Sự khác nhau về thể thức giữa văn bản quản lý nhà nước và văn bản của Đảng

Một số điểm cần lưu ý khi soạn thảo văn bản theo Hướng dẫn số 36-HD/VPTW và Nghị định số 30/2020/NĐ-CP

Thứ ba - 30/06/2020 14:36

Hệ thống chính trị nước ta có nhiều quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản cho từng chủ thể. Có hai hệ thống văn bản lớn là văn bản của Đảng và văn bản quản lý nhà nước. Hai hệ thống văn bản có những điểm giống nhau và có những điểm khác nhau về thể thức và kỹ thuật trình bày.
Đối với văn bản của Đảng, thực hiện theo Quy định số 66-QĐ/TW ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương về “thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng”;
Hướng dẫn số 36-HD/VPTW ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Văn phòng Trung ương Đảng “thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng”.
Văn bản của Đảng có 33 thể loại. Trong đó: 25 loại hình văn bản: Cương lĩnh chính trị; Điều lệ Đảng; Chiến lược; Nghị quyết; Quyết định; Chỉ thị; Kết luận; Quy chế; Quy định; Thông tri; Hướng dẫn; Thông báo; Thông cáo; Tuyên bố; Lời kêu gọi; Báo cáo; Kế hoạch; Quy hoạch; Chương trình; Đề án; Phương án; Dự án; Tờ trình; Công văn; Biên bản. 08 loại hình văn bản, giấy tờ hành chính: Giấy giới thiệu; Giấy chứng nhận; Giấy đi đường; Giấy nghỉ phép; Phiếu gửi; Giấy mời; Phiếu chuyển; Thư công.
Đối với văn bản quản lý nhà nước, gồm có văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và văn bản chuyên ngành.
Văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
- Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14 ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”;
- Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.
Văn bản quy phạm pháp luật có 15 nhóm theo chủ thể ban hành [Gồm 11 loại nếu theo tên văn bản: Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Pháp lệnh, Lệnh, Quyết định, Nghị định, Nghị quyết, Nghị quyết liên tịch, Thông tư, Thông tư liên tịch].
Văn bản hành chính thực hiện theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP, ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ vể công tác văn thư đã bổ sung thêm 01 loại văn bản hành chính đó là Phiếu báo và bỏ bớt 04 loại văn bản là: Bản cam kết, giấy đi đường, giấy chứng nhận, giấy biên nhận hồ sơ. Số lượng các loại văn bản hành chính có 29 loại gồm các văn bản sau: Nghị quyết [cá biệt], quyết định [cá biệt], chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công. Trong đó công văn và thư công là những văn bản không có chữ viết tắt tên loại văn bản. Việc quy định số lượng, tên loại văn bản hành chính, thay đổi tên viết tắt của một số văn bản tại Phụ lục III giúp chúng ta phân biệt được chính xác giữa văn bản hành chính với các hình thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chuyên ngành, từ đó, xác định được phạm vi, hiệu lực của văn bản hành chính trong việc tổ chức thực hiện.

Văn bảnViết tắt theo quy định
trước đây
Viết tắt theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP
Bản ghi nhớGNBGN
Bản thỏa thuậnTThBTT
Giấy ủy quyềnUQGUQ
Giấy giới thiệuGTGGT
Giấy nghỉ phépNPGNP
Phiếu báoPB
Các cơ quan Trung ương đặt ra các quy định về văn bản tạo thuận lợi cho việc soạn thảo và ban hành văn bản được thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, do có nhiều văn bản hướng dẫn khác nhau, nên trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản có nhầm lẫn, sai sót về thể thức và kỹ thuật trình bày giữa văn bản của Đảng và văn bản quản lý nhà nước. Để tránh xảy ra những sai sót, nhầm lẫn thể thức giữa văn bản Đảng và văn bản hành chính nhà nước [vì văn bản quản lý nhà nước rất rộng, trong bài viết này chỉ nghiên cứu với văn bản hành chính], tác giả chỉ ra cách trình bày một số nội dung trong văn bản như sau: [tải file tại đây]

Do vậy, khi soạn thảo văn bản của Đảng và văn bản hành chính nhà nước, người biên soạn phải thực hiện theo Hướng dẫn số 36-HD/VPTW và Nghị định số 30/2020/NĐ-CP để đảm bảo đúng nội dung, thể thức và kỹ thuật trình bày./.
ThS. Đào Công Dân
Giảng viênKhoa Nhà nước và pháp luật

Những tin cũ hơn

  • Đảng bộ xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng phát huy vai trò lãnh đạo trong xây dựng nông thôn mới
  • Tìm hiểu và vận dụng phong cách Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng tại Trường Chính trị Hoàng Đình Giong
  • Nâng cao chất lượng viết khóa luận tốt nghiệp các lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại Trường Chính trị Hoàng Đình Giong
  • Phát huy vai trò của người hội viên Hội Luật gia trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở Trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng
  • Vận dụng một số điểm mới của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 vào giảng dạy ở Trường Chính trị Hoàng Đình Giong, tỉnh Cao Bằng
  • Tìm hiểu về một số thành tựu của “liên kết” trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Cao Bằng hiện nay

Những tin mới hơn

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề