Bài tập về văn bản hoàng lê nhất thống chí năm 2024

Nội dung soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí được xây dựng một cách sát nội dung đọc hiểu SGK. Học sinh có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về chiến thắng nhanh chóng và vẻ đẹp của anh hùng Nguyễn Huệ trong hồi mười bốn.

Cấu trúc bài viết: 1. Bài soạn số 1 2. Bài soạn số 2

Bài tập về văn bản hoàng lê nhất thống chí năm 2024

Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí trang 72 SGK Ngữ văn 9 tập 1

SOẠN BÀI HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (NGẮN 1)

Bố cục: - Phần 1 (từ đầu ... năm Mậu Thân 1788): Nhận tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi, cầm quân ra Bắc.

- Phần 2 (tiếp ... rồi kéo vào thành): Cuộc hành quân thần tốc và những chiến thắng ấn tượng. - Phần 3 (còn lại): Cảnh báo về thảm họa của bè lũ bán nước.

Đọc hiểu văn bản: Câu 1 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Ý chính của bài văn: Hình ảnh anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua những chiến công vượt trội đối đầu với quân Thanh, đồng thời đánh dấu sự thất bại của quân lãnh đạo nhà Thanh và số phận bi đát của vua Lê Chiêu Thống.

Câu 2 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): - Tính cách của anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ: + Mạnh mẽ, quyết đoán (ngay sau khi lên ngôi đã tự xuất quân), hiểu biết vững về lịch sử, sâu sắc, giản dị, gần gũi với nhân dân (thể hiện qua việc tổ chức duyệt binh, quan tâm đến tướng sĩ và lính binh).

Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):LÀM BÀI TẬPCâu 1 (trang 72 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Viết một đoạn văn...

Đối chiếu và xem lại những bài học gần đây để nắm vững kiến thức Ngữ Văn lớp 9

- Tiến hành soạn bài về sự phát triển của từ vựng - Làm bài tập tóm tắt văn bản tự sự - Chuẩn bị cho việc soạn bài về Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

SOẠN BÀI HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (NGẮN 2)

Bố cục: - Phần 1: Bắt đầu từ năm Mậu Thân (1788): Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, cầm quân đánh giặc ra Bắc. - Phần 2: Tiếp theo, kéo vào thành: Hành quân thần tốc và những chiến thắng ấn tượng. - Phần 3: Phần còn lại: Thảm bại của quân xâm lược Tôn Sĩ Nghị và bè lũ vua tôi bán nước Lê Chiêu Thống.

Tóm tắt: Thông tin về quân Thanh xâm lược Thăng Long đến tai, Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) ngay lập tức họp tướng sĩ báo tin với trời đất, sau đó lên ngôi hoàng đế và ra lệnh xuất quân ra Bắc. Trong hành trình, ông vừa di chuyển vừa tuyển lính. Khi đến Tam Điệp vào ngày 30 tháng chạp, vua đã tổ chức tiệc mừng quân và dự định sẽ vào Thăng Long vào ngày mùng 7 năm mới. Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy tài tình của Quang Trung nhanh chóng tiến lên như cơn bão, làm cho quân giặc loạn lạc, Tôn Sĩ Nghị hoảng sợ mất mật, ngựa chạy không kiểm soát, người không kịp mặc áo giáp, chạy về biên giới phía Bắc. Vua quan nhìn thấy thảm hại này, Lê Chiêu Thống cũng phải chạy trốn để giữ mạng sống.

Soạn bài: Câu 1 (trang 72 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): - Phần 1: Bắt đầu từ năm Mậu Thân (1788): Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, cầm quân đánh giặc ra Bắc. - Phần 2: Tiếp theo, kéo vào thành: Hành quân thần tốc và những chiến thắng ấn tượng

Câu 2 (trang 72 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):Câu 3 (trang 72 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):Câu 4 (trang 72 Ngữ Văn 9 Tập 1): Hãy sáng tạo một đoạn văn dựa trên nội dung tác phẩmLUYỆN TẬP

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 2083 hoặc email: [email protected]
                                          
**Hoàng lê nhất thống chí**
                      
 **_- Ngô Gia Văn Phái_**
                      
**Dàn ý chi tiết**
                      
            **I. Mở bài:**
                      
            - “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” là một cuốn tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán được viết theo thể chương hồi do nhiều tác giả trong Ngô Gia Văn Phái (Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du...) sáng tác. Đây là một bức tranh sâu rộng vừa phản ánh được sự thối nát, suy tàn của triều đình Lê Trịnh, vừa phản ánh được sự phát triển của phong trào Tây Sơn.
                      
            - Trong hồi thứ 14 của tác phẩm, hình tượng người anh hùng Quang Trung hiện lên thật cao đẹp với khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốt và tài thao lược hơn người.
                      
            **II. Thân bài:**
                      
**_1) Trước hết Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ quyết đoán:_**
                      
            - Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn luôn là con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn có chủ đích và rất quả quyết.
                      
            - Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng “định thân chinh cầm quân đi ngay”.
                      
            - Rồi chỉ trong vòng hơn 1 tháng, Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: “tế cáo trời đất”, lên ngôi hoàng đế, đốc xuất đại binh ra Bắc...
                      
**_2) Đó là một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén:_**
                      
            * Ngay khi mấy chục vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị hùng hổ kéo vào nước ta, thế giặc đang mạnh, tình thế khẩn cấp, vận mệnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, Nguyễn Huệ đã quyết định lên ngôi hoàng đế để chính danh vị, lấy niên hiệu là Quang Trung.
                      
            - Việc lên ngôi đã được tính kỹ với mục đích thống nhất nội bộ, hội tụ anh tài và quan trọng hơn là “để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người”, được dân ủng hộ.
                      
_* Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta:_
                      
            - Qua lời dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ở Nghệ An, Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy”, “người phương Bắc khôngphải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác” . Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”.
                      
            - Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành...
                      
            - Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính vừa chí tình, vừa nghiêm khắc: “các ngươi đều là những kẻ có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”.
                      
_* Sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi:_
                      
            - Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời nói của Quang Trung với Sở và Lân ta thấy rõ: Ông rất hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi này. Đúng ta thì “quân thua tại tướng” nhưng ông hiểu lòng họ, sức mình ít không địch nổi đội quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp lực lượng. Vậy Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn được ngợi khen.
                      
            - Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sư “đa mưu túc trí”. Việc Sở và Lân rút chạy Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực lượng, vừa gây cho địch sự chủ quan. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao.
                      
**_3) Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng:_**
                      
            - Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”.
                      
            - Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch 10 tới ta hoà bình. Đối với địch, thường thì biết là thắng việc binh đao không thể dứt ngay được vì xỉ nhục của nước lớn còn đó. Nếu “chờ 10 năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng”.
                      
**_4) Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người:_**
                      
            - Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung hoạch định kế hoạch từ 25 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức 2 ngày.
                      
            - Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng đội quân vẫn chỉnh tề cũng là do tài tổ chức của người cầm quân.
                      
**_5) Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trận:_**
                      
            - Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự.
                      
            - Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy này, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù.
                      
            - Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng cũng được khắc hoạ lẫm liệt: trong cảnh “khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì”, nổi bật hình ảnh nhà vua “cưỡi voi đi đốc thúc” với tấm  áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.
                      
            -> Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
                      
            **III) Kết bài:**
                      
            Với ý thức tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc, những người trí thức – các tác giả Ngô Gia Văn Phái đã phản ánh chiến công lừng lẫy của nghĩa quân Tây Sơn, làm nổi bật hình ảnh vua Quang Trung – người anh hùng áo vải, niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc.