20 cơ quan tình báo hàng đầu thế giới năm 2022

20 cơ quan tình báo hàng đầu thế giới năm 2022

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

T ổng Bí thư Tập Cận Bình ngày 23/10

26 tháng 10 2022

Lần đầu tiên sau nhiều thập niên, một trùm tình báo được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, là diễn tiến đáng chú ý tại Đại hội XX vừa kết thúc. 

Tại Bắc Kinh ngày 23/10, Ban Chấp hành Trung ương khóa XX đã bầu Bộ Chính trị gồm 24 ủy viên và Thường vụ Bộ Chính trị với 7 ủy viên. 

Đáng chú ý, Trần Văn Thanh, Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia, có tên trong Bộ Chính trị. 

Ông Trần Văn Thanh cũng có tên trong Ban Bí thư gồm 7 người.

Năm nay 62 tuổi, ông Trần Văn Thanh hiện là Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia, phụ trách hoạt động tình báo và bảo vệ chính trị.

Thành lập năm 1983, bộ này tới nay trải qua 5 đời bộ trưởng, nhưng chưa từng có ai được vào Bộ Chính trị cho tới nay.

Nhà nghiên cứu Richard C. Bush viết cho Viện Nghiên cứu Brookings ngày 25/10 nhận xét: 

“Việc được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị và Ban Thường vụ Bộ Chính trị càng khẳng định rõ ràng hơn bao giờ hết rằng ưu tiên hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là tối đa hóa quyền kiểm soát đối với hệ thống Đảng Cộng sản Trung Quốc.” 

“Ông ta muốn người của mình lãnh đạo các cơ quan chịu trách nhiệm duy trì quyền kiểm soát. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia lần đầu tiên trở thành Ủy viên Bộ Chính trị.”

Năm 2012, một tháng sau khi Tập Cận Bình lần đầu được bầu làm Tổng Bí thư, Trần Văn Thanh được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Năm 2016, ông trở thành Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.

Ngày 16/10, khai mạc Đại hội XX, trong Báo cáo Đại hội Đại biểu toàn quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình có đoạn nhấn mạnh về an ninh quốc gia. 

“An ninh quốc gia là nền tảng của sự phục hưng dân tộc, ổn định xã hội là tiền đề của đất nước cường thịnh.”

“Phải kiên định quán triệt quan niệm an ninh quốc gia tổng thể, lồng ghép bảo vệ an ninh quốc gia vào toàn bộ quá trình công tác trên các lĩnh vực của Đảng và Nhà nước, đảm bảo an ninh quốc gia và ổn định xã hội.”

7 ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc

Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX gồm 24 thành viên, trong đó có 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, gồm Tập Cận Bình, Lý Cường, Triệu Lạc Tế, Vương Hộ Ninh, Thái Kỳ, Đinh Tiết Tường, Lý Hy.

Theo danh sách Ban thường vụ Bộ Chính trị công bố ngày 23/10, Bí thư Thành ủy Thượng Hải Lý Cường xếp thứ hai, sau ông Tập Cận Bình.

1. Tập Cận Bình, sinh năm 1953, quê quán Thiểm Tây, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ tịch nước.

2. Lý Cường, sinh năm 1959, quê quán Chiết Giang, Bí thư Thành ủy Thượng Hải.

3. Triệu Lạc Tế, sinh năm 1957, quê quán Thiểm Tây, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.

4. Vương Hỗ Ninh, sinh năm 1955, quê quán Sơn Đông, Bí thư thứ nhất Ban Bí thư.

5. Đinh Tiết Tường, sinh năm 1962, quê quán Giang Tô, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng.

6. Thái Kỳ, sinh năm 1955, quê quán Phúc Kiến, Bí thư Ban Bí thư, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh.

7. Lý Hy, sinh năm 1956, quê quán Cam Túc, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông.

T rong khi đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng gồm 7 người: Thái Kỳ, Thạch Thái Phong, Lý Cán Kiệt, Lý Thư Lỗi, Trần Văn Thanh, Lưu Kim Quốc, Vương Tiểu Hồng.

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Hài

  • Theo dòng sự kiện
  • Mới nhất
  • Cũ nhất

Hoạt động của tình báo Mỹ tại châu Á trong Thế chiến II (2)

Hoạt động của tình báo Mỹ tại châu Á trong Thế chiến II (2)

Một trong những điệp vụ nổi tiếng của OSS tại Trung Quốc diễn ra ngày 09/08/1945, đúng ngày Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản. Bằng một phương pháp kinh điển nhằm tiêu diệt sinh lực địch, OSS đã lấy mạng được nhiều lính Nhật một cách khéo léo.

Hoạt động của tình báo Mỹ tại châu Á trong Thế chiến II (1)

Hoạt động của tình báo Mỹ tại châu Á trong Thế chiến II (1)

Giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ vẫn chưa có một cơ quan tình báo thống nhất. Nhiều văn phòng tình báo của nước này đã hoạt động một cách riêng lẻ, thậm chí cạnh tranh tiêu diệt lẫn nhau. Chiến trường châu Á-Thái Bình Dương là nơi từng chứng kiến cảnh "nội chiến" đó.

FBI gài người để bắt kẻ buôn tên lửa như thế nào?

FBI gài người để bắt kẻ buôn tên lửa như thế nào?

Cơ quan an ninh Mỹ, Nga và Anh đã phối hợp thành công trong chiến dịch bắt những kẻ nhập tên lửa phục vụ âm mưu khủng bố. Trong khi để nhân viên của mình giả danh các phần tử cực đoan, FBI phải luôn lưu ý rằng họ không được vi phạm luật gài người.

Cục Tình báo quốc gia Hàn Quốc qua các thời kỳ

Cục Tình báo quốc gia Hàn Quốc qua các thời kỳ

Cơ quan Tình báo Hàn Quốc (KCIA) được thành lập ngày 19/6/1961, theo quyết định của Hội đồng tối cao tái thiết quốc gia ngay sau vụ đảo chính quân sự ngày 16/5/1961. Nhiệm vụ của KCIA là giám sát, điều phối hoạt động tình báo trong - ngoài nước và điều tra tội phạm.

Khám phá thế giới bí mật của điệp viên

Khám phá thế giới bí mật của điệp viên

Chiến tranh lạnh là giai đoạn sôi động của các cơ quan tình báo quốc tế. Do phải làm việc trong môi trường luôn cận kề cái chết, các điệp viên đã được trang bị một số loại vũ khí đặc biệt mà người ngoài tưởng chừng chỉ có trên các bộ phim trinh thám.

Bí mật cuộc chiến dưới đáy đại dương (3)

Bí mật cuộc chiến dưới đáy đại dương (3)

Tàu USS Seawolf và USS Parche cũng được huy động tham gia cài đặt và thay thế các thiết bị ghi âm dưới đáy biển. Mỗi lần chúng thường bỏ neo tại nơi gắn thiết bị này khoảng 30 ngày để trực tiếp ghi lại những cuộc nói chuyện của giới chức quân sự Liên Xô.

Bí mật
cuộc chiến dưới đáy đại dương (2)

Bí mật cuộc chiến dưới đáy đại dương (2)

Sau vụ USS Gudgeon, các tàu ngầm Mỹ vẫn chưa chịu rút lui. Năm 1959, hải quân Mỹ đã phát động một chiến dịch quy mô lớn mang tên Holystone, chuyên tập trung thu thập thông tin tình báo về lực lượng tàu ngầm của Liên Xô.

Bí mật cuộc chiến dưới đáy đại dương (1)

Bí mật cuộc chiến dưới đáy đại dương (1)

Sau Thế chiến II, hải quân Mỹ liên tục tung ra những loại tàu ngầm tối tân nhằm thực hiện các chiến dịch tình báo chống Liên Xô. Để đối phó, Matxcơva cũng tiến hành các kế hoạch riêng và cả hai đã tạo ra một cuộc “Chiến tranh Lạnh không tuyên bố dưới đáy biển”.

CIA: Bình Nhưỡng đã mô phỏng nổ hạt nhân

CIA: Bình Nhưỡng đã mô phỏng nổ hạt nhân

Theo bản đánh giá mà CIA chia sẻ với Nhật Bản, Hàn Quốc và đồng minh, vệ tinh Mỹ đã phát hiện địa điểm thử vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên ở Youngdoktong. Tại đó, các thiết bị đã được lắp đặt, những vụ nổ thông thường mô phỏng nổ hạt nhân đã diễn ra.

Phiên toà 'gián điệp'
chấn động nước Mỹ thế kỷ 20

Phiên toà 'gián điệp' chấn động nước Mỹ thế kỷ 20

Ở tuổi trung niên, Robert Rosenberg hiện điều hành quỹ từ thiện cho trẻ em với sự mãn nguyện. Ông là con trai của hai tử tù trong vụ án có thể nói là đáng hổ thẹn nhất nước Mỹ, diễn ra cách đây đúng 50 năm.

CIA lật lại hồ sơ vũ khí của Iraq trước chiến tranh

Một báo cáo tuyệt mật trình lên Nhà Trắng mùa thu năm ngoái đang là trọng tâm điều tra nội bộ của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ, nhằm đưa ra kết luận liệu có phải giới tình báo nước này đã đánh giá sai nguy cơ từ các chương trình vũ khí của Saddam Hussein.

Dự án tuyệt mật chế tạo bom nguyên tử của Nhật

Theo một tài liệu mật mới được công bố, các nhà khoa học Nhật Bản đã cố gắng chế tạo một quả bom A trong Thế chiến II. Tuy nhiên, đêm 12/4/1945, sau khi Mỹ thả những quả bom huỷ diệt, phòng thí nghiệm, các mẫu vật cùng trang thiết bị chỉ còn là những mảnh kim loại cháy xém, thanh gỗ cong queo và kính vụn vương vãi khắp nơi.

Cá heo Mỹ tham chiến tại Iraq

Cá heo Mỹ tham chiến tại Iraq

Hiện nay, hai chú cá heo có tên Tacoma và Makai do hải quân Mỹ huấn luyện, đã được xung trận tại vùng Vịnh. Nhiệm vụ của hai con vật thông minh này là dò mìn ở vùng biển xung quanh cảng Umm Qasr, phía nam Iraq, giúp tàu thuyền Mỹ cập bến an toàn.

Những tiết lộ của cựu giám đốc tình báo Đông Đức

Cuối thập kỷ 1970, khi Maccus Volpher đã lãnh đạo cơ quan tình báo CHDC Đức được 20 năm, phương Tây mới lần đầu chụp được hình ông khi Volpher sang Stockholm gặp điệp viên. Vì thế ông được gọi là "Người không mặt". Mới đây Volpher đã có cuộc trò chuyện với tờ Tin tức (Nga) về công việc của mình.

Người từ bỏ CIA qua đời ở Nga

Người từ bỏ CIA qua đời ở Nga

Edward Lee Howard, cựu nhân viên đầu tiên của CIA (Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ) bỏ sang Liên Xô năm 1985, đã mất tại vùng ngoại ô Matxcơva, ở tuổi 50.

Shin Bet - tổ chức mật vụ của Israel

Shin Bet - tổ chức mật vụ của Israel

Từ trước tới nay, khi đề cập đến hoạt động của lực lượng an ninh đặc biệt của Israel, người ta thường hay nhắc tới cơ quan tình báo Mossad. Tuy nổi tiếng, Mossad không được giới chóp bu trong Nhà nước Do Thái đánh giá cao như đối với Cơ quan an ninh đối nội Shin Bet.

Bước chân vào thế giới của những điệp viên

Bước chân vào thế giới của những điệp viên

Những ai từng mê say James Bond mà Hollywood tạo dựng sắp có cơ hội khám phá một phần bí mật của tất cả những 007 thực thụ của thế giới. Bảo tàng Do thám Quốc tế sẽ được khai trương tại trung tâm Washington (Mỹ) vào tháng 6 tới.

Tình báo Anh muốn tăng điệp viên và ngân sách

Tình báo Anh muốn tăng điệp viên và ngân sách

Cơ quan tình báo Anh MI6 đang đề nghị được tăng 10-20% ngân sách và gấp đôi số điệp viên trên trận tuyến chống khủng bố. Mục đích của kế hoạch này là bảo vệ đất nước khỏi nguy cơ lớn nhất về an ninh trong vòng 60 năm nay.

Tình báo Anh làm hộ chiếu giả cho Hitler

Tình báo Anh làm hộ chiếu giả cho Hitler

Trong số các tài liệu bí mật được chính phủ Anh công bố lần đầu tiên hôm thứ sáu (8/2) có một tấm hộ chiếu giả của Adolf Hitler. Dấu Vienna 1941.

Nhóm điệp viên Afghanistan của
CIA truy tìm bin Laden

Nhóm điệp viên Afghanistan của CIA truy tìm bin Laden

4 năm trước sự kiện 11/9, Cơ quan tình báo trung ương Mỹ đã nuôi một nhóm 15 điệp viên Afghanistan để tìm kiếm Osama bin Laden. Các kết quả đem lại có thể tuyệt vời nhưng cũng có thể sai lệch hoàn toàn.