Giải thể chi nhánh không có mã số thuế

Thủ tục giải thể chi nhánh tại cơ quan thuế hay còn gọi là thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế (đóng mã số thuế) của chi nhánh. Đây được xem là bước khó nhất và phức tạp nhất trong quy trình giải thể chi nhánh cũng như doanh nghiệp.

Để tiến hành giải thể chi nhánh thành công, thì công ty bắt buộc phải thông qua bước chấm dứt hiệu lực mã số thuế (chốt thuế, đóng mã số thuế) của chi nhánh. Cả chi nhánh hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc đều phải thực hiện thủ tục này.

Chuẩn bị trước khi thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan thuế

Ở bước này, bạn sẽ phải làm việc với cơ quan thuế để quyết toán thuế. Vì vậy, công ty cần phải kê khai và quyết toán thuế đầy đủ cho chi nhánh đến thời điểm có quyết định chấm dứt hoạt động. Đồng thời, công ty phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, sổ sách để cơ quan thuế kiểm tra. Chuẩn bị thông tin để giải trình trong trường hợp cần thiết.

Đối với chi nhánh hạch toán độc lập, trước khi làm thủ tục đóng mã số thuế, chi nhánh cần phải nộp đầy đủ báo cáo gồm:

  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (nếu có)
  • Thông báo hủy hóa đơn (Nếu có)
  • Báo cáo thuế giá trị gia tăng
  • Báo cáo thuế thu nhập cá nhân
  • Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Báo cáo tài chính

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc, không phải nộp những báo cáo trên.

Như đã để cập ở trên, quá trình làm việc với cơ quan thuế được xem là bước khó nhất và kéo dài nhất trong thủ tục giải thể. Nếu hoàn tất xong bước này, thì bạn đã đi được 80% chặng đường để giải thể chi nhánh cũng như công ty.

Để bắt đầu thủ tục này, bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn sau.

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh

Hồ sơ đóng mã số thuế bao gồm:

  1. Thông báo đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (Tải mẫu số 24/ĐK-TCT trong Thông tư 95/2016/TT-BTC)
  2. Quyết định giải thể chi nhánh.
  3. Thông báo giải thể chi nhánh.
  4. Biên bản họp về việc giải thể chi nhánh (công ty TNHH 2 thành viên, hợp danh hoặc cổ phần)
  5. Văn bản xác nhận không còn nợ thuế của Tổng cục hải quan
  6. Cam kết chưa đặt in hóa đơn (Nếu chi nhánh không in hóa đơn).
  7. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
  8. Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (nếu có).

Nơi nộp hồ sơ:

  • Chi nhánh hạch toán độc lập: Chi cục thuế quận, huyện nơi đặt trụ sở chi nhánh.
  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Chi cục thuế cấp quận, huyện nơi đặt trụ sở công ty.

Cách nộp hồ sơ: Chỉ nộp trực tiếp.

Lệ phí: Miễn phí

Thời hạn giải quyết: 5 – 10 ngày làm việc.

Bước 2: Nhận xác nhận đang làm thủ tục đóng mã số thuế.

Sau khi hoàn thành bước 1, bạn sẽ nhận được phiếu hẹn nhận trả kết quả. Đến ngày nhận, bạn phải đến chi cục thuế để nhận giấy xác nhận đang làm thủ tục đóng mã số thuế.

Khi có giấy này rồi, cơ quan thuế sẽ yêu cầu bạn kê khai, quyết toán thuế đầy đủ để kiểm tra. Trên giấy hẹn sẽ thông tin đội thuế phụ trách để bạn có thể liên hệ.

Thời gian đóng mã số thuế bao lâu phụ thuộc vào quá trình làm việc, kiểm tra sổ sách, giải trình, giữa bạn và cơ quan thuế. Nếu bạn không có gì sai sót, phải giải trình, thì bạn sẽ nhận được giấy xác nhận không nợ thuế của Chi Cục thuế và quyết định chấm dứt mã số thuế chi nhánh.

Đến bước này, thì thủ tục giải thể chi nhánh với cơ quan thuế đã hoàn tất.

Bước 3: Thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Sau khi có giấy xác nhận không nợ thuế và quyết định chấm dứt mã số thuế của chi nhánh, thì công ty có thể làm thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Đây là bước cuối cùng trong thủ tục giải thể chi nhánh. Bước này đơn giản hơn và dễ thành công.

Nếu bạn chưa rõ về quy trình thủ tục giải thể chi nhánh và chưa biết cách thực hiện bước này, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Thủ tục giải thể chi nhánh

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với Thuế Ánh Dương để được giải đáp và tư vấn miễn phí.

