Nguyên nhân gây trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại là một dạng trĩ điển hình nhiều người mắc phải. So với trĩ nội, trĩ ngoại biểu hiện rõ hơn về các triệu chứng và cũng dễ điều trị hơn. Trĩ ngoại tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sinh hoạt của bệnh nhân. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này cũng như cách giúp người bệnh dứt điểm bệnh trĩ ngoại.

Bệnh trĩ ngoại là gì? 

Theo chuyên gia phân loại, bệnh trĩ được chia làm 3 dạng: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, tỷ lệ người mắc trĩ ngoại là lớn nhất. 

Nguyên nhân gây trĩ ngoại

Trĩ ngoại là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch ở phía ngoài, bờ hậu môn bị căng giãn, phình to quá mức. Búi trĩ lúc này bị dồn áp lực và giãn ra. Quan sát bằng mắt thường, người bệnh có thể phát hiện các tĩnh mạch nhỏ chồng chéo lên nhau. 

Trĩ ngoại chứa nhiều dây thần kinh cảm giác, do đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, vướng víu, đau ở vùng hậu môn, ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như sức khỏe. 

Trĩ ngoại không được điều trị sớm sẽ dễ dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm khác như: Viêm nhiễm, chảy máu hậu môn, thiếu máu, giảm trí nhớ, ung thư đại trực tràng. 

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại 

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra trĩ ngoại, không thể không đề cập tới các yếu tố: 

1. Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu khoa học 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh trĩ đó là chế độ ăn uống thiếu khoa học, không hợp lý. Thói quen ăn uống không lành mạnh sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém dần, thậm chí dẫn tới nhiều phiền toái cho bệnh nhân. 

Nguyên nhân gây trĩ ngoại

Các nguyên nhân gây ra trĩ ngoại

  • Chế độ ăn uống quá nhiều protein, chất đạm, thiếu chất xơ hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn, gây ra hiện tượng táo bón. 
  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm cay nóng, chất kích thích kích
  • Uống không đủ nước 

2. Ít vận động, ngồi nhiều một chỗ 

Trĩ ngoại có thể xuất hiện do thói quen sinh hoạt lười vận động. Đây là lý do tỷ lệ lớn người mắc trĩ nằm ở nhóm nhân viên văn phòng, công nhân may,... 

Ngồi nhiều một chỗ khiến tĩnh mạch bị chèn ép, ảnh hưởng trực tiếp tới trực tràng. Người làm việc văn phòng nên đứng lên đi lại sau 1-2 giờ làm việc để tránh hậu quả khôn lường. 

3. Thói quen đại tiện 

Bệnh trĩ có thể hình thành do thói quen đại tiện không đúng cách. Nếu bạn đi đại tiện quá lâu, đi đại tiện thất thường, không đúng giờ có thể khiến trực tràng hoạt động kém, áp lực lên tĩnh mạch cao hơn, khiến bệnh trĩ phát triển nặng hơn. 

Nguyên nhân gây trĩ ngoại

Ngoài ra, khi đi vệ sinh xong, thói quen vệ sinh hậu môn cũng có thể khiến bệnh trĩ thêm nặng. Nên vệ sinh vùng hậu môn bằng khăn ướt sạch, tránh vi khuẩn tấn công. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại 

Bệnh trĩ ngoại có các triệu chứng rõ ràng nhất như chảy máu khi đi đại tiện, đau rát khi đi ngoài,... Từng giai đoạn bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau: 

1. Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 

Ở giai đoạn đầu này, bệnh nhân thường xảy ra hiện tượng đau rát, ngứa ngáy, khó chịu. Nếu búi trĩ căng phồng lên, đau rát ngày càng nặng. 

Ở giai đoạn này, búi trĩ hình thành chỉ là một hạt đậu nhỏ, bệnh nhân đi ngoài khó khăn, lẫn máu trong giấy vệ sinh.

Nếu bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn 1 được phát hiện kịp thời sẽ dễ dàng điều trị dứt điểm mà không tiến triển sang các giai đoạn sau. 

2. Bệnh trĩ ngoại cấp độ 2 

Ở cấp độ 2, búi trĩ bắt đầu to hơn, cảm giác lộm cộm ở vùng hậu môn. Do đó, bệnh nhân phải chịu các cơn đau nặng hơn, xuất huyết sau khi đi vệ sinh. 

Vùng hậu môn bắt đầu tiết dịch nhầy có mùi hôi tanh. Nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ gây ra hiện tượng viêm nhiễm hậu môn. 

Nguyên nhân gây trĩ ngoại

3. Bệnh trĩ ngoại cấp độ 3 

Giai đoạn này, búi trĩ phát triển to hẳn, do đó, bạn có thể sờ thấy búi trĩ, cảm nhận rõ ràng. Lúc này, hiện tượng chảy máu thành giọt và tia nhiều hơn. Các tĩnh mạch bị chèn ép nhiều, kích thước búi trĩ to gấp đôi giai đoạn trước gây tắc mạch búi trĩ. Bệnh nhân không chỉ đau đớn mà còn có thể rơi vào các biến chứng bệnh nguy hiểm. 

4. Bệnh trĩ ngoại cấp độ 4 

Đây là giai đoạn cuối của bệnh trĩ. Búi trĩ to, gây khó khăn trong sinh hoạt, đứng lên ngồi xuống cũng gây đau đớn. Các cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn, tác động xấu tới sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. 

Những biến chứng nặng có thể xuất hiện nhiều hơn trong giai đoạn này như thiếu máu, nhiễm trùng máu, ung thư đại trực tràng,... 

Nguyên nhân gây trĩ ngoại

Trĩ ngoại cấp độ cao sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng chảy máu búi trĩ

Bệnh nhân rơi vào các biến chứng nguy hiểm như sa nghẹt búi trĩ, thiếu máu, hoại tử hậu môn, rối loạn chức năng hậu môn, rối loạn thần kinh thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. 

Các phương pháp trị trĩ ngoại phổ biến hiện nay 

1. Cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt 

Cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt là điều quan trọng hàng đầu người mắc trĩ cần lưu ý: 

Nguyên nhân gây trĩ ngoại

Ăn uống khoa học để đẩy lùi bệnh trĩ

  • Tập thể dục, vận động thường xuyên để cải thiện nhu động ruột, hạn chế tắc mạch lưu thông máu 
  • Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đều đặn, không nhịn đi vệ sinh 
  • Chế độ ăn uống nhiều chất xơ, bổ sung đủ vitamin từ rau củ quả tránh tình trạng táo bón kéo dài 
  • Uống đủ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. 

2. Sử dụng thuốc nam 

Người bệnh trĩ có thể sử dụng một số bài thuốc nam để điều trị bệnh trĩ:

  • Bài thuốc trị trĩ  từ lá vông giúp tiêu viêm, hoạt huyết, giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn cao. 
  • Bài thuốc chữa trĩ từ rau diếp cá giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, tiêu viêm... 
  • Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể, kháng viêm, chữa bệnh trĩ. 

Nguyên nhân gây trĩ ngoại

Rau diếp cá là bài thuốc nam chữa bệnh trĩ ngoại rất tốt

>> Xem ngay: Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc Nam và Đông y hay nhất

3. Cải thiện bệnh trĩ ngoại bằng thuốc 

Người bệnh trĩ ngoài việc cải thiện thói quen ăn uống, sinh hoạt, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc cải thiện các triệu chứng bệnh: 

Nguyên nhân gây trĩ ngoại

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm 
  • Thuốc chống táo bón 
  • Thuốc nhuận tràng 
  • Thuốc đặt hậu môn 
  • Thuốc kháng sinh 

Các nhóm thuốc Tây có thể để lại những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

Chăm sóc, phòng ngừa bệnh trĩ 

Để phòng ngừa bệnh trĩ, người bệnh nên duy trì những thói quen hữu ích trong sinh hoạt: 

  • Ăn đủ chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón 
  • Uống đủ nước giúp làm mềm phân, cải thiện tình trạng táo bón 
  • Tăng cường vận động, điều hòa hoạt động của nhu động ruột 
  • Dùng thuốc làm mềm phân 
  • Duy trì thói quen đi đại tiện đúng giờ 
  • Đi khám để kiểm soát tình trạng bệnh, có biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả. 

>> Xem ngay: biến chứng của bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?