Vì sao phải lắng nghe mọi người xung quanh

                                                                    có cái gì rưng rưng                                                                     như là đồng là bể

                                                                    như là sông là rừng


- Trở lại với tâm trạng người lính trong bài thơ này, như có một cái nhìn đầy áy náy, xót xa “ngửa mặt lên nhìn mặt”. Hai chữ “mặt” trong câu thơ “mặt trăng” và “mặt người” cùng “đối diện đàm tâm”. Nhà thơ đối diện với vầng trăng cũng chính là đối diện với lương tâm của mình. Đây là sự đối diện với quá khứ và hiện tại, giữa sự thủy chung và bội bạc, giữa lòng vị tha và thói ích kỉ.

- Trăng chẳng nói, chẳng trách, thế mà người lính như cảm thấy có cái gì đó rưng rưng. “Rưng rưng” nghĩa là vì xúc động, nước mắt đang ứa ra và sắp khóc. Quá khứ hiện về bao kỉ niệm đẹp của một thời ùa về, tâm hồn gắn bó chan hòa với thiên nhiên., với vầng trăng xưa, với đồng, với sông, với bể, với rừng.

- Cấu trúc câu thơ song hành, nghệ thuật so sánh với điệp từ “là” cho ta thấy ngòi bút của tác giả thật tài hoa. Sự gặp gỡ bất ngờ giữa người với trăng là sự gặp ở những người bạn, những tâm hồn tri âm tri kỉ. Nhà thơ xúc động nghẹn ngào vì gặp lại cố nhân, gặp lại một gương mặt thân yêu và cũng chính là gương mặt của chính tâm hồn của mình. Trong phút chốc, sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy trong tâm trí tác giả về hình ảnh thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hòa hiện hình trong nỗi nhớ, trong cảm xúc rưng rưng của một con người đang sống giữa phố phường hiện đại.

- Đoạn thơ hay ở chất thơ bộc bạch, chân thành, ở tính biểu cảm, ở tính hình tượng độc đáo và hàm súc của ngôn ngữ, hình ảnh đi vào lòng người, khắc sâu điều nhà thơ muốn tâm sự với chúng ta một cách nhẹ nhàng mà thấm thía. - Hình ảnh ẩn dụ vầng trăng “cứ tròn vành vạnh” ở khổ cuối tượng trưng cho sự nguyên vẹn, chung thủy, nhân hậu của thiên nhiên của cuộc đời, của con người, của nhân dân và đất nước của những năm tháng gian lao. - Mặc cho con người “vô tình lãng quên”, vần trăng vẫn độ lượng, bao dung. Hình ảnh nhân hóa “ánh trăng im phăng phắc” thật ý nghĩa biết bao! Ánh trăng ấy chính là người bạn, là nhân chứng nghĩa tình đang nghiêm khắc nhắc nhở con người. Ai đó có thể vô tình, lãng quên nhưng thiên nhiên qá khứ nghĩa tình năm nào thì vẫn tràn đầy, bất diệt. và điều đó càng tăng thêm nỗi dằn vặt, ân hận khiến con người phải “giật mình”. Cái “giật mình” ở đây là phản xạ tâm lý tự nhiên, có thật của một con người biết suy nghĩ, biết sực tỉnh để chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi của mình trong cách sống. Cái “giật mình” tự thấy phải thay đổi cách sống. Cái “giật mình” tự thấy phải thay đổi cách sống. Cái giật mình như tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được quên quá khứ.

C. KẾT BÀI:
Đánh giá nghệ thuật, nội dung để thấy được đạo lý uống nước, nhớ nguồn, thái độ sống ân nghĩa thủy chung. => VẤN ĐỀ 2

A. MỞ BÀI:

- Bài thơ là cả miền kí ức đã khắc họa chân thực hình ảnh người bà gắn liền với những kỷ niệm trong quá khứ để từ đó Bằng Việt bộc lộ thật xúc động tâm trạng nhớ nhung cùng với tình cảm yêu thương cảm phục của mình đối với người bà kính yêu. Đòng thời thể hiện sự suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa. Chủ đề ấy đã được thể hiện khá rõ nét trong đoạn trích sau:

                                                            Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa                                                                                    --------                                                             Ôi kì kạ và thiêng liêng - bếp lửa

B. THÂN BÀI


Hình ảnh “bếp lửa” với kỉ niệm về tình bá cháu đã khơi nguồn cho dòng cảm xúc Bằng Việt. Bài thơ được viết năm 1963 lúc nhà thơ đang du học ở Liên Xô. Bài thơ “Bếp lửa” đã trở thành biểu trưng cho sự ấm áp, nồng đượm tình bà cháu trong trời thơ ấu. Bà khôngchỉ là người giữ bếp, giữ lửa mà còn là người nhóm bếp, nhóm lửa:                                    Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa.....                                    Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

- Điệp từ “nhóm” trong bốn câu thơ có điểm chung là cùng gắn với hành động nhóm bếp, nhóm lửa của bà nhưng lại khác nhau ở những ý nghĩa cụ thể: khi thì nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm để sưởi ấm chọn bà cháu qua cái lạnh buốt giá của sương sớm: đến câu tiếp theo thì đã vừa nhóm bếp luộc khoai, luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng mà như còn đem đến cho đứa cháu nhỏ cái ngọt bùi của sắn khoai, của tình yêu thương vô hạn của bà. Đến câu tiếp theo thì lòng bà còn mở rộng hơn cùng với nồi xôi gạo mới mùa gặt là tình cảm xóm làng đoàn kết gắn bó, chia ngọt sẻ bùi và đến câu thứ tư thì hoàn toàn mang ý nghĩa trừu tượng: nhóm dậy tâm tình tuổi nhỏ. Chính tứ đó mà, theo mặt suy ngẫm, nhà thơ đi đến khái quát rất tự nhiên va thoả đáng, hợp lí hợp tình: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!"
- Đúng vậy,  bếp lửa thật giản dị, bình thường và phổ biền trong mọi gia đình Việt Nam, nhưng bếp lửa cũng thật cao quý kì diệu và thiêng liêng vì nó luôn gắn liền với bà - người giữ lửa, nhóm lửa, truyền lửa người tạo nên tuổi thơ ấu của cháu. Bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đời sống của cháu.

C. KẾT BÀI:


Đánh giá nghệ thuật, nội dung để thấy được tình bà cháu thiêng liêng bất diệt. Tình yêu, nỗi nhớ của nhà thơ với bà và quê hương

=> VẤN ĐỀ 3
A. MỞ BÀI

Thanh Hải là một nhà thơ tiêu biểu của nền văn học cách mạng Miền Nam thời chống Mĩ. Bài thơ nổi tiếng nhất của ông thường được người đời nhắc đến là “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ được sáng tác vào tháng 11/1980 trước khi nhà thơ qua đời không bao lâu.  Trong bài thơ, ước nguyện được sống có ích, được cống hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, cho cuộc đời của Thanh hải đã được thể hiện một cách chân thành tha thiết trong hai khổ thơ:

                                    Ta làm con chim hót                                            ................                                     Dù là khi tóc bạc

B. THÂN BÀI

- Mở đầu bài thơ, chỉ bằng vài nét bút, Thanh Hải đã vẻ lên bức tranh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp tràn đầy sức sống và dùng hai hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng là “người cầm súng” và “người ra đồng” để nêu bật lên hai nhiệm vụ của đất nước khi mùa xuân về là sản xuất và chiến đấu bảo vệ tổ quốc trong không khí khẩn trương, tưng bừng và náo nức. Đồng thời thể hiện niềm tin của mình vào sự phát triển đi lên không một sức mạnh nào ngăn cản nổi. - Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên đất nước, nhà thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước. Điều tâm niệm ấy là gì? Đó là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp - dù là nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp. Đẹp và tự nhiên vì nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình:                                  Ta làm con chim hót                                  Ta làm một cành hoa                                  Ta nhập vào hòa ca                                  Một nốt trầm xao xuyến - “Con chim hót”, “cành hoa” là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên cho nên ở khổ thơ đầu, tác giả đã phác hoạ nên bức tranh mùa xuân thiên nhiên đất trời bằng hình ảnh “một bông hoa tím biếc”, bằng âm thanh “vang trời” của chim chiền chiện. Và đến khổ thơ này, tác giả đã mượn lại những hình ảnh thiên nhiên “chim hót”, “cành hoa” để thể hiện ước nguyện của mình. Cách lặp cấu tứ như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ cho bài thơ và những hình ảnh chọn lọc ấy được dùng trở lại đã mang một ý nghĩa mới. Đó là niềm mong muốn được sống có ích, được cống hiến cho đới một cách tự nhiên như con chim  mang đến tiếng hót , bông hoa toả hương cho đời. Không chỉ cống hiến nhà thơ còn ước muốn được hoà nhập “một nốt trầm xao xuyến”. Giữa bản hoà ca tươi vui, đầy sức sống của cuộc đơì, nhà thơ chỉ xin làm một nốt trầm chứ không phải nốt trung, nốt cao ngân vang thánh thót như muốn khẳng định mình. Nhưng nếu bản đàn ấy thiếu đi nốt trầm thì sẽ không đủ sức làm xao xuyến lòng người. Điệp ngữ “ta làm” đứng đầu ba khổ thơ có tác dụng làm nhận mạnh, làm nổi bật lên những ước nguyện tâm niệm tha thiết của nhà thơ. Cách chuyển đổi đại từ xưng hô “tôi” ở khổ thơ thứ nhất có ý nghĩa chỉ riêng nhà thơ sang  đại từ “ta” vừa có ý nghĩa chỉ bản thân nhà thơ vừa có ý nghĩa chỉ chung cho nhiều người. Như vậy ước nguyện được cống hiến, được hoà nhập này không chỉ của riêng nhà thơ mà còn là của chung mọi người. - Ở khổ thơ tiếp theo, Thanh Hải tiếp tục bày tỏ quan niệm của mình về sự cống hiến:                            Một mùa xuân nho nhỏ                            Lặng lẽ dâng cho đời                            Dù là tuổi hai mươi                            Dù là khi tóc bạc - Sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ là hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ”. Trước kia trong văn học Việt Nam, các nhà thơ đã gắn cho mùa xuân rất nhiều định ngữ để tạo nên các hình ảnh mùa xuân như: Mùa xuân xanh, mùa xuân chín, xuân ý, xuân lòng... Chỉ cóThanh Hải mới sáng tạo  ra hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”. “Mùa xuân nho nhỏ” có nghĩa sống đẹp, sống có ích, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình, cống hiến cho đời để góp phần tạo nên mùa xuân lớn cho đất nước. Biện pháp đão ngữ đưa từ “lặng lẽ” lên đầu câu và điệp từ “dù là” ở hai câu “Dù là tuổi hai mươi. Dù là khi tóc bạc” đã làm nổi bật quan niệm cống hiến của nhà thơ là không chỉ đóng góp hết những gì tốt đẹp nhất cho đời mà còn phải cống hiến một cách một cách lặng lẽ âm thầm khiêm tốn không phô trương hình thức, cống hiến không ngừng không nghỉ từ lúc tuổi còn thanh xuân cho đến khi tóc bạc. Tóm lại, bằng thể thơ năm chữ giàu nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp giản dị gợi cảm cùng với những so sánh đẹp, ẩn dụ sáng tạo, hai khổ thơ đã thể hiện thành công tình yêu, gắn bó với đất nước, với cuộc đời và ước nguyện chân thành được cống hiến những gì tốt đẹp tinh tuý nhất cho cuộc đời, cho đất nước của nhà thơ. Đó cũng là ước nguyện chung của cả dân tộc khi mùa xuân về.

C. KẾT BÀI


Đánh giá nghệ thuật, nội dung để thấy được khát vọng sống đẹp, sống cống hiến của nhà thơ. Liên hệ bản thân


ĐỀ 2: 
Yêu cầu chung:
Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm bài nghị luận văn học: phân tích một số tác phẩm văn học tự chọn để nói lên những trải nghiệm, những thu hoạch mà bản thân học sinh có được khi đọc tác phẩm văn học với tinh thần “Lắng nghe tác phẩm – Hiểu về cuộc sống” Đọc một tác phẩm và lắng nghe những điều từ tác phẩm – sẽ hiểu cuộc sống phong phú và sâu sắc hơn”. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Gợi ý:


Mở bài: “Lắng nghe tác phẩm – Hiểu về cuộc sống”là một câu nói khẳng định rằng việc đọc là cần thiết cho mọi cuộc đời và mọi thế hệ. Việc đọc của tuổi trẻ thường có được từ những tác phẩm hay. Đọc sách là một cách học chủ yếu của học sinh. Đặc biệt, những tác phẩm văn học góp phần làm giàu kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách cho tuổi trẻ. Chính vì thế “Lắng nghe tác phẩm – Hiểu về cuộc sống”.

Thân bài:

- Giải thích “Lắng nghe tác phẩm – Hiểu về cuộc sống”: Đọc và lắng nghe một tác phẩm văn học, người đọc sẽ tiếp thu được nhiều điều quý báu từ kinh nghiệm, kiến thức, tư tưởng, cảm xúc của tác giả… giống như “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. - Phân tích chứng minh những bài học, trải nghiệm mà học sinh có được từ việc đọc các tác phẩm văn học về các mặt như kiến thức, tư tưởng, kinh nghiệm, cách mô tả và diễn đạt những vấn đề trong cuộc sống, tâm lý nhân vật, miêu tả phong cảnh…             Phần này mỗi học sinh sẽ có những trình bày cụ thể riêng. Học sