Đặc điểm thể hiện sự khác biệt căn bản của tri giác so với cảm giác là

Sự khác nhau trong định nghĩa

Trước tiên để xác định xem giữa cảm giác và tri giác khác nhau như thế nào thì chúng ta cùng xét định nghĩa của chúng.

• Cảm giác là quá trình tâm lý, nó phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng mà đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta. Con người chúng ta có thể phản ánh được các thuộc tính của sự vật cũng như hiện tượng là do có một hệ thống hết sức phức tạp của các cơ quan cảm giác có thể tiếp xúc các kích thích từ bên ngoài. Mỗi sự kích thích liên quan đến một sự vật, hiện tượng khác nhau.

Cảm giác là quá trình tâm lý, phản ánh thuộc tính riêng lẻ

• Tri giác là một quá trình nhận thức, nó phản ánh chân thực, trọn vẹn dưới hình thức hình tượng của các sự vật và hiện tượng của những thực tế khách quan khi mà chúng có tác động trực tiếp lên những giác quan của chúng ta. Tri giác được nghiên cứu là có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phân tích cũng như kết luận của con người khi quyết định đưa ra thông tin, những quyết định này có thể là đúng hoặc sai.

Tri giác là quá trình nhận thức, phản ánh đầy đủ cấu trúc trọn vẹn

Từ khái niệm, định nghĩa đưa ra có thể thấy được giữa cảm giác và tri giác có nhiều sự giống nhau như đều là những hiện tượng tâm lý của con người, xảy ra theo quá trình diễn biến tâm lý, được phản ánh một cách trực tiếp và cả hai đều xuất phát cũng như chịu sự kiểm nghiệm và đánh giá của quá trình thực tiễn.

Còn về mặt khác nhau thì cảm giác, tri giác chính là 2 hiện tượng với hai mức độ cao thấp. Cảm giác chính là sự phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính ở bề ngoài khi có các tác động trực tiếp đến con người thì tri giác lại là phản ánh đầy đủ trong một cấu trúc trọn vẹn của những sự vật, hiện tượng tác động trực tiếp lên chính con người.

Cả hai thuật ngữ này có mối quan hệ liên kết với nhau, cảm giác có sự kết hợp giữa các giác quan còn tri giác lại phối hợp các giác quan theo thể thống nhất. Ở đây, cảm giác chính là cơ sở nền tảng cho tri giác còn tri giác cho phép và quy định các chiều hướng để lựa chọn cảm giác về mức độ cũng như tính chất.

Sự khác nhau ở đặc điểm

Đặc điểm của cảm giác

• Cảm giác là một quá trình tâm lý và quá trình tâm lý này chính là những hoạt động diễn ra trong một thời gian tương đối ngắn, nhưng lại có mở đầu, các diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng.

• Cảm giác chỉ thực hiện phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng chứ không phản ánh được một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Con người chúng ta chỉ có thể phản ánh được một hoặc một vài thuộc tính nhất định, những thuộc tính căn bản nhất.

• Cảm giác là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp, tức là sự vật, hiện tượng phải đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta, thì mới có thể tạo ra được cảm giác.

• Cảm giác ở con người là mức độ định hướng đầu tiên đơn sơ nhất và nó khác xa so với cảm giác của các loài vật. Cảm giác ở con người chịu sự phân phối, ảnh hưởng của các hiện tượng tâm lý cao cấp, nó bị ảnh hưởng bởi các hoạt động giáo dục và đặc thù của xã hội.

Cảm giác chịu sự phân phối của các hiện tượng tâm lý cao cấp

• Cảm giác được chia làm 6 loại: Cảm giác nghe [thính giác]; Cảm giác nhìn [thị giác]; Cảm giác sờ [xúc giác]; Cảm giác ngửi [khứu giác]; Cảm giác vị [vị giác]; Thần giao cách cảm [giác quan thứ 6].

Đặc điểm của cảm giác

• Tri giác là quá trình tâm lý chỉ phản ánh các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.

• Khác với cảm giác thì tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn nhất. Tính trọn vẹn này có được là do đặc điểm khách quan của bản thân sự vật, hiện tượng quy định.

• Tri giác chính là quá trình tích cực gắn liền với các hoạt động của con người, nó mang tính tự giác trong việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể nào đó, là hành động tích cực có sự kết hợp các yếu tố cảm giác vận động.

Tri giác mang tính tự giác trong việc giải quyết nhiệm vụ cụ thể

• Phân loại theo cơ quan phân tích thì ta có tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác sờ mó.

• Phân loại theo đối tượng phản ánh, tri giác chia thành tri giác không gian, tri giác thời gian, tri giác vận động, tri giác xã hội.

Dựa vào đặc điểm của hai thuật ngữ trên, ta có thể thấy rõ tri giác là mức phản ánh cao hơn so với cảm giác. Tuy nhiên nó vẫn thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính và tri giác cũng chỉ phản ánh thuộc tính bề ngoài của các sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào con người.

Với những thông tin về sự khác nhau giữa tri giác và cảm giác mà chúng tôi chia sẻ thông qua bài viết, hy vọng rằng bạn có thể nắm được những kiến thức hữu ích và phân biệt được sự hai khái niệm này một cách chính xác nhất.

1. Khái niệm về tri giác

Khi các thông tin về các thuộc tính của sự vật, hiện tượng có được nhờ cảm giác được chuyển tới vỏ não thì ngay lập tức chúng được tổ chức sắp xếp tạo nên một hình ảnh đầy đủ có ý nghĩa về chính sự vật, hiện tượng đang tác động vào các giác quan của chúng ta. Nhờ vậy, chúng ta không chỉ thấy màu xanh đơn thuần mà thấy màu xanh của cỏ, không chỉ nghe thấy một âm thanh mà nghe thấy tiếng nhạc hay tiếng bài hát. Quá trình tổ chức sắp xếp, lí giải và xác định ý nghĩa của hình ảnh về sự vật hiện tượng đó chính là tri giác.

Tri giác là sự phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tương đang trực tiếp tác động vào các giác quan.

Như vậy, hình ảnh trọn vẹn của sự vật có được là dựa trên cơ sở của các thông tin do cảm giác đem lại, dựa trên việc tổ chức, sắp xếp các thuộc tính bên ngoài của sự vật thành một thể thống nhất theo đúng cấu trúc của sự vật, hiện tượng khách quan. Cảm giác được coi như một nguồn cung cấp thông tin đầu vào, còn tri giác là tổ hợp, diễn giải, gán ý cho các thông tin đó.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề