Tại sao lại bị mọc mụn ở vùng kín

Mọc mụn ở vùng kín là một trong những dấu hiệu bất thường gây ra hiện tượng ngứa ngáy và khó chịu ở phái nữ tại vùng kín. Điển hình là 4 loại mụn xuất hiện ở vùng kín bao gồm mụn nhọt, mụn nước, mụn thịt và mụn đầu trắng ở vùng kín. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị mọc mụn ở vùng kín trong bài viết này nhé!  

Tìm hiểu thêm:

Độ pH âm đạo bình thường: Cách kiểm tra, cân bằng và khôi phục độ pH âm đạo

Mọc mụn ở vùng kín đừng nên coi thường

Vùng kín ở phụ nữ là một trong những cơ quan quan trọng trong việc sinh sản, đây cũng là khu vực vô cùng nhạy cảm, rất dễ nhiễm bệnh ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe mà còn tâm lý sau này. Chính vì thế, việc mọc mụn ở vùng kín cần hết sức chú ý và nên tìm hiểu nguyên nhân để biết mình đang mắc bệnh gì.

Có rất nhiều loại mụn ở vùng kín với nhiều đặc điểm khác nhau. Khi thấy nổi mụn, cần kiểm tra ngay xem loại mụn đó thuộc loại mụn nào như mụn trứng cá, mụn nhọt, mụn đầu trắng, mụn nước hay mụn mủ. Sau khi xác định được loại mụn thì mới có thể chuẩn đoán được loại bệnh cũng như nguyên nhân mắc phải.

Bên cạnh đó, cần theo dõi xem mình có thêm các triệu chứng nào khác như đau rát, ngứa, chảy dịch có mùi hôi, tanh chua, sưng đỏ, … hay không. Thông thường, có 4 loại mụn chính hay mắc phải nhất ở vùng kín phái nữ như sau:

Mụn nhọt ở vùng kín

Mụn nhọt ở vùng kín thường xuất hiện đơn lẻ rồi lan dần thành từng đám. Nguyên nhân gây ra chủ yếu do vệ sinh không sạch sẽ hoặc dị ứng với chất có trong dung dịch vệ sinh, bao cao su, … Nặng hơn thì có thể là triệu chứng của bệnh viêm nang lông, sùi mao gà, … Chính vì thế, cần đi khám ngay nếu thấy không có dấu hiệu phát triển mạnh tại các phòng khám và cơ sở y tế.

Mọc mụn thịt ở vùng kín

Khi bạn bị mọc mụn thịt ở vùng kín thì khi đó cơ thể đang cảnh báo bạn rằng bạn đang có triệu chứng của bệnh sùi mào gà hoặc mụn cóc sinh lý. Nếu như ban đầu, các mụn này không hề gây ngứa ngáy hay đau đớn cũng như chỉ xuất hiện các mụn nhỏ li ti và bên trong có nhân cứng. Tuy nhiên, sau một thời gian, chúng trở nên nhiều hơn và dần tích thành từng đám, có hình giống với mào gà hay súp lơ thì lúc đó, bệnh đã bắt đầu trở nên nặng hơn.

Mụn thịt ở vùng kín thường xuất hiện quanh vùng âm hộ bên ngoài, bên trong cổ tử cung hoặc ở trong âm đạo đối với phụ nữ. Còn ở nam giới, chúng mọc nhiều ở dương vật và bìu.

Mụn cóc sinh lý và mụn thịt ở vùng kín do bệnh sùi mào gà thường khá giống nhau nên rất dễ gây nên các nhầm lẫn. Nếu thực sự do virus sùi mào gà gây ra hiện tượng mọc mụn thì sẽ rất nguy hiểm và tăng nguy cơ ung thư vùng kín. Chính vì thế, cách tốt nhất khi thấy có những dấu hiệu trên thì cần đến ngay các phòng khám hay các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để kiểm tra và được tư vấn.

Mọc mụn nước ở vùng kín

Khi xuất hiện tình trạng mọc mụn nước ở vùng kín và có thêm các biểu hiện như ngứa rát và sưng đỏ vùng kín thì khả năng vùng kín của bạn đã bị viêm nhiễm. Ngoài ra, cũng rất có thể bạn đã mắc phải bệnh mụn rộp sinh học khi có cùng trạng thái ngứa rát, đau đớn kèm với mụn nước ở vùng kín. Dịch và virus HSV hoàn toàn có thể đang ở trong các mụn nước này. Chúng có thể lây lan một cách nhanh chóng đến các vùng xung quanh khi bị vỡ ra gây ra nhiều hậu quả khó lường cũng như nhiều biến chứng khác.

Mọc mụn đầu trắng ở vùng kín

Mụn trắng ở vùng kín thường không gây ra ngứa ngáy hay đau đớn gì. Sau một thời gian, chúng sẽ liên kết lại với nhau thành các mảng lớn hơn. Khi đó, các nốt sùi thường có dịch mủ bên trong và có màu hồng nhạt. Nếu để các mụn này vỡ ra sẽ có mùi hôi và tanh. Hiện tượng mọc mụn đầu trắng ở vùng kín là một trong những triệu chứng của các bệnh như mụn rộp sinh dục, sùi mào gà hay viêm âm đạo, …

Mọc mụn ở vùng kín: Nguyên nhân hình thành do đâu?

Các loại mụn ở vùng kín khác

Ngoài các loại mụn trên, còn một số loại mụn khác như mụn mủ ở vùng kín, đây là biểu hiện của bịp áp xe hay viêm nhiễm phụ khoa. Hoặc mọc mụn trứng cá ở vùng kín, đây là dấu hiệu của bệnh viêm nang lông ngây nên ở nữ giới do tắc nghẽn lỗ chân lông, vệ sinh cá nhân kém hay cạo lông vùng kín không đúng cách, …

Trên đây là 4 loại mụn ở vùng kín phổ biển thường gặp nhất ở phụ nữ. Hầu hết các loại mụn trên thường là dấu hiểu của các bện viêm nhiễm phụ khoa rất nguy hiểm như mụn rộp sinh học, sùi mào gà, viêm nang lông, viêm âm đạo, … Nếu không điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt chúng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như sức khỏe sau này. Chính vì vậy, khi thấy có mọc mụn ở vùng kín bất kể loại nào, hãy đến các cơ sở y tế, phòng khám uy tín để được kiểm tra, tư vấn và điều trì sớm nhất có thể.

Có thể bạn quan tâm:

Phòng khám tư vấn sức khỏe sinh sản

Phòng khám phụ khoa ở Bắc Giang

Đánh giá phòng khám Kinh Đô Bắc Giang

Skip to content

“Chị em bị nổi mụn vùng kín do nhiều nguyên nhân. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng mụn vùng kín mà có cách khắc phục phù hợp”.

  1. Nổi mụn vùng kín do viêm nang lông
  • Nguyên nhân: Một trong các nguyên nhân khiến “cô bé” dễ bị nổi mụn là do chứng viêm nang lông gây ra. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu do chị em dùng dao cạo lông quá sát, khiến những sợi lông bị mọc chéo, phá vỡ lớp biểu bì xung quanh.
  • Triệu chứng:
    • Ban đầu, chị em sẽ thấy xuất hiện mụn mủ mọc quanh lỗ chân lông. Tình trạng nhiễm khuẩn kéo dài ngày một nặng sẽ hình thành các nốt mụn đỏ phồng rộp.
    • Lưu ý: Chị em tuyệt đối không được gãi, có thể khiến “cô bé” bị tổn thương, gây cảm giác đau rát, khiến vi khuẩn tấn công làm vùng kín viêm nhiễm.
  • Cách khắc phục:
    • Giữ vùng mu luôn sạch sẽ, khô thoáng
    • Vệ sinh vùng kín đúng cách để ngăn ngừa vi khuẩn phát tán và gây mụn trầm trọng. Hàng ngày, bạn chỉ cần vệ sinh vùng mu bằng nước muối ấm, loãng để lỗ chân lông giãn nở, tránh tích lũy bã nhờn
    • Tránh mặc đồ lót quá chật gây kích ứng và bít tắc lỗ chân lông
    • Bổ sung vitamin từ rau xanh, trái cây và uống nước để hệ bài tiết hoạt động, đào thải tốt chất cặn bã, chất nhờn qua lỗ chân lông.
    • Bên cạnh đó, chị em có thể bổ sung các loại thuốc: tetracycline, erythromycin hoặc tretinoin,… theo chỉ định của bác sĩ.

  1. Nổi mụn ở bộ phận sinh dục nữ do kích ứng mỹ phẩm tiêu dùng
  • Nổi mụn ở bộ phận sinh dục nữdo kích ứng mỹ phẩm tiêu dùng như: giấy vệ sinh, sữa tắm, nước xả vải, băng vệ sinh, bao cao su,… những chất này dư lượng hóa chất cao, là thủ phạm khiến vùng kín nổi mụn.
  • Cách khắc phục:
    • Quần lót chị em nên giặt riêng với quần áo khác, không được ngâm trong nước xả làm mềm vải. Tốt nhất, sau khi giặt quần lót bằng xà phòng, nên xả kỹ bằng nước sạch 3 – 4 lần rồi phơi khô ở nơi thoáng gió.
    • Thay vì sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, chị em nên thay quần lót 2 lần/ngày. Nên mặc quần lót chất liệu cotton. Nên thay quần lót 6 tháng/lần.
    • Chị em có thể sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc dung dịch nước chè để nhanh lành nốt mụn

3. Vùng kín mọc mụn do thay đổi nội tiết tố

  • Nguyên nhân: Do lượng androgen trong thân thể tăng sinh quá mức khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gia tăng tốc độ sừng hóa tế bào và làm bít tắc lỗ chân lông, từ đó hình thành nốt mụn.
  • Triệu chứng: Các nốt mụn thường có đầu trắng, không lan xuống vùng cửa mình, mọc nhiều ở vùng mu, không ngứa.
  • Cách khắc phục:
    • Chị em hãy cắt tỉa gọn vùng mu, tuyệt đối không sử dụng dao cạo
    • Không tự ý lấy tay hay vật nhọn nặn các nốt mụn vì có thể dẫn tới nhiễm trùng
    • Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, giữ tinh thần thoải mái.

4. Nổi mụn ở bộ phận sinh dục nữ do quan hệ tình dục không an toàn

  • Nổi mụn ở bộ phận sinh dục nữdo quan hệ tình dục không an toàn, dẫn đến một số bệnh như: mụn rộp sinh dục, sùi mào gà, giang mai,…
  • Triệu chứng: Xuất hiện mụn nước có vết loét mọc lẻ loi hoặc thành chùm nhỏ ở vùng kín, người bệnh cảm thấy đau, ngứa, chảy dịch âm đạo,…
  • Cách khắc phục:
    • Chị em nên rửa tay bằng xà phòng lúc chạm vào vùng nhiễm bệnh
    • Nên mặc áo rộng rãi để các chỗ bị mẩn đỏ, mọc mụn nước được thông thoáng, ít bị va chạm nhất.
    • Tránh đụng chạm tay vừa mới tiếp xúc có chỗ loét vào chỗ khác đề phòng lan bệnh, gây bệnh.
    • Giữ vết loét sạch sẽ, khô ráo
    • Vết loét chưa lành thì không nên quan hệ tình dục.
    • Thăm khám bác sĩ và tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị

Nguồn: [sưu tầm]

TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT

Thời gian làm việc:

– Từ thứ 2 đến thứ 6:

Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15

– Thứ bảy: 7h15 – 11h30

Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt

Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt

Video liên quan

Chủ Đề