Nghĩa tử là nghĩa tận có nghĩa là gì

TTO - Nghĩa tử là nghĩa tận. Biến cố rồi sẽ qua đi, nhân dân sẽ mãi mãi nhớ về người lính thắp nén nhang cúi đầu tiễn đưa những hương hồn bất hạnh.

Nghĩa tử là nghĩa tận có nghĩa là gì

Tro cốt những người mất vì COVID-19 được các chiến sĩ chăm sóc tại Nhà tang lễ thành phố tại quận Bình Tân - Ảnh: LÊ PHAN

Chúng ta đang sống trong một thời điểm đặc biệt, dễ tổn thương bởi dịch bệnh gieo rắc mầm nguy hiểm. Trong thời điểm nhạy cảm như vậy, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhanh chóng tiếp nhận ý kiến hiến kế, quyết định giao cho bộ đội chăm lo mai táng nạn nhân COVID-19 là rất phù hợp với tình hình thực tiễn.

Điều đó thể hiện sự cảm thông sâu sắc, xoa dịu nỗi đau mất mát, giảm bớt gánh nặng khó khăn cho người dân, đồng thời chặn đứng mọi toan tính trục lợi trên vòng khăn tang của những kẻ ma mãnh.

Cách đây không lâu, với tư cách là người đứng đầu TP.HCM, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đã thẳng thắn khi công khai "xin nhân dân lượng thứ" trước những việc chính quyền địa phương chưa làm được trong mùa đại dịch.

Ông cũng hành xử rất nhân văn khi cùng lãnh đạo TP.HCM thay đổi quan điểm, thực hiện ưu tiên chích ngừa vắc xin cho người cao tuổi và người có bệnh nền.

Công cuộc chống dịch COVID-19 đã qua một chặng đường dài. Hòa vào cuộc chiến cam go này, quân đội nói chung, bộ đội TP.HCM nói riêng, có nhiều đóng góp đáng ghi nhận như: tuần tra đảm bảo trật tự - an ninh, giữ vững kỷ cương giãn cách, tham gia lực lượng tuyến đầu điều trị bệnh nhân...

Những đóng góp nói trên quả là to lớn, nhưng xét cho cùng đấy là nghĩa vụ mà quân đội thường làm và phải làm.

Giờ đây, bộ đội TP.HCM lại có thêm nhiệm vụ mới: nhận tro cốt, chuyển đến từng gia đình nạn nhân, khi cần thiết thì lo luôn hậu sự, thờ cúng, cầu siêu cho người xấu số.

Một hũ tro là một tâm linh, một cảnh đời, một thân phận. Công việc không đơn giản chỉ là nghi lễ truyền thống trang trọng, mà còn đòi hỏi cả một tấm lòng chân thành và sẻ chia, người lính phải nỗ lực gấp nhiều lần bình thường mới vượt qua tâm trạng nặng nề để hoàn thành sứ mạng nhân đạo.

Dù cứng rắn đến đâu cũng khó cầm lòng trước việc các anh bộ đội đưa hài cốt người tử nạn trong đại dịch về với thân nhân. Không thể tin rằng lại có những lúc xót xa đến vậy. Chắc các anh cũng thế.

Khi khoác áo nhà binh, các anh có thể tưởng tượng ra bao điều gian nan, thậm chí phải hy sinh nhưng chưa hẳn có một thoáng nghĩ tới công việc thấm buồn như hôm nay.

Thôi thì hãy gắng lên, nghĩa tử là nghĩa tận. Biến cố rồi sẽ qua đi, nhân dân sẽ mãi mãi nhớ về người lính thắp nén nhang cúi đầu tiễn đưa những hương hồn bất hạnh.

(Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle

Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác.(No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein

  1. Nghĩa tử là nghĩa tận có nghĩa là gì
    Trang chủ
  2. Danh mục
  3. Từ điển Thành ngữ Việt Nam
  4. Đang xem mục từ: Nghĩa tử là nghĩa tận

Kết quả tra từ:

  • Nghĩa tử là nghĩa tận: : Cái chết là bất hạnh lớn nhất; con người khi đã phải chấp nhận cái chết tức là chấm hết mọi quan hệ, cho nên câu nói có ý khuyên người đời hãy tha thứ để họ được chết yên ổn. Đừng đòi hỏi, yêu cầu gì với người đã chết; câu nói còn có ý khuyên người ta nên xử sự nhân đạo, đúng tình người. Nhà văn hóa Phan Kế Bính cho biết ngày trước làng nào cũng có “tha ma mộ địa”. Chỗ đó, “có lập một cái am năm ba gian hoặc xây bệ thờ lộ thiên, đề ba chữ “hàn lâm sở” để thờ chung những mồ mả vô chủ, gọi là am chúng sinh... Về ba tháng hè thì cứ ngày rằm, ngày mùng một nấu cháo cúng, đổ vào cái lá đa cuộn tròn lại, cắm hai bên dọc đường gọi là cúng các quan, hoặc gọi là cúng bách linh. Cho nên tục có câu rằng: “cướp cháo thí lá đa”, là nói những người vô hậu”. Tại Đà Nẵng có Nghĩa trủng ở Phước Ninh, nay chuyển về H.Hòa Vang - nơi thờ chung những nghĩa quân đã bỏ mình vì nước trong cuộc chiến chống Pháp đầu tháng 9.1858 - cuộc chiến mở đầu trang sử cận đại VN. Trên tấm bia bằng đá sa thạch, cao 1,2 m, rộng 0,8 m viết dưới thời vua Tự Đức, năm 1876, có đoạn: “Phàm người ta làm mọi việc ở đời cũng chỉ vì nghĩa hay vì lợi. Người quân tử chỉ nghĩ đến điều nghĩa mà dốc lòng vào việc thiện. Dù việc thiện nhỏ thế nào cũng không bỏ qua”. Ban đầu, trong lúc chiến đấu việc mai táng chỉ tạm thời qua loa, về sau, ông Nguyễn Quý Linh, làm chức sung chánh thương biện Hải Phòng đã khởi xướng lập nghĩa trủng này. Nhân dân địa phương với tinh thần như văn bia đã ghi, hưởng ứng nhiệt tình quy tập gần 3.000 hài cốt nghĩa sĩ theo hướng đông - tây - nam - bắc, bên ngoài khu nghĩa trủng có thành đất bao bọc. Đêm 4.7.1885, danh tướng Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công đồn Mang Cá (Huế) đang do quân Pháp chiếm đóng - mở đầu phong trào Cần Vương. Trước sức kháng cự của địch, hàng ngàn nghĩa quân, lương dân đã hy sinh. Từ đó về sau Huế có ngày Lễ tế âm hồn (23.5 âm lịch), ngày này đã trở thành ngày “quẩy cơm chung” hằng năm của cả TP.Huế để tưởng niệm tất cả những người đã thiệt mạng trong cơn binh lửa, dù đó là nghĩa quân hay dân thường. Sự san sẻ nỗi đau mất mát đã trở thành một tập quán đẹp của người Việt, thể hiện ý thức của người sống chung trong cộng đồng, gắn kết người đang sống cư xử với nhau có tình có nghĩa hơn. Một trong những bài văn tế hay nhất, nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học VN là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của cụ Đồ Chiểu. Qua bài văn tế này, cụ Đồ Chiểu cho biết ý nghĩa sâu xa của việc tưởng nhớ nghĩa sĩ đã khuất: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; Sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó”. Rõ ràng, dù về chín suối nhưng hào khí ấy vẫn đồng hành cùng người đương thời. Những người bỏ mình vì việc nghĩa đã sống mãi, lưu danh muôn đời cùng non sông đất nước. Hai đàn tế thời vua Minh Mạng Dù rằng, lúc giao chiến giữa hòn tên mũi đạn, một mất một còn: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc), thế nhưng, khi kẻ thù đã bỏ mạng sa trường thì dường như người Việt không còn lòng thù hận nữa. Trên đường vào cảng Tiên Sa, thuộc P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà (Đà Nẵng), nay vẫn còn nghĩa địa chôn cất lính Pháp và Tây Ban Nha bỏ mạng trong cuộc chiến xâm lược nước Nam vào năm 1858. Nghĩa địa này nằm ở phía đông mũi Mỏ Diều và Đảo Cò mà người dân địa phương gọi là nghĩa trang Y Pha Nho. Nơi ấy, những người ngoại quốc nằm xuống đến nay vẫn mồ yên mả đẹp, chứ chốn yên nghỉ cuối cùng của họ không bị lòng căm thù phá hủy. Tôi không rõ, mùa thu năm 1821, vua Minh Mạng lúc xa giá ra Bắc, ngài có nhớ đến Văn tế thập loại chúng sinh của thi hào Nguyễn Du hay không: “Khi thất thế, tên rơi đạn lạc/Bãi sa trường, thịt nát máu trôi/Mênh mông góc bể chân trời/Nắm xương vô chủ biết rơi chốn nào?”. Có lẽ do cảm thương những thân phận đáng thương ấy nên ngài có phép ứng xử đúng theo cốt cách tinh thần dân tộc Việt. Đại Nam thực lục chính biên cho biết khi ra đến Quảng Bình: “Vua lên thành xem lũy cổ, cùng với thị thần bàn về việc Nam Bắc phân tranh thời quốc sơ. Lại đến cửa biển Nhật Lệ ngắm xem hồi lâu. Cho tế tướng sĩ trận vong Nam Bắc (đàn nam tế tướng sĩ thời quốc sơ; đàn bắc tế tướng sĩ quân miền Bắc). Dụ rằng: “Khi các thánh mới bắt đầu mở nghiệp, chỗ này là chiến địa, là chỗ vùi ngọc của các tướng sĩ vì nước bỏ mình. Người bắc chống nhau với ta, không khỏi không bị đâm chém, nhưng đều vì chúa mà bỏ mình thôi. Nhìn lại dấu cũ, bỗng lòng cảm thương. Vậy sai dinh thần đặt hai đàn tế Nam Bắc, mà đàn Nam lễ thì phẩm hậu hơn để tỏ hơn kém”. Rồi đặc sai Hiệp biện đại học sĩ Trịnh Hoài Đức khâm mạng đến tế”. Câu “Người Bắc chống nhau với ta”, ý muốn nói quân Đàng Ngoài/Bắc Hà của vua Lê, chúa Trịnh tiến quân đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong/Nam Hà. Nhưng khi đã lên ngôi cửu trùng, ngài vẫn đặt đàn tế, không phân biệt “địch/ta”. Lòng nhân ái, sự lễ nghĩa của người Việt là thế đấy. Khi đã chết, dù trước đó họ đứng ở chiến tuyến nào cũng được đối xử tử tế. Nghĩa tử là nghĩa tận.