng cách bởi có dây cài cố định nằm trên răng.

Đọc thêm: Hàm duy trì Hawley là gì?

Tại sao cần phải đeo hàm duy trì?

Hàm duy trì là khí cụ chỉnh nha được sử dụng vào giai đoạn cuối cùng sau khi đã kết thúc quá trình niềng răng. Có không ít các trường hợp bệnh nhân chủ quan không đeo hàm duy trì sau khi kết thúc niềng răng hoặc không tuân thủ đúng thời gian đeo như bác sĩ đã chỉ định làm cho hàm răng bị xô lệch, răng chạy lại về vị trí cũ.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do áp lực mô mềm trong quá trình niềng răng, bên cạnh đó xương và răng chưa ổn định hoàn toàn làm cho răng có xu hướng chạy lại về vị trí ban đầu. Chính vì vậy bạn phải đeo hàm duy trì để giữ răng ở yên vị trí mới cho tới khi xương, răng và nướu đã hoàn toàn thích nghi với sự tha đổi này. Ngoài ra trong thời gian đeo hàm bạn cũng phải chăm sóc răng miệng thật cẩn thận như khi đang niềng răng để đảm bảo đạt được hiệu quả lâu dài.

Cần phải đeo hàm duy trì trong thời gian bao lâu?

Theo khuyến cáo của bác sĩ, thời gian đeo hàm duy trì tối thiểu là 6 tháng, trong thời gian này bạn nên đeo liên tục chỉ tháo ra vào lúc ăn và khi vệ sinh răng miệng. Sau thời gian này, bạn chỉ cần đeo vào ban đêm khi đi ngủ, càng về sau thời gian đeo hàm duy trì sẽ càng giảm dần, chỉ cần đeo cách ngày là được.

Thời gian đeo hàm duy trì nên bằng với thời gian niềng răng để đảm bảo kết quả tốt nhất, khi bác sĩ khám lại răng đã ổn định hoàn toàn sẽ chỉ định kết thúc quá trình đeo hàm duy trì. Tuy nhiên trong thời gian đeo hàm duy trì bạn vẫn cần phải tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi kết quả niềng răng và đảm bảo hàm răng của bạn đã hoàn toàn ổn định, không bị tái phát lại nữa.

Những lưu ý khi đeo hàm duy trì

Về vấn đề vệ sinh răng miệng

Khi đang đeo niềng răng việc vệ sinh răng miệng cần phải thật kỹ càng và khi đeo hàm duy trì vấn đề vệ sinh cũng không được phép qua loa. Bạn cần phải giữ thói quen chải răng sạch sẽ, sử dụng bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa, nước súc miệng, máy tăm nước,… để làm sạch tất cả các mảnh vụn thức ăn còn sót lại bám trên răng.

Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ

Trong thời gian niềng răng chắc chắn bạn đã quá quen với việc đi gặp bác sĩ hàng tháng để kiểm tra răng miệng. Mặc dù sau khi tháo niềng, tần suất của các lần hẹn tái khám sẽ giảm dần nhưng bạn vẫn sẽ phải tới gặp bác sĩ theo lịch định kỳ để kiểm tra những thay đổi dù là nhỏ nhất của hàm răng.

Đôi khi hàm răng sẽ bị xô lệch một chút sau khi tháo mắc cài, nếu chuyện này xảy ra bạn cần phải thay đổi hàm duy trì của mình để phù hợp với hình dạng mới của hàm. Còn nếu răng bị di chuyển do mất răng hoặc nguyên nhân nào khác thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định gắn hàm duy trì cố định cho bạn. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới rang bị xô lệch vì thế cần phải theo dõi thận trọng trong vài tháng sau khi tháo niềng. Khi răng đã ổn định hơn bạn sẽ ít phải tới kiểm tra hơn.

Chăm sóc hàm duy trì

Hàm duy trì sẽ được coi như một dụng cụ để bảo vệ hàm răng mới của bạn khỏi những rủi ro trong cuộc sống hàng ngày. Thậm chí những việc đơn giản như ăn, ngủ cũng đều có thể làm cho răng bị xô lệch, chính vì thế bạn cần đeo hàm duy trì thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra bạn cũng cần thực hiện một số biện pháp để giữ gìn, bảo vệ hàm duy trì của mình như sau:

  • Không tháo hàm duy trì quá nhiều, chỉ tháo ra khi cần thiết
  • Cất hàm duy trì trong hộp đựng kèm khi không đeo
  • Không được bọc hàm duy trì trong giấy ăn
  • Không đánh rửa hàm duy trì quá mạnh
  • Không để hàm duy trì nơi nào quá nóng hoặc rửa hàm duy trì dưới nước nóng
  • Làm sạch bằng cách sử dụng bàn chải lông mềm cọ kỹ sau mỗi bữa ăn, ngâm trong dung dịch vệ sinh chuyên dụng
  • Nếu làm sạch bằng giấm thì không nên ngâm quá 5 phút vì axit trong giấm sẽ phá hủy nhựa
  • Báo cho bác sĩ làm lại ngay nếu hàm duy trì bị mất hoặc bị hỏng

Khắc phục các thói quen xấu

Những thói quen xấu mở các vật cứng như bút, nắp bia,… bằng miệng hay nghiến răng vào ban đêm có thể làm răng bị xô lệch vì thế bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không sử dụng răng để mở các vật cứng
  • Thư giãn để làm giảm căng thẳng bằng cách tắm nước ấm vào buổi tối
  • Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn hoặc cà phê
  • Không được cắn chặt răng vào ban ngày để làm giãn cơ hàm

Trên đây là những điều cần biết về hàm duy trì sau khi niềng răng. Bạn đã mất tới 1 – 2 năm để có được hàm răng đều đặn như bây giờ vậy thì ngại gì mà không đeo hàm duy trì thêm vài tháng để bảo vệ hàm răng một cách tốt nhất. Chúc bạn có một nụ cười rạng rỡ, xinh đẹp dài lâu!

Video liên quan

Chủ Đề