Đề bài - đề số 20 - đề kiểm tra học kì 1 - toán 8

\[{{{x^2} - x + 1} \over {{x^2} - 1}}:{{{x^3} + 1} \over {3x - 3}} = {{{x^2} - x + 1} \over {\left[ {x - 1} \right]\left[ {x + 1} \right]}}.{{3\left[ {x - 1} \right]} \over {\left[ {x + 1} \right]\left[ {{x^2} - x + 1} \right]}} = {3 \over {{{\left[ {x + 1} \right]}^2}}}\]
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Đề bài
  • LG bài 1
  • LG bài 2
  • LG bài 3
  • LG bài 4
  • LG bài 5
  • LG bài 6

Đề bài

Bài 1.Thực hiện phép tính:

a] \[{{{x^2} - x + 1} \over {{x^2} - 1}}:{{{x^3} + 1} \over {3x - 3}}\]

b] \[{1 \over {x + 1}} + {1 \over {x - 1}} + {2 \over {1 - {x^2}}}.\]

Bài 2.Phân tích đa thức \[3a - 3b - {a^2} + 2ab - {b^2}\] thành nhân tử.

Bài 3.Cho biểu thức \[A = {{{x^4} - 4{x^3} + 4{x^2}} \over {{x^3} - 4x}}.\]

a] Rút gọn biểu thức A.

b] Tìm giá trị x để giá trị của biểu thức A bằng 0.

Bài 4.Tìm m để \[P = {x^4} - {x^3} + 6{x^2} - x + m\] chia hết cho \[Q = 2{x^2} - x + 5.\]

Bài 5.Cho tam giác ABC, M là trung điểm của AC. Trên tia đối của tia MB lấy điểm F sao cho \[MF = MB.\] Gọi E là điểm đối xứng của F qua A và N là trung điểm của AB.

a] Chứng minh rằng E, N, C thẳng hàng.

b]\[\Delta ABC\] cân có điều kiện gì để EBCF là hình thang cân.

Bài 6.Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của hai cạnh AB và BC.

a] Gọi D là điểm đối xứng của A qua N. Chứng minh tứ giác ABDC là hình chữ nhật.

b] Lấy I là trung điểm của cạnh AC và E là điểm đối xứng của N qua I. Chứng minh tứ giác ANCE là hình thoi.

c] Đường thẳng BC cắt DM và DI lần lượt tại G và \[{G'}\]. Chứng minh \[BG = C{G'}.\]

d] Cho AB = 6cm, AC = 8cm. Tính diện tích \[\Delta DG{G'}\].

LG bài 1

Lời giải chi tiết:

a] Điều kiện: \[x \ne \pm 1\] .

\[{{{x^2} - x + 1} \over {{x^2} - 1}}:{{{x^3} + 1} \over {3x - 3}} = {{{x^2} - x + 1} \over {\left[ {x - 1} \right]\left[ {x + 1} \right]}}.{{3\left[ {x - 1} \right]} \over {\left[ {x + 1} \right]\left[ {{x^2} - x + 1} \right]}} = {3 \over {{{\left[ {x + 1} \right]}^2}}}\]

b] Điều kiện: \[x \ne \pm 1.\]

\[{1 \over {x + 1}} + {1 \over {x - 1}} + {2 \over {1 - {x^2}}} = {1 \over {x + 1}} + {1 \over {x - 1}} - {2 \over {{x^2} - 1}} = {{x - 1 + x + 1 - 2} \over {{x^2} - 1}}\]

\[ = {{2x - 2} \over {{x^2} - 1}} = {{2\left[ {x - 1} \right]} \over {\left[ {x - 1} \right]\left[ {x + 1} \right]}} = {2 \over {x + 1}}.\]

LG bài 2

Lời giải chi tiết:

\[3a - 3b - {a^2} + 2ab - {b^2} = 3\left[ {a - b} \right] - \left[ {{a^2} - 2ab + {b^2}} \right] = 3\left[ {a - b} \right] - {\left[ {a - b} \right]^2}\]

\[ = \left[ {a - b} \right]\left[ {3 - a + b} \right]\]

LG bài 3

Lời giải chi tiết:

a] Điều kiện: \[x \ne 0;x \ne \pm 2.\]

\[A = {{{x^2}\left[ {{x^2} - 4x + 4} \right]} \over {x\left[ {{x^2} - 4} \right]}} = {{x{{\left[ {x - 2} \right]}^2}} \over {\left[ {x - 2} \right]\left[ {x + 2} \right]}} = {{x\left[ {x - 2} \right]} \over {x + 2}}.\]

b] Điều kiện: \[x \ne 0\] và \[{x^2} - 4 \ne 0 \Rightarrow x \ne 0\] và \[x \ne \pm 2\]

\[A = 0 \Rightarrow x\left[ {x - 2} \right] = 0 \Rightarrow x = 0\] hoặc \[x - 2 = 0 \Rightarrow x = 0\] hoặc x = 2.

[không thỏa mãn các điều kiện \[x \ne 0\] và \[x \ne 2\]]

Vậy không có giá trị x để A = 0.

LG bài 4

Lời giải chi tiết:

\[{x^4} - {x^3} + 6{x^2} - x + m \]\[\,= \left[ {{x^2} - x + 5} \right]\left[ {{x^2} + 1} \right] + m - 5\]

P chia hết cho Q khi \[m - 5 = 0 \Rightarrow m = 5.\]

LG bài 5

Lời giải chi tiết:

a] Ta có MA = MC [gt]; MB = MF [gt]

Do đó AFCB là hình bình hành \[ \Rightarrow AF\parallel BC\] và AF = BC.

Lại có E đối xứng với F qua A [gt] nên AE = AF.

\[ \Rightarrow AE = BC\] và \[AE\parallel BC\] nên tứ giác ACBE là hình bình hành, mà N là trung điểm của đường chéo AB nên đường chéo thứ hai EC phải qua N. Hay E, N, C thẳng hàng.

b] Ta có \[BC\parallel {\rm{AF}}\] nên EBCF là hình thang.

Hình thang EBCF là hình thang cân \[ \Leftrightarrow \widehat {BEF} = \widehat {CFE}\]

Mà \[\widehat {BEF} = \widehat {ACB},\widehat {CFE} = \widehat {ABC}\] [do ACBE và AFCB là các hình bình hành] \[ \Leftrightarrow \widehat {ABC} = \widehat {ACB} \Leftrightarrow \Delta ABC\] cân tại A.

LG bài 6

Lời giải chi tiết:

a] Ta có: NB = NC [gt]; ND = NA [gt] nên ABDC là hình hành có \[\widehat A = {90^ \circ }[gt] \Rightarrow ABDC\]là hình chữ nhật.

b] Chứng minh tương tự ta có AECN là hình bình hành [hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường].

Mặt khác \[\Delta ABC\] vuông có AN là trung tuyến nên \[AN = NC = {1 \over 2}BC.\]

Vậy tứ giác AECN là hình thoi.

c] Dễ thấy G và \[G'\] là trọng tâm của hai tam giác ABD và ACD nên \[BG = {2 \over 3}BN\] và \[CG' = {2 \over 3}CN\] mà \[BN = CN \Rightarrow BG = CG'.\]

d] Ta có: \[{S_{ABC}} = {1 \over 2}AB.AC = {1 \over 2}.6.8 = 24\left[ {c{m^2}} \right]\]

Lại có: \[BG = GG' = CG'\] [tính chất trọng tâm]

\[ \Rightarrow {S_{BGD}} = {S_{GG'D}} = {S_{G'CD}}\left[ { = {1 \over 3}{S_{BCD}}} \right]\]

[chung đường cao kẻ từ D và đáy bằng nhau]

Mà \[{S_{BCD}} = {S_{CBA}}\] [vì \[\Delta BCD = \Delta CBA\left[ {c.c.c} \right]\] ]

\[ \Rightarrow {S_{DGG'}} = {1 \over 3}{S_{CBA}} = {1 \over 3}.24 = 8\left[ {c{m^2}} \right].\]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề