Hiệu ứng cánh bướm nghĩa là gì

Trong thí nghiệm, một Quantum bit [viết tắt là qubit] – đối tượng dùng để truyền tải thông tin trên nền tảng lý thuyết thông tin lượng tử và tính toán trên máy tính lượng tử – được mô phỏng để gửi ngược thời gian. Thông tin này sau đó bị hư hại. Tuy nhiên, khi nó quay trở lại với hiện tại, phần lớn nó đã không thay đổi và theo các nhà khoa học, với việc đi xa hơn vào quá khứ, phần thông tin cuối cùng sẽ trở lại với ít phần hư hại hơn.

Điều này cho phép các nhà khoa học bác bỏ “hiệu ứng bướm bướm” ở cấp độ lượng tử, bác bỏ ý kiến ​​cho rằng những thay đổi được thực hiện trong quá khứ sẽ có sự phân nhánh nghiêm trọng khi trở về hiện tại.

“Hiệu ứng cánh bướm” là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc. Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, “hiệu ứng cánh bướm” sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian.

Câu chuyện một con bướm vỗ cánh ở bán cầu này có thể gây ra một cơn bão ở bán cầu kia là một ví dụ minh họa phổ biến cho lý thuyết này, và sau đó đã trở thành tên gọi của chính học thuyết.

Tất nhiên, thí nghiệm trên và những kết luận chỉ hoạt động trong cơ học lượng tử, với các mô phỏng được thực hiện thông qua máy tính lượng tử, bởi vì du hành thời gian trong thực tế là điều chưa thể làm được.

“Trên một máy tính lượng tử, không có vấn đề gì khi mô phỏng quá trình tiến hóa ngược thời gian hoặc mô phỏng quá trình ngược về quá khứ”, Nikolai Sinitsyn, một nhà vật lý lý thuyết tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos [Mỹ] cho biết.

“Chúng ta thực sự có thể thấy những gì xảy ra với một thế giới lượng tử phức tạp nếu chúng ta du hành ngược thời gian, gây ra chút hư hại nhỏ và quay trở lại. Chúng tôi thấy rằng thế giới của chúng ta vẫn tồn tại, điều đó có nghĩa là không có hiệu ứng cánh bướm trong cơ học lượng tử.”, ông nói thêm.

Vật lý lượng tử hiện đại đã bác bỏ học thuyết về “hiệu ứng cánh bướm”.

Để kiểm tra hiệu ứng cánh bướm, các nhà nghiên cứu đã sử dụng bộ xử lý lượng tử IBM-Q với các cổng lượng tử, mô phỏng nguyên nhân và kết quả ngược – xuôi. Các máy tính và bộ xử lý tiêu chuẩn thì sử dụng khái niệm ‘bit’ trong chip của chúng, tồn tại ở hai vị trí – ‘bật’ hoặc ‘tắt’ – là cấu trúc của nhị phân. Còn máy tính lượng tử sử dụng ‘qubit’ chứ không phải bit, có thể bật và tắt đồng thời, cũng như ở khoảng đâu đó ở giữa bật và tắt.

Trong mô phỏng, họ đã gửi một qubit ngược thời gian. Một đối tượng trong quá khứ sẽ đo lường qubit, làm xáo trộn nó và thay đổi mối tương quan lượng tử của nó. Điều này xảy ra do sự tiếp xúc nhẹ giữa một nguyên tử thể hiện hành vi lượng tử và một nguyên tử khác, sẽ ngay lập tức di chuyển nguyên tử ra khỏi trạng thái lượng tử của nó.

Mô phỏng sau đó được chạy về phía trước, để đưa qubit đến hiện tại. Các nhà khoa học đã nhận thấy rằng, thay vì thông tin không thể phục hồi được do sự cố trong quá khứ – hành động tương tự như việc con bướm vỗ cánh – nó lại được bảo vệ khỏi sự thay đổi. Hay có thể nói, thực tế đã “tự chữa lành” sự cố lượng tử này.

“Nói chung, chúng tôi thấy rằng khái niệm hỗn loạn trong vật lý cổ điển và trong cơ học lượng tử phải được hiểu khác nhau”, các nhà khoa học nhận định.

Và khám phá này có thể được sử dụng để che giấu thông tin, chuyển đổi nó từ trạng thái ban đầu thành một trong những vướng mắc lượng tử. Hay nó cũng có thể được sử dụng để kiểm tra các thiết bị lượng tử, bằng cách thực hiện mô phỏng và nếu nhận thấy kết quả thu được khác nhau, điều đó sẽ chứng minh rằng bộ xử lý lượng tử đã không hoạt động hiệu quả.

Tham khảo independent

—-

—-

Hiệu ứng cánh bướm tại nhà máy kính Nhật Bản: Mất điện 5 giờ, sửa chữa 4 tháng và hệ quả chấn động ngành công nghiệp màn hình

Vào lúc 1 giờ sáng ngày 10/12 vừa qua, một nhà máy sản xuất thủy tinh ở Kansai [Nhật Bản] bị mất điện. Sự cố kéo dài 5 giờ đồng hồ, khiến 3 lò nung và 5 máng cấp vật liệu của nhà máy bị hư hỏng nặng. Được biết, vụ tai nạn không gây thương tích hay tử vong về người, nhưng hiện nhà máy đã phải ngừng hoạt động sản xuất, với thời gian sửa chữa dự kiến sẽ kéo dài 3-4 tháng.

Công ty này chính là Nippon Electric Glass Nhật Bản hay còn gọi là NEG. Đây là công ty chuyên sản xuất kính cho vật liệu xây dựng, thuỷ tinh chịu nhiệt, sợi thuỷ tinh, kính dành cho TV màn hình phẳng [FPD].

Sản phẩm chất nền thủy tinh của nhà máy này là nguyên liệu thượng nguồn nhất cho các tấm tinh thể lỏng và là một trong những nguyên liệu thô quan trọng trong việc xác định độ phân giải, độ dày, trọng lượng và các chỉ số khác của các sản phẩm tấm nền. Quá trình sản xuất nó phức tạp, đòi hỏi phải kiểm soát nhiệt độ liên tục và chính xác. Do đó, sự sụt giảm nhiệt độ của dây chuyền sản xuất do mất điện trong 5 giờ có thể gây tổn thất vô cùng lớn cho các nhà máy như NEG.

Và hiệu ứng cánh bướm do sự cố mất điện đã xuất hiện. Một nguồn tin trong chuỗi cung ứng sử dụng kính NEG cho biết sự cố đã khiến nguồn cung cấp chất nền thủy tinh nhôm-silica bị khan hiếm. NEG được cho là đã gửi thông báo về sự cố mất điện cho các khách hàng của mình, bao gồm cả LG Display.

Theo số liệu năm 2017 của Seri Research, NEG có thị phần toàn cầu gần 20% và là một trong ba công ty hàng đầu trong ngành. Các chuyên gia ước tính rằng việc NEG đóng cửa trong một tháng sẽ làm giảm nguồn cung cấp chất nền thủy tinh từ 4 triệu đến 5 triệu mét vuông. Nếu thời gian ngừng hoạt động kéo dài tới 4 tháng, khoảng chênh lệch sẽ lên tới 16-20 triệu mét vuông, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung cấp vật liệu của các công ty sản xuất sản phẩm dựa trên tấm nền như TV, màn hình và các sản phẩm CNTT có màn hình nhỏ hơn 65 inch..

Trong nửa cuối năm 2020, giá TV panel đã tăng 60% so với nửa đầu năm. Theo công ty nghiên cứu thị trường Witsview, giá tấm nền LCD cho TV 55 inch là 105 USD vào giữa năm 2020 nhưng đã tăng lên 164 USD vào tháng 11.

“Điều này sẽ làm cho chuỗi cung ứng tấm nền vốn đã hết hàng nghiêm trọng, thậm chí sẽ còn tồi tệ hơn và thúc đẩy giá tấm nền”, dữ liệu từ cơ quan nghiên cứu thị trường Omdia cho năm 2021 chia sẻ.

Các nhà nghiên cứu cho biết các tấm nền lớn cho TV và màn hình sẽ tăng giá từ 4% đến 5% trong tháng này so với một tháng trước đó, thay vì con số ước tính trước đó chỉ là 2 đến 3%. Mức tăng giá của tấm nền TV có thể kéo dài sang quý tới, nhưng mức tăng sẽ ở mức nhẹ, vì hầu hết các nhà sản xuất tấm nền đang kiếm được lợi nhuận béo bở từ việc bán tấm nền TV và không muốn kìm hãm nhu cầu từ các nhà sản xuất TV vốn vẫn đang thua lỗ, theo TrendForce.

Trong khi đó, giá của các tấm nền được sử dụng trong màn hình 19 inch sẽ tăng từ 2 đến 4% trong tháng này so với một tháng trước đó. TrendForce vẫn giữ dự báo rằng giá tấm nền cho màn hình máy tính xách tay sẽ tăng từ 3 đến 4% trong tháng này, vì tác động đến việc cung cấp chất nền kính cho máy tính xách tay sẽ ít nghiêm trọng hơn. Nhưng nếu việc phân bổ sản xuất của NEG không hoạt động trơn tru, giá máy tính xách tay có thể tăng thêm 1 hoặc 2%, theo báo cáo từ TrendForce.

Theo Bảo Nam / Pháp luật & Bạn đọc

Hiệu ứng bươm bướm

Lý thuyết hỗn mang

Hiệu ứng bươm bướm [tiếng Anh: Butterfly effect] [còn được gọi là hiệu ứng cánh bướm] là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc [tiếng Anh: sensitivity on initial conditions]. Hiệu ứng này được nhà toán học Edward Norton Lorenzkhám phá ra. Khi thực hiện mô phỏng các hiện tượng thời tiết, Lorenz nhận thấy rằng nếu ông làm tròn các dữ liệu đầu vào, dù với sai số bé thế nào đi nữa, thì kết quả cuối cùng luôn khác với kết quả của dữ liệu không được làm tròn. Một thay đổi nhỏ của dữ liệu đầu vào dẫn đến một thay đổi lớn của kết quả. Tên gọi hiệu ứng cánh bướm bắt nguồn từ hình ảnh ẩn dụ: một cơn bão chịu sự ảnh hưởng của một con bươm bướm nhỏ bé vỗ cánh ở một nơi nào đó rất xa cơn bão.[1]

Con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn lốc xoáy ở Texas.

Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian [ví dụ như bộ phim Hiệu ứng cánh bướm được đặt tên và lấy cảm hứng theo khái niệm này].

Năm 1972, nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz đã giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Hoa Kỳ[American Association for the Advancement of Science] một bài nói chuyện có tựa đề Predictability: Does the Flap of a Butterfly’s Wings in Brazil Set off a Tornado in Texas? [Dự đoán: Liệu con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?].[2] Trước đó vào năm 1961, trong khi mô phỏng một dự đoán về thời tiết trên máy tính, Lorenz đã lỡ nhập số liệu là 0,506 thay vì 0,506127 như dự định, và do đó đã thu được kết quả dự đoán thời tiết hoàn toàn khác so với tính toán ban đầu.[3]Từ kết quả này Lorenz đã đề cập tới sự ràng buộc chặt chẽ của hệ vật lý đối với các điều kiện ban đầu trong bài nói chuyện. Theo đó một cái đập cánh của con bướm nhỏ bé có thể gây ra sự thay đổi [dù rất nhỏ] trong điều kiện gốc của hệ vật lý, dẫn đến kết quả là những thay đổi lớn về thời tiết như cơn lốc tại một địa điểm cách nơi con bướm đập cách hàng vạn km. Cũng theo Lorenz thì tỉ lệ động năng giữa một cái đập cánh của con bướm với toàn bộ cơn lốc là quá nhỏ, vì thế con bướm chỉ có vai trò không đáng kể trong những tính toán lý thuyết hỗn loạn cho hệ vật lý, nói cách khác thì nếu một cái đập cánh của con bướm có thể gây ra cơn lốc, thì một cái đập cánh khác cũng có thể dập tắt nó, và bên cạnh cái đập cánh của con bướm thì còn có vô vàn hoạt động khác có động năng đáng kể hơn rất nhiều có thể ảnh hưởng tới thời tiết.[4]

Hiệu ứng cánh bướm trong Hệ hấp dẫn Lorenzthời gian 0 ≤ t ≤ 30 [hình lớn]trục z[hình lớn]Hai đồ thị minh họa sự phát triển ba chiều của hai quỹ đạo [một màu xanh và một màu vàng] trong cùng một khoảng thời gian trong Hệ hấp dẫn Lorenz với hai điểm gốc quỹ đạo chỉ sai khác 10−5 trên trục tọa độ x. Ban đầu hai quỹ đạo dường như gần giống nhau, thể hiện ở sự khác nhau nhỏ của tọa độ z trên hai đường xanh vàng. Tuy nhiên ở điểm cuối [t=30], hai quỹ đạo đã khác nhau hoàn toàn.

Bài chi tiết: Hiệu ứng cánh bướm trong văn hóa

Thực tế thì khái niệm độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc đã được nói đến lần đầu trong văn học từ năm 1890[trong một tác phẩm của Jacques Hadamard].[5] Cái tên”hiệu ứng cánh bướm”đã được rất nhiều tác phẩm âm nhạc và điện ảnh sử dụng, tuy nhiên nó lại thường được dùng để mô tả nghịch lý thời gian và quan hệ nhân quả, đặc biệt là trong các tác phẩm có nhắc tới du hành thời gian.

  • Quan hệ nhân quả
  • Hiệu ứng Domino
  • Fractal
  1. ^ Lorenz, Edward N. [tháng 3 năm 1963]. “Deterministic Nonperiodic Flow”. Journal of the Atmospheric Sciences. 20 [2]: 130–141. Bibcode:1963JAtS…20..130L. doi:10.1175/1520-0469[1963]0202.0.co;2.
  2. ^ Thực tế tên bài nói chuyện không phải do Lorenz mà do nhà khí tượng học Philip Merilees, chủ trì hội thảo, đặt ra, Lorenz khi biết đến cái tên này thì đã không còn đủ thời gian để thay tên mới. Nicolas Witkowski, La chasse à l’effet papillon, Alliage 22 [1995], tr. 46-53.
  3. ^ Mathis, Nancy:”Storm Warning: The Story of a Killer Tornado”, page x. Touchstone, 2007. ISBN 0-7432-8053-2
  4. ^ Edward N. Lorenz; Un battement d’aile de papillon au Brésil peut-il déclencher une tornade au Texas ?, Alliage 22 [1993], 42-45. Traduction française du texte de la conférence de 1972, publié [en anglais] dans: The essence of chaos, The Jessie and John Danz Lecture Series, University of Washington Press [1993]. Ce livre contient une série de conférences de vulgarisation données à l’université de Washington [Seattle] en 1990.
  5. ^ Some Historical Notes: History of Chaos Theory
  • Robert L. Devaney [2003]. Introduction to Chaotic Dynamical Systems. Westview Press. ISBN 0-8133-4085-3.
  • Robert C. Hilborn [2004]. “Sea gulls, butterflies, and grasshoppers: A brief history of the butterfly effect in nonlinear dynamics”. American Journal of Physics. 72: 425–427. doi:10.1119/1.1636492.

—-

Hiệu ứng cánh bướm là gì? Ý nghĩa nào ẩn sau tên gọi đầy hoa mỹ?

Chúng ta thường nghe đến cụm từ “Hiệu ứng cánh bướm” và biết rằng đây là một hiệu ứng tâm lý khá phổ biến. Hiệu ứng này không những chứa đựng các triết lý thú vị, mà còn có tính ứng dụng cao trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực cuộc sống.

Trong bài viết này, Marketing AI sẽ cùng các độc giả giải mã Hiệu ứng cánh bướm là gì, minh chứng cho niềm tin chỉ một cú đập cánh của chú bướm nhỏ, có thể tạo động lực thúc đẩy hàng ngàn chú bướm khác cùng đập cánh, thậm chí tạo ra những lốc xoáy.

[Ảnh: spiderum]

Mục Lục:

  • 1 Hiệu ứng cánh bướm là gì?
  • 2 Nguồn gốc của học thuyết hiệu ứng cánh bướm
  • 3 Hiệu ứng cánh bướm trong khoa học
  • 4 Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh
  • 5 Hiệu ứng cánh bướm trong cuộc sống
  • 6 Bài học cho con người từ hiệu ứng cánh bướm

Hiệu ứng cánh bướm là gì?

Cụm từ Hiệu ứng cánh bướm dùng để mô tả một hiệu ứng tâm lý, một khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc.

Ban đầu, cụm từ này được sử dụng như một khái niệm khoa học đơn thuần, nhưng sau đó lại xuất hiện nhiều trong văn hóa đương đại, tiêu biểu là trong các tác phẩm đề cập đến nghịch lý thời gian, quan hệ nhân quả. Từng có bộ phim được lấy cảm hứng và đặt tên theo hiệu ứng tâm lý này – bộ phim “Hiệu ứng cánh bướm”.

[Ảnh: Kenh14]

Minh họa cho lý thuyết này, chúng ta thường được nghe ví dụ về một chú bướm vỗ cánh ở bán cầu này, lại có thể gây ra cơn lốc xoáy cho bán cầu bên kia. Đây cũng chính là nguồn gốc tên gọi của học thuyết Hiệu ứng cánh bướm.

Học thuyết này chứa đựng những ý nghĩa nhân văn và khoa học lớn lao, biểu thị cho những điều nhỏ bé nhưng lại đem đến hệ quả to lớn về sau.

Nguồn gốc của học thuyết hiệu ứng cánh bướm

Nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenzlà người đặt nền móng cho học thuyết Hiệu ứng cánh bướm. Năm 1972, ông đã giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Hoa Kỳ bài diễn thuyết với tựa đề: “Tính dự đoán được: “Liệu con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?”.

Chân dung Edward Norton Lorenz – Hiệu ứng cánh bướm nghĩa là gì? [ Ảnh: Kenh14]

Năm 1961, khi Lorenz mô phỏng dự đoán về thời tiết trên máy tính, ông đã nhập số liệu là 0.506 thay vì nhập đầy đủ là 0.506127, vì vậy đã thu về kết quả dự đoán thời tiết khác xa so với dự tính ban đầu.

Từ sai lầm này, Lorenz đã nhấn mạnh về sự ràng buộc chặt chẽ của hệ vật lý đối với các điều kiện ban đầu trong bài diễn thuyết của mình.

Theo ông, một cái đập cánh của con bướm cũng có thể tạo ra sự thay đổi trong điều kiện gốc của hệ vật lý, kéo theo những thay đổi rõ rệt về thời tiết, thậm chí là tạo ra cơn lốc tại một địa điểm cách nơi con bướm đập cánh hàng vạn km.

Đồng thời, tỷ lệ động năng giữa một cái đập cánh của con bướm với cơn lốc là quá nhỏ, do đó vai trò của con bướm là không đáng kể trong những tính toán lý thuyết hỗn loạn cho hệ vật lý. Có thể hiểu, nếu một cái đập cánh của con bướm dẫn đến cơn lốc thì một cái đập cánh khác lại có thể dập tắt nó.

Ngoài ví dụ về cái đập cánh của con bướm thì còn tồn tại vô vãn hoạt động khác có động năng đáng kể hơn và có thể ảnh hưởng đến thời tiết.

Đến năm 1969, với câu nói nổi tiếng: “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil cũng có thể tạo ra cơn lốc xoáy tại Texas”, Lorenz đã chính thức công bố phát hiện mới của mình.

Hiệu ứng cánh bướm trong khoa học

Cuối thế kỷ XX, Hiệu ứng cánh bướm chính thức trở thành một khái niệm quan trọng trong ngành khoa học mới ra đời – các hệ cơ học phi tuyến. 

Vì không thể tính toán hết những thay đổi khi xuất hiện tác nhân nhỏ và ảnh hưởng của chúng đến quá trình thu thập thông tin, dự báo thời tiết vẫn chỉ là dự báo, không hoàn toàn chính xác và chắc chắn.

Điều này cho thấy từ những sai số vô cùng nhỏ có thể dẫn đến ảnh hưởng rất lớn tới kết quả thực nghiệm.

Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh

Tương tự như câu chuyện cú đập cánh của một con bướm có thể là động lực thúc đẩy nhiều con bướm khác cùng đập cánh và tạo ra lốc xoáy. Sự ra đời của một thương hiệu cũng thế, nó không đơn thuần là một sự khởi đầu, mà còn là điểm tựa cho những thương hiệu khác củng cố niềm tin, tạo bước đệm phát triển.

Lấy Toyota làm một ví dụ, thương hiệu này được biết đến với những chiếc xe hơi phổ biến khắp thế giới, nhưng Sakichi Toyoda – cha đẻ của Toyota lại xuất thân từ nghề mộc. Trong một chuyến công tác tại Mỹ, Toyoda đã nhận thấy ngành công nghiệp xe hơi tại đất nước này rất phát triển, trong khi đó, Nhật Bản hoàn toàn không sở hữu một thương hiệu xe hơi nào và đang phải nhập khẩu gần 800 chiếc ô tô Ford. Lòng tự tôn dân tộc trỗi dậy, ông quyết định tự sản xuất nhưng chiếc ô tô nội địa. Thời điểm đó, không ai tin rằng Toyoda sẽ làm được, nhưng cuối cùng, ông đã làm được điều ấy.

Chân dung Sakichi Toyoda – Hiệu ứng cánh bướm là gì? [Ảnh: autodaily]

Không chỉ Toyota, Morita – cha đẻ của thương hiệu điện tử Sony cũng từng bị cười nhạo trên đất Nhật và đất Mỹ khi ông cùng người cộng sự của mình sáng lập ra thương hiệu. Bởi khi ấy, những sản phẩm “made in Japan” trong suy nghĩ của hầu hết mọi người đều có chất lượng thấp, không thể chen chân vào thị trường châu Âu hay Mỹ.

Bằng những nỗ lực và kiên trì của mình, Toyoda và Morita đã đặt nền móng cho cho ngành công nghệ Nhật Bản. Dần thay đổi tư duy của toàn cầu, khiến người dân ghi nhận những sản phẩm “made in Japan” luôn có chất lượng tốt. Có thể nói, thương hiệu Toyota hay Sony đều là những “cánh bướm” của nền kinh tế Nhật Bản, đây không chỉ là sự khởi đầu, mà còn là nền móng và bước đà cho nhiều thương hiệu khác không ngừng vươn lên.

Hiệu ứng cánh bướm trong cuộc sống

Qua lăng kính của quan hệ nhân quả, hiệu ứng cánh bướm được diễn giải có phần tương đồng với quan niệm “gieo nhân nào gặp quả nấy”.

Cụ thể như trong cuộc sống, khi bạn làm việc tốt thì dù đấy là việc to hay nhỏ cũng sẽ mang đến những điều tốt đẹp cho người khác hoặc nhiều người khác.

Trong dân gian cũng có nhiều câu tục ngữ phù hợp với hiện tượng này như: “sai một li, đi một dặm” hay “một đốm lửa có thể đốt cháy cả cánh đồng”. Chúng đều ám chỉ một thay đổi nhỏ của điều kiện ban đầu sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn.

Bài học cho con người từ hiệu ứng cánh bướm

Hiệu ứng cánh bướm chú trọng đến tư tưởng và sự tương quan của hành động, lời nói, tư tưởng, nó biểu hiện định luật toàn cầu “Vạn vật đồng nhất thể”.

Nhiều người thường có xu hướng tự ti về bản thân, về khả năng của mình, và họ cũng không tin rằng mình có khả năng thay đổi hay tác động đến thế giới.

Tuy nhiên, mọi thứ đều có thể xảy ra, thế giới chúng ta đang sống có sự thống nhất và ràng buộc lẫn nhau, vì vậy mọi hành động dù là nhỏ nhặt cũng góp phần thay đổi thế giới này.

Bài học từ Hiệu ứng cánh bướm chính là không nên xem thường những chi tiết nhỏ hoặc các sự vật, hiện tượng nhỏ. Những điều nhỏ bé này đều nằm trong một thể thống nhất của tự nhiên. Và sự thay đổi nhỏ bé cũng có thể tạo ra những biến động lớn trên thế giới quanh ta.

Bài học từ hiệu ứng cánh bướm của người Việt [Ảnh: Soha]

Những việc chúng ta đang làm, dù là hành động lớn hay nhỏ đều không hề vô nghĩa, nó luôn tồn tại một ý nghĩa nào đó và trực tiếp góp một phần nhỏ vào sự dịch chuyển chung của toàn xã hội.

Tổng kết

Hiệu ứng cánh bướm chứa đựng những triết lý sâu sắc, những giá trị ứng dụng to lớn trong nhiều lĩnh vực đời sống. Nó biểu thị cho ý niệm mọi sự vật đều nằm trong một thể thống nhất, mỗi hành động lại có sự tương tác, ảnh hưởng nhất định đến môi trường xung quanh. Và đặc biệt, mỗi hành động của chúng ta đều có thể thay đổi thế giới này.

Hiệu ứng cánh bướm có mặt trong lĩnh vực khoa học, kinh doanh, và ngay trong cuộc sống thường nhật. Chính vì vậy, việc hiểu được ý nghĩa và kiến thức cơ bản về Hiệu ứng cánh bướmlà gì là điều cần thiết. Hy vọng qua bài viết trên, các độc giả của Marketing AI đã có cái nhìn cụ thể hơn về hiệu ứng tâm lý này!

Huyền Nguyễn – Marketing AI /Tổng hợp

—-

Phim “Hiệu ứng cánh bướm”

Hiệu ứng cánh bướm [2004] là một bộ phim thuộc thể loại tâm lý, hồi hộp gay cấn, kịch bản và đạo diễn bởi Eric Bress và J. Mackye Gruber, với các diễn viên Ashton Kutcher và Amy Smart. Chủ đề [tiêu đề] phim đề cập đến hiệu ứng bươm bướm, một giả thuyết, ví dụ về thuyết hỗn loạn, trong đó mô tả cách thức một khác biệt nhỏ ban đầu, theo thời gian có thể dẫn đến một hệ quả lớn không lường trước được.Hiệu ứng cánh bướmĐạo diễn

  • Eric Bress
  • J. Mackye Gruber

Sản xuất

  • Anthony Rhulen
  • Chris Bender
  • Ashton Kutcher
  • J.C. Spink
  • A.J. Dix

Tác giả

  • Eric Bress
  • J. Mackye Gruber

Diễn viên

Âm nhạcMichael SubyQuay phimMatthew F. LeonettiDựng phimPeter AmundsonHãng sản xuấtFilmEngineBenderSpink

KatalystPhát hànhNew Line Cinema

[Hoa Kỳ]

Focus Features


[toàn thế giới]Công chiếu

Độ dài114 phút
120 phút [Bản cắt của đạo diễn]Quốc giaHoa KỳNgôn ngữTiếng AnhKinh phí13 triệu đô la Mỹ[1]Doanh thu96,1 triệu đô la Mỹ [1]

Kutcher vào vai Evan Treborn,[2] một sinh viên 20 tuổi, với Amy Smart đóng vai người bạn thời thơ ấu Kayleigh Miller, William Lee Scott vai người anh trai tàn bạo Tommy, và Elden Henson vai người hàng xóm của họ, Lenny. Evan phát hiện ra mình có khả năng du hành ngược thời gian, quay về chính cơ thể mình [vẫn là trí não trưởng thành nhưng trong cơ thể lúc trẻ hơn] và thay đổi hiện tại bằng cách thay đổi những hành vi trong quá khứ. Từng là nạn nhân của nhiều chấn thương tâm lý thời thơ ấu và trầm trọng hơn bởi chứng mất trí nhớ do căng thẳng, Evans cố gắng sửa chữa mọi thứ cho bản thân và bạn bè, nhưng luôn có những hậu quả không mong muốn. Bộ phim phần lớn xoay quanh hồi tưởng của các nhân vật về cuộc sống lúc 7 – 13 tuổi, và có một vài kết cục khác nhau cho cuộc sống hiện tại của Evans khi anh cố gắng thay đổi quá khứ, trước khi kết thúc ở một kết quả cuối cùng.

Bộ phim nhận được những ý kiến đánh giá tiêu cực từ giới phê bình, dù vậy nhưng bộ phim lại là một thành công về mặt thương mại với tổng doanh thu hơn 96 triệu đô la Mỹ. Bộ phim đã giành được giải thưởng Pegasus Audience Award tại Liên hoan phim quốc tế Brussels [Brussels International Fantastic Film Festival], và đã được đề cử ở hạng mục Phim Khoa học viễn tưởng hay nhất tại Giải Sao Thổ [Saturn Awards], và giải cho phim gay cấn [Choice Movie: Thriller] tại Giải Sự lựa chọn của Giới trẻ [Teen Choice Awards].

Trong suốt quá trình lớn lên và trưởng thành, Evan Treborn và bạn bè của mình, Lenny và anh em Kayleigh & Tommy Miller, phải chịu đựng nhiều chấn thương tâm lý nghiêm trọng mà thường khiến Evans mất trí nhớ. Những chấn thương này bao gồm việc bị bố của Tommy, Geory Miller [Eric Stoltz thủ vai], ép buộc tham gia đóng phim khiêu dâm trẻ em; bị bóp cổ tới gần chết bởi cha đẻ của mình, Jason Treborn [Callum Keith Rennie thủ vai], người sau đó đã bị lính gác giết ngay trước mặt Evans; ngộ sát một bà mẹ cùng đứa con gái khi đang nghịch thuốc nổ với các bạn; và chứng kiến con chó của mình bị thiêu sống bởi Tommy.

Bảy năm sau, trong khi chơi đùa với một cô gái trong phòng ký túc xá của mình, Evan phát hiện ra rằng khi anh đọc nhật ký từ thời vị thành niên, anh có thể đi ngược thời gian và sống lại một phần quá khứ của bản thân. Những lần du hành thời gian của Evans lý giải cho việc thường xuyên bất tỉnh và mất trí nhớ anh gặp phải khi còn nhỏ, bởi đó là những lúc con người trưởng thành của anh chiếm lấy cơ thể, chẳng hạn như lúc cha Evans bóp cổ anh khi nhận ra anh cũng có thể đi ngược thời gian giống mình. Tuy nhiên, có những hậu quả cho những sự lựa chọn mà thay đổi đáng kể của cuộc sống hiện tại của anh. Ví dụ, dòng thời gian của anh dẫn tới những tương lai khác nhau mà ở đó anh là một sinh viên, một tù nhân vì bị buộc tội giết Tommy, và một người cụt cả chân lẫn tay. Cuối cùng, anh nhận ra rằng, dù cho ý định sửa đổi quá khứ là tốt đẹp, những hành động của anh gây ra những kết quả khôn lường, luôn gây hại cho anh hoặc ít nhất là một người thân của anh. Hơn nữa, sự tiếp nhận hàng loạt ký ức của nhiều năm khi chuyển tới dòng thời gian mới đã gây tổn thương cho não của Evans và gây ra những chấn thương nghiêm trọng. Anh đi đến kết luận rằng anh và những người bạn mình có thể sẽ không có tương lai tốt nếu anh cứ thay đổi quá khứ, và anh chỉ gây tổn thương thay vì giúp đỡ họ.

Evan quay về quá khứ một lần cuối cùng, tới ngày mà anh lần đầu gặp Kayleigh hồi còn là một đứa trẻ. Anh cố tình chọc giận cô để rồi cô và Tommy sẽ lựa chọn sống cùng mẹ, ở một nơi khác, thay vì sống với cha khi họ li dị. Kết quả là, họ không phải chịu đựng sự nuôi nấng sai lầm, không trưởng thành cùng Evans, và tiếp tục có một cuộc đời hạnh phúc, thành đạt. Evans thức dậy ở phòng ký túc xá trường đại học, nơi Lenny là bạn anh. Để kiểm chứng, anh hỏi rằng Kayleigh đang ở đâu, và Lenny trả lời “Ai là Kayleigh?”. Biết được rằng mọi việc lần này đã ổn thoả, Evans đốt hết những quyển nhật ký và băng ghi hình để tránh thay đổi dòng thời gian thêm lần nào nữa.

Tám năm sau ở thành phố New York, Evans trưởng thành rời khỏi một toà nhà và đi ngang qua Kayleigh trên đường. Mặc dù họ có một thoáng nhận ra nhau, cả hai quyết định tiếp tục bước đi.

Bản phim của đạo diễn

Bản phim của đạo diễn có một cái kết khá khác biệt: Với bộ não bị tổn thương nghiêm trọng và nhận thức được rằng anh sắp bị đưa tới một cơ sở điều trị tâm thần, nơi anh sẽ không có cơ hội du hành thời gian nữa, Evans tuyệt vọng cố gắng thay đổi dòng thời gian bằng việc quay về lúc anh chưa sinh ra [bằng việc xem một đoạn phim gia đình mình], và tự thắt cổ mình bằng cuống rốn khi còn đang trong tử cung để ngăn chặn những biến cố sau này sẽ có thể tiếp tục xảy ra. Điều này thống nhất với một cảnh phim được thêm vào khi một nhà tiên tri mô tả với Evans và mẹ anh ấy rằng anh là một kẻ “không có đường sinh mạng” và “không thuộc về thế giới này”.

Kayleigh sau đó xuất hiện là một đứa trẻ trong một dòng thời gian mới, chọn sống với mẹ mình thay vì với cha, và một cảnh phim cho thấy cuộc sống thời thơ ấu của những nhân vật khác đã trở nên vui vẻ và ít bi kịch hơn.

Kết thúc thay thế

Hiệu ứng cánh bướm có 4 kết thúc khác nhau được quay:

  1. Kết thúc của bản chiếu rạp cho thấy Evans và Kayleigh bước qua nhau trên hè, anh nhìn thấy và nhận ra cô, nhưng tiếp tục bước đi.
  2. Bản “kết thúc có hậu” cho thấy Evans và Kayleigh dừng lại trên vỉa hè khi bước ngang qua nhau. Họ giới thiệu bản thân và Evans mời cô đi uống cafe.[3]
  3. Kết thúc mở tương tự khi Evans và Kayleigh bước qua nhau, và tiếp tục bước đi, ngoại trừ việc lần này, Evans, sau khi do dự, đã quay đầu lại là đi theo Kayleigh.[4] Kết thúc này đã được chọn trong bản tiểu thuyết của bộ phim, viết bởi James Swallow và xuất bản bởi Black Flame.
  4. Bản cắt của đạo diễn cho thấy Evans bật đoạn phim gia đình, nhưng thay vì xem thước phim về cảnh hàng xóm tụ tập, lần này anh xem cảnh lúc chính anh được sinh ra. Anh du hành trở về thời điểm chuẩn bị được sinh ra và tự sát bằng cách quấn dây rốn vào cổ mình. Vì vậy, anh chưa từng tồn tại để thay đổi dòng thời gian, và điều này giải thích cho lý do mẹ của Evans đã sảy thai 2 lần trước khi sinh ra anh: Bởi cha của anh có năng lực giống như vậy dẫn tới ông bị chẩn đoán là thần kinh không ổn định, ba đứa trẻ có được năng lực này đã tự sát để tránh gây tổn thương cho mọi người xung quanh.

Từ giới phê bình

Sự đón nhận của giới phê bình dành cho bộ phim hầu hết là tiêu cực.[5] Trên Rotten Tomatoes, bộ phim nhận được đánh giá 33% từ 168 nhận xét; trong khi mức trung bình là 48%. Đa phần đồng tình rằng: “Lý thuyết của phim khá thú vị, nhưng nó được đặt trong một bản phim quá phức tạp và vô vị”.[6]Trên Metacritic, một trang đánh giá phim khác, phim đã được 30 trên 100 điểm, tức “nhìn chung là không nhận được sự ủng hộ”.[7]

Chiếu rạp

Mặc dù phải hứng chịu những phê bình tiêu cực, thế nhưng bộ phim lại thành công thương mại, thu về 17.065.227 đô la Mỹ ngay trong tuần đầu phát hành, và đứng vị trí số 1 trên bảng xếp hạng.[8] So với kinh phí làm phim 13 triệu đô, Hiệu ứng cánh bướm đã có được 57.938.693 đô khi chiếu tại Mỹ và 96.060.858 trên toàn cầu.[1]

Giải thưởng và đề cử

2004 Giải cho phim Khoa học viễn tưởng, thần thoại và kinh dị  [Giải Sao Thổ]Phim Khoa học Viễn tưởng hay nhất – được đề cử2004 Liên hoan phim BrusselsGiải thưởng khán giả Pegasus — Eric Bress, J. Mackye Gruber – thắng giải.2004 Giải Sự lựa chọn của giới trẻSự lựa chọn cho phim gay cấn [Thriller] – được đề cử[9]

Hiệu ứng cánh bướm 2 được phát hành trên DVD vào ngày 10 tháng 10 năm 2006. Nó được đạo diễn bởi John R. Leonetti và hầu như nội dung đều không liên quan tới phần phim gốc. Nó liên quan tới bộ phim đầu tiên bằng một tiêu đề báo có đề cập tới cha của Evans, cũng như sử dụng cùng cách thức du hành thời gian.

Phần phim thứ 3, Hiệu ứng cánh bướm 3: Tiết lộ [The Butterfly Effect 3: Revelations] đã được phát hành bởi After Dark Film vào năm 2009. Phần phim này kể về cuộc đời của một thanh niên du hành ngược thời gian nhằm giải mã những bí ẩn xung quanh cái chết của người bạn gái trung học của anh. Bộ phim không có liên quan trực tiếp tới 2 phần trước và sử dụng các lý thuyết về phương pháp du hành thời gian hoàn toàn khác.

—-

Tham khảo thêm link sau:

//m.kenh14.vn/kham-pha/tim-loi-giai-don-gian-ve-hieu-ung-canh-buom-2012101223835189.con

//vi.m.wikipedia.org/wiki/Hiệu_ứng_cánh_bướm_[phim]

//vi.m.wikipedia.org/wiki/Hiệu_ứng_bươm_bướm

//marketingai.admicro.vn/hieu-ung-canh-buom-la-gi/

//amp.vtc.vn/ban-co-biet-hieu-ung-canh-buom-va-nhung-su-kien-ngoai-doi-thuc-it-nguoi-nhan-ra-ar605187.html

//m.genk.vn/hieu-ung-canh-buom-la-sai-cac-nha-khoa-hoc-da-chung-minh-duoc-dieu-nay-o-cap-do-luong-tu-20200805164707758.chn

//m.cafef.vn/hieu-ung-canh-buom-tai-nha-may-kinh-nhat-ban-mat-dien-5-gio-sua-chua-4-thang-va-he-qua-chan-dong-nganh-cong-nghiep-man-hinh-20201223105127857.chn

//m.cafebiz.vn/hieu-ung-canh-buom-thieu-025-diem-thi-lam-thay-doi-mot-doi-nguoi-tai-xe-di-nham-duong-dan-den-dai-chien-the-gioi-20210502135757006.chn

Video liên quan

Chủ Đề