Brahma là thần gì

Ấn Độ giáo hay còn gọi gọn là Ấn giáo hay Hindu giáo là tôn giáo lớn nhất ở Ấn độ, tín đồ chiếm khoảng 80% dân số nước Ấn. Trong thần thoại Ấn Độ, vũ trụ được tạo ra và điều khiển bởi 3 vị thần tối cao được gọi chung là Trimurti, bao gồm Brahma – Đấng Tạo hóa, Vishnu – Đấng Bảo hộ của vạn vật và Shiva – Đấng Hủy diệt. Bên cạnh đó, Ấn Độ giáo có những vị thần tiêu biểu khác được người dân thờ cúng hàng ngày tại nhà.

Nội dung chính Show

  • 1. Thần Brahma
  • 3. Thần Shiva
  • 5. Thần Saraswati
  • 7. Thần Durga
  • 1. Bia ký mang nội dung về sự tôn thờ và dâng cúng thần Vishnu
  • 2. Đền tháp thờ thần Vishnu
  • 3. Hiện vật điêu khắc về các thần linh được tôn thờ trong Vishnu giáo
  • 4. Vài nhận xét
  • Video liên quan

1. Thần Brahma

Thần Brahma được cho là một vị thần tối cao sáng tạo và lèo lái vũ trụ, đấng tạo hóa của vạn vật trên thế gian, vị thần tạo ra con người và sáng tạo ra kinh Vệ Đà – bộ kinh được coi là suối nguồn tri thức của nền văn minh Ấn Độ. Thần Brahma được miêu tả là vị thần có 4 đầu, 4 gương mặt tượng trưng cho 4 hướng Đông, Tây, Nam và Bắc, 4 cánh tay tượng trưng cho 4 phần của kinh Vệ Đà, râu tóc trắng xóa tượng trưng cho sự trường cửu. Ông là vị thần duy nhất không cầm theo bên mình bất kỳ loại vũ khí nào. Biểu tượng của thần Brahma là loài thiên nga. Đây là thú cưỡi của thần Brahma và cũng là sự tượng trưng cho ân điểm và sự sáng suốt của thần.

Brahma là thần gì

Hình ảnh của vị thần Brahma

Thần Vishnu là một trong các vị thần quan trọng nhất của đạo Ấn Độ và là vị thần được thờ cúng rộng rãi nhất. Đây là thần bảo hộ của vạn vật, vị thần bảo vệ cho thế gian tránh khỏi cái ác và tai họa, thường xuất hiện trong nhiều hóa thân khác nhau, xuống trần giúp con người chống lại ma quỷ. Vishnu là vị thần uy phong đôi khi dữ tợn. Nhưng nói chung ông là vị thần tử tế và ít gây khiếp sợ hơn thần Shiva nhiều. Các vật biểu trưng của thần gồm một cây thùy liên quan với sức mạnh kiến thức, một vỏ ốc tù liên quan với nguồn gốc sự sống, một bánh xe liên qua với các quyền năng sáng tạo và hủy diệt, hoa sen liên quan với mặt trời, với cây đời sống từ lỡ rốn thần Vishnu mọc ra. Vật cưỡi của thần là con chim huyền thoại Garuda. Vợ của ông là Lakshmi, nữ thần của sự giàu có và may mắn.

3. Thần Shiva

Thần Shiva được mệnh danh là kẻ hủy diệt và kẻ biến hóa. Shiva có thể là vị thần tử tế và che chở nhưng cũng là vị thần đáng sợ, có mặt ở các chiến trường và giàn hỏa táng. Thần Shiva được thể hiện với 4 cánh tay và một con mắt thứ ba, con mắt nội gián, ở giữa trán. Ông thường đeo một con rắn trên cổ làm chiếc vòng, một con nữa ở ngang hông và nhiều con quấn quanh cánh tay. Tuy thường đem lại sự chết chóc nhưng Shiva cũng chính là vị thần kiểm soát bệnh tật vì thế người ta vẫn cầu khẩn đến vị thần này mỗi khi muốn vượt qua bệnh tật và chết chóc. Vũ khí của thần Shiva là một cây đinh ba, còn thú cưỡi của ông là một con bò.

Hình ảnh thần Shiva

Trong thần thoại Ấn Độ, thần Lakshmi là nữ thần đại diện cho sự giàu có và thịnh vượng, vận may và sắc đẹp, bà cũng chính là vợ của thần Vishnu. Lakshmi xuất hiện trong hình dạng một nữ thần xinh đẹp với màu da vàng. Bà thường mặc trang phục với sắc màu đỏ và vàng, thể hiện sự sung túc thịnh vượng. Theo đó, 4 cánh tay của bà đại diện cho 4 mối bận tâm lớn nhất của đời người: sự công bằng, lòng ham muốn, của cải sung túc và sự giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Trên những bàn tay của nữ thần Lakshmi thường chảy ra những đồng tiền vàng quý giá mà nữ thần ban tặng cho những kẻ cầu khấn bà. Đi bên cạnh nữ thần luôn có sự hiện diện của 2 con voi trắng đang phun nước từ vòi, tượng trưng cho sự liên quan mật thiết của bà với nguyên tố nước.

5. Thần Saraswati

Thần Saraswati là thần của tri thức âm nhạc, nghệ thuật và thiên nhiên. Bà là vợ của thần Brahma và cũng là một trong ba vị thân nữ cùng nhau hỗ trợ các nam thần là Brahma, Vishnu và Shiva trong sự sáng tạo, duy trì sự sống và sự hủy diệt của vũ trụ. Nữ thần Saraswati được miêu tả là một phụ nữ xinh đẹp mặc đồ trắng tinh khiến, thường ngồi trên một bông sen trắng, tượng trưng cho ánh sáng, kiến thức và sự thật. Saraswati không chỉ là hiện thân của kiến thức mà còn là kinh nghiệm của thực tế cao nhất. Biểu tượng của bà là các chủ đề màu trắng từ trang phục đến hoa sen thiên nga – màu sắc tượng trưng cho Sattwa Guna hoặc sự thuần khiết, phân biệt đối xử cho kiến thức thực sự, sự sáng suốt và trí tuệ.

Hình ảnh thần Saraswati

Thần Parvati là nữ thần luôn mang nguồn năng lượng sống, con gái của thần tuyết Himavat và là người vợ thứ 2 của thần Shiva trong thần thoại Ấn Độ. Bà được xem là một hiện thân hoàn thiện của nữ thần sáng thế tối cao, người mà tất cả các nữ thần khác đều là hiện thân của bà. Parvati thực sự là một vị thần quan trọng, nếu không có vị thần này, tức là vạn vật đều sẽ mất đi nguồn năng lượng, mà đã hết năng lượng thì đương nhiên loài người chúng ta chẳng thể hoạt động và làm bất cứ công việc gì được nữa. Thần Parvati được miêu tả khi đi cùng với thần Shiva, thường xuất hiện với 2 cánh tay, nhưng khi được miêu tả một mình, thần có 4 hoặc 8 cánh tay, đi hộ tống bên cạnh bà là một con hổ.

7. Thần Durga

Thần Durga là hình dạng chủ yếu của nữ thần Mẹ Parvati trong đạo Ấn Độ, nhưng là hóa thân quan trọng nhất, Durga còn được tôn thờ nhiều hơn cả bản gốc. Khi Parvati hóa thành Durga, bà trở thành nữ thần biểu trưng cho sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Thần Durga có 8 tay và hầu hết đều cầm các loại binh khí: đinh ba, kiếm, cái chuông, cái trống, tấm khiên, cái chùy, cây cung, bánh xe luân xe, vỏ ốc, con rắn,…Thường cưỡi trên lưng một con hổ hoặc con sư tử, Durga đã nhiều phen tiêu diệt quỷ dữ, bảo vệ thế gian khỏi sự diệt vong.

Bài viết phía trên chỉ nêu ra các vị thần được xem là tiêu biểu nhất trong việc thờ phụng của Ấn Độ giáo. Các bạn đọc có thể tham khảo thêm từ nhiều nguồn để nhiều điều thú vị về các vị thần tối cao trong thần thoại Ấn Độ. Ngoài ra còn rất nhiều vị thần tiêu biểu khác chưa được kể đến như thần Ganesha, thần Kama, thần Ganga,…

Xem thêm:

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Tác giả bài viết: DƯƠNG THỊ NGỌC MINH
(Trường Đại học Đồng Tháp)

     Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, Champa là một trong những vương quốc cổ hình thành sớm nhất ở Đông Nam Á. Ngay từ khi mới lập quốc, người Chăm đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Họ đã tiếp cận với nhiều tôn giáo, như Phật giáo, Hinđu giáo (còn gọi là Bà La Môn giáo) và cả Hồi giáo. Tuy nhiên, “Bà La Môn giáo là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất”1 đối với lịch sử hình thành, phát triển của vương quốc Champa và là yếu tố cơ bản cấu thành văn hoá Chăm. Trong sự tôn thờ các vị thần Hinđu, người Chăm có sự ưu ái đặc biệt đối với thần Shiva, thể hiện qua sự hoá thân của ngài thành muôn hình vạn trạng, hiện diện trong đời sống tâm linh của họ. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, Champa theo Hinđu giáo nhưng thiên về Shiva giáo với đặc điểm tôn thờ vị thần Shiva là tối cao và phổ biến.

     Mặc dù bằng chứng khảo cổ học và nhiều tài liệu đều cho thấy, “sự ưu trội của việc thờ cúng thần Shiva, nhưng không hề làm suy giảm đến sự tôn kính đối với hai vị thần khác trong Tam vị nhất thể (Brahma, Vishnu)”2. Đặc biệt, thần Visnu – vị thần bảo vệ trong thần thoại Hinđu cũng chiếm giữ vị trí trung tâm thờ cúng ở một vài ngôi tháp Chăm. Cũng tại những đền tháp đó, các nhà khảo cổ phát hiện được một số tượng tròn và phù điêu về Vishnu, các vị thần liên quan đến Vishnu, như Krishna, Laskmi, Rama và chim thần Garuda – vật cưỡi quen thuộc của thần Vishnu trong các thần thoại…, đã cho thấy dấu ấn của Vishnu giáo trong đời sống tâm linh của người Chăm. Dấu ấn đó được thể hiện trên các tư liệu khảo cổ như: bia ký, đền tháp thờ tự và các hiện vật điêu khắc.

1. Bia ký mang nội dung về sự tôn thờ và dâng cúng thần Vishnu

     Đối với lịch sử nghiên cứu Champa, văn bia cổ được coi là một trong những nguồn tư liệu quan trọng nhất, vì những nhóm cư dân cổ ở Đông Nam Á như người Chăm cổ, người Khơme cổ, người Phù Nam đều có thói quen ghi chép trên bia đá, đặc biệt để đánh dấu các sự kiện quan trọng. Vì vậy, ở phương diện nào đó, có thể coi văn bia là những văn bản trực tiếp duy nhất và sớm nhất còn lại cho đến nay và là nguồn tài liệu vô cùng quý giá cho những nhà nghiên cứu cả trên lĩnh vực cổ sử lẫn văn hóa, đặc biệt là đời sống tôn giáo – tín ngưỡng. Số lượng bia ký của Champa được tìm thấy tương đối nhiều, trước đây hầu hết đều được dịch bởi các học giả người Pháp. Đa số nội dung các văn bia này thường ca tụng, tán dương các vị vua Chăm thông qua việc “thần thánh hóa” những chiến tích và công đức của họ, đồng nhất với phẩm hạnh của các vị thần Hinđu giáo, như thần Shiva, thần Indra, thần Vishnu… Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu những văn bia Champa mang dấu ấn về sự tôn thờ Vishnu:

     Bia Dương Mông (gần cửa sông Thu Bồn, Quảng Nam) nói về việc xây dựng ngôi đền thờ thần Vishnu Purusottama (đấng tối cao) – một vị thần bất diệt, một người thầy của cả thế giới (thiên, nhân, sư) theo lệnh của Prakasadharma -Vikrantavaman I3.

     Một bia ký khác ở Trà Kiệu cũng thuật lại việc xây dựng và dựng lại một ngôi đền thờ “đại Sri Valmiki… – hình người của Vishnu” theo lệnh của vua Vikrantavaman I. Việc thờ Valmiki (tác giả của bộ sử thi Ramayana) được xem là một trong những hình thức phổ biến thể hiện sự tôn thờ đối với thần Vishnu. Có thể nói, Prakasadharma – Vikrantavaman I đã đem đến một luồng gió mới và một sắc thái mới cho văn hóa Champa khi ông đề cao sự tôn thờ Vishnu – một việc chưa có tiền lệ trước đó.

     Ngoài ra còn có ba bia ký khác, mang niên đại thời kì Hoàn Vương trong lịch sử Champa: hai của Indravaman I (786 – 801) và một của Vikrantavarman III (817 – 854), tìm thấy ở Phan Rang, nói nhiều tới Vihsnu giáo. Nhà vua còn so sánh mình với Vikrama, nghĩa là người “nâng quả đất lên bằng hai cánh tay” hay “nằm trên con rắn và nâng thế giới lên bằng bốn cánh tay”. Đây là những hình ảnh thần thoại quen thuộc của Vishnu. Ngoài bia ký của vua, bia ký của các quan lại, quý tộc cũng cung cấp cho chúng ta nhiều tài liệu quý về Hinđu giáo Champa thời Hoàn Vương. Quan trọng nhất vẫn là tấm bia ký của Senapati Par – Tổng đốc tỉnh Pandurangapura – được tìm thấy ở Pô Nagar. Bia ca ngợi vị Tổng đốc “như một Narayana (tên gọi khác của Vishnu) hiện thân” và cánh tay của ông được so với “con rắn nâng cái dĩa trái đất chìm đắm trong đại dương của thời đại Kali”.

     Bia Mỹ Sơn IX4: ca ngợi vinh quang và chiến công của vua Harivarman IV (1074 -1080) – một vị vua nổi tiếng của Champa thông qua việc so sánh những phẩm chất vị vua này với hai hóa thân nổi tiếng của thần Vishnu là Krishna và Rama. Thậm chí lý tưởng hóa những phẩm chất đó khi cho rằng, vua Harivarman IV là một bản thể duy nhất và hoàn hảo khi ngài hội tụ tất cả những tinh hoa từ các hóa thân của thần Vishnu.

2. Đền tháp thờ thần Vishnu

     Trong suốt mười mấy thế kỷ tồn tại, Champa đã để lại rất nhiều di tích đền tháp – nơi thờ phụng các vị thần Hinđu giáo. Trong số những đền tháp Chăm còn lại đến ngày nay, hầu hết được xây dựng để thờ thần Shiva khi vị thần này được các vua Chăm đồng nhất với vương quyền của mình thông qua một hình thức tín ngưỡng rất đặc trưng của người Chăm: tín ngưỡng Thần – Vua (Devaraja). Trong khi đó, đền thờ Vishnu xuất hiện khá ít, mà nếu có thì hầu như không được xây dựng độc lập, mà thường xuất hiện trong các quần thể kiến trúc gồm ba tháp song song thờ Timutri (Brahma – Vishnu – Shiva). Điển hình cho loại kiến trúc bộ ba này là các nhóm tháp: Chiên Đàn (Quảng Nam), Khương Mỹ (Quảng Nam), Dương Long (Bình Định), Hưng Thạnh (còn gọi là Tháp Đôi, Bình Định)5, nhưng trong thực tế chỉ có nhóm tháp Khương Mỹ là mang dấu ấn của Vishnu giáo rõ nhất.

     Tháp Khương Mỹ là một nhóm tháp thuộc xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Đây là kiểu tháp Chăm truyền thống, với mặt bằng gần vuông, cửa ra vào ở hướng Đông, mái tháp gồm ba tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới. Nhóm tháp này gồm có ba tháp, xếp thành một hàng theo trục Bắc – Nam, bao gồm: tháp Bắc, tháp Giữa và tháp Nam. Theo khảo tả của H. Parmentier thì tháp phía Nam được xây dựng sớm nhất, kế đó là tháp Bắc, cuối cùng là tháp Giữa. Tại Khương Mỹ, trong kiến trúc đã xuất hiện một số mô tuýp trang trí của nghệ thuật Khơme, như kiểu cành lá uốn cong, vểnh lên ở đầu mút, lá có rãnh sâu, các hình thoi nối tiếp nhau, được tạo thành bởi đường chéo và các đóa hoa cách điệu. “Đó là kiểu hoa văn đặc trưng của nghệ thuật Khơme cuối thế kỷ IX – đầu thế kỷ X”6. Tuy nhiên, công trình kiến trúc này cùng những tác phẩm điêu khắc của nó cũng đã định hình được một phong cách riêng trong lịch sử nghệ thuật Champa: phong cách Khương Mỹ – đầu thế kỷ X.

     Tháp Khương Mỹ được xem là một đền tháp hiếm hoi của Champa thờ thần Vishnu, “do tìm thấy nhiều tác phẩm điêu khắc mang tính chất Vishnu giáo, lại vắng bóng Shiva và Brahma, nên một số nhà nghiên cứu cho rằng, Khương Mỹ là một khu đền thờ thần Vishnu”7. Phần lớn các tác phẩm điêu khắc của Khương Mỹ đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Trong đó có thể kể đến bức phù điêu Vishnu ký hiệu 17.2 và phù điêu ký hiệu 17.6, thể hiện thần Krishna nâng quả núi Govahana (thuộc tháp Nam). Ngoài ra, còn có cả pho tượng thần Vishnu có 4 tay (đang được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ  Chí Minh), thể hiện thần Vishnu có khuôn mặt hiền từ, với đôi môi dày, ria mép rộng.

3. Hiện vật điêu khắc về các thần linh được tôn thờ trong Vishnu giáo

     Trong thần điện của Hinđu giáo, thần Vishnu được thể hiện dưới hình tượng chính thức là một vị nam thần, ngoài ra các Shakti (thần lực) của thần còn được thể hiện qua hình tượng khác như: Nữ thần Laskmi (vợ thần Vishnu, là nữ thần của sắc đẹp và sự thịnh vượng); thần Hari – Hara (sự kết hợp giữa thần lực của thần Vishnu và thần Shiva); các linh vật liên quan đến Vishnu như chim thần Garuda (vật cưỡi và là đồng minh trung thành của Vishnu trong các cuộc đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ trái đất); đặc biệt là các hóa thân của thần Vishnu nhằm thực hiện chức năng “người bảo vệ” của mình. Do đó, những hiện vật điêu khắc về Vishnu, nữ thần Laskmi hay các hóa thân của Vishnu được tìm thấy trong nghệ thuật Champa chính là những bằng chứng cho thấy dấu ấn của Vishnu giáo trong lịch sử tôn giáo của vương quốc này.

     * Các điêu khắc về Vishnu

     Khác với nghệ thuật điêu khắc của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á, như Phù Nam, Chân Lạp – Angkor, Dvaravati…, trong điêu khắc Chăm hầu như mới chỉ phát hiện được một tượng Vishnu (trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh). Nhưng hình tượng Vishnu được thể hiện dưới dạng phù điêu trên các đền tháp lại khá phong phú:

     – Phù điêu Vishnu Khương Mỹ (Quảng Nam): cao 47cm, niên đại thế kỷ X, với 4 tay cầm các vật biểu trưng như: gậy, ốc, hoa sen, đĩa; đầu đội mũ hai tầng, đỉnh nhọn; đeo hoa tai dài chấm vai; trang phục sampot ngắn, có vạt hình vuông, buông ở trước, với thắt lưng đơn giản, buộc trễ quá rốn.

     – Phù điêu Vishnu Phong Lệ (Đà Nẵng): cao 41cm, rộng 36cm, niên đại thế kỉ X. Thần đang ngồi, 4 tay thần cầm các vật tùy thân, đầu đội mũ Kirita mukuta ba tầng, tai đeo hoa. Bệ tượng bên dưới đã mòn/mờ, không còn thấy rõ.

     – Phù điêu Vishnu Trà Kiệu (Quảng Nam): cao 140cm, rộng 124cm, niên đại thế kỷ X. Trong “phòng Trà Kiệu” của Bảo tàng Chăm Đà Nẵng có trưng bày một bức phù điêu hình lá nhĩ (lá đề nhọn), có viền khung chung quanh, ở giữa là vị thần đang ngồi theo kiểu yoga trên lưng rắn Shesha cuộn tròn chín khúc, xung quanh thần là một cái tán che, do mười ba đầu rắn Shesha tạo thành. Bốn tay thần cầm các vật tùy thân quen thuộc.

     H. Parmentier xếp bức phù điêu này vào loại tác phẩm thể hiện nữ thần Laskmi. Nhưng căn cứ vào các vật tùy thân cũng như hình ảnh rắn thần Shesha đi cùng, tác giả Huỳnh Thị Được trong “Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ” cho rằng, “đây là tác phẩm thể hiện thần Vishnu, chỉ có điều khác biệt là ở tác phẩm này rắn Shesha được miêu tả 13 đầu”8.

     – Phù điêu Vishnu Phong Lệ (Đà Nẵng): cao 75cm, rộng 75cm, niên đại thế kỷ X. Thần ngồi trên bệ, chân phải co lên, ống chân song song với thân mình, chân trái xếp ngang, vuông góc với chân phải. “Thần ngồi giữa hai nhóm rắn, mỗi bên ba rắn Naga”9, tạo thành hai tán lá che đầu. Mặt trước của bệ còn chạm năm đầu rắn Naga. Bốn tay thần cầm các vật tùy thân.

     – Phù điêu Vishnu Phú Thọ (Quảng Ngãi): cao 72cm, dài 192cm, niên đại thế kỷ XI. Thần nằm trên mình rắn Shesha. Bảy đầu rắn hợp thành tán che phía trên đầu. Thần đội mũ mukuta, có búi tóc cao hình trụ, phía sau đầu có vầng hào quang nhỏ. Bức phù điêu này mô tả thần Vishnu có 4 tay nhưng không cầm vật tùy thân. Từ rốn thần mọc ra cuống sen, có lẽ hình tượng thần Brahma ngồi trên hoa sen đã bị mất.

     – Phù điêu Vishnu ở Mỹ Sơn (Quảng Nam): cao 114cm, dài 218cm, niên đại thế kỷ VII. Bức phù điêu này vốn là mi cửa của tháp Mỹ Sơn E1, thể hiện vị thần đang nằm trầm tư trên biển vũ trụ, có rắn Shesha 7 đầu hợp thành tán che cho thần. Thần Vishnu nằm nghiêng về bên phải, tay phải chống gập lại để nâng đầu, tay trái giữ cuống sen mọc lên từ rốn. Bên trên hoa sen là thần Brahma, đang ngồi theo kiểu thiền định, trôi bồng bềnh trên biển vũ trụ. Dưới chân Vishnu là vị sư già đang chúc phúc. Ở hai đầu của bức phù điêu là hai chim thần Garuda đang đứng hầu, đầu đội mũ jata mukuta – loại mũ trụ hình tròn, giống như của thần Vishnu), hai tay cầm thân rắn. “Đây là một trong số rất ít tác phẩm của nghệ thuật Chăm thể hiện đề tài thần thoại quen thuộc về cuộc sáng tạo vũ trụ của ba vị thần Brahma, Vishnu và Shiva” và “kỹ thuật tạc tượng của tác phẩm này có những nét tương đồng với các tác phẩm cùng đề tài của nghệ thuật Dvaravati, Thái Lan và Khmer”10.

     * Điêu khắc về các hóa thân của Vishnu

     “Là vị thần bảo tồn, mỗi khi thế giới gặp nguy biến, Vishnu lại “hạ giới”. Mỗi lần giáng thế đều nhằm thực hiện mục đích cao cả là cứu giúp loài người khỏi điều ác. Thần thoại Ấn Độ kể rằng, cứ mỗi chu kì của vũ trụ, Vishnu sẽ giáng thế một lần. Có tất cả 10 lần hạ giới, mỗi lần lại hóa thân thành 88 những nhân vật khác nhau (gọi là Avatara). Trong đó các lần giáng thế thứ bảy (Rama) và thứ tám (Krisna) là nổi tiếng nhất11. Đây cũng là hai hóa thân thường xuất hiện trong điêu khắc Chăm. Dưới bàn tay tài ba của những nhà điêu khắc, các hóa thân này được thể hiện thật sinh động, giống như vị thần Vishnu đang có mặt ở khắp nơi: lúc như bước ra từ các bức phù điêu trong các đền đài, lúc lại mang vẻ oai nghiêm, dũng mảnh toát ra từ các pho tượng cổ như đang canh giữ sự yên bình cho trần thế.

     * Hóa thân Krishna

     Trong nghệ thuật Hinđu giáo, Krishna thường được miêu tả với hai hình ảnh phổ biến: một thể hiện là vị thần dũng mãnh, đầy chất sử thi khi chiến đấu với kẻ thù; một thể hiện là vị thần mang nét lãng mạn, trữ tình khi nhảy múa cùng những người bạn tình nổi tiếng, như Radha hay Rukmini. Tuy nhiên, trong nghệ thuật điêu khắc Chăm, Krishna chỉ xuất hiện dưới hình ảnh một vị thần dũng cảm, với chiến tích mang đậm tính chất thần thoại thông qua bức phù điêu Krishna ở đền thờ Khương Mỹ (cao 90 cm, niên đại thế kỷ X), thể hiện hình ảnh Krishna nâng ngọn núi Govardhana để chống lại cơn mưa bảy ngày đêm của thần Indra (đề tài điêu khắc này thường được gọi là Krishna Govardhana).

     * Hóa thân Rama

     Đây là hoá thân của Vishnu trần tục nhất, thần hạ giới với mục đích tiêu diệt quỷ Ravana và thuộc hạ của nó để giải cứu cho nàng Sita xinh đẹp. Thần tích này trở thành cốt truyện của sử thi Ramayana nổi tiếng. Trong nghệ thuật tạc tượng Ấn Độ, Rama được mô tả như một người anh hùng, với cây cung lớn và ống đựng mũi tên, đầu đội vương miện giống Vishnu, thường đứng bên cạnh người vợ xinh đẹp là nàng Sita và người anh trai tận tuỵ là Laksman, đôi khi có cả đồng minh trung thành của chàng là khỉ Hanuman.

      Hình ảnh Rama xuất hiện vô cùng độc đáo trên đài thờ Trà Kiệu – một trong những kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc Chăm mô tả lại trích đoạn đám cưới giữa chàng hoàng tử Rama và nàng Sita trong sử thi Ramayana. Công trình này được hoàn thành theo lệnh của vua Prakasadharma -Vikrantavaman I, với mục đích tái hiện đám cưới hoàng gia giữa vua cha và mẹ ông là công chúa nước Chân Lạp. Ông còn xưng tụng cha mình là “Rama, con trai của Dasaratha”, thực chất là để thần thánh hóa nguồn gốc dòng dõi hoàng tộc của mình khi tự xem mình là con trai của Rama – một hiện thân đầy dũng cảm của thần Vishnu với rất nhiều chiến tích siêu phàm mà bất kì một ông vua trẻ nào cũng mơ ước.

     * Điêu khắc về các thần lực của Vishnu

      Nữ thần Laskmi

     Theo thần thoại Hinđu, nữ thần Laskmi được sinh ra trong tích khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh của các vị thần và quỷ dữ và được thần Vishnu nhận làm vợ. Một trong những đặc điểm khả ái của các câu chuyện thần thoại về Vishnu là bất cứ lúc nào vị thần này hạ giới làm một đứa bé thì người vợ của ông cũng sẽ có mặt ở trần gian, rồi lớn lên, gặp Vishnu và trở thành vợ của thần. Thực chất, Laskmi chẳng qua cũng chỉ là một biểu hiện của thần Vishnu, vì thế cũng mang đầy đủ những đặc tính của vị thần này.

     Tượng Laskmi Phú Nhân (Quảng Ngãi): cao 96 cm, rộng 42cm, niên đại thế kỷ XI. Thần đứng thẳng trên một chiếc đế vuông, phía sau có giá đỡ sát vào lưng. “Tác phẩm này không có trong sách miêu tả của H. Parmentier, cũng không thấy miêu tả trong Nghệ thuật tượng Chăm của Boisselier. Nhưng căn cứ vào các vật biểu trưng ở hai tay, chúng tôi cho rằng, đó là tác phẩm thể hiện nữ thần Laskmi”12.

     Tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng còn có 2 tác phẩm điêu khắc khác thể hiện đề tài về Laskmi:

     + Phù điêu mang kí hiệu 18.2 miêu tả lại thần tích hai con voi thần – được nổi lên từ biển sữa trong thần thoại khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh – đang tắm cho nàng Laskmi trước lễ thành thân cùng thần Vishnu13. Trong nghệ thuật, những tác phẩm thể hiện Laskmi ở chủ đề này thường được gọi là Gaja-Laskmi.

     + Phù điêu bằng đất nung mang kí hiệu 18.3, có xuất xứ từ Mỹ Sơn (đền thờ G1), thể hiện nữ thần Laskmi đội mũ cao bốn tầng, có chóp nhọn. “Loại mũ này gần với kiểu mũ của Vishnu E1”14.

     Chim thần Garuda

     Theo thần thoại Hinđu, chim thần Garuda là một linh điểu, vật cưỡi của thần Vishnu. Trong nghệ thuật điêu khắc của các nước chịu ảnh hưởng của Hinđu giáo thường thể hiện đề tài Vishnu ngồi trên mình Garuda trong tư thế chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù hay hình ảnh Vishnu và Laskmi cùng ngồi trên lưng Garuda bay đến thiên đường tình yêu của họ. Đây cũng là những đề tài quen thuộc trong nghệ thuật điêu khắc Chăm.

     – Tượng Vishnu cưỡi Garuda (Đà Nẵng): chất liệu sa thạch, cao 58cm, niên đại khoảng thế kỷ VIII- IX. Tác phẩm này có xuất xứ từ huyện Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, thể hiện thần Vishnu ngồi giạng chân cưỡi trên vai chim thần Garuda, trong đó Vishnu có bốn tay nhưng hai tay đã bị gãy, hiện chỉ còn hai tay cầm vỏ ốc và quả cầu. Thần mặc sampot ngắn, đội chiếc mũ hình bát giác, mặt có ria mép và chòm râu rậm ở cằm, đeo hoa tai. Nét mặt Vishnu rõ ràng mang dấu ấn chủng tộc đặc trưng trong nền nghệ thuật Chăm. Garuda quỳ một chân, một chân chạm đất, hai tay ôm chân chủ nhân là thần Visnu. Qua quy chuẩn tạo hình, có thể nhận thấy pho tượng này phỏng theo phong chế tác miền Bắc Ấn.

     – Phù điêu Garuda Trà Kiệu (Quảng Nam): cao 71cm, rộng 45cm, niên đại thế kỷ X. Garuda đứng trong tư thế tiến công. Cánh xòe rộng tựa như một hào quang hình tam giác phía sau. Đầu đội kirita ba tầng. Tai đeo khuyên là đóa hoa năm cánh. Cổ đeo vòng lớn, không có trang trí. Mình mặc sampot ngắn.

     – Phù điêu Garuda Trà Kiệu (Quảng Nam): cao 58cm, rộng 76cm, niên đại thế kỷ X. “Tác phẩm là một bức phù điêu nổi, thể hiện chim Garuda, với đôi cánh xòe rộng, tạo nên hào quang tự nhiên hình tam giác ở sau lưng”15.

     – Phù điêu Garuda tháp Mẫm (Bình Định): cao 106cm, rộng 69cm, niên đại thế kỷ XIII. Tác phẩm thể hiện Garuda có thân người, đầu chim, đứng xòe cánh, nhìn nghiêng qua trái; tay phải cầm một con rắn hai đầu, miệng ngậm đuôi rắn, chân phải đạp dưới đuôi rắn làm cho hai đầu rắn ngẩng lên. Tóc của Garuda búi cao, tai đeo bông, cổ đeo vòng ngọc, mình mặc sampot ngắn16.

4. Vài nhận xét

     1. Văn hoá Champa mặc dù chịu ảnh hưởng chung của Hinđu giáo, nhưng cảm hứng Shiva giáo luôn ngự trị trong tôn giáo của vương quốc này và trở thành tôn giáo chính thống của các vua Chăm. Thần Shiva được thờ ở hầu hết các tháp Chăm, tượng thần cũng được tạc thành tượng tròn như người trần hoặc được thờ bằng biểu tượng cột đá linga trên các bệ yoni hoặc xuất hiện phổ biến trên các phù điêu tại các đền tháp.

     2. Sự tôn thờ Vishnu và những dấu ấn của Vishnu giáo vẫn tồn tại trong đời sống tôn giáo của người Chăm. Thậm chí có những giai đoạn Vishnu giáo trở nên hưng khởi, được cả vua chúa và quan lại quý tộc Chăm đặc biệt sùng kính, tôn thờ. Có thể thấy được hai lần hưng khởi của Vishnu giáo ở Champa:

     Lần thứ nhất (từ giữa thế kỷ VII đến thế kỷ VIII): bắt đầu dưới thời trị vì của vua Prakasadharma – Vikrantavarman I, Vishnu giáo có sự bừng khởi bên cạnh Shiva giáo. Ông cho dựng bia Dương Mông, bia Trà Kiệu và cho tái hiện hình tượng Rama trên đài thờ Trà Kiệu để ngợi ca thần Vishnu cũng như đề cao các vị tiền nhân của mình. Prakasadharma đã mang đến một luồng gió mới và một sắc thái mới cho văn hóa Champa khi ông đề cao sự tôn thờ Vishnu – một việc chưa có tiền lệ trước đó. Thời kì này trong điêu khắc Chăm cũng xuất hiện các tác phẩm về đề tài Vishnu như: bức phù điêu Vishnu Mỹ Sơn – hiện vật Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (kí hiệu 17.8 và 18.3), đều có niên đại thế kỷ VII. Sang thế kỷ VIII cũng xuất hiện hai bia kí của vua Indravaman I (786 – 801) nói nhiều tới Vihsnu giáo và bức tượng Vishnu cưỡi Garuda (kí hiệu MA 3572 – Bảo tàng Guimet, Pháp).

     Lần thứ hai (trong thế kỷ X và kéo dài đến thế kỷ XI): thời kì này xuất hiện hàng loạt tác phẩm điêu khắc Vishnu giáo với tần xuất rất lớn, trải khắp các khu đền tháp: Khương Mỹ, Phong Lệ, Trà Kiệu, với niên đại trong khoảng thế kỷ X. Tháp Khương Mỹđền tháp Vishnu tiêu biểu cũng được xây dựng trong thế kỷ này. Sang thế kỷ XI, yếu tố Vishnu giáo có phần giảm sút vì bắt đầu từ cuối thế kỷ X, do nhu cầu gia tăng sức mạnh vương quyền, các vua Chăm đã ra sức tuyệt đối hoá sự tôn thờ Shiva, gắn nó với tín ngưỡng Thần – Vua. Song cảm hứng về Vishnu vẫn còn “vương” lại chút ít trên bia ký Mỹ Sơn IX, trên phù điêu Vishnu Phú Thọ (17.4 – hiện vật Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng) hay tượng Laskmi Phú Nhân (7.2 – hiện vật Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng), sau đó thì suy giảm hẳn.

     Nhìn chung, những lần bừng khởi đó của Vishnu giáo đều diễn ra trong giai đoạn ổn định và hưng thịnh của vương quốc Champa. Có lẽ do vị thần Vishnu tượng trưng cho tình thương và sự bác ái, bảo vệ chở che cho con người; trong khi thần Shiva lại là biểu tượng cho tính hung bạo, quyền lực và sự hủy diệt nên Shiva giáo luôn chiếm vị trí áp đảo trong lịch sử Champa, vì lịch sử của vương quốc này chủ yếu gắn với những cuộc chiến tranh, xâm lược và bành trướng.

     Ngày nay, vương quốc Champa tuy không còn tồn tại nữa nhưng văn hóa Chăm và tôn giáo Hinđu của họ vẫn hiện hữu, hòa quyện vào đời sống văn hóa, tôn giáo – tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam và trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ tầng văn hóa Việt Nam, một di sản của văn minh nhân loại. Và, các vị thần Hinđu giáo vẫn còn là đối tượng được sùng kính trong đời sống tín ngưỡng của người Chăm, vẫn còn đó những lời ngợi ca các vị thần trên các bia ký, các đền tháp Chăm vẫn sừng sững uy nghiêm, những pho tượng cổ, những mảng phù điêu vẫn còn phảng phất sự huyền bí đầy say mê, cuốn hút đối với hậu thế… Vì vậy, việc đi tìm những dấu ấn về sự tôn thờ thần Vishnu có thể coi như một trong những cách tiếp cận đáng quan tâm khi nghiên cứu về đời sống tôn giáo – tín ngưỡng của người Chăm trong lịch sử cũng như hiện tại./.

     Chú thích:

     1- Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Tp. HCM, Tr. 451.

     2- R.C. Majumdar (1985), The Indian Colony of Champa, New Deli, India, Tr. 50.

     3- Thái Văn Chải (2009), Nghiên cứu chữ viết cổ trên bia ký ở Đông Dương (Tỳ kheo Thiện Minh dịch), Nxb. KHXH, Tp. HCM, Tr. 653 – 679.

     4- Xem thêm Đặng Nghiêm Vạn (1992), Tuyển tập Văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb. KHXH, Hà Nội. Tr. 384.

     5- Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Tp. HCM, Tr. 456.

     6- Đặng Việt Thủy, Giang Tuyết Minh (2011), Tháp cổ ở Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. Tr. 121.

      7- Đặng Nghiêm Vạn (1992), Tuyển tập Văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb. KHXH, Hà Nội, Tr. 122.

     8- Huỳnh Thị Được (2005), Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ, Nxb. Đà Nẵng, Tr. 64.

     9- Huỳnh Thị Được (2005), Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ, Nxb. Đà Nẵng, Tr. 61.

     10- Huỳnh Thị Được (2005), Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ, Nxb. Đà Nẵng, Tr. 63 – 64.

     11- Dương Thị Ngọc Minh (2011), “Các hóa thân của thần Vishnu từ thần thoại Ấn Độ đến các hiện vật khảo cổ ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, số 8/2011.

     12- Huỳnh Thị Được (2005), Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ, Nxb, Đà Nẵng, Tr. 95.

     13- Huỳnh Thị Được (2005), Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ, Nxb. Đà Nẵng, Tr. 95.

     14- Huỳnh Thị Được (2005), Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ, Nxb. Đà Nẵng, Tr. 95.

     15- Huỳnh Thị Được (2005), Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ, Nxb. Đà Nẵng, Tr. 117.

     16- Huỳnh Thị Được (2005), Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ, Nxb. Đà Nẵng, Tr. 111.

Nguồn: Di sản văn hóa vật thể, số 2 (43) – 2013

Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)