Kế hoạch phòng ngừa sự cố an toàn sinh học

Ngày gửi: 15/01/2020 lúc 23:02:24

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học. Quy định về cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học.

Căn cứ Nghị định 103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm, quy định về phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học như sau:

 Về mức độ sự cố an toàn sinh học:

– Sự cố an toàn sinh học là tình trạng có lỗi về thao tác kỹ thuật hoặc tính năng của thiết bị an toàn trong phòng xét nghiệm, gây ra rò rỉ, phát tán vi sinh vật trong phòng xét nghiệm hoặc từ phòng xét nghiệm ra bên ngoài.

– Các mức độ sự cố an toàn sinh học bao gồm:

Sự cố an toàn sinh học mức độ ít nghiêm trọng là sự cố xảy ra trong phạm vi cơ sở xét nghiệm nhưng ít có nguy cơ làm lây nhiễm cho nhân viên xét nghiệm và cơ sở xét nghiệm có đủ khả năng để kiểm soát;

Sự cố an toàn sinh học mức độ nghiêm trọng là sự cố xảy ra trong phạm vi cơ sở xét nghiệm nhưng có nguy cơ cao làm lây nhiễm cho nhân viên xét nghiệm và cộng đồng hoặc sự cố mà cơ sở xét nghiệm không có đủ khả năng để kiểm soát.

Về phòng ngừa sự cố an toàn sinh học: Tại Điều 19 Nghị định 103/2016/NĐ-CP quy định về phòng ngừa sự cố an toàn sinh học như sau:

– Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học có trách nhiệm:

+) Đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm;

+) Đào tạo, tập huấn cho nhân viên của cơ sở xét nghiệm về các biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố an toàn sinh học.

+) Hằng năm, cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III và cấp IV phải tổ chức diễn tập phòng ngừa và khắc phục sự cố an toàn sinh học.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155

Về xử lý và khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học:

– Khi xảy ra sự cố an toàn sinh học, cơ sở xét nghiệm có trách nhiệm:

+) Khẩn trương huy động nhân lực, trang thiết bị để xử lý sự cố theo phương án phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 của Nghị định 103/2016/NĐ-CP;

+) Đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ nghiêm trọng, cơ sở xét nghiệm phải báo cáo sự cố và các biện pháp đã áp dụng để xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học với Sở Y tế.

– Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chuyên môn nơi cơ sở xét nghiệm đặt trụ sở kiểm tra việc xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học của cơ sở xét nghiệm.

– Trường hợp vượt quá khả năng, Sở Y tế phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để huy động nguồn lực tại địa phương hoặc đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ cho công tác xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học.

– Trường hợp sự cố xảy ra tại cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II, cấp III và cấp IV lan truyền rộng, ảnh hưởng lớn đến cộng đồng dân cư hoặc an ninh quốc gia thì việc xử lý, khắc phục sự cố thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương IV của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

– Sau khi đã xử lý và khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học, cơ sở xét nghiệm phải tiến hành kiểm điểm, phân tích nguyên nhân xảy ra sự cố và sửa đổi, bổ sung kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:25/01/2018

 An toàn sinh học  Vi phạm hành chính

Hình thức xử phạt hành vi không xây dựng kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Bình Phước. Trong quá trình làm việc, tôi gặp một số vướng mắc mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, hành vi không xây dựng kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học bị xử lý ra sao? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Hồ Ngọc Duẩn (duan***@gmail.com)

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

Kế hoạch phòng ngừa sự cố an toàn sinh học

  • Ngày 14/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

    Theo đó, hình thức xử phạt hành vi không xây dựng kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học.

    Mức phạt này đồng thời áp dụng đối với các hành vi:

    - Không bảo đảm điều kiện an toàn sinh học sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2;

    - Không đào tạo, tập huấn cho nhân viên của cơ sở xét nghiệm về các biện pháp khắc phục sự cố an toàn sinh học;

    - Không trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân cho người làm việc trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học;

    - Không có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm hoặc không có giấy xác nhận đã qua tập huấn về an toàn sinh học từ cấp 2 trở lên đối với người phụ trách và nhân viên của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2.

    Mức phạt trên đây được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân, cùng những hành vi này, mức phạt đối với tổ chức vi phạm sẽ gấp đôi so với mức phạt đối với cá nhân.

    Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về hình thức xử phạt hành vi không xây dựng kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP.

    Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

    Trân trọng!


Kế hoạch phòng ngừa sự cố an toàn sinh học

Kế hoạch phòng ngừa sự cố an toàn sinh học

Kế hoạch phòng ngừa sự cố an toàn sinh học

Kế hoạch phòng ngừa sự cố an toàn sinh học

Kế hoạch phòng ngừa sự cố an toàn sinh học

Kế hoạch phòng ngừa sự cố an toàn sinh học

Kế hoạch phòng ngừa sự cố an toàn sinh học

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Kế hoạch phòng ngừa sự cố an toàn sinh học

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để xem thêm

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 103/2016/NĐ-CP quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.

   Phạm vi điều chỉnh của Nghị định trên không quy định là các phòng xét nghiệm vi sinh mà bao gồm các cơ sở có phòng xét nghiệm làm việc với vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người và các mẫu bệnh phẩm có khả năng chứa vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người của tổ chức, cá nhân (cơ sở xét nghiệm) gồm: Phân loại vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm và cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học; điều kiện bảo đảm an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm; thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học và công bố cơ sở xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học; kiểm tra an toàn sinh học; phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học.
Điều kiện bảo đảm an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm: các điều kiện trong Nghị định được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và các quy định quốc tế.Những quy định cụ thể đã được quy định tại văn bản khác,không quy định cụ thể tại Nghị định này.

Điều kiện xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm:

Trong đó, Nghị định quy định cơ sở kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm phải được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật; có phòng xét nghiệm đáp ứng các điều kiện theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Nghị định này phải đáp ứng các quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh. Nghị định quy định vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người được chia thành 4 nhóm:

Nhóm 1 là nhóm chưa hoặc ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng bao gồm các loại vi sinh vật chưa phát hiện thấy khả năng gây bệnh cho người.


Nhóm 2 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng ít gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.
Nhóm 3 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho các thể cao nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ trung bình bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.
Nhóm 4 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng ở mức độ cao bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và chưa có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.      Cơ sở xét nghiệm cũng được phân loại theo 4 cấp độ an toàn sinh học: cấp I; cấp II; cấp III; cấp IV.     Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ quy định danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp với kỹ thuật xét nghiệm.     Sở Y tế tối thiểu 3 năm một lần sẽ kiểm tra, thanh tra cơ sở xét nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và đã tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học trên địa bàn quản lý.

Theo Nghị định này, cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học phải có trách nhiệm:

1.Đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm. 2.Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, phương án xử lý sự cố an toàn sinh học bao gồm: xác định, khoanh vùng các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm; các biện pháp, trang thiết bị, nhân lực để xử lý và khắc phục sự cố; phương án phối hợp với các cơ quan có liên quan để ứng phó sự cố an toàn sinh học; 3.Đào tạo, tập huấn cho nhân viên của cơ sở xét nghiệm về các biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố an toàn sinh học. Nghị định cũng yêu cầu hằng năm, cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III và cấp IV phải tổ chức diễn tập phòng ngừa và khắc phục sự cố an toàn sinh học. Cụ thể, khi xảy ra sự cố an toàn sinh học, cơ sở xét nghiệm có trách nhiệm khẩn trương huy động nhân lực, trang thiết bị để xử lý sự cố theo phương án phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học quy định ở trên. Đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ ít nghiêm trọng, cơ sở xét nghiệm phải tiến hành lập biên bản về xử lý, khắc phục sự cố và lưu lại cơ sở. Đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ nghiêm trọng, cơ sở xét nghiệm phải báo cáo sự cố và các biện pháp đã áp dụng để xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học với cơ quan quản lý .

Sau khi đã xử lý và khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học, cơ sở xét nghiệm phải tiến hành kiểm điểm, phân tích nguyên nhân xảy ra sự cố và sửa đổi, bổ sung kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học.

Trich từ nguồn chinhphu.vn