Lao lực có nghĩa là gì

Mới đây, các bác sĩ Khoa Bệnh lây đường hô hấp và hồi sức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108) tiếp nhận nhiều trường hợp người bệnh trẻ tuổi mắc "lao phổi". Điển hình là một chàng trai 20 tuổi mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sút cân nhanh, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm về đêm, ho có đờm… Theo lời kể của bệnh nhân, triệu chứng trên xuất hiện cách đây 1 tháng và nặng dần lên. Bệnh nhân lo lắng vì thấy không đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ khi chuẩn bị hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Bản thân người bệnh và gia đình hoàn toàn khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh.

Sau khi được tiến hành làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị lao phổi mới AFB dương tính, lao PCR dương tính có tổn thương thâm nhiễm phá hủy hang. Qua gần 3 tuần điều trị tích cực theo phác đồ chống lao và kháng sinh…, nam thanh niên đã ổn định sức khoẻ và được ra viện.

Cũng có triệu chứng tương tự, chị Nguyễn Thị Thủy (30 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: "Hai tháng nay tôi sụt cân, mệt mỏi, ho, chán ăn, sốt về chiều tối, đi khám ở phòng khám tư, uống thuốc nhưng không khỏi. Sau đó, tôi đến Bệnh viện Phổi Trung ương khám, xét nghiệm mới phát hiện bị lao phổi, điều trị nội trú hơn 1 tháng thì tôi xuất viện".

Lao lực có nghĩa là gì
Số lượng người trẻ mắc lao phổi ngày một tăng.

Theo TS.BS Vũ Viết Sáng, Chủ nhiệm Khoa Bệnh lây đường hô hấp và hồi sức - Bệnh viện 108, có thể do môi trường làm việc không đảm bảo (tập trung đông người trong một không gian hẹp, kín, nhiệt độ ẩm thấp) là điều kiện thuận lợi làm vi khuẩn lao phát triển và lây lan mạnh. Lối sống, ăn uống, vận động không khoa học (ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức, hút thuốc lá, uống rượu bia…) làm sức khỏe giảm sút, sức đề kháng yếu khiến vi khuẩn lao dễ tấn công và gây bệnh. Cứ một người bị bệnh lao phổi có ho khạc vi khuẩn ra môi trường có thể lây cho 5-10 người khác, nhất là trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học, nhà máy, trại tập trung…

Không chỉ người trẻ mà trẻ em cũng mắc bệnh "lao phổi". Theo ước tính, mỗi năm nước ta có khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị. Lao phổi là căn bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra cực kỳ nguy hiểm. Vi khuẩn lao từ các hạt nước bọt li ti hoặc trong các hạt bụi nhỏ dễ dàng bị trẻ hít vào phổi, xuống tận phế nang và gây bệnh tại phổi. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ phổi, vi khuẩn có thể qua máu, bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể và gây bệnh tại các cơ quan đó. Trẻ sơ sinh chưa có miễn dịch bảo vệ nên rất dễ mắc bệnh. Phụ nữ mang thai, cho con bú, người bị suy giảm miễn dịch và đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ cao dễ mắc lao phổi hơn người khác.

Theo BS Sáng, lao phổi là căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và khó kiểm soát. Trong gia đình có người mắc "lao phổi" rất dễ lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, bệnh "lao phổi" ở trẻ em cũng như người trẻ tuổi khó phát hiện và dễ nhầm lẫn sang bệnh khác. Chỉ tới khi có những dấu hiệu nặng như ho ra máu, sốt, sụt cân kéo dài…, gia đình mới nghĩ đến khả năng con mắc lao và đưa đi khám. Về yếu tố lâm sàng, do lượng vi khuẩn lao trong nước bọt, đờm của trẻ thường thấp nên việc chẩn đoán lao cũng phức tạp hơn.

Việt Nam nằm trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới. Lao không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng tới kinh tế xã hội. Hiện nay, bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng, đẩy lùi dịch bệnh lao và giảm gánh nặng do tác hại của bệnh lao gây ra cho gia đình và xã hội.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương, biện pháp dự phòng quan trọng nhất là "cắt đứt nguồn lây", nghĩa là phải phát hiện sớm và chữa khỏi cho người mắc bệnh lao. Tuy nhiên, lao là bệnh có tính xã hội, những biện pháp dự phòng mang tính cộng đồng cũng rất quan trọng. Đặc biệt, trẻ sơ sinh phải được tiêm phòng vaccine phòng bệnh lao.

Triệu chứng bệnh lao lực rất đa dạng, ví dụ như mệt mỏi, cáu gắt, chán ăn, mất ngủ… Nó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe. Người bệnh nên điều chỉnh lại mức độ làm việc để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Triệu chứng bệnh lao lực gồm có chán ăn, mất ngủ, hay cáu gắt… Nếu gặp các dấu hiệu này, người bệnh nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và làm việc để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Theo nghiên cứu từ Hiệp hội Tâm lý Mỹ và Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Quốc gia tại Đại học Chicago, có đến 48% dân số nước Mỹ ngày càng cảm thấy stress trong 5 năm qua. 31% người trưởng thành đang gặp khó khăn trong việc quản lý công việc và trách nhiệm gia đình, 53% cảm thấy mệt mỏi và bị quá tải trong công việc.

Lao lực là gì?

Lao lực (overwork) là một tình trạng trong đó bạn làm việc trong nhiều giờ liên tục; kéo dài trong một khoảng thời gian dẫn đến sự kiệt quệ về mặt thể chất, tinh thần và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống ngoài công việc như gia đình, mối quan hệ, sở thích cá nhân, v.v.

Lao lực có nghĩa là gì
Ai cũng cần quan tâm đến triệu chứng bệnh lao lực để bảo vệ sức khỏe mình

Tình trạng lao lực xảy ra khi một người lao động và làm việc quá sức mà không chú ý chăm sóc bản thân mình. Bệnh thường gặp ở những người từ 20 – 55 tuổi và không phân biệt người lao động tay chân hay trí óc. Ngoài ra, bệnh còn xảy ra với những đối tượng như:

  • Học sinh, sinh viên học tập căng thẳng, vượt sức.
  • Vận động viên tập luyện thể thao dùng nhiều sức.
  • Những người nghiện game, nghiện phim… trong thời gian dài.

Trước khi đến với triệu chứng bệnh lao lực; hãy xem qua những tác hại của căn bệnh này.

Tác hại nghiêm trọng khi làm việc quá sức

Dưới đây là những tác hại của bệnh lao lực:

1. Hệ miễn dịch suy giảm

Làm việc quá nhiều nhưng lại không ăn uống điều độ, ăn không đúng bữa, thiếu ngủ, ngủ muộn dẫn đến tình trạng mất cân bằng nhịp độ sinh học của cơ thể và làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn bình thường.

2. Gây “đột quỵ mắt”

Những người ngồi trước màn hình máy tính quá nhiều hoặc thường xuyên sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử cầm tay khác nhưng lại ngủ không đủ giấc sẽ khiến mắt chịu một áp lực rất lớn, lâu dần có thể gây “đột quỵ mắt”.

Bệnh có dấu hiệu ban đầu là chói, mỏi mắt hoặc xuất hiện các cục máu đông nhỏ, sau đó là gây mất thị lực đột ngột và tắc nghẽn mạch máu võng mạc. Nếu không được điều trị, tỷ lệ mù lòa xảy ra là rất cao.

Lao lực có nghĩa là gì
Tác động của triệu chứng bệnh lao lực có thể gây ra mù lòa bạn biết chưa

3. Ảnh hưởng đến tim

Một người lao lực trong thời gian dài sẽ khiến nhịp tim và huyết áp của họ tăng lên. Ở mức độ cao có thể làm tăng nguy cơ đau tim và suy tim, nhất là với những người đã có sẵn vấn đề như bệnh tim.

Theo thống kê, có hơn 900.000 ca suy tim mới tăng lên mỗi năm. Triệu chứng gồm có hụt hơi, ho kéo dài, buồn nôn, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng… Suy tim phát triển theo thời gian và nếu không được can thiệp điều trị, bệnh có thể gây tử vong.

6. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Các triệu chứng bệnh lao lực kéo dài có mối liên hệ với bệnh tiểu đường tuýp 2 là rõ ràng ở những người thuộc nhóm có tình trạng kinh tế xã hội thấp, điều này đúng, không phân biệt tuổi tác, giới tính, béo phì và hoạt động thể chất.

7. Lao lực kéo dài dẫn đến tình trạng kiệt quệ (burn-out)

Triệu chứng bệnh lao lực kéo dài có thể khiến một người trở nên kiệt quệ về tinh thần, thể chất và cảm xúc. Cuối cùng nó có thể gây ra cảm giác bất lực, vỡ mộng và hoàn toàn kiệt sức ở cá nhân.

10 triệu chứng bệnh lao lực bạn không nên bỏ qua

Để có thể ngăn chặn hoặc điều trị bệnh càng sớm càng tốt, người bệnh cần nhận ra những triệu chứng bệnh lao lực và kịp thời điều chỉnh chế độ sinh hoạt và làm việc của mình. Dưới đây là những triệu chứng bệnh lao lực mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải:

1. Chán ăn

Sụt cân là tình trạng phổ biến khi bị bệnh lao lực, nguyên nhân là do người bệnh thường xuyên bỏ bữa vì cảm thấy chán ăn, đầy hơi, buồn nôn… Điều này kéo dài khiến cơ thể dễ bị thiếu chất dẫn tới suy nhược, kiệt sức và ngất xỉu.

2. Mất ngủ

Một trong những triệu chứng bệnh lao lực phổ biến ở nhiều người trẻ hiện nay đó là tình trạng mất ngủ vào buổi tối nhưng lại buồn ngủ vào ban ngày. Điều này làm đảo lộn đồng hồ sinh học, khiến khả năng tập trung, ghi nhớ và tư duy trở nên khó khăn hơn.

3. Hay cáu gắt

Lao lực có nghĩa là gì
Cáu gắt là 1 trong những triệu chứng bệnh lao lực bạn cần chú ý

Triệu chứng của bệnh lao lực khiến bạn cảm thấy mình luôn trong tình trạng căng thẳng và cáu gắt với người khác. Nếu không thể tự mình kiểm soát cơn stress, những mối quan hệ cá nhân và công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng không ít.

4. Trở nên tiêu cực

Ngoài việc cáu gắt với người khác, người bệnh lao lực còn trở nên tiêu cực với bản thân và bi quan trước mọi vấn đề, dù đó chỉ là vấn đề rất nhỏ.

Mức độ hài lòng của người bị bệnh lao lực cũng giảm đi đáng kể. Điều này khiến họ có cố gắng bao nhiêu trong công việc cũng cảm thấy mình không đạt được gì.

5. Mệt mỏi

Nếu bạn liên tục cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, suy giảm khả năng tình dục, hay đổ mồ hôi, da xanh xao, viêm họng, đau nhức người, nổi hạch mềm… thì đó chính là một trong những triệu chứng bệnh lao lực mà bạn nên lưu tâm.

6. Cảm thấy không thể thư giãn

Khó thư giãn là một dấu hiệu chắc chắn của bệnh lao lực; và thậm chí có thể dẫn đến tình trạng hoàn toàn kiệt sức. Phần lớn xuất phát từ việc bạn luôn cần phải “cố gắng làm việc tốt”; như bị mắc kẹt trong trạng thái sẵn sàng kéo dài để có thể đối phó với bất cứ điều gì có thể xảy ra.

7. Cảm thấy không đủ thời gian để làm việc

Một triệu chứng chắc chắn của bệnh lao lực là khi bạn cảm thấy mình luôn làm việc thêm giờ. Bạn không thể hoàn thành tất cả các trách nhiệm của mình trong vòng tám giờ một ngày bình thường; và bạn buộc phải làm thêm giờ ở văn phòng hoặc mang công việc về nhà.

8. Việc cần làm dường như không bao giờ hết

Đây là một triệu chứng bệnh lao lực phổ biến. Bạn thấy rằng những nỗ lực của mình trong việc giúp đỡ công ty không bao giờ giúp bạn quản lý được công việc của mình.

Bạn bắt đầu một ngày với bảy mục trong danh sách việc cần làm của mình; nhưng trong suốt ngày làm việc, danh sách mở rộng thành 12 mục. Vào cuối ngày, bạn có thể đã hoàn thành năm việc cần phải hoàn thành; nhưng danh sách công việc cần làm của bạn vẫn tiếp tục tăng lên.

Lao lực có nghĩa là gì
Cảm thấy việc cần làm dường như không bao giờ hết là triệu chứng bệnh lao lực

9. Cảm giác như bạn sẽ không bao giờ bắt kịp

Cho dù bạn làm việc nhanh hay hiệu quả đến mức nào, bạn cũng không bao giờ có thể theo kịp dòng công việc tràn vào liên tục.

Triệu chứng bệnh lao lực này đặc biệt thường xảy ra với những nhân viên đóng vai trò là “người đi trước” trong văn phòng; những người giải quyết các vấn đề phức tạp hơn và thường được kỳ vọng sẽ hỗ trợ những đồng nghiệp kém năng suất hơn.

10. Sức khỏe của bạn đang suy giảm rõ rệt

Triệu chứng bệnh lao lực có thể biểu hiện rõ đối với sức khỏe của bạn; bao gồm:

  • Bạn đang giảm cân do bạn căng thẳng đến mức không muốn ăn.
  • Bạn đang tăng cân do thiếu thời gian tập thể dục hoặc do ăn uống theo cảm xúc.
  • Bạn thường xuyên cảm thấy đau nhức mà không xác định được nguyên nhân.
  • Bác sĩ thấy huyết áp của bạn gia tăng đến mức nguy hiểm
  • Bạn đang dùng nhiều loại thuốc; kê đơn và không kê đơn; chỉ để sống qua ngày.
  • Bạn mệt mỏi, ngay cả vào những ngày bạn không làm việc.
  • Mối quan tâm của bạn đến mọi thứ; gia đình, bạn bè, giải trí và sở thích; gần như không tồn tại, bởi vì đơn giản là bạn không cảm thấy “hứng thú”.

\>> Bạn có thể xem thêm: Bệnh trầm cảm ở phụ nữ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Làm gì khi gặp các triệu chứng bệnh lao lực?

Dưới đây là những lưu ý khi điều trị và phồi hồi sức khỏe khi bị triệu chứng bệnh lao lực tác động.

1. Sắp xếp công việc cho hợp lý

  • Tổ chức lại công việc: Đôi khi lao lực không phải do công việc bạn quá tải mà do bạn chưa biết cách quản lý công việc sao cho hiệu quả.
  • Nghỉ ngơi các khoảng ngắn trong ngày: Tốt nhất là sau khoảng 1 tiếng đến 1,5 tiếng làm việc, bạn nên nghỉ khoảng 15 phút.
  • Nhờ người hỗ trợ: Hãy chia sẻ công việc cùng đồng nghiệp hoặc ít nhất là chia sẻ cảm xúc của bạn với người thân, bạn bè, gia đình sẽ giúp bạn cảm thấy ổn hơn.

2. Chế độ ăn uống

  • Ăn uống đủ chất: Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và ăn nhiều rau xanh, trái cây. Nếu thấy không ngon miệng thì có thể chọn các món ăn loãng, dễ nuốt.
  • Bổ sung vitamin tổng hợp: Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể uống thêm các loại vitamin tổng hợp để cơ thể có đủ dưỡng chất.
  • Tránh các loại thức uống chứa chất kích thích: Ví dụ như trà, cà phê, thuốc lá… vì chúng chỉ giúp bạn tỉnh táo trong giai đoạn đầu, về lâu dài, chúng sẽ khiến não bộ hưng phấn và không có thời gian nghỉ ngơi.

\>> Bạn có thể xem thêm: Suy nhược cơ thể nên ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe

Lao lực có nghĩa là gì
Bồi bổ bằng thực phẩm giúp cải thiện triệu chứng bệnh lao lực

3. Dành thời gian cho bản thân

  • Dành thời gian cho bản thân và hoàn toàn tránh xa các thiết bị điện tử trong khoảng thời gian đó.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng để bạn tái tạo lại năng lượng sau một ngày làm việc vất vả.
  • Tìm cho mình một thú vui để giải trí, chẳng hạn như đọc một quyển sách, xem một cuốn phim hay có một chuyến du lịch ngắn ngày cùng gia đình…

\>> Bạn có thể xem thêm: Nổi mụn ở mép vùng kín là lành tính nếu thuộc trong 5 nguyên nhân này

Vừa rồi là những triệu chứng bệnh lao lực cũng như tác hại nghiêm trọng khi bạn lao lực trong thời gian dài. Để bảo vệ sức khỏe cũng như để công việc được hiệu quả hơn, hãy dành thời gian chăm sóc bản thân mình nhiều hơn bạn nhé.

Minh Vy

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Lao lực nghĩa là gì?

Lao lực là tình trạng lao động và làm việc quá độ mà không chú ý chăm sóc bản thân mình trong một khoảng thời gian dài sẽ dần khiến bản thân trở nên kiệt sức và bắt đầu có các triệu chứng như chán ăn, mất ngủ, sút cân, …

Ho lao lực là gì?

Bệnh lao phổi (ho lao) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cướp đi sinh mạng của hơn 1,5 triệu người mỗi năm. Bệnh có khả năng lây lan trong cộng đồng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Người bị lao lực nên ăn gì?

Do cơ chế hoạt động của các loại thuốc điều trị lao đã gây nên tình trạng thiếu hụt kẽm ở người bệnh dẫn đến chán ăn, suy giảm hệ miễn dịch. Người bệnh nên chọn thực phẩm giàu kẽm như sò, hến, hàu, cùi dừa già, đậu Hà Lan, đậu tương, củ cải, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc... để bổ sung kẽm, tăng cường hệ miễn dịch.

Bệnh lao phổi là như thế nào?

1Bệnh lao phổi là gì? Bệnh lao là một bệnh gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis lây lan từ người này sang người khác qua không khí. Bệnh lao thường ảnh hưởng đến phổi, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như não, thận hoặc cột sống.