Thuế Ánh Dương cung cấp Dịch vụ giải thể chi nhánh chất lượng, giá tốt, chuyên nghiệp tại Tp.HCM. Sử dụng dịch vụ tại Thuế Ánh Dương sẽ là một quyết định đúng đắn, mang đến nhiều lợi ích, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức và đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các bài viết của AZLAW, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "azlaw". (Ví dụ: thành lập công ty azlaw). Tìm kiếm ngay

Cách thức giải thể chi nhánh không có mã số thuế. Chi tiết hồ sơ, quy trình, thủ tục giải thể chi nhánh

Nội dung bài viết

  • 1 Quy định về cấp mã số thuế của chi nhánh
  • 2 Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh chưa có mã số thuế
    • 2.1 Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh chưa có mã số thuế
    • 2.2 Trình tự thực hiện giải thể chi nhánh chưa có mã số thuế
  • 3 Một số vấn đề liên quan tới chi nhánh chưa có mã số thuế

Chấm dứt hoạt động chi nhánh thông thường bao gồm 2 bước: chấm dứt hoạt động mã số thuế, chấm dứt hoạt động chi nhánh. Tuy nhiên, với một số chi nhánh đã thành lập theo luật cũ có thể chưa có (hoặc chưa đăng ký) mã số thuế. Vậy giải thể chi nhánh chưa có mã số thuế như thế nào?

Quy định về cấp mã số thuế của chi nhánh

Theo Điều 8 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp liên quan đến mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa Điểm kinh doanh quy định:

Điều 8. Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh
8. Đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện đã thành lập trước ngày 01 tháng 11 năm 2015 nhưng chưa được cấp mã số đơn vị phụ thuộc, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với Cơ quan thuế để được cấp mã số thuế 13 số, sau đó thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định.
9. Đối với các doanh nghiệp đã được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, mã số doanh nghiệp là mã số thuế do Cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.

Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh chưa có mã số thuế

Đối với việc chấm dứt hoạt động chi nhánh chưa có mã số thuế thủ tục thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định tại nghị định 01/2021/NĐ-CP

Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh chưa có mã số thuế

Theo quy định tại điều 72 nghị định 01/2021/NĐ-CP hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh bao gồm:
– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh
– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh

Trình tự thực hiện giải thể chi nhánh chưa có mã số thuế

Về việc chi nhánh không có mã số thuế, tại 2988/TCT-KK ngày 04/08/2014 của Tổng cục thuế đối với trường hợp công ty muốn giải thể chi nhánh chưa đăng ký mã số thuế, Tổng cục thuế giải đáp về vấn đề này như sau:

Trường hợp Công ty TNHH TM&DV Thiên Hà có thành lập Chi nhánh theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 4712002011 do Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Nai cấp ngày 28/6/2006, nhưng đến nay Công ty TNHH TM&DV Thiên Hà chưa thực hiện đăng ký với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế cho Chi nhánh thì Chi nhánh Công ty TNHH TM&DV Thiên Hà chưa thuộc đối tượng quản lý thuế của cơ quan thuế.
Để thực hiện thủ tục giải thể Chi nhánh, Công ty TNHH TM&DV Thiên Hà phải liên hệ với Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai để được hướng dẫn cụ thể. Đối với các nội dung liên quan đến việc xác nhận doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký thuế, chưa thuộc đối tượng quản lý thuế của cơ quan thuế, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh cùng cấp để thực hiện.

Do vậy, theo hướng dẫn này, trường hợp giải thể chi nhánh chưa đăng ký mã số thuế, chi nhánh không thực hiện bước chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại Chi cục thuế (Do chi nhánh chưa thuộc đối tượng quản lý thuế của cơ quan thuế) thực hiện như sau:
Bước 1: Xác nhận chưa đăng ký mã số chi nhánh
Chi nhánh gửi công văn về việc xác nhận chưa đăng ký mã số thuế chi nhánh tới Chi cục thuế nơi chi nhánh đặt trụ sở
Bước 2: Chấm dứt hoạt động chi nhánh tại Phòng đăng ký kinh doanh
Đối với những chi nhánh thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh ngày trước, được cấp mã số chi nhánh 10 số, Phòng đăng ký kinh doanh quản lý chi nhánh bằng mã số nội bộ. Do vậy khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh qua mạng, chi nhánh sử dụng mã số nội bộ để nộp hồ sơ.

Xem thêm: Thủ tục đóng mã số thuế

Một số vấn đề liên quan tới chi nhánh chưa có mã số thuế

Các tra mã số nội bộ của chi nhánh

Vào trang dangkykinhdoanh.gov.vn, gõ tên chi nhánh vào ô tìm kiếm, hệ thống sẽ cho ra kết quả thông tin về chi nhánh (gồm tên, mã số nội bộ, mã số doanh nghiệp).
Ví dụ: Chi nhánh công ty TNHH sản xuất thương mại Minh Tâm được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh năm 2007, có mã số chi nhánh là: 4112027756. Tuy nhiên Phòng đăng ký kinh doanh không quản lý chi nhánh theo mã số này mà quản lý theo mã số nội bộ. Mã số nội bộ cuả Chi nhánh công ty TNHH sản xuất thương mại Minh Tâm là: 0004522311

Giải thể chi nhánh không có mã số thuế

Chi nhánh phụ thuộc có mã số thuế hay không?

Tất cả các loại chi nhánh đều cần mã số thuế. Trước đây theo luật cũ việc đăng ký mã số thuế cho chi nhánh thực hiện riêng tại cơ quan thuế. Hiện nay, việc đăng ký mã số thuế sẽ phải liên thông với có quan đăng ký kinh doanh