Bài tập 4 trang 4 sinh học 8

Giải VBT Sinh học 8 bài 1 Bài mở đầu bao gồm đáp án và các câu trả lời ngắn gọn, rõ ràng cho các câu hỏi trong vở bài tập môn Sinh học lớp 8. Đây sẽ là những tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập và củng cố thêm kiến thức được học trong chương trình Sinh học 8 bài 1. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

I - Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 4 VBT Sinh học 8):

Trong chương trình Sinh học 7, em đã học các ngành động vật nào?

Trả lời:

Trong chương trình Sinh học 7, em đã học các ngành động vật:

- Ngành động vật Nguyên Sinh.

- Ngành Ruột khoang.

- Ngành Giun dẹp.

- Ngành Giun tròn.

- Ngành Giun đốt.

- Ngành Thân mềm.

- Ngành Chân khớp.

- Ngành động vật có xương sống.

Bài tập 2 (trang 4 VBT Sinh học 8):

Lớp động vật có xương sống nào có vị trí tiến hóa cao nhất?

Trả lời:

Ngành động vật có xương sống thì lớp Thú có vị trí tiến hóa cao nhất.

Bài tập 3 (trang 4 VBT Sinh học 8):

Đánh dấu × vào ô chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau.

Trả lời:

  1. 1, 2, 4, 6, 8;
  1. 1, 3, 5, 7, 8;

x

  1. 2, 3, 5, 7, 8;
  1. 1, 2, 3, 4, 5;

Bài tập 4 (trang 4 VBT Sinh học 8):

Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội?

Trả lời:

Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết đến nhiều lĩnh vực trong xã hội như: y tế, giáo dục, thể dục – thể thao, thực phẩm…

II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 5 VBT Sinh học 8):

Tìm các từ và cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

1. Người là động vật bậc cao thuộc....................................

2. Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là.......................... vào những mục đích nhất định, có.....................................

3. Sinh học 8 cung cấp những .................................... của cơ thể người..............................., những hiểu biết về................................

4. Kiến thức về cơ thể người có liên quan tới các ngành khoa học như....................

5. Phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học là.................................. và vận dụng ..............................

Trả lời:

1. Người là động vật bậc cao thuộc lớp Thú.

2. Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là người biết chế tạovà sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói, chữ viết.

3. Sinh học 8 cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo, chức năngcủa cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể.

4. Kiến thức về cơ thể người có liên quan tới các ngành khoa học như Y học, Tâm lí giáo dục, Hội họa, Thể thao…

5. Phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học là kết hợp quan sát, thí nghiệmvà vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống.

III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 5 VBT Sinh học 8):

Những đặc điểm giống và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp Thú.

Trả lời:

- Giống nhau: Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa.

- Khác nhau: Người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói, chữ viết.

Bài tập 2 (trang 5 VBT Sinh học 8):

Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập môn học “Cơ thể người và vệ sinh”.

Trả lời:

Môn học giúp ta tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể (từ cấp độ tế bào đến cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể) trong mối quan hệ với môi trường và những cơ chế điều hòa các quá trình sống. Từ đó, đề ra các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, giúp ta có hiểu biết khoa học để có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.

Bài tập 3 (trang 6 VBT Sinh học 8):

Hãy đánh dấu × vào ô ở câu trả lời đúng nhất.

Trả lời:

Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề trong xã hội như:

  1. Nghề giáo viên.
  1. Nghề bác sĩ.
  1. Ngành thể dục – thể thao.

x

  1. Ngành môi trường.
  1. Nghề bán hàng.
  1. Tất cả a, b, c, d, e.

................................

Bài tiếp theo: Giải VBT Sinh Học 8 bài 2

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Giải vở bài tập Sinh 8 bài 1: Bài mở đầu. Để xem lời giải VBT những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Giải VBT Sinh học 8 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp lời giải vở bài tập Sinh học 8 theo từng đơn vị bài học giúp các em củng cố kiến thức được học hiệu quả, từ đó học tốt Sinh học 8 hơn.

Ngoài tài liệu Sinh học lớp 8 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 8 và Đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm mô

  • Trong quá trình phát triển phôi, các phôi bào có sự phân hóa để tạo thành các cơ quan khác nhau thực hiện những chức năng khác nhau nên tế bào có cấu trúc và hình dạng khác nhau. Một tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhân chức năng nhất định gọi là mô.
  • Hay nói cách khác: Mô là một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.

1.2. Các loại mô

Cơ thể người và động vật gồm bốn loại mô chính: Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh.

1.2.1. Mô biểu bì

  • Gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.
  • Có hai loại mô biểu bì:
    • Biểu bì bao phủ: thường có một hay nhiều lớp tế bào có hình dáng giống nhau hoặc khác nhau. Nó thường ở bề mặt ngoài cơ thể (da) hay lót bên trong các cơ quan rỗng như ruột, bóng đái, thực quản, khí quản, miệng.
    • Biểu bì tuyến: nằm trong các tuyến đơn bào hoặc đa bào. Chúng có chức năng tiết các chất cần thiết cho cơ thể (tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết) hay bài tiết ra khỏi cơ thể những chất không cần thiết (tuyến mồ hôi).

.PNG)

1.2.2. Mô liên kết

  • Thành phần chủ yếu của mô liên kết là chất phi bào, trong đó có các tế bào nằm rải rác.
  • Có hai loại mô liên kết:
    • Mô liên kết dinh dưỡng: máu, bạch huyết có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
    • Mô liên kết đệm cơ học: mô sợi, mô sụn, mô xương.
      • Mô sợi có ở hầu hết các cơ quan, có chức năng làm đệm cơ học, đồng thời cũng dẫn các chất dinh dưỡng (mô mỡ, dây chằng, gân cũng là loại mô sợi đã được biến đổi).
      • Mô sụn thường nằm ở các đầu xương, có cấu tạo đặc biệt, yếu tố phi bào rất phát triển.
      • Mô xương gồm có hai loại: mô xương xốp và mô xương cứng.

Bài tập 4 trang 4 sinh học 8

1.2.3. Mô cơ

  • Là thành phần của hệ vận động, có chức năng co giãn.
  • Có ba loại mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim.
    • Mô cơ vân là phần chủ yếu của cơ thể, màu hồng, gồm nhiều sợi cơ có vân ngang xếp thành từng bó trong bắp cơ (bắp cơ thường bám vào hai đầu xương, dưới sự kích thích của hệ thần kinh, các sợi cơ co lại và phình to ra làm cho cơ thể cử động).
    • Mô cơ trơn là những tế bào hình sợi, thuôn, nhọn hai đầu. Trong tế bào cơ trơn có chất tế bào, một nhân hình que và nhiều tơ cơ xếp dọc theo chiều dài tế bào, có màu nhạt, co rút chậm hơn cơ vân. Cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu, các nội quan, cử động ngoài ý muốn của con người.
    • Mô cơ tim chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo giống như cơ vân, nhưng tham gia vào cấu tạo và hoạt động co bóp của tim nên hoạt động giống như cơ trơn, ngoài ý muốn của con người.

Bài tập 4 trang 4 sinh học 8

1.2.4. Mô thần kinh

Gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều kiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường.