Chất purin là gì

Purines được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và ở các mức độ khác nhau. Chúng được chuyển hóa (phân hủy) thành axit uric, một chất thải thường được bài tiết qua nước tiểu. Nếu có quá nhiều axit uric trong máu, mọi người có thể phát triển một tình trạng gọi là tăng axit uric máu.

Phân loại các nhóm thực phẩm theo hàm lượng purine

Dựa vào hàm lượng purin trong các loại thực phẩm mà người ta chia thành 3 nhóm thực phẩm chính.

Nhóm A (hàm lượng purin thấp khoảng 0 - 50 mg/100g thực phẩm) bao gồm:

  • Trái cây, rau củ: Tất cả các loại trái cây, rau ngoại trừ những loại trong nhóm B
  • Các sản phẩm từ sữa: sữa, kem. sữa chua, phô mai, trứng là các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo
  • Ngũ cốc: Tất cả trừ những loại thuộc nhóm B (hầu hết các loại bánh mì và bánh ngọt, hầu hết ngũ cốc ăn sáng, bánh quy, gạo, lúa mạch, rượu hầm, mì ống và mì ống)
  • Các loại kẹo, mứt
  • Các sản phẩm như bơ, hầu hết các loại dầu ăn, mỡ lợn
  • Đồ uống: bao gồm cafe, trà, nước giải khát có chứa caffeine

Nhóm B (hàm lượng purin trung bình khoảng 50 - 150mg/100g thực phẩm) bao gồm

  • Gia cầm : vịt, gà, ngan, ngỗng...
  • Các loại thịt đỏ: Thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt xông khói...
  • Cá: ngoại trừ những loại cá trong nhóm C, hàu, vẹm, và các loại có vỏ như tôm cua...
  • Ngũ cốc nguyên cám: bao gồm cả bột yến mạch và gạo nâu...
  • Các loại đậu như đậu tương, bột đậu nành, đậu phụ, đậu xanh, đậu phộng, bơ đậu phộng, hạt điều, đậu Hà Lan...
  • Các loại rau: bông cải xanh, cải xoăn, rau chân vịt, măng tây, quả bơ, nấm...

Nhóm C (hàm lượng purin cao khoảng 150 - 1000 mg/100g thực phẩm)

  • Các động vật nuôi hoặc ngoài tự nhiên: gà lôi, chim cút, thỏ, thịt thú rừng, nội tạng động vật(thận, tim, gan, lá lách...) và các thực phẩm từ nội tạng động vật như (pate, xúc xích...)
  • Các sản phẩm thịt lên men: nem chua...
  • Trứng cá: trứng cá tuyết, trứng cá hồi...
  • Sò điệp, cá trích, cá thu, cá hồi, tôm càng, tôm hùm, cá cơm, cá mòi, nước mắm...

Chất purin là gì

Nguyên tắc xây dựng thực đơn đảm bảo hàm lượng purin cho bệnh nhân Gout

Bệnh nhân bị Gout cần hạn chế những loại thực phẩm có hàm lượng purin từ trung bình trở lên.

  • Không ăn nội tạng động vật.
  • Không uống rượu, bia và loại thức uống có chứa caffeine.
  • Ăn ít các loại cá, hải sản, thịt đỏ, thịt gia cầm.
  • Ăn nhiều rau xanh và các loại quả ngọt.
  • Uống nhiều nước.
  • Tỷ lệ khẩu phần nên là: năng lượng chiếm 30Kcal/kg, đạm chiến từ 0,8 - 1g/kg, chất béo chiếm 20%/tổng năng lượng.
  • Nếu bị thừa cân hoặc béo phì thì nên giảm cân, nhưng lưu ý là giảm từ từ.

Xem thêm: Thực phẩm nào gây ợ chua?

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Chất purin là gì
  facebook.com/BVNTP

Chất purin là gì
  youtube.com/bvntp

  1. Home
  2. Purin là gì? Những thông tin cơ bản về purin bạn cần biết

Rất nhiều người thắc mắc không biết purin là gì và có ảnh hưởng như thế nào với người bệnh gout. Thực tế cho thấy hiểu về purin cũng như các thực phẩm có chứa hàm lượng lớn nhân purin sẽ giúp người bệnh gout chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.

Khái niệm purin là gì?

Purin được biết đến là một hợp chất hữu cơ dị vòng gồm một vòng imidazole và một vòng Pyrimidine. Bất kỳ tế bào thực vật hoặc động vật nào đều có chứa purin. Hay nói theo cách khác đó là tất cả các loại thực phẩm và đồ uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày như: thịt, cá, tôm, cua, các loại hải sản… đều có chứa purin.

Chất purin là gì

Purin luôn có mặt trong các loại thực phẩm

Cấu tạo của Purin theo nghiên cứu thì đây là một loại phân tử gồm các nguyên tử cacbon và nito. Trong RNA và DNA của tế bào ở các sinh vật sống đều có chứa phân tử này. Tuy nhiên làm lượng ít hay nhiều thì còn tùy thuộc vào từng loại thực phẩm khác nhau.

Purin được chia làm 2 loại bên trong cơ thể người như:

– Purin nội sinh: Là loại purin được hình thành từ bên trong cơ thể do kết quả của quá trình chuyển hóa acid nucleotid trong cơ thể.

– Purin ngoại sinh: Ngược lại với purin nội sinh, đây là purin được đưa từ bên ngoài vào bên trong cơ thể qua các loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Tất cả các loại thực phẩm đều có chứa purin với hàm lượng khác nhau. Vì vậy, tùy vào chế độ ăn uống của từng người mà lượng purin ngoại sinh trong cơ thể nhiều hoặc ít.

Purin có liên quan chặt chẽ với chất acid uric. Bởi quá trình Purin chuyển hóa bên trong cơ thể sẽ sản sinh ra acid uric. Hoạt chất Acid uric sẽ giúp kích thích não bộ và giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, acid uric còn có vai trò là một chất chống oxi hóa trong cơ thể.

Goutlà một loại bệnh viêm khớp xảy ra do quá trình rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng tăng acid uric trong máu. Theo nghiên cứu thì điều này xảy ra do quá trình chuyển hóa Purin trong cơ thể.

Chất purin là gì

Hàm lượng purin trong máu cao là nguyên nhân gây nên bệnh gout

Qua thực phẩm, purin ngoại sinh khi dung nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành các acid uric tại gan. Acid uric sẽ được lọc tại thận và đào thải qua đường tiểu. Trường hợp lượng acid uric không được đào thải hết sẽ bị tích tụ lại trong máu. Tại đây nó sẽ bị lắng đọng lại thành các tinh thể hình kim muối urat và bám vào các khớp dẫn đến tình trạng viêm khớp hay còn gọi là bệnh gout.

Như vậy người bị bệnh gout nguyên nhân là do cơ thể dư thừa purin. Để phòng và điều trị bệnh gout hiệu quả cách tốt nhất là nên sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp, hạn chế các loại thực phẩm có nồng độ purin cao như các loại thịt đỏ là thịt bò, thịt lợn, thịt trâu, cá hồi….

Sử dụng thực phẩm đúng cách trong phòng và điều trị bệnh gout

Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh gout. Vì vậy theo khuyến cáo bạn nên sử dụng các loại thịt trắng như thịt các loại cá sông gồm cá chuối, cá rô, cá trắm hay thịt gà thay thế cho các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt lợn…. Việc sử dụng thực phẩm như vậy sẽ giúp giảm tối đa lượng đạm trong khẩu phần ăn, hạn chế sự dung nạp purin ngoại sinh vào cơ thể.

Chất purin là gì

Sử dụng thực phẩm đúng cách để phòng và điều trị gout tốt nhất

>>Tìm hiểu thêm: Chế độ ăn cho người bị bệnh gút

Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa ít acid uric trong chế biến bữa ăn hàng ngày như: Rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, trứng, bơ, sữa…. nhằm cung cấp vitamin, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế các loại quả chua để tránh làm tăng thêm độ acid trong máu.

Uống nhiều nước lọc hàng ngày nhất là các loại nước có tính kiềm để tăng khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

Chế biến thực phẩm theo phương pháp luộc hoặc hầm với nhiều nước để nhân purin tiết ra nước. Hạn chế ăn nước luộc, nước hầm thịt, hầm xương nhằm hạn chế dung nạp purin vào cơ thể.

Hạn chế sử dụng các đồ uống như bia, rượu, cafe, chè... Vì các loại đồ uống này làm tăng acid uric máu.

Bài viết liên quan

> Bệnh gout nên uống nước gì là tốt nhất, bạn có biết?

> Bảng danh sách thực phẩm giàu chất purin

Đăng bởi: Dược sĩ Hương Giang

Bài viết liên quan