So sánh tiếng nhật và tiếng việt

So sánh ngữ âm tiếng Nhật với tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [288.88 KB, 30 trang ]

So sánh ngữ âm tiếng Nhật với tiếng Việt - sự khác biệt cấu tạo của âm
tiết
  Tiểu luận Học phần LIN6013: Các vấn đề ngữ âm học và âm vị học

Học viên: Washizawa Takuya

I. Mở đầu
Như chúng ta đã biết hai ngôn ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt vừa có điểm tương
đồng vừa có sự khác nhau về nhiều mặt. Những mặt đó bao gồm mặt ngữ âm, từ
vựng, cú pháp và ngữ dụng. Riêng ở lĩnh vực ngữ âm, hai ngôn ngữ này có đặc
điểm ngữ âm hoàn toàn khác nhau và người nói ngôn ngữ này cảm thấy phát âm
ngôn ngữ kia thật khó.
Tuy nhiên, nếu chúng ta so sánh và phân tích ngữ âm của hai ngôn ngữ này thì
cũng có thể tìm ra được một số đặc trưng chung. Thông qua những đặc điểm chung
đó, chúng ta biết được hai ngôn ngữ này khác nhau về điểm gì một cách chính xác
hơn.
Nói cụ thể, hai ngôn ngữ này có hệ thống phụ âm cuối âm tiết gần nhau và đều
có phụ âm cuối âm tiết thay đổi dựa vào bối cảnh.
Tiểu luận này xin giới thiệu về hệ thống ngữ âm và âm vị tiếng Nhật. Đồng thời
so sánh, đối chiếu với tiếng Việt và phân tích những điểm giống và khác nhau giữa
tiếng Nhật và tiếng Việt một cách sâu sắc. Tôi mong muốn rằng thông qua tiểu luận
này có cơ hội để suy nghĩ không những về sự khác biệt của ngữ âm tiếng Nhật và
tiếng Việt mà còn về sự khác biệt của hai ngôn ngữ nói chung và tiến tới tìm hiểu
sự khác biệt giữa Nhật Bản và Việt Nam.


Trước hết, tôi giới thiệu đơn giản về ngữ âm và cấu trúc âm tiết của tiếng Nhật
và tiếng Việt ở phần 1. Sau đó ở phần 2, tôi so sánh những đặc điểm về hệ thống
ngữ âm và âm vị của hai ngôn ngữ đó và đặt vấn đề. Ở phần 3 tôi phân tích và so
sánh, đối chiếu một cách chính xác về các mặt ngữ âm giữa tiếng Nhật và tiếng
Việt. Cuối cùng, trong phần kết luận tôi xem xét, đánh giá những phân tích này để


hiểu sự khác biệt của hai ngôn ngữ.

II. Nội dung
1. Nhập môn: Giới thiệu về âm tiết của tiếng Nhật và tiếng Việt
Tiếng Nhật và tiếng Việt thường được coi là hai ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau,
[Washizawa: tại sao phần mở đầu, câu đầu lại nói là có cả điểm giống và điểm
khác????] cả về ngữ âm, từ vựng, cú pháp, và ngữ dụng. Ở tiểu luận này tôi thảo
luận về ngữ âm và âm vị, mà chỉ về mặt này cũng có thể tìm ra được nhiều điểm
khác nhau trong hai ngôn ngữ, khiến cho nhiều người nói thứ tiếng này gặp khó
khăn khi học tiếng kia.
Không ít người nói rằng điểm khác nhau giữa hai ngôn ngữ chủ yếu nằm ở cấu
trúc âm tiết. Người nói tiếng Nhật học tiếng Việt cảm thấy cấu trúc âm tiết của
tiếng Việt rất phức tạp và gặp khó khăn về việc khu biệt một số nguyên âm và phụ
âm cuối âm tiết. Trong khi đó, người nói tiếng Việt học tiếng Nhật gặp khó khăn về
việc khu biệt đặc điểm ngắn và dài của nguyên âm và có hay không có “xúc âm
[促音]” cuối âm tiết.
Trên thực tế, nếu chúng ta so sánh sơ đồ âm vị của hai ngôn ngữ, có thể tìm ra
được nhiều điểm gần nhau. Phụ âm đầu âm tiết của hai ngôn ngữ gần nhau, và cả
hai ngôn ngữ có phụ âm cuối âm tiết gần nhau, so với tiếng Anh mà hầu hết phụ


âm đầu cũng có thể trở thành phụ âm cuối âm tiết, hoặc tiếng Trung Quốc hiện đại
chỉ có 2 phụ âm /n/, /ŋ/ và /ɽ/ [hoặc /ʐ/] ở cuối âm tiết. Và cả tiếng Nhật và tiếng
Việt đều có cuối âm tiết biến đổi dựa vào bối cảnh: trong tiếng Nhật, “bát âm [ 撥
音]” [là /N/ → [n], [m], [ŋ], [ɴ]] và “xúc âm” [là /Q/ → [t], [p], [k]] biến đổi dựa
vào âm đầu của âm tiết tiếp theo; trong tiếng Việt, âm cuối âm tiết [ŋ], [ɲ], [ŋ͡m], và
[k], [c], [k͡p] biến đổi dựa vào nguyên âm trước.
Vì vậy, ngữ âm tiếng Nhật và tiếng Việt có nhiều điểm gần nhau. Tuy nhiên, do
lý do dưới đây, người ta cảm thấy ngữ âm tiếng Nhật và tiếng Việt hoàn toàn khác
nhau: đơn vị cơ bản của âm vị trong tiếng Nhật và tiếng Việt khác nhau. Trong khi

tiếng Việt coi âm tiết là đơn vị cơ bản và nếu chia tách thì làm âm đầu và vần,
trong tiếng Nhật thì đơn vị cơ bản là “mora”. Bát âm /N/, xúc âm /Q/ và nguyên
âm thứ hai của nguyên âm đôi và trường âm đều được coi là một mora, và nếu một
âm tiết bao gồm những yêu tố này thì được coi là có nhiều đơn vị.
Trong tiếng Nhật, đơn vị mora này rất quan trọng về tất cả mọi mặt phát âm, các
luật âm vị, từ pháp, và ngữ nghĩa, khiến người học gặp khó khăn. Nhưng nói một
cách khác, nếu chúng ta hiểu rõ sự khác biệt về đơn vị cơ bản này thì dễ hơn nhiều
để hai bên hiểu cách phát âm của ngôn ngữ bên kia.
2. Mô tả: So sánh và đối chiếu hệ thống ngữ âm của tiếng Nhật và tiếng Việt
2.1. Phụ âm đầu
2.1.1 Phụ âm đầu trong tiếng Việt
Danh sách âm vị của phụ âm đầu âm tiết của tiếng Việt là:
[/p/] /b/ /m/ /f/ /v/ /t/ /t‘/ /d/ /n/ /l/ /s/ /z/ [/r/]


[/ʈ/ /ʂ/ /ʐ/ ] /c/ /ɲ/ /k/ /ŋ/ /x/ /ɣ/ /h/ /Ɂ/ 1
Ở đây, 3 âm vị /ʈ/, /ʂ/, và /ʐ/ được tìm ra ở các phương ngôn miền Trung và miền
Nam và đối ứng với các chữ “tr-”, “s-” và “r-”, nhưng không được tìm ra trong hội
thoại hàng ngày ở nhiều phương ngôn miền Bắc. Ở miền Bắc, các âm vị này được
phát âm giống như /c/, /s/, và /z/, đối ứng các chữ “ch-”, “x-” và “d-/gi-”. Tuy
nhiên, có nhiều trường hợp mà người ta phát âm chữ “tr-” như [ʈ-], “s-” như [ʂ-],
“gi-” như [ʐ-] và “r-” như [r-] đặc biệt ở nhà trường để phân biệt các ngữ âm này
với các âm vị /c/, /s/, và /z/.2 Có âm vị /Ɂ/ trong tiếng Việt hay không là điểm có
tranh luận.3
Âm tố /p/ chỉ được tìm ra trong một số từ vay mượn từ tiếng nước ngoài, và ở
nhiều trường hợp không phân biệt với âm vị /b/ hay /f/. Âm vị /r/ cũng xuất hiện
trong một số từ vay mượn và những trường hợp đặc biệt nêu trên. 4
Tôi cũng đề cập đến bán nguyên âm trước âm chính của tiếng Việt. Bình thường
bán nguyên âm này được bao gồm trong “vần” tiếng Việt và được phân tích cùng
với nguyên âm. Nhưng khi so sánh với ngữ âm tiếng Nhật, phân tích bán nguyên

âm cùng với phụ âm thì tiện hơn.
Các từ “oanh”, “uyên”, “quý”, “khỏe”, “hoặc”, “luật” v.v. có bán nguyên âm /w/,
và âm đầu và bán nguyên âm của các từ này có thể viết như /Ɂw-/, /Ɂw-/, /kw-/,
/xw-/, /hw-/, /lw-/.
Nhiều phương ngôn miền Trung và miền Nam có bán nguyên âm [j] đối ứng các

Các âm vị xuất hiện mang ngữ âm như theo [“~” có nghĩa là có thể thay đổi tùy
theo từng phương ngôn hay sự khác biệt cá nhân]:
/b/ → [b] ~ [ɓ] ; /t‘/ → [tʰ] ; /d/ → [d] ~ [ɗ] ; /ʈ/ → [ʈ͡ʂ] ;
/ʐ/ → [ʐ] ~ [ɽ] ~ [r] ; /c/ → [c] ~ [t͡ɕ]
2
Đ. T. Thuật, tr. 159-160.
3
Đ. T. Thuật, tr. 155-156.
4
Đ. T. Thuật, tr. 157.
1


chữ “d-”, “gi-” hoặc “v-”.5
Tóm tắt lại, chúng ta có thể làm được sơ đồ âm vị như dưới :

Vô thanh,
Tắc

Môi

Răng

[Quặt


Ngạc

Ngạc

Họng

[p]

lợi
t

lưỡi]
[ʈ]

cứng
c

mềm
k

[Ɂ]

không bật hơi
Vô thanh,
Bật hơi
Hữu thanh

Mũi
Xát Vô thanh

Hữu thanh
Bên
Bán nguyên âm
[Rung]

t‘
b
m
f
v

d
n
s
z
l

ɲ
[ʂ]
[ʐ]

ŋ
x
ɣ

h

w
[r]


Ở đây, “[ ]” có nghĩa là âm vị đó không xuất hiện trong từ gốc thuần Việt và từ
Hán Việt hoặc trong hội thoại hàng ngày ở Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc.

Và sơ đồ của tất cả ngữ âm bao gồm biến thể phương ngôn chủ yếu là như dưới:

Vô thanh,
không bật hơi
Tắc
5
H. T. Châu, tr. 147-9.

Môi

Răng

Quặt

[Lợi

Ngạc

Ngạc

Họng

lưỡi
ʈ

Ngạc]


p

lợi
t

cứng
c

mềm
k

[Ɂ]


Vô thanh,
Bật hơi
Hữu thanh
Mũi
Xát Vô thanh
Hữu thanh
Bên
Bán nguyên âm
Tắc – Xát
Rung
Hút vào

t‘
b
m
f

v

d
n
s
z
l

ɲ
ʂ
ʐ

w

h

j
ʈ͡ʂ

ɓ

ŋ
x
ɣ

t͡ɕ

r
ɗ


Với sơ đồ này, chúng ta có thể biết được không những ngữ âm mà một người
nói tiếng Việt phát âm mà còn ngữ âm quen biết mà người ta thường xuyên nghe
người sinh ra ở địa phương khác phát âm.

2. 1. 2 Phụ âm đầu trong tiếng Nhật
Danh sách âm vị của phụ âm đầu âm tiết trong tiếng Nhật là :
/p/ /b/ /m/ /w/ /t/ [/c/] /d/ /n/ /s/ /z/ /j/ /r/ /k/ /g/ /h/
Số lượng của chúng không nhiều, nhưng các phụ âm này xuất hiện với ngữ âm
đa dạng theo quy tắc.
a. Ngạc hóa
/s/ → [ɕ] [[ʃ]] / ___ /i/, /j/

[/sj/ → [ɕ] dưới cũng thế]

Ví dụ: /isi/ → [iɕi] [いし, 石,6 “đá”]
6

Bên tay trái là chữ viết thuần biểu âm trong tiếng Nhật, và bên tay phải bao gồm


/isja/ → [iɕa] [いしゃ, 医者, “bác sĩ”]
/t/ → [t͡ɕ] [[t͡ʃ]] / ___ /i/, /j/
Ví dụ: /kuti/ → [kut͡ɕi] [くち, 口, “miệng”]
/otja/ → [ot͡ɕa] [おちゃ, お茶, “trà”]
/h/ → [ç] / ___ /i/, /j/
Ví dụ: /hito/ → [çito] [ひと, 人, “người”]
/hjaku/ → [çaku] [ひゃく, 百, “trăm”]

b. Tắc-xát hóa [của âm tắc]
/t/ → [t͡s] / ___ /u/

Ví dụ: /natu/ → [nat͡su] [なつ, 夏, “mùa hè”]

c. Môi hóa
/h/ → [ɸ] / ____ /u/7
Ví dụ: /huku/ → [ɸuku] [ふく, 服, “quần áo”]

Âm vị /z/ [[+Hữu thanh], [+Lưỡi], [-Tắc], [-Môi]] có liên quan đến hiện
tượng ngạc hóa và tắc xát hóa, và xuất hiện với 4 ngữ âm [d͡z], [z], [d͡ʑ] [[d͡ʒ]], và
[ʑ] [[ʒ]]. Nếu /z/ đặt giữa nguyên âm thì phát âm với âm xát, và nếu là đầu âm của
từ hay là sau âm tiết đóng thì phát âm với âm tắc-xát.
/d/ → /z/ / ___ V {+cao}

[nghĩa là không có kết hợp âm /di/ và /du/]

chữ Hán, là cách viết thông thường.
7
Trong lịch sử, âm vị /h/ từng có ngữ âm [ɸ], và sau khi biến đổi thành ngữ âm [h]
cũng còn lại âm [ɸ] trước /u/ và /w/.


/z/ → [z] / V___ /a/, V___/u/, V___/e/, V___/o/
[ʑ] / V___/i/, V___/j/
[d͡z] / [w ___, C____ và ___/a/, ___/u/, ___/e/ , ____/o/
[d͡ʑ] / [w ___, C____ và ___/i/, ___/j/

Ví dụ: /hiza/ → [çiza] [ひざ, 膝, “đầu gối”]
/zaseki/ → [d͡zaseki] [ざせき, 座席, “chỗ ngồi”]
/azi/ → [aʑi] [あじ, 味, “mùi vị”]
/bizjo/ → [biʑo] [びじょ, 美女, “đẹp gái”]
/ziko/ → [d͡ʑiko] [じこ, 事故, “tai nạn”]

/zjama/ → [d͡ʑama] [じゃま, 邪魔, “phiền hà”]

Có một số nhà nghiên cứu đặt âm vị /c/ [{-Hữu thanh}, {+Tắc xát}, {+Lưỡi}]
cho ngữ âm [t͡ɕ] và [t͡s] để viết quy tắc như
/t/ → /c/ / _V {+cao}
Nhưng âm vị /c/ này là điểm đang tranh luận. Trong từ vựng thuần Nhật và từ Hán
Nhật thì không có kết hợp âm vị [ti], [tj] và [tɯ], nên không cần đặt âm vị /c/ và có
thể giải thích bằng quy tắc biến đổi. 8 Nhưng trong từ vựng mượn từ tiếng nước
ngoài thì có những kết hợp âm vị này, nên khi thảo luận chính xác thì chúng ta phải
sử dụng âm vị /c/ này.
Có nhiều người phát âm âm vị /g/ như [ŋ] nếu không phải là âm đầu từ và khu
8

Ví dụ nổi tiếng là Hattori [1960:288].


biệt với [g] ở đầu từ nên có một số nhà nghiên cứu đặt âm vị /ŋ/ độc lập với /g/.9
Ví dụ: /gogatu/ → [goŋat͡sɯ] [ごがつ, 五月, “tháng năm”]
Nhưng số người phát âm như thế càng ngày càng ít đi và trường hợp mà hai âm vị
này là đôi tối tiểu khu biệt cũng rất ít, nên nhiều nhà nghiên cứu phản đối ý kiến
này.
Âm vị /p/ xuất hiện ở bối cảnh rất hạn chế trong từ vựng thuần Nhật và từ Hán
Nhật, hầu hết là chỉ sau âm tiết đóng [sau âm /N/ hay /Q/, xem 2.3.2.]. Phần lớn
trường hợp mà âm vị này xuất hiện là trong từ vựng mượn từ tiếng nước ngoài và
từ tượng thanh, chính giống như âm vị /p/ trong tiếng Việt.
Ví dụ: /jaQpari/ → [jappaɾi] [やっぱり, “như tôi đã nghĩ”]
/siNpai/ → [ɕimpai] [しんぱい, 心配, “lo lắng”]
/pazjama/ → [paʑama] [パジャマ, “áo pijama”]

Âm vị /r/ được phát âm như [ɾ] [âm vỗ] giữa từ và như [ɺ] [âm bên vỗ] ở đầu từ

hay sau /N/. Trong từ vựng thuần Nhật, hầu hết /r/ được tìm ra giữa từ, và /r/ ở đầu
từ được tìm ra trong từ vựng Hán Nhật và từ vựng mượn từ tiếng nước ngoài.
Ví dụ: /tori/ → [toɾi] [とり, 鳥, “con chim”]
/rijuu/ → [ɺijuː] [りゆう, 理由, “lý do”]
/kaNri/ → [kanɺi] [かんり, 管理, “quản lý”]
/razio/ → [ɺaʑio] [ラジオ, “ra-đi-ô, máy phát thanh”]

9

Ví dụ nổi tiếng là Hattori [1960:338].


Bán nguyên âm /j/ có thể kết với tất cả phụ âm. Nhưng cụm phụ âm như thế rất
ít trong từ thuần Nhật và tìm được nhiều trong từ Hán Nhật và trong từ mượn từ
tiếng nước ngoài để biểu đạt các âm [ʃ], [ʒ], [tʃ], [dʒ], [ç], [ɲ] v.v. Hầu hết bán
nguyên âm /j/ bình thường được đặt trước các nguyên âm /a/, /u/, và /o/. Chúng ta
tìm ra cách kết hợp /je/ chủ yếu trong từ vựng mượn từ tiếng nước ngoài. Cách kết
hợp /ji/ không tồn tại.
Ví dụ: /kjaku/ → [kʲaku] [きゃく, 客, “khách”]
/gjuunjuu/ → [gʲuːnʲuː] [hay [gʲuːɲuː]][ぎゅうにゅう,牛乳, sữa]
/bjoosja/ → [bʲoːɕa] [びょうしゃ, 描医, “miêu tả”]
/sjuuto/ → [ɕɯːto] [シュ医ト, “sút bóng”]
< “shoot [ʃuːt]” tiếng Anh
/beezju/ → [beːʑɯ] [ベ医ジュ, “màu be”]
< “beige [bɛːʒ]” tiếng Pháp
/tjooku/ → [t͡ɕoːku] [チョ医ク, “phấn viết”]
< “chalk [tʃɔːk]” tiếng Anh
/zjuusu/ → [d͡ʑɯːsɯ] [ジュ医ス, “nước hoa quả]
< “juice [dʒuːs]” tiếng Anh
/konjaQku/ → [konʲakku] [コニャック, “cognac”]

Học Tiếng Nhật > Tại sao tiếng Nhật thuộc top những ngôn ngữ “khó nhằn” nhất với người Việt?

Nhưng nếu để lên bàn cân so sánh độ khó giữa việc học tiếng Anh, tiếng Trung hay tiếng Việt với học tiếng Nhật, dám khẳng định 9/10 người sẽ nói tiếng Nhật mới là ngôn ngữ “khó nhằn” gấp 3 đến 4 lần so với việc học các n..

Du học Nhật Bản ngày càng hấp dẫn và phổ biến cũng đồng nghĩa với nhu cầu học tiếng Nhật cũng trở nên bức thiết hơn. Tiếng Nhật đang và sẽ còn tiếp tục chiếm thế thượng phong khi người Việt muốn đến Nhật làm việc, học tập để phát triển và tìm kiếm cơ hội ngày càng nhiều.

Du học Nhật Bản tuy là lộ trình mơ ước của nhiều người trẻ bởi những giá trị hấp dẫn mà nó mang lại. Nhưng không phải ai cũng đủ can đảm và nhất là năng lực, sự kiên trì để theo đuổi lộ trình này bởi với nhiều bạn trẻ việc học tiếng Nhật – một trong những ngôn ngữ khó nhất – không khác gì rào cản ngăn bước đến ước mơ.

Người Việt mình có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” để nói về độ “khó xơi”, trúc trắc của ngôn ngữ Việt. Nhưng nếu để lên bàn cân so sánh độ khó giữa việc học tiếng Anh, tiếng Trung hay tiếng Việt với học tiếng Nhật, dám khẳng định 9/10 người sẽ nói tiếng Nhật mới là ngôn ngữ “khó nhằn” gấp 3 đến 4 lần so với việc học các ngôn ngữ thông dụng kể trên.

Thực tế cho thấy, một người Việt học hết cấp II cũng đã có thể đọc và hiểu báo chí tiếng Việt ở chừng mực nào đó. Ngược lại người Nhật dù không ví von độ khó của ngôn ngữ mình như người Việt nhưng nhiều người học đến hết cấp III rồi vẫn không thể viết được nhiều chữ tiếng Nhật đơn giản. Vậy thì vì sao mà tiếng Nhật lại khó học đến thế? Hãy cùng tìm hiểu để biết cách khắc phục và yêu ngôn ngữ thú vị này hơn nhé! Học tiếng nhật mà có ngừời Nhật đứng lớp thì còn gì tốt hơn

Khó khăn bởi hệ thống chữ viết phức tạp:

Tiếng Nhật có đến 4 loại chữ viết đó là: Kanji [Chữ Hán]; Hiragana[Chữ Mềm]; Katanaka[Chữ cứng]; Romaji[Chữ La tinh]. Ngoài Romaji ra thì ba loại chữ viết kia được sử dụng lẫn lộn.

Ví dụ chữ “Nhật Bản” sẽ được viết như sau:

- Chữ Hán: 日本

- Chữ Hiragana: にほん

- Chữ Katakana: ニホン

- Chữ Romaji: Nihon

Chưa kể gần đây chữ viết tắt từ tiếng Anh cũng được dùng khá nhiều trong tiếng Nhật. Có nghĩa là cùng một lúc người học phải nhớ đến 5 thứ chữ. Nghe vậy thôi đã thấy khởi đầu cùng tiếng Nhật gian nan hơn việc học các ngôn ngữ thông dụng khác như thế nào. Hãy so sánh với việc học tiếng Anh đơn thuần chỉ sử dụng 1 bảng chữ cái thì bạn sẽ nhận ra vì sao tiếng Nhật khó đến thế.

Để sử dụng được tiếng Nhật, người học phải học khoảng 2000 chữ Hán

Với những người đã học hay dùng tiếng Trung Quốc thì có lẽ là một lợi thế khi bạn chuyển sang học tiếng Nhật. Nhưng với người bình thường thì để chinh phục được 2000 chữ Hán quả là việc hoàn toàn không đơn giản. Việc học và rèn luyện tiếng Nhật rất quan trọng bởi nó không chỉ quyết định bạn có được đến Nhật du học hay không mà còn quyết định bạn có xin được việc làm thêm tại Nhật không, việc làm ấy là gì, lương thưởng thế nào….Bởi vậy dẫu biết việc học có nhiều khó khăn nhưng các du học sinh tương lai đều rất cố gắng học để có thể sử dụng thành thạo tiếng Nhật.

Tại Trung tâm Nhật ngữ Thăng Long, đội ngũ thầy cô chuyên nghiệp sẽ hướng dẫn các bạn cách học từ vựng, bảng chữ cái nhanh và hiệu quả nhất. Đồng thời với sự góp mặt giảng dạy chính của thầy giáo người Nhật, các bạn sẽ luôn được hòa mình trong môi trường sử dụng Nhật ngữ chuyên nghiệp để rèn luyện, phát huy khả năng ngôn ngữ.

Tiếng Nhật khó do cách suy nghĩ của người Nhật khó hiểu?

Nếu đã học tiếng Nhật một thời gian bạn sẽ nhận thấy: ngữ pháp tiếng Nhật không quá rắc rối. Có lẽ chỉ để nhớ các cấu trúc ngữ pháp thì còn dễ nhớ hơn cả tiếng Anh. Tuy nhiên, để sử dụng các cấu trúc đó nhuần nhuyễn thì không phải dễ bởi lẽ tiếng Nhật không đơn thuần chỉ sử dụng đúng ngữ pháp là người Nhật hiểu. Tiếng Nhật chỉ được hiểu đúng khi đặt vào nền tảng văn hóa Nhật Bản và suy nghĩ theo cách của người Nhật. Độ khó vì vậy tăng lên.

Cấu trúc tiếng Nhật ngược với tiếng Việt

Nếu như tiếng Việt có cấu trúc Chủ ngữ + Động từ + Vị ngữ [túc từ] thì ngược lại tiếng Nhật lại có cấu trúc Chủ ngữ +vị ngữ [túc từ ] + Động từ. Ví dụ: tiếng Việt nói “Tôi ăn cơm” thì tiếng Nhật lại nói “Tôi cơm ăn”. Để làm quen được với cách nói này người học cũng mất thời gian khá dài.

Tính sơ sơ thì trên đây là 4 lý do cơ bản khiến tiếng Nhật trở thành ngôn ngữ “khó nhằn” cho người Việt. Tất nhiên, ngoài những lý do trên thì có thể kể đến sự tồn tại của quá nhiều từ đồng âm đa nghĩa; việc sử dụng từ và câu chữ trong ngữ cảnh [khiến chủ ngữ bị lược bỏ]…cũng là những yếu tố đáng bàn đến.

Tuy nhiên bạn đừng lo lắng, hãy khởi đầu việc làm quen với tiếng Nhật bằng cách đăng ký học tại một trung tâm giảng dạy tiếng Nhật tốt, nhiệt huyết với học viên và có phương pháp truyền thụ kiến thức linh hoạt, bài bản. Để đăng ký học tiếng Nhật trước khi đi du học Nhật Bản hoặc tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng, tu nghiệp sinh tại Nhật, hãy liên hệ với công ty Thang Long OSC. Chúng tôi ngoài việc áp dụng chi phí dạy tiếng giá rẻ song hành cũng việc dạy chất lượng còn hỗ trợ những bạn đăng ký trực tiếp tại công ty 10 triệu chi phí và tặng vé máy bay 1 chiều trị giá 500 USD.

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long

Địa chỉ: số 7, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT:0981057683 - 0981052583

Tin liên quan:

  • Chúc mừng năm mới bằng tiếng Nhật “sành điệu” như người Nhật
  • Chúc mừng 24 bạn đã trúng tuyển đơn hàng cơm hộp Nhật Bản
  • Công ty xuất khẩu lao động Thăng Long tuyển 160 nữ làm cơm hộp tại Nhật Bản
  • Mách bạn 5 website bổ ích cho việc học tiếng Nhật hiệu quả hơn
  • Xuất khẩu lao động Đài Loan việc nhiều, lương cao
  • Kết Quả Trúng Tuyển XKLĐ Nhật Bản Đơn Hàng Cơm Hộp
  • Học tiếng Nhật theo chủ đề hiệu quả với 79 từ vựng về nhà cửa cực dễ này
  • Tuyển 30 nam xuất khẩu lao động Nhật Bản lương 47 triệu

Đăng bình luận Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tên *

Email *

Nội dung

Tags: chữ Hán, học tiếng nhật, từ vựng tiếng nhật

Nên học tiếng trung hay tiếng nhật

Tổng quan về tiếng Nhật

Trước khi đưa ra lựa chọn Nên học tiếng trung hay tiếng nhật các bạn nên tham khảo qua Tiếng Nhật là ngôn ngữ như thế nào nhé.

Tiếng Nhật là hệ thống chữ viết và tiếng nói của người Nhật. Tiếng Nhật hiện đang sử dụng 3 loại chữ viết là Kanji [loại chữ này có nguồn gốc xuất xứ từ tiếng Hán, tuy nhiên chúng được biến đổi để không hoàn toàn giống với tiếng Trung mà có được nét riêng].

Loại chữ thứ hai là Hiragana [ra đời vào cuối thế kỷ IX, là bảng chữ được hình thành dựa trên chữ Kana và là dạng ký tự truyền thống mang nét riêng của người Nhật]; cùng với sự xuất hiện của Hiragana, Katakana cũng ra đời và được xem là sự sáng tạo của riêng người Nhật, ngày nay được dùng để phiên âm từ vay mượn tiếng nước ngoài, thế nên thường thấy chữ Katakana trong các tên riêng người nước ngoài, tên địa danh, tên quốc gia,…

Mặc dù, ban đầu tiếng Nhật được phát triển dựa trên tiếng Hán nhưng người Nhật cũng có sự sáng tạo riêng tạo ra cách viết riêng và cách đọc Kanji hoàn toàn khác với tiếng Hán. Ngữ pháp, từ vựng, âm sắc, ngữ điệu trong tiếng Nhật vẫn giữ được nét riêng mà không bị trộn lẫn với bất kỳ ngôn ngữ nào.

Về từ vựng trong tiếng Nhật thì rất đa dạng, với trình độ tiếng Nhật sơ cấp [khoảng 1000 từ] thì bạn có thể hiểu được 60% nội dung. Về ngữ pháp, cấu trúc câu tiếng Nhật ngược hoàn toàn so với tiếng Việt; chủ vị trong câu thường bất di bất dịch không cố định. Ngoài Kanji, “Kính ngữ” là phần khó nhằn nhất khi học tiếng Nhật. Tùy thuộc vào từng đối tượng giao tiếp mà người nói sẽ sử dụng các từ vựng phù hợp để xưng hô.

Hiện tại, tiếng Nhật đang trở nên phổ biến trên thế giới và có số lượng người học đáng kể. Tuy nhiên, nó cũng được biết đến là ngôn ngữ phức tạp và khó học.

Ưu điểm

Khuyết điểm

Là ngôn ngữ phức tạp và khó nhằn thế nên nếu bạn chọn tiếng Nhật thì cần có quyết tâm và ý chí kiên cường để theo đuổi ngôn ngữ này.

Vậy thì Nên học tiếng trung hay tiếng nhật, để trả lời được nên tham khảo xem tiếng Trung như thế nào nhé.

Tổng quan về tiếng Trung

Tiếng Trung hay tiếng Hoa là tên gọi chung của tiếng Phổ thông Trung Quốc. Tiếng Trung lấy ngôn ngữ của người Hán – dân tộc đa số của Trung Quốc làm chuẩn. Trong chữ Hán có 2 loại là từ giản thể[từ đơn giản, viết tắt được] và phồn thể[từ phức tạp nhiều nét và không viết tắt]. Tiếng Trung đại đa số người nói ngoài học thường là tiếng Trung giản thể.

Tiếng Trung không có bảng chữ cái như các ngôn ngữ khác, mà sẽ sử dụng hệ thống chữ Hán, là hệ chữ tượng hình có hơn 4000 ký tự. Nghe đến đây chắc nhiều bạn cảm thấy con đường chông gai phía trước rồi nhỉ. Tuy nhiên, so với tiếng Nhật, tiếng trung có nhiều chữ Hán phát âm lên nghe sẽ hơi giống tiếng Việt và ý nghĩa giống một số chữ Hán Việt, thế nên các bạn đừng sợ nhé.

Phát âm của tiếng Trung được thể hiện bằng những ký hiệu như alphabet mà người ta gọi là phiên âm[pinyin], có một số âm trong tiếng trung không có trong tiếng Việt thế nên nhiều người Việt khi học tiếng Trung cảm thấy phần phát âm khá khó khăn. Phiên âm này được phân loại thành 405 âm+ 4 loại thanh điệu [4 thanh điệu ]

Tuy cách phát âm của tiếng Trung khó nhưng ngữ pháp tiếng trung lại dễ thế nên nếu thường xuyên luyện tập thì nó sẽ không khó. Giống tiếng Việt, động từ trong tiếng Trung luôn giữ nguyên thể trong mọi trường hợp và không cần phải biến đổi theo thì [hiện tại, quá khứ, tiếp diễn, tương lai,…] hay theo kính ngữ như tiếng Anh hay tiếng Nhật.

Ưu điểm

Khuyết điểm

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề