Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Bài 8.1 trang 47, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Quan sát hình 8.11.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

a. Giao điểm của hai đường thẳng a và b là những điểm nào?

b. Điểm A thuộc đường thẳng nào và không thuộc đường thẳng nào? Hãy trả lời câu hỏi bằng câu diễn đạt và bằng kí hiệu.

Trả lời:

a. Giao điểm của hai đường thẳng a và b là điểm P.

b. Điểm A thuộc đường thẳng a và không thuộc đường thẳng b.

Kí hiệu \(A \in a,A \notin b\).

Bài 8.2 trang 47, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Xem hình 8.12 và trả lời:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

a. Có bao nhiêu bộ ba điểm thẳng hàng?

b. Hãy nêu ít nhất hai bộ ba điểm không thẳng hàng.

c. Bốn điểm A,B,C và S có thẳng hàng không?

Trả lời:

a. Có 1 bộ ba điểm thẳng hàng là :A,B,C.

b. Hai bộ điểm không thẳng hàng là : S,A,B và S,B,C.....

c. Bốn điểm A,B,C,S không thẳng hàng.

Bài 8.3 trang 47, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho bốn điểm A,B,C và D như hình vẽ dưới đây.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Hãy nêu tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng

Trả lời:

Các bộ ba điểm thẳng hàng là :

A,B,C và A,C,D và B,C,D và A,B,D

Bài 8.4 trang 47, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Hình 8.13 mô tả 4 đường thẳng và 5 điểm có tên A,B,C,D và E, trong đó ta chỉ biết vị trí của điểm A. Hãy điền tên của các điểm còn lại, biết rằng :

1. D nằm trên 3 trong 4 đường thẳng

2. Ba điểm A,B,C thẳng hàng

3. Ba điểm B,D,E thẳng hàng.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trả lời:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

3 đường thẳng cắt nhau trong hình tại điểm nào thì đó là điểm D.

Đường thẳng chứa 3 điểm trong đó có điểm A thì sẽ chứa điểm B và C. Đường thẳng chứa 3 điểm trong đó có điểm D thì sẽ chứa điểm B và E. Điểm chung của 2 đường thằng này là điểm B.

Bài 8.5 trang 47, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Hãy liệt kê các cặp đường thẳng song song trong hình sau:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trả lời:

Những cặp đường thẳng song song trong hình là :

EF// BD ,EF//DC,EF//BC,

DE//AF,DE//BF,DE//BA,

DF//AE,DF//CE,DF//AC.

Giaibaitap.me


Page 2

Bài 8.6 trang 50, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho bốn điểm A,B,C,D cùng thuộc đường thẳng xy như hình 8.21. Trong các câu sau đây, câu nào đúng ?

1. Điểm B nằm giữa hai điểm A và điểm D 

2. Điểm A và điểm C nằm cùng phía đối với điểm D

3. Điểm B nằm khác phía điểm A đối với điểm D

4. Điểm B và điểm C nằm cùng phía đối với điểm D.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trả lời:

1. Đúng (điểm B nằm giữa A và D).

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

2. Đúng (A và điểm C nằm cùng phía đối với điểm D)

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

3. Sai vì điểm A và B nằm cùng phía so với điểm D.

4. Đúng

Bài 8.7 trang 50, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Quan sát hình 8.22 và cho biết

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

a. Có tất cả bao nhiêu tia? Nêu tên các tia đó.

b. Điểm B nằm trên các tia nào? Tia đối của chúng là tia nào ?

c. Tia AC và tia CA có phải là hai tia đối nhau không?

Trả lời:

a. Có tất cả 12 tia đó là: Ax,AB,AC,Ay,Bx,BA,BC,By,Cx,CA,CB,Cy.

b. Điểm B nằm trên tia: Bx,BA,Cx,CA,CB,AB,AC,Ay,BC,By.

Các tia đối của:

Bx là BC,By

BA là BC,By

Cx là Cy

CA là Cy

CB là  Cy

AB là Ax

AC là Ax 

Ay là  Ax

BC là BA,Bx

By là BA,Bx

c. Tia AC và tia CA không phải là tia đối của nhau vì chúng không có chung điểm gốc.

Bài 8.8 trang 50, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho điểm C nằm trên tia Ax, điểm B nằm trên tia Cx. Biết rằng A,B,C phân biệt. Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

1. Điểm A nằm trên tia BC

2. Điểm C vừa nằm trên tia AB vừa nằm trên tia BA.

3. Tia CB và tia BC là hai tia đối nhau

4. Tia CA và tia Cx là hai tia đối nhau.

Trả lời:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

1. Đúng

2. Đúng

3. Sai

4. Đúng

Bài 8.9 trang 50, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Kẻ các đường thẳng AB, BC, CA.

a) Viết các tia chứa A và B, chứa B và C, chứa C và A.

b) Tìm trong các tia ở câu a các tia có điểm chung nhưng điểm đó không là gốc của các tia đó.

Trả lời:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

a. Các tia đó là : AB,AC,BA,BC,CA,CB

b. Hai tia khác gốc có đúng 1 điểm chung là : AB và CB ; BA  và CA; AC và BC.

Giaibaitap.me


Page 3

Bài 8.10 trang 54, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Dùng compa vẽ đường tròn tâm O có bán kính 2 cm. Gọi M và N là hai điểm tùy ý trên đường tròn đó. Hai đoạn thẳng OM và ON có bằng nhau không?

Trả lời:

Sử dụng compa:

+ Vẽ một điểm O trên vở.

+ Mở cung của compa sao cho cung đó độ dài bằng 2 cm.

+ Đặt đầu nhọn của compa tại tâm O. 

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

OM =ON= độ dài bán kính đường tròn

Bài 8.11 trang 54, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Việt dung thước đo độ dài đoạn thẳng AB. Vì thước bị gãy mất một mẩu nên Việt chỉ có thể đặt thước để điểm A trùng với vạch 3 cm. Khi đó điểm B trùng với vạch 12 cm. Em hãy giúp Việt tính độ dài đoạn thẳng AB.

Trả lời:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Độ dài đoạn thẳng AB là : 12-3=9 (cm).

Bài 8.12 trang 54, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Bạn Nam dùng bước chân để đo chiều dài lớp học. Sau 12 bước liên tiếp kể từ mép tường đầu lớp thì còn khoảng nửa bước chân nữa là đến mép tường cuối lớp. Nếu mỗi bước chân của Nam dài khoảng 0,6 m thì lớp học dài khoảng bao nhiêu?

Trả lời:

Nửa bước có độ dài là 0,5.0,6 m 

Lớp học đó dài số mét là :

 0,6.12 + 0,6.0,5=7,5 (m).

Bài 8.13 trang 54, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Hãy đo độ dài ( đơn vị milimet) rồi sắp xếp các đoạn thẳng trong hình 8.34 theo thứ tự tăng dần của độ dài.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trả lời:

AB=4cm

CD=1cm

EF=2cm

GH=3cm

IK=5cm.

Sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ dài đoạn thẳng :

CD < EF < GH < AB < IK.

Bài 8.14 trang 54, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Một cái cây đang mọc thẳng thì bị bão làm gãy phần ngọn. Người ta đo được phần ngọn bị gãy dài 1,75 m và phần thân còn lại dài 3 m .Hỏi trước khi bị gãy, cây cao bao nhiêu mét ?

Trả lời:

Trước khi bị gãy, cây cao số mét là :

1,75 + 3=4,75(m).

Giaibaitap.me


Page 4

Bài 8.19 trang 57, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho bốn điểm phân biệt A,B,C và D, trong đó không có điểm nào thẳng hàng.

a) Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai trong bốn điểm đã cho? Kể tên các đường thẳng đó.

b) Có bao nhiêu tia với gốc là một trong bốn điểm đã cho và đi qua một trong 3 điểm còn lại? Đó là những tia nào?

c) Có bao nhiêu đoạn thẳng có hai mút là hai trong bốn điểm đã cho? Đó là những đoạn thẳng nào?

Trả lời:

a)

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Có 6 đường thẳng đi qua hai trong bốn điểm đã cho. Đó là các đường thẳng: AB,AC,AD,BC,BD,CD.

b) 

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Có 12 tia với gốc là một trong bốn điểm đã cho và đi qua một trong 3 điểm còn lại. Đó là các tia: AB, BA, AC, CA, AD, DA, BC, CB, BD, DB, CD, DC

c) 

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Có 6 đoạn thẳng có hai mút là hai trong bốn điểm đã cho. Đó là các đoạn thẳng: AB, AC, AD, BC, BD, CD.

Bài 8.20 trang 57, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho ba điểm A, B, C cùng nằm trên đường thẳng d sao cho B nằm giữa A và C. Hai điểm D và E không thuộc d và không cùng thẳng hàng với điểm nào trong các điểm A , B và C.

a) Có bao nhiêu đường thẳng, mỗi đường thẳng đi qua ít nhất hai trong năm điểm đã cho?

b) Tìm trên đường thẳng d điểm G sao cho ba điểm D, E, G thẳng hàng. Có phải khi nào cũng tìm được điểm G như thế hay không?

Trả lời:

a) 

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Ta cần tìm các đường thẳng đi qua 5 điểm A, B, C, D, E.

Ta đã có 2 đường thẳng là DE và d (đường thẳng đi qua A, B, C).

Đường thẳng đi qua D và 1 điểm trên d là: DA, DB, DC.

Đường thẳng đi qua E và 1 điểm trên d là: EA, EB, EC.

Vậy có 8 đường thẳng  đi qua ít nhất hai trong năm điểm đã cho: DE, d, DA, DB, DC, EA, EB, EC.

b) 

Ta cần tìm điểm G nằm trên d và D, E, G thẳng hàng. Khi đó G là điểm chung của DE và d. Hay G là giao điểm của DE và d.

Không phải khi nào cũng tìm được điểm G như thế này, điểm G tồn tại khi đường thẳng DE cắt d. Khi DE và d song song với nhau thì không tồn tại điểm G.

Bài 8.21 trang 57, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho điểm M trên tia Om sao cho OM = 5 cm. Gọi N là điểm trên tia đối của tia Om và cách O một khoảng 7cm.

a) Vẽ hình và tính độ dài đoạn thẳng MN.

b) Gọi K là trung điểm của đoạn MN. Tính độ dài các đoạn thẳng MK và OK.

c) Điểm K thuộc tia nào trong hai tia OM và ON?

Trả lời:

a)

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Vì N là điểm trên tia đối của tia Om nên ta có O nằm giữa M ,N nên ta có : ON+OM=MN

Mà OM=5cm; ON=7cm.

Vậy MN= 5+7=12 (cm).

b) 

Vì K là trung điểm của đoạn MN nên ta có : KM=KN=MN:2=12:2=6 (cm)

Ta có : O nằm giữa M và K nên:

OK + OM = KM mà KM = 6 cm; OM = 5 (cm) 

Vậy OK = KM – OM = 6 – 5 = 1(cm).

c) Vì OK < MK nên K  thuộc tia OM.

Bài 8.22 trang 57, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho hai điểm phân biệt A và B cùng nằm trên tia Ox sao cho OA = 4 cm, OB = 6 cm. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính độ dài đoạn thẳng OM.

Trả lời:

Vì A và B nằm trên tia Ox nên điểm A, B nằm cùng phía đối với điểm O

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Vì OA < OB nên A nằm giữa O và B nên ta có : OA+AB=OB mà OB=6 cm; OA=4 cm

Do đó AB=OB-OA=6-4=2 cm.

Vì M là trung điểm của AB nên ta có : MA=MB=AB : 2=1 cm

Vì BM < BO nên M nằm giữa O và B, ta có : OM+MB=OB mà MB=1 cm ; OB=6 cm ; OM=OB-MB=6-1=5 cm

Bài 8.23 trang 57, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Trong hình vẽ dưới đây, em hãy liệt kê tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trả lời:

Tất cả các điểm trên hình đều thẳng hàng với nhau nên các bộ ba các điểm thẳng hàng là các bộ 3 điểm trong 4 điểm A, B, C, N.

Các bộ ba điểm thẳng hàng là :

A,C,N và A,C,B và C,N,B và B,N,A.

Bài 8.24 trang 57, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Em hãy vẽ 7 điểm trên một tờ giấy trắng sao cho có thể kẻ được 6 đường thẳng mà mỗi đường thẳng đều đi qua 3 trong 7 điểm đó.

Trả lời:

- Lấy 3 điểm C, E, B sao cho E nằm giữa C và B.

- Lấy điểm A không thuộc đường thẳng chứa 3 điểm trên.

- Nối các đoạn AB, AC, AE.

- Lấy điểm D trên AC sao cho D nằm giữa hai điểm A và C.

- Kẻ đoạn BD.

- Lấy G là điểm chung của AE và BD.

- Nối CG.

Từ cách kẻ như trên ta được hình thỏa mãn bài toán:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Giaibaitap.me


Page 5

Bài 8.25 trang 60, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Viết tên (cách viết kí hiệu) của góc, chỉ ra đỉnh, cạnh của góc trong mỗi hình vẽ sau:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trả lời:

a.\(\angle \;yMx\), đỉnh là M , cạnh của góc là My và Mx.

b. , đỉnh là E , cạnh của góc là DE và EF

\(\angle \;EDF\) , đỉnh là D , cạnh của góc là DE và DF

\(\angle \;DFE\), đỉnh là F , cạnh của góc là DF và FE.

Bài 8.26 trang 60, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho đường thẳng xy. Vẽ hai điểm A, B nằm trên xy. Gọi tên các góc bẹt tạo thành.

Trả lời:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Các góc bẹt tạo thành là : ∠ xAB ; ∠xBy.

Bài 8.27 trang 60, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Quan sát mặt đồng hồ dưới đây.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trong các vạch chỉ số trên mặt đồng hồ, những vạch nào nằm trong góc tạo bởi kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút?

Trả lời:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Vạch số 8, 7, 6, 5, 4.

15 phút chỉ số 3 nên số 3 nằm trên kim phút. Do đó số 3 không nằm trong góc tạo bởi kim phút và kim giờ.

Bài 8.28 trang 60, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho ba tia chung gốc Oa, Ob và Oc, trong đó không có hai tia nào đối nhau. Hỏi có bao nhiêu góc có hai cạnh là hai trong ba tia đã cho?

Trả lời:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Góc aOb, cOb, cOa

Bài 8.29 trang 60, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Viết tên các góc có đỉnh A, đỉnh M trong hình vẽ sau:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trả lời:

Các tia gốc A: AB, AH, AM, AC.

Các tia gốc M: MB, MA, MC

Góc có đỉnh A: \(\widehat {BAH},\widehat {BAM},\widehat {BAC},\widehat {HAM},\widehat {HAC},\widehat {MAC}\)

Các góc có đỉnh M: \(\widehat {BMA},\widehat {AMC},\widehat {BMC}\)

Bài 8.30 trang 60, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Lấy ba điểm không thẳng hàng A, B, C trên tờ giấy trắng rồi vẽ các đoạn thẳng AB, BC ,CA.

Em hãy tô màu phần hình chứa tất cả các điểm trong của cả ba góc BAC, ACB, CBA.

Trả lời:

Phần hình chứa tất cả các điểm trong của cả ba góc BAC, ACB, CBA là phần tô màu nhạt. (Các điểm nằm trên các đoạn thẳng AB, AC, BC không thuộc phần trong của cả 3 góc trên).

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Giaibaitap.me


Page 6

Bài 8.31 trang 64, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho các góc với số đo như dưới đây.

\(\widehat A = 63^\circ ;\widehat M = 135^\circ ;\)\(\widehat B = 91^\circ ;\widehat T = 179^\circ \)

Trong các góc đó, kể tên các góc nhọn, góc tù.

Trả lời:

Các góc nhọn là : \(\widehat A = 63^\circ \) vì 63<90.

Các góc tù là : \(\widehat M = 135^\circ \);  \(\widehat B = 91^\circ ;\widehat T = 179^\circ \) vì các góc này đều lớn hơn \(90^\circ \).

Bài 8.32 trang 64, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Quan sát hình sau.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

a) Ước lượng bằng mắt xem góc nào là góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.

b) Dùng eke để kiểm tra lại kết quả của câu a.

c) Dùng thước đo góc để tìm số đo mỗi góc.

Trả lời:

a)

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

b) Kết quả câu a đúng.

c) 

Góc CEB có số đo là: 30 độ

Góc xOy có số đo là: 90 độ

Góc NIM có số đo là: 80 độ

Góc tAu có số đo là: 120 độ

Góc mEn có số đo là: 180 độ

Bài 8.33 trang 64, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Quan sát hình ảnh mặt đồng hồ, em hãy tìm một thời điểm mà góc tạo bởi kìm giờ và kim phút là:

a. Góc nhọn

b. Góc vuông

c. Góc tù

d. Góc bẹt.

Trả lời:

Thời điểm mà góc tạo bởi kìm giờ và kim phút là :

a. Góc nhọn lúc 12 giờ 10 phút

b. Góc vuông lúc 6 giờ 15 phút

c. Góc tù lúc 7 giờ 15 phút

d. Góc bẹt lúc 12 giờ 30 phút.

Bài 8.34 trang 64, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Đo các góc trong tứ giác ABCD rồi tính tổng số đo các góc đó.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trả lời:

Số đo góc ABC là: 150 độ 

Số đo góc BCD là: 100 độ 

Số đo góc CDA là: 50 độ

Số đo góc DAB là: 60 độ

Giaibaitap.me


Page 7

Bài 8.35 trang 66, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Hãy dùng ê ke để kiểm tra và cho biết góc nào là góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt có trong hình sau.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trả lời:

Các góc nhọn là : Góc ABE ; Góc EBC; Góc BAC; Góc CAD ; Góc CDA; Góc ACB; Góc BEC.

Các góc vuông là : Góc ABC ; Góc BAD 

Các góc tù là : Góc ACD ; Góc BCD ; Góc BEA.

Các góc bẹt là : Góc AEC

Bài 8.36 trang 66, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Trong hình vẽ sau, cho tam giác đều ABC và góc DBC bằng 20 độ.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

a) Kể tên các góc trong hình vẽ trên. Những góc nào có số đo bằng 60 độ?

b) Điểm D có nằm trong góc ABC không ?  Điểm C có nằm trong góc ADB không ?

c) Em hãy dự đoán số đo góc ABD và sử dụng thước đo góc để kiểm tra lại dự đoán của mình.

Trả lời:

a)  Các góc có trong hình vẽ là : ∠ABC ; ∠BAC ; ∠CAB ; ∠BDA ; ∠DAB ; ∠ABD ; ∠DBC ; ∠DAC.

Những góc có số đo bằng 60 độ là : ∠ ABC ; ∠ BAC ; ∠ CAB 

b) Điểm D có nằm trong góc ABC . Điểm C không  nằm trong góc ADB .

c) Số đo góc ABD là : 40 độ.

Bài 8.37 trang 66, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho hình vuông MNPQ và số đo các góc ghi tương ứng như trên hình sau:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

a) Kể tên các điểm nằm trong góc AMC.

b) Cho biết số đo góc AMC bằng cách đo.

c) Sắp xếp các góc NMA , AMC và CMQ theo thứ tự số đo tăng dần.

Trả lời:

a) Các điểm nằm trong góc AMC là: điểm P

b) \(\widehat {AMC} = 45^\circ \).

c) ∠ NMA ; ∠ CMQ ; ∠ AMC.

Bài 8.38 trang 66, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Góc nghiêng khi đặt thang là góc tạo bởi cạnh thang và mặt đất. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thang , người ta thấy rằng góc nghiêng an toàn khi đặt thang là 75 độ. Em hãy  kiểm tra xem chiếc thang trong hình sau đã đảm bảo an toàn hay chưa

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trả lời:

Góc nghiêng là \(75^\circ \).

Chiếc thang trong hình đã đảm bảo an toàn

Giaibaitap.me


Page 8

Bài 8.39 trang 67, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Xem hình 8.55 rồi cho biết trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

a) Điểm C thuộc đường thẳng d, hai điểm A và B không thuộc đường thẳng d.

b) Ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

c) Điểm F không thuộc đường thẳng m

d) Ba điểm D, E, F không thẳng hàng.

Trả lời:

a) Đúng vì điểm C nằm trên d và hai điểm A, B không nằm trên d.

b) Sai vì ta kẻ được đường thẳng đi qua cả 3 điểm A, B, C.

c) Đúng vì điểm F không nằm trên m.

d) Đúng vì F không nằm trên đường thẳng DE ( là đường thẳng m).

Bài 8.40 trang 67, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Hình 8.56 thể hiện các quan hệ nào nếu nói về :

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

a) Ba điểm A, B  và C?

b) Hai tia BA và BC?

c) Ba đoạn thẳng AB, BC  và AC?

Trả lời:

a) Ba điểm A, B và C thẳng hàng

b) Hai tia BA và BC là hai tia đối nhau

c) Ba đoạn thẳng AB, BC và AC cùng nằm trên một đường thẳng và BC

Bài 8.41 trang 67, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Vẽ đoạn thẳng MN dài 7 cm rồi tìm trung điểm của nó.

Trả lời:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Vì O là trung điểm của MN nên MO = NO = 7:2 = 3,5 (cm).

Bài 8.42 trang 67, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho hình thang ABCD như hình vẽ bên.

Em hãy:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

a) Kể tên các góc có trong hình vẽ.

b) Đo rồi chỉ ra các góc nhọn, góc tù.

Trả lời:

a) Các góc có trong hình vẽ là : \(\widehat {ABC},\widehat {DAB},\widehat {BCD},\widehat {CDA}\)

b) 

Các góc nhọn là : \(\widehat {CDA},\widehat {BCD}\).

Các góc tù là : \(\widehat {DAB},\widehat {ABC}\).

Bài 8.43 trang 67, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho hình 8.57

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

a) Kể tên các tia có trong hình trên. Trong đó, hai tia nào là hai tia đối nhau?

b) Kể tên các góc vuông, góc bẹt trong hình 8.57

c) Nếu điểm B nằm trong góc yOz thì góc xOB là góc tù hay góc nhọn?

Trả lời:

a) 

Các tia có trong hình vẽ là : Ox ; Oy ; Oz.

Hai tia đối nhau là : Ox ; Oy

b) Các góc vuông là : ∠ xOy ; ∠  zOy.

c) 

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Ta có: B nằm trong góc yOz thì ta kẻ được tia OB như hình trên.

Góc xOB là góc tạo bởi tia Ox và OB, sử dụng thước đo góc thì thấy góc xOB là góc có số đo lớn hơn \(90^\circ \) và nhỏ hơn \(180^\circ \) nên nó là góc tù.

Giaibaitap.me


Page 9

Bài 9.25 trang 93, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Gieo một con xúc xắc.

a. Liệt kê các kết quả có thể để sự kiện “Số chấm xuất hiện là số nguyên tố” xảy ra;

b. Nếu số chấm xuất hiện là 5 thì sự kiện “Số chấm xuất hiện không phải là 6” có xảy ra hay không?

Trả lời:

a. Các kết quả có thể để sự kiện “Số chấm xuất hiện là số nguyên tố” xảy ra là: 2, 3, 5 vì đây là các số nguyên tố.

b. Nếu số chấm xuất hiện là 5 thì sự kiện “Số chấm xuất hiện không phải là 6” xảy ra vì số 5 khác số 6.

Bài 9.26 trang 93, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Quay tấm bìa như hình sau và xem mũi tên chỉ vào ô nào khi tấm bìa dừng lại.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

a. Liệt kê các kết quả có thể của thí nghiệm này;

b. Liệt kê các kết quả có thể để sự kiện Mũi tên không chỉ vào ô Nai xảy ra;

c. Nếu mũi tên chỉ vào ô Nai như hình vẽ thì sự kiện Mũi tên chỉ vào ô Gấu hoặc Nai có xảy ra không?

Trả lời:

a. Các kết quả có thể của thí nghiệm này là: Nai; Cáo; Gấu vì đây là tên của tất cả các động vật xuất hiện trên tấm bìa.

b. Các kết quả có thể để sự kiện Mũi tên không chỉ vào ô Nai xảy ra là: Cáo; Gấu.

c. Nếu mũi tên chỉ vào ô Nai như hình vẽ thì sự kiện “Mũi tên chỉ vào ô Gấu hoặc Nai” có xảy ra.

Bài 9.27 trang 93, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Trò chơi dành cho hai người chơi. Mỗi người chơi chọn một trong sáu số 1, 2, 3, 4, 5, 6 rồi gieo súc xắc năm lần liên tiếp. Mỗi lần gieo, nếu xuất hiện mặt có số chấm bằng số đã chọn thì được 10 điểm, ngược lại bị trừ 5 điểm. Ai được nhiều điểm hơn sẽ thắng.

An và Bình cùng chơi, An chọn số 3 và Bình chọn số 4. Kết quả gieo của An và Bình lần lượt là 2, 3, 6, 4, 3 và 4, 3, 4, 5, 4. Hỏi An hay Bình là người thắng?

Trả lời:

Tính điểm của An: An chọn số 3

Lần gieo 1: An được -5 điểm.

Lần 2: An được 10 điểm.

Lần 3: An được -5 điểm.

Lần 4: An được -5 điểm.

Lần 5: An được 10 điểm.

Tổng số điểm của An là: -5+10+(-5)+(-5)+10=5 điểm.

Tính điểm của Bình: Bình chọn số 4

Lần gieo 1: Bình được 10 điểm.

Lần 2: Bình được -5 điểm.

Lần 3: Bình được 10 điểm.

Lần 4: Bình được -5 điểm.

Lần 5: Bình được 10 điểm.

Tổng số điểm của Bình là: 10+(-5)+10+(-5)+10 = 20 điểm.

Vậy Bình là người thắng.

Bài 9.28 trang 93, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Mai và Linh cùng chơi, mỗi người gieo một đồng xu liên tiếp 30 lần được kết quả như sau (S: sấp, N: ngửa):

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Người chơi được một điểm khi có đúng ba lần liên tiếp đồng xu ra mặt ngửa. Người nào được nhiều điểm hơn là người thắng. Sự kiện “Mai thắng” có xảy ra không?

Trả lời:

Mai được 2 điểm vì có 2 lần là Mai ra NNN:

Linh được 1 điểm vì có 1 lần ra NNN

Sự kiện “Mai thắng” có xảy ra.

Giaibaitap.me


Page 10

Bài 9.1 trang 72, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Trong các dữ liệu sau, dữ liệu nào là số liệu, dữ liệu nào không phải là số liệu ?

1. Cân nặng của trẻ sơ sinh ( đơn vị tính là gam );

2.Quốc tịch của các học sinh trong một trường quốc tế;

3. Chiều cao trung bình của một số loại cây thân gỗ ( đơn vị tính là mét ).

Trả lời:

1. Dữ liệu số liệu vì dữ liệu này cho ta các số là số cân của trẻ sơ sinh.

2. Dữ liệu không là số liệu vì dữ liệu này không cho ta các số mà là tên các quốc gia.

3. Dữ liệu số liệu vì dữ liệu này cho ta các số là số mét của cây.

Bài 9.2 trang 72, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Bản tin sau được trích từ báo điện tử Vietnamnet ngày 18-3-2020:

'' Như vậy, chỉ trong 12 ngày, Việt Nam đã ghi nhận thêm 60 ca mắc mới covid - 19 trong đó có 24 người nước ngoài. Hiện Hà Nội là địa phương có nhiều ca mắc mới nhất, với 20 trường hợp, kế đó là Bình Thuận 9 ca, Thành phố Hồ Chí Minh 9 ca ".

Thay dấu "?" trong bảng sau bằng số liệu thống kê số ca mắc mới Covid-19 tại các địa phương tính đến ngày 18-3-2020

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trả lời:

Bảng thống kê:

Địa phương 

Số ca mắc mới Covid-19

Hà Nội 

20

Bình Thuận 

9

Thành phố Hồ Chí Minh

9

Bài 9.3 trang 72, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Bảng sau cho biết số anh chị em ruột trong gia đình của 35 học sinh lớp 6A.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Hãy tìm điểm không hợp lí trong bảng thống kê trên.

Trả lời:

Tổng số học sinh trong bảng thống kê là: \(18+12+5+1 = 36 \ne 35\) nên đây là điểm không hợp lí.

Bài 9.4 trang 72, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Hãy tìm dữ liệu không hợp lí ( nếu có ) trong các dãy dữ liệu sau.

Thủ đô của một quốc gia châu Á:

Hà Nội        Bắc Kinh         Paris          Tokyo         Đà Nẵng

Trả lời:

Dữ liệu không hợp lí là: Đà Nẵng, Paris.

Vì Đà Nẵng không là thủ đô và Paris không nằm trong châu Á.

Bài 9.5 trang 72, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Để hoàn thiện bảng sau, em sẽ sử dụng phương pháp thu nhập dữ liệu nào?

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trả lời:

Để hoàn thiện bảng, ta sử dụng phương pháp thu nhập dữ liệu: quan sát, thí nghiệm, lấy thông tin từ những nguồn có sẵn...

Bài 9.6 trang 72, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Hãy lập phiếu hỏi để thu thập dữ liệu về phương tiện đến trường của các thầy cô giáo trong trường em.

Trả lời:

Phiếu hỏi:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

(Với mỗi câu hỏi, X vào một trong các lựa chọn)

Giaibaitap.me


Page 11

Bài 9.7 trang 76, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Một phường lắp đặt hệ thống lấy ý kiến đánh giá của nhân dân về thái độ phục vụ của cán bộ phường. Biểu đồ tranh dưới đây là kết quả đánh giá của người dân về một cán bộ trong một tuần làm việc. 

Mỗi biểu tượng thể hiện kết quả một lần đánh giá:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Cả tuần có bao nhiêu lượt người cho ý kiến đánh giá về cán bộ này? Có bao nhiêu lượt đánh giá hài lòng, bình thường, không hài lòng?

Lời giải:

Ta đếm từ thứ hai đến thứ sáu có tổng cộng 14 mặt cười màu đỏ, 17 mặt cười màu xanh lá và 9 mặt cười màu xanh dương nên ta có bảng sau:

Thái độ

Hài lòng

Bình thường

Không hài lòng

Số lần đánh giá

14

17

9

Bài 9.8 trang 76, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Biểu đồ tranh sau đây cho biết số lượt ô tô vào gửi tại một bãi đỗ xe vào các ngày trong một tuần.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Hãy lập bảng thống kê biểu diễn số ô tô vào gửi tại bãi đỗ xe ở các ngày trong tuần.

Lời giải:

Số ô tô thứ hai: 5.3=15

Thứ ba: 7.3=21

Thứ tư: 3.3=9

Thứ năm: 4.3=12

Thứ sáu: 6.3=18

Thứ

Hai

Ba

Năm

Sáu

Số ô tô

15

21

9

12

18

Bài 9.9 trang 76, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Lớp 6A lấy ý kiến của các bạn trong lớp về việc tham gia các câu lạc bộ ngoại ngữ với 3 lựa chọn:

A. Tiếng Anh

B. Tiếng Pháp 

C. Tiếng Nga

Mỗi học sinh chỉ được chọn tham gia một trong ba câu lạc bộ. Kết quả khảo sát như sau:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

a. Lập bảng thống kê biểu diễn số lượng học sinh đăng kí tham gia mỗi câu lạc bộ;

b. Vẽ biểu đồ tranh cho bảng thống kê ở câu a.

Lời giải:

a.

Câu lạc bộ

Tiếng Anh

Tiếng Pháp

Tiếng Nga

Số lượng học sinh tham gia

18

12

6

b.

(Mỗi @ ứng với 3 học sinh tham gia câu lạc bộ ngoại ngữ)

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

(Mỗi # ứng với 6 bạn tham gia câu lạc bộ)

Câu lạc bộ

Tiếng Anh

Tiếng Pháp

Tiếng Nga

Số lượng học sinh tham gia

# # #

# #

#

Bài 9.10 trang 76, SGK Toán lớp 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Bảng thống kê sau cho biết số lượng tin nhắn một người nhận được vào các ngày làm việc trong tuần.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Lời giải:

Thứ hai có 6 tin nhắn nên số biểu tượng lá thư là: 6:2=3.

Thứ ba có 4 tin nhắn nên số biểu tượng lá thư là: 4:2=2.

Thứ tư có 4 tin nhắn nên số biểu tượng lá thư là: 4:2=2.

Thứ năm có 2 tin nhắn nên số biểu tượng lá thư là: 2:2=1.

Thứ sáu có 8 tin nhắn nên số biểu tượng lá thư là: 8:2=4.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Giaibaitap.me


Page 12

Bài 9.11 trang 81; SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Ngày nào trong tuần An dành thời gian tự học ở nhà nhiều nhất?

Trả lời:

Ngày An dành thời gian tự học ở nhà nhiều nhất là thứ sáu vì cột thứ sáu cao nhất và bằng 120 phút.

Bài 9.12 trang 81; SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Ngày nào trong tuần An không tự học ở nhà?

Trả lời:

Trong các ngày từ thứ 2 đến chủ nhật thì chỉ có chủ nhật là không có cột hình chữ nhật tức là số giờ tự học bằng 0 giờ.

Vậy chủ nhật là ngày An không tự học ở nhà

Bài 9.13 trang 81; SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Tổng thời gian trong tuần An tự học ở nhà là bao nhiêu phút?

Trả lời:

Thời gian tự học của An trong tuần là:

Thứ 2: 80 giờ

Thứ 3: 100 giờ

Thứ 4: 60 giờ

Thứ 5: 80 giờ

Thứ 6: 120 giờ

Thứ 7: đỉnh của hình chữ nhật nằm giữa vạch 80 và 100 nên có số giờ là 90 giờ.

Chủ nhật: 0 giờ

Vậy tổng thời gian tự học ở nhà của An trong tuần là

80+100+60+80+120+90=530 giờ.

Bài 9.14 trang 81; SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Hoàn thiện biểu đồ nếu ngày Chủ Nhật An dành 50 phút tự học ở nhà.

Trả lời:

50 phút nằm ở giữa 40 và 60 nên ta lấy trung điểm của 40 và 60 làm chiều cao của cột chủ nhật. Ta có biểu đồ:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Bài 9.15 trang 81; SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Lập bảng thống kê thể hiện thời gian tự học ở nhà của An vào các ngày trong tuần.

Trả lời:

Thời gian An tự học thứ 2 là 80 thì ta ghi 80 vào ô ở bên dưới ô ghi “Thứ 2”

Tương tự với thời gian An tự học thứ 3,4,5,6 và chủ nhật.

Ngày trong tuần

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

Chủ Nhật

Thời gian (phút)

80

100

60

80

120

90

0

Bài 9.16 trang 81; SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Bảng sau cho biết số lượng các bạn lớp Khoa hâm mộ ba câu lạc bộ bóng đá ở giải Ngoại hạng Anh (mỗi gạch ứng với một bạn).

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Lập bảng thống kê và vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê đó.

Trả lời:

Bảng thống kê

Câu lạc bộ bóng đá

Manchester City

Manchester United

Liverpool

Số lượng các bạn hâm mộ

12

13

15

Biểu đồ cột biểu diễn số các bạn yêu thích câu lạc bộ bóng đá:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Bài 9.17 trang 81; SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Cho bảng thống kê sau:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Hãy vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê trên.

Trả lời:

Vẽ biểu đồ:

Bước 1. Vẽ trục ngang biểu diễn thể loại. Vẽ trục đứng biểu diễn số bạn.

Bước 2. Với mỗi thể loại trên trục ngang, ta vẽ một hình chữ nhật có chiều cao bằng số bạn yêu thích thể loại đó (chiều rộng của các hình chữ nhật bằng nhau)

Bước 3. Đặt tên cho biểu đồ, ghi chú thích và tô màu cho các cột để hoàn thiện biểu đồ.

Biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Giaibaitap.me


Page 13

Bài 9.18 trang 86, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Biểu đồ hình 9.23 cho biết số lượng quạt trần và quạt cây bán được tại một của hàng điện máy trong năm 2018.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Liệt kê ba tháng cửa hàng bán được nhiều quạt trần nhất?

Trả lời:

Ba tháng cửa hàng bán được nhiều quạt trần nhất là:  tháng 5 (35), tháng 6 (41), tháng 7 (37).

Bài 9.19 trang 86, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Biểu đồ hình 9.23 cho biết số lượng quạt trần và quạt cây bán được tại một của hàng điện máy trong năm 2018

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Liệt kê ba tháng cửa hàng bán được nhiều quạt cây nhất?

Trả lời:

Ba tháng của hàng bán được nhiều quạt cây nhất là: tháng 4 (39), tháng 5(51), tháng 6 (49).

Bài 9.20 trang 86, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Biểu đồ hình 9.23 cho biết số lượng quạt trần và quạt cây bán được tại một của hàng điện máy trong năm 2018

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Tính tổng số lượng quạt cả hai loại bán được trong ba tháng 5, 6, 7 và ba tháng 10, 11, 12 rồi so sánh.

Trả lời:

Tổng số lượng quạt cả hai loại bán được trong 3 tháng 5, 6, 7 là:

(35+51)+(41+49)+(37+32) = 245 (chiếc )

Tổng số lượng quạt cả hai loại bán được trong 3 tháng 10, 11, 12 là:

(15+13)+(17+23)+(20+17) = 105 (chiếc )

Tổng số lượng quạt cả hai loại bán được trong 3 tháng 10, 11, 12 ít hơn tổng số lượng quạt cả hai loại bán được trong 3 tháng 5, 6, 7.

Bài 9.21 trang 86, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Biểu đồ hình 9.23 cho biết số lượng quạt trần và quạt cây bán được tại một của hàng điện máy trong năm 2018.

 

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Các loại quạt có xu hướng bán chạy hơn vào mùa nào trong năm?

Trả lời:

Tháng 1 bán được 29

Tháng 2 bán được 17

Tháng 3 bán được 23

Tháng 4 bán được 58

Tháng 5 bán được 86

Tháng 6 bán được 90

Tháng 7 bán được 69

Tháng 8 bán được 51

Tháng 9 bán được 39

Tháng 10 bán được 28

Tháng 11 bán được 40

Tháng 12 bán được 37

Các loại quạt có xu hướng bán chạy hơn vào mùa hè (tháng 5, 6, 7)  trong năm.

Bài 9.22 trang 86, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Biểu đồ hình 9.23 cho biết số lượng quạt trần và quạt cây bán được tại một của hàng điện máy trong năm 2018

 

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Từ biểu đồ, không thực hiện tính toán, hãy cho biết loại quạt nào bán được với số lượng nhiều hơn tại cửa hàng điện máy.

Trả lời:

Loại quạt bán được với số lượng nhiều hơn tại cửa hàng điện máy là: quạt cây.

Bài 9.23 trang 86, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Vẽ biểu đồ cột kép biểu diễn bảng thống kê số lượng học sinh đạt điểm giỏi môn Văn và Toán của các lớp khối 6.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trả lời:

Bước 1. Vẽ các trục biểu diễn số lượng các lớp và các môn.

Bước 2. Với mỗi lớp, vẽ hai hình chữ nhật cạnh nhau với chiều rộng bằng nhau và chiều cao bằng số lượng học sinh đạt điểm giỏi mỗi môn của lớp đó.

Bước 3. Tô màu hoặc gạch chéo để phân biệt hai lớp và ghi chú thích. Đặt tên cho biểu đồ và điền số liệu trên các cột (nếu cần) để hoàn thiện biểu đồ.

Lớp 6A: Môn Văn có 9 ta kẻ chiều cao bằng 9, môn Toán có 8 ta kẻ chiều cao bằng 8.

Tương tự với lớp 6B, 6C và 6D.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Bài 9.24 trang 86, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Bảng thống kê sau đây cho biết số lượng các bạn nam, nữ trong lớp yêu thích một số môn thể thao.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Từ bảng trên, em hãy thay dấu "?" bằng dữ liệu thích hợp để hoàn thiện biểu đồ ở hình 9.24.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trả lời:

Trục nằm ngang biểu diễn các môn thể thao, với mỗi môn thể thao có 2 cột, cột màu cam biểu diễn cho số nam và cột màu xanh biểu diễn cho số nữ.

Môn bóng đá: Nam có 20 và nữ có 5 nên ta điền số trên cột màu cam là 20 và số trên cột màu xanh là 5.

Tương tự với môn cầu lông, cờ vua và bóng bàn.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Giaibaitap.me


Page 14

Bài 9.29 trang 96, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Minh gieo một con xúc xắc 100 lần và ghi lại số chấm xuất hiện ở mỗi lần gieo được kết quả như sau:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau:

a. Số chấm xuất hiện là số chẵn;

b. Số chấm xuất hiện lớn hơn 2.

Trả lời:

a.

Các số chẵn là 2;4;6

Số lần được 2 là 20, số lần được 4 là 22, số lần được 6 là 15.

Số lần được số chẵn là: 20+22+15=57

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “Số chấm xuất hiện là số chẵn” là:\(\frac{{57}}{{100}} = \frac{{57.100}}{{100}}\%  = 57\% \)

b.

Các số lớn hơn 2 là 3;4;5;6

Số lần được 3 là 18, số lần được 4 là 22, số lần được 5 là 10, số lần được 6 là 15.

Số lần được số chẵn là: 18+22+10+15=65

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “Số chấm xuất hiện lớn hơn 2” là:\(\frac{{65}}{{100}} = \frac{{65.100}}{{100}}\%  = 65\% \)

Bài 9.30 trang 96, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

An quay tấm bìa như hình bên một số lần và ghi kết quả dưới dạng bảng như sau (Mỗi gạch tương ứng 1 lần):

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

a. An đã quay tấm bìa bao nhiêu lần?

b. Có bao nhiêu lần mũi tên chỉ vào ô màu xanh, bao nhiêu lần mũi tên chỉ vào ô màu vàng?

c. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Mũi tên chỉ vào ô màu xanh”.

Trả lời:

a. An đã quay tấm bìa: 24 lần (Số lần An quay bằng số gạch xanh cộng với số gạch vàng)

b. Có 7 lần mũi tên chỉ vào ô màu vàng, 17 lần mũi tên chỉ vào ô màu xanh.

c. Xác suất thực nghiệm của sự kiện Mũi tên chỉ vào ô màu xanh là: \(\frac{{17}}{{24}}\)

Bài 9.31 trang 96, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Trong túi có một số viên bi màu đen và một số viên bi màu đỏ. Thực hiện lấy ngẫu nhiên một viên bi từ túi, xem viên bi màu gì rồi trả lại viên bi vào túi. Khoa thực hiện thí nghiệm 30 lần. Số lần lấy được viên bi màu đỏ là 13. Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện Khoa lấy được viên bi màu đỏ.

Trả lời:

Xác suất thực nghiệm của sự kiện Khoa lấy được viên bi màu đỏ là:\(\dfrac{13}{30}\)

Bài 9.32 trang 96, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Một chiếc thùng kín có một số quả bóng xanh, đỏ tím vàng. Trong một trò chơi, người chơi lấy ngẫu nhiên một quả bóng, ghi lại màu rồi trả lại bóng vào thùng. Bình thực hiện trò chơi 100 lần và được kết quả như bảng sau:

Màu Số lần
Xanh 43
Đỏ 22
Tím 18
Vàng 17

Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau:

a) Bình lấy được quả bóng màu xanh;

b) Quả bóng được lấy ra không là màu đỏ.

Trả lời:

a) Xác suất Bình lấy được quả bóng màu xanh:

43:100.100%=43%

b)

Số lần lấy được bóng màu đỏ là 22 lần.

Số lần không lấy được màu đỏ là 100-22=78 lần.

Xác suất Bình không lấy được quả bóng màu đỏ:

78:100.100%=78%

Giaibaitap.me


Page 15

Bài 9.33 trang 98, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Nam muốn tìm kiếm thông tin để trả lời các câu hỏi sau đây.

Em hãy gợi ý giúp Nam cách thu thập dữ liệu phù hợp cho mỗi câu hỏi.

a. Năm quốc gia nào có diện tích lớn nhất?

b. Có bao nhiêu bạn trong lớp có đồng hồ đeo tay?

c. Trong tuần trước, tổ nào trong lớp có nhiều lượt đi học muộn nhất?

Trả lời:

a. Khảo sát qua mạng Internet.

b. Phỏng vấn trực tiếp các bạn trong lớp 

c. Sử dụng phiếu hỏi.

Bài 9.34 trang 98, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Việt muốn tìm hiểu về đội bóng yêu thích của một số bạn nam. Em hãy giúp Việt:

a. Lập phiếu hỏi để thu thập dữ liệu;

b. Thu thập trong phạm vi lớp em và ghi lại kết quả dưới dạng bảng.

Từ kết quả thu được em có kết luận gì?

Trả lời:

a. Lập phiếu hỏi

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

b.  (Học sinh tự thực hiện).

Bài 9.35 trang 98, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Một túi đựng 2 quả bóng màu xanh,4 quả bóng màu vàng và 1 quả bóng màu đỏ. Nam lấy một quả bóng mà không nhìn vào túi.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

a. Quả bóng Nam lấy ra có thể có màu gì?

b. Em hãy lấy một quả bóng từ túi đó 20 lần, sau mỗi lần ghi lại xem quả bóng lấy được có màu gì rồi trả bóng lại túi trước khi lấy lần sau. Hoàn thiện bảng thống kê sau:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

c. Vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê trên;

d. Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện Quả bóng lấy ra có màu

(1) Xanh;                 (2) Vàng;                 (3) Đỏ.

Trả lời:

a. Quả bóng Nam lấy ra có thể có màu: xanh, vàng và đỏ.

b.

Màu bóng

Xanh

Vàng

Đỏ

Số lần

5

9

6

c. Vẽ biểu đồ:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

dXác suất thực nghiệm của các sự kiện Quả bóng lấy ra có màu xanh là: \(\frac{5}{{20}} = \frac{5}{{20}}.100\%  = 25\% \)

Xác suất thực nghiệm của các sự kiện Quả bóng lấy ra có màu vàng là:

\(\frac{9}{{20}} = \frac{9}{{20}}.100\%  = 45\% \)

Xác suất thực nghiệm của các sự kiện Quả bóng lấy ra có màu đỏ là:

\(\frac{6}{{20}} = \frac{6}{{20}}.100\%  = 30\% \)

Bài 9.36 trang 98, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Bình khảo sát môn thể thao yêu thích của các bạn trong lớp thu được kết quả như trong bảng thống kê 9.11.

a. Vẽ biểu đồ cột kép biểu diễn bảng thống kê này;

b. Môn thể thao nào được các bạn nam yêu thích nhất? Môn thể thao nào được các bạn nữ yêu thích nhất?

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trả lời:

a.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

b. Môn thể thao được các bạn nam yêu thích nhất là: Bóng đá (cột cao nhất màu vàng)

Môn thể thao được các bạn nữ yêu thích nhất là: Bơi lội (cột cao nhất màu xanh).

Bài 9.37 trang 98, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Minh bỏ 7 viên bi đen và 3 viên bi trắng vào một cái túi. Mỗi lần Minh lấy ra ngẫu nhiên một viên bị từ túi, xem viên bi đó có màu gì rồi lại bỏ viên bi đó vào túi. Minh đã thực hiện 100 lần và thấy có 58 lần lấy được bi đen.

Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện Minh lấy được viên bi màu đen.

Trả lời:

Xác suất thực nghiệm của sự kiện Minh lấy được viên bi màu đen là: \(\frac{{58}}{{100}} = 58\% \)

Bài 9.38 trang 98, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Trong hộp có 5 phần thưởng gồm 2 chiếc bút chì và 3 chiếc bút bi. Quỳnh chọn ngẫu nhiên hai phần thưởng trong hộp. Em hãy liệt kê các kết quả có thể.

Trả lời:

Các kết quả có thể là:

+ Lần 1 được bút chì và lần 2 lấy được bút bi;

+ Lần 1 được bút chì và lần 2 lấy được bút chì;

+ Lần 1 được bút bi và lần 2 lấy được bút bi.

Giaibaitap.me


Page 16

NHIỆM VỤ HỌC SINH THỰC HIỆN Ở NHÀ

1. Các khoản chi tiêu của gia đình em trong một tuần

Khoản chi tiêu

Số tiền

Điện, nước

250 000

Ăn uống

1 000 000

Đi lại

130 000

Điện thoại, internet

100 000

Sách vở

70 000

Vật dụng

200 000

Giải trí, mua sắm

750 000

Dự phòng, tiết kiệm

1 250 000

Tổng

3 750 000

2. Phân chia và sắp xếp các khoản chi tiêu thành 3 hạng mục:

Hạng mục chi tiêu

Khoản chi

1)    Chi cố định thiết yếu

- Điện, nước

- Ăn uống

2)    Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt

- Đi lại

- Điện thoại, internet

- Sách vở

- Vật dụng

3)    Chi phát sinh

- Giải trí, mua sắm

- Dự phòng, tiết kiệm

3. Hoàn thành bảng phân tích

Hạng mục chi tiêu

Số tiền

Tỉ lệ (%)

1)    Chi cố định thiết yếu

1 250 000

33

2)    Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt

500 000

13

3)    Chi phát sinh

2 000 000

53

Tổng cộng

3 750 000 000

CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP DỰA VÀO VÍ DỤ THỰC TẾ BAN ĐẦU

1.Hoàn thành cột cuối trong bảng T.1

Khoản chi tiêu

Số tiền

Tỉ lệ (%)

Điện, nước

250 000

7

Ăn uống

1 000 000

27

Đi lại

130 000

3

Điện thoại, internet

100 000

3

Sách vở

70 000

2

Vật dụng

200 000

5

Giải trí, mua sắm

750 000

20

Dự phòng, tiết kiệm

1 250 000

33

Tổng

3 750 000

100

2. Chia các khoản chi trong bảng T.1 vào ba hạng mục

Hạng mục chi tiêu

Số tiền

Tỉ lệ (%)

1)    Chi cố định thiết yếu

5 000 000

33

2)    Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt

2 000 000

13

3)    Chi phát sinh

8 000 000

53

Tổng cộng

15 000 000

3. Theo em, các khoản chi của anh Bình còn có gì chưa hợp lí? Nên điều chỉnh thế nào?

Theo em, các khoản chi không phải chi cố định thiết yếu còn ở mức cao. Anh Bình cần giảm chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt và chi phát sinh.

Giaibaitap.me


Page 17

Câu hỏi:

Em hãy vẽ những hình sau bằng phần mềm GeoGebra , sau đó dùng công cụ Đối xứng để được hình có trục đối xứng nhé!

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trả lời:

Nhấn chuột phải vào vùng làm việc, chọn "Hệ trục tọa độ"

Hình 1:

- Chọn Điểm mới để vẽ các điểm A,B,C,D,E,F,G,H.

- Chọn Đoạn thẳng để vẽ các đoạn thẳng AB, AC, CD, EF, FG, GH.

- Chọn Đối xứng qua đường thẳng:

+ Nháy chuột trái vào đoạn thẳng AC ---> Nháy chuột trái vào đoạn thẳng AB, ta được đoạn thẳng đối xứng với AC qua AB.

+ Tương tự đối với các đoạn thẳng CD, EF, FG, GH.

Ta được hình có trục đối xứng là AB.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Hình 2:

- Chọn Điểm mới để vẽ các điểm A,B,C,D,E,F, G. Nháy chuột phải vào điểm G, chọn Hiển thị đói tượng

- Chọn Đoạn thẳng để vẽ các đoạn thẳng AB, AC, CD, ED, EF, FG.

- Chọn Đối xứng qua đường thẳng:

+ Nháy chuột trái vào đoạn thẳng AC ---> Nháy chuột trái vào đoạn thẳng AB, ta được đoạn thẳng đối xứng với AC qua AB.

+ Tương tự đối với các đoạn thẳng CD, ED, EF, FG.

Ta được hình có trục đối xứng là AB.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Hình 3:

Chọn Đường tròn khi biết tâm và bán kính để vẽ đường tròn tâm A, tâm C, Bán kính 1

Chọn Điểm mới để vẽ điểm D,E

Chọn Đường thẳng đi qua 2 điểm, vẽ đường thẳng DE

Chọn Giao điểm 2 đối tượng, nháy chuột trái vào đường thẳng DE và đường tròn tâm A. Ta được điểm B.

- Chọn Đối xứng qua đường thẳng:

+ Nháy chuột trái vào đường tròn tâm A ---> Nháy chuột trái vào đoạn thẳng DB, ta được đường tròn đối xứng với đường tròn tâm A qua DE.

+ Tương tự đối với đường tròn tâm C.

Ta được hình có trục đối xứng là DE.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Giaibaitap.me


Page 18

Bài 1 trang 108, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Số tự nhiên n có sáu chữ số phân biệt, hai chữ số cạnh nhau luôn là hai số tự nhiên liên tiếp. Hãy tìm số n, biết rằng trong sáu chữ số của nó, chữ số 4 có giá trị bằng 4 000. Em tìm được mấy số như vậy?

Trả lời:

Gọi số có 6 chữ số phân biệt là \(\overline {abcdef} \).

chữ số 4 có giá trị bằng 4 000 nên số 4 ở vị trí c. Thay vào ta được \(\overline {ab4def} \)

Vì hai chữ số cạnh nhau luôn là hai số tự nhiên liên tiếp nên số b, 4 và d là 3 số tự nhiên liên tiếp. Vậy \(\overline {b4d} \) có thể là 345 hoặc 543.

Nếu \(\overline {b4d} \) là 345 thì a=2, e=6, f=7. Ta được n là 234 567.

Nếu \(\overline {b4d} \) là 543 thì a=6, e=2, f=1. Ta được 654 321.

Vậy n là 234 567 hoặc 654 321.

Bài 2 trang 108, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Hai bạn An và Bình mua một số sách. Khi trả tiền, Bình nhận thấy An đưa cho người bán hàng 2 tờ 100 nghìn đồng, 4 tờ 10 nghìn đồng và 6 tờ 1 nghìn đồng. Hãy biểu diễn số tiền sách (đơn vị nghìn đồng ) mà An đã trả dưới dạng tổng giá trị các chữ số của nó rồi so sánh với số tờ tiền mà An dùng để trả và nêu nhận xét.

Trả lời:

Biểu diễn số tiền sách dưới dạng tổng các giá trị các chữ số của nó là:

200 000+40 000+6 000=246 000(đồng)

Tổng các chữ số của 246 000 là 2+4+6+0+0+0=10.

Số tờ tiền mà An dùng là: 2+4+6=10(tờ)

Nhận xét: Tổng số tờ tiền và Tổng giá trị các chữ số của số tờ tiền bằng nhau.

Bài 3 trang 108, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Tính giá trị của các biểu thức sau rồi phân tích kết quả ra thừa số nguyên tố:

a. \(160 - \left( {{2^3}{{.5}^2} - 6.25} \right)\);

b. \(37.3 + 225:{15^2}\)

c. \(5871:103 - 64:{2^5}\)

d. \(\left( {1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8} \right){.5^2} - 850:2\)

Trả lời:

a. \(160 - \left( {{2^3}{{.5}^2} - 6.25} \right)\)

\(\begin{array}{l} = 160 - \left( {8.25 - 6.25} \right)\\ = 160 - 25.\left( {8 - 6} \right)\\ = 160 - 25.2\\ = 160 - 50\\ = 110\end{array}\)

b. \(37.3 + 225:{15^2}\)

\(\begin{array}{l} = 37.3 + 225:225\\ = 37.3 + 1\\ = 111 + 1\\ = 112\end{array}\)

c. \(5871:103 - 64:{2^5}\)

\(\begin{array}{l} = 5871:103 - 64:32\\ = 57 - 2 = 55\end{array}\)

d. \(\left( {1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8} \right){.5^2} - 850:2\)

\(\begin{array}{l} = \left[ {\left( {1 + 8} \right) + \left( {2 + 7} \right) + \left( {3 + 6} \right) + \left( {4 + 5} \right)} \right]{.5^2} - 850:2\\ = \left( {9 + 9 + 9 + 9} \right){.5^2} - 850:2\\ = {9.4.5^2} - 850:2\\ = {36.5^2} - 425\\ = {36.5^2} - {5^2}.17\\ = {5^2}.\left( {36 - 17} \right)\\ = {5^2}.19\end{array}\)

Bài 4 trang 108, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Một phân xưởng có 30 công nhân. Dự kiến mỗi giờ công nhân làm được 100 sản phẩm. Khi đó phân xưởng sẽ hoàn thành một đơn hàng trong 24 giờ. Hãy viết biểu thức số biểu thị ( không cần tính giá trị biểu thức):

a. Tổng số sản phẩm mà phân xưởng phải hoàn thành theo đơn hàng.

b. Số sản phẩm mà mỗi công nhân phải làm để hoàn thành đơn hàng.

Trả lời:

a. Biểu thức số biểu thị tổng số sản phẩm mà phân xưởng phải hoàn thành theo đơn hàng:

30 x24 x100 sản phẩm 

b. Biểu thức số biểu thị số sản phẩm mà mỗi công nhân phải làm để hoàn thành đơn hàng là:

24 x 100 sản phẩm.

Bài 5 trang 108, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Khoảng 3 000 người tham gia một lễ kỉ niệm. Nếu họ xếp hàng 7, hàng 8, hàng 9 hay hàng 10 thì đều còn dư ra 6 người. Hỏi chính xác có bao nhiêu người tham gia?

Trả lời:

Gọi a là số người tham gia lễ kỉ niệm ta có a

Vì khi họ xếp thành 7,8,9,10 đều dư 6 người nên (a-6 ) là BCNN (7,8,9,10)=2520 và (a-6)

Ta có (a-6)=2520; a=2566.

Vậy số người tham gia lễ kỉ niệm là: 2566 (người)

Bài 6 trang 108, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Tính giá trị của biểu thức sau (tính hợp lí, nếu có thể):

a) \(\frac{{ - 3}}{7}.\frac{2}{5} + \frac{2}{5}.\left( { - \frac{5}{{14}}} \right) - \frac{{18}}{{35}}\)

b) \(\left( {\frac{2}{3} - \frac{5}{{11}} + \frac{1}{4}} \right):\left( {1 + \frac{5}{{12}} - \frac{7}{{11}}} \right)\);

c) \(\left( {13,6 - 37,8} \right).\left( { - 3,2} \right)\)

d) \(\left( { - 25,4} \right).\left( {18,5 + 43,6 - 16,8} \right):12,7\)

Trả lời:

a) \(\frac{{ - 3}}{7}.\frac{2}{5} + \frac{2}{5}.\left( { - \frac{5}{{14}}} \right) - \frac{{18}}{{35}}\)

\(\begin{array}{l} = \frac{2}{5}\left( {\frac{{ - 3}}{7} + \frac{{ - 5}}{{14}}} \right) - \frac{{18}}{{35}}\\ = \frac{2}{5}.\left( {\frac{{ - 6}}{{14}} + \frac{{ - 5}}{{14}}} \right) - \frac{{18}}{{35}}\\ = \frac{2}{5}.\frac{{ - 11}}{{14}} - \frac{{18}}{{35}} = \frac{{2.\left( { - 11} \right)}}{{5.2.7}} - \frac{{18}}{{35}}\\ = \frac{{ - 11}}{{35}} - \frac{{18}}{{35}} = \frac{{ - 11 - 18}}{{35}} = \frac{{ - 19}}{{35}}\end{array}\)

b) \(\left( {\frac{2}{3} - \frac{5}{{11}} + \frac{1}{4}} \right):\left( {1 + \frac{5}{{12}} - \frac{7}{{11}}} \right)\);

\(\begin{array}{l} = \left( {\frac{{2.11.4}}{{3.11.4}} - \frac{{5.3.4}}{{11.3.4}} + \frac{{1.3.11}}{{4.3.11}}} \right):\left( {1 + \frac{{5.11}}{{12.11}} - \frac{{7.12}}{{11.12}}} \right)\\ = \left( {\frac{{88 - 60 + 33}}{{121}}} \right):\left( {1 + \frac{{55 - 84}}{{121}}} \right)\\ = \frac{{61}}{{121}}:\left( {1 + \frac{{ - 29}}{{121}}} \right)\\ = \frac{{61}}{{121}}:\frac{{121 - 29}}{{121}} = \frac{{61}}{{121}}:\frac{{92}}{{121}} = \frac{{61}}{{92}}\end{array}\)

c) \(\left( {13,6 - 37,8} \right).\left( { - 3,2} \right)\)

\( = \left( { - 24,2} \right):\left( { - 3,2} \right) = 77,44\)

d) \(\left( { - 25,4} \right).\left( {18,5 + 43,6 - 16,8} \right):12,7\)

\(\begin{array}{l} = \left( { - 25,4} \right).\left( {62,1 - 16,8} \right):12,7\\ = \left( { - 25,4} \right).45,3:12,7\\ = \left( { - 25,4} \right):12,7.45,3\\ =  - 2.45,3 =  - 90,6\end{array}\)

Bài 7 trang 108, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Tính giá trị của các biểu thức sau (tính hợp lí nếu có thể):

a) \(\left( {\frac{7}{3} + 3,5} \right):\left( { - \frac{{25}}{6} + \frac{{22}}{7}} \right) + 0,5\);

b) \(\frac{{38}}{7} + \left( { - 3,25} \right) - \frac{{17}}{7} + 4,55\)

Trả lời:

a) \(\left( {\frac{7}{3} + 3,5} \right):\left( { - \frac{{25}}{6} + \frac{{22}}{7}} \right) + 0,5\)

\(\begin{array}{l} = \left( {\frac{7}{3} + \frac{7}{2}} \right):\left( { - \frac{{25}}{6} + \frac{{22}}{7}} \right) + \frac{1}{2}\\ = \frac{{35}}{6}:\frac{{ - 25.7 + 22.6}}{{6.7}} + \frac{1}{2}\\ = \frac{{35}}{6}:\frac{{ - 43}}{{7.6}} + \frac{1}{2} = \frac{{35}}{6}.\frac{{7.6}}{{ - 43}} + \frac{1}{2}\\ = \frac{{ - 245}}{{43}} + \frac{1}{2} = \frac{{ - 245.2 + 43}}{{43.2}} = \frac{{ - 447}}{{86}}\end{array}\)

b) \(\frac{{38}}{7} + \left( { - 3,25} \right) - \frac{{17}}{7} + 4,55\)

\(\begin{array}{l} = \left( {\frac{{38}}{7} - \frac{{17}}{7}} \right) + \left( {4,55 - 3,25} \right)\\ = \frac{{38 - 17}}{7} - 8,5 = \frac{{21}}{7} - 8,5\\ = 3 - 8,5 =  - 5,5\end{array}\)

Bài 8 trang 108, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Tìm x biết:

a) \(x:1\frac{2}{7} =  - 3,5\)

b) \(0,4.x - \frac{1}{5}.x = \frac{3}{4}\)

Trả lời:

a) \(1\frac{2}{7} = 1 + \frac{2}{7} = \frac{9}{2}\)

\(\begin{array}{l}x:1\frac{2}{7} =  - 3,5\\x:\frac{9}{7} =  - \frac{7}{2}\\x =  - \frac{7}{2}.\frac{9}{7}\\x =  - \frac{9}{2}\end{array}\)

b) \(0,4.x - \frac{1}{5}.x = \frac{3}{4}\)

\(\begin{array}{l}\frac{2}{5}.x - \frac{1}{5}.x = \frac{3}{4}\\\left( {\frac{2}{5} - \frac{1}{5}} \right).x = \frac{3}{4}\\\frac{1}{5}.x = \frac{3}{4}\\x = \frac{3}{4}:\frac{1}{5}\\x = \frac{3}{4}.5\\x = \frac{{15}}{4}\end{array}\)

Bài 9 trang 109, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Bốn thửa ruộng thu hoạch được tất cả 10,5 tấn thóc. Số thóc thu hoạch ở ba thửa ruộng đầu lần lượt bằng 0,2; 15%; và \(\frac{2}{7}\) tổng số thóc thu được ở cả bốn thửa ruộng. Tính số thóc thu được ở thửa ruộng thứ tư.

Trả lời:

Số phần biểu diễn số thóc thu được ở thửa ruộng thứ 4 là:

\(1 - 0,2 - 15\%  - \frac{2}{7} = 1 - \frac{1}{5} - \frac{3}{{20}} - \frac{2}{7} = \frac{{51}}{{140}}\) (phần)

Số thóc thu được ở thửa ruộng thứ tư là:

\(\frac{{51}}{{140}}\).10,5=3,825 (tấn).

Bài 10 trang 109, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Một người bán một tấm vải. Ngày thứ nhất, người đó bán được 25% tấm vải và 15m; ngày thứ hai bán được \(\frac{1}{3}\) số vải còn lại sau ngày thứ nhất và còn lại 28m. Hỏi tấm vải đó dài bao nhiêu mét?

Trả lời:

Số vải sau 2 ngày bán bằng \(1 - \frac{1}{3} = \frac{2}{3}\) số vải còn lại sau ngày thứ nhất nên \(\frac{2}{3}\) số vải còn lại sau ngày thứ nhất bằng 28m. Vậy số vải còn lại sau ngày thứ nhất là:

28:(1-\(\frac{1}{3}\))=42(mét)

Số vải còn lại sau ngày thứ nhất cộng thêm 15m thì bằng (1-25%) số vải ban đầu. Độ dài tấm vải ban đầu là:

(42+15):(1-25%)=76 (mét).

Giaibaitap.me


Page 19

Bài 11 trang 109, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Có tất cả bao nhiêu đường thẳng đi qua ít nhất 2 trong 5 điểm dưới đây? Em hãy kể tên các đường thẳng đó?

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trả lời:

Có tất 5 đường thẳng đi qua ít nhất 2 trong 5 điểm. Tên các đường thẳng là: AB; BE; BC; BD; AE.

Bài 12 trang 109, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Một mảnh đất hình chữ nhật có kích thước 50 m x 30 m. Trên mảnh đất đó, người ta làm 1 lối đi xung quanh rộng 2 m, diện tích còn lại dùng để trồng rau. Hỏi diện tích trồng rau là bao nhiêu mét vuông?

Trả lời:

Chiều dài khu vực trồng rau là 50-2 = 48(m).

Chiều rộng khu vực trồng rau là 30-2 = 28(m).

Diện tích trồng rau là có số mét vuông là:

48.28=1344(\({m^2}\))

Bài 13 trang 109, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

a. Em hãy vẽ một tam giác tùy ý rồi dùng thước đo góc để đo các góc của tam giác đó.

b. Tính tổng các số đo của ba góc và so sánh với kết quả của bạn khác.

Chú ý: Nếu vẽ tam giác quá nhỏ thì sẽ khó đo góc.

Trả lời:

a.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Góc CAB có số đo là 40 độ 

Góc ABC có số đo là 50 độ 

Góc ACB có số đo là 90 độ 

b. Tổng ba góc trong tam giác là: 180 độ bằng với kết quả của các bạn khác.

Bài 14 trang 109, SGK Toán 6 tập 2 - KNTT

Câu hỏi:

Hai người cùng chơi một trò chơi mỗi người chơi lần lượt quay một tấm bìa có gắn một mũi tên ở tâm (như hình vẽ bên ).

Nếu mũi tên chỉ vào số chẵn thì người chơi đầu thắng, nếu mũi tên chỉ vào số lẻ thì người chơi sau thắng.

a. Em và bạn quay miếng bìa 20 lần. Ghi lại xem trong 20 lần chơi có bao nhiêu lần em thắng bao nhiêu lần, bạn em thắng bao nhiêu lần;

b. Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện Em thắng, Bạn em thắng;

c. Vẽ biểu đồ cột biểu diễn số lần thắng của mỗi người.

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Trả lời:

a. Trong 20 lần chơi có 15  lần em thắng, bạn em thắng 5 lần;

b. Xác suất thực nghiệm của  sự kiện Em thắng là:\(\frac{{15}}{{20}}\)=75%

Xác suất thực nghiệm của  sự kiện Bạn em thắng là: 520=25%

c. Biểu đồ cột:

Bài 8.4 SGK Toán 6 tập 2 trang 47

Giaibaitap.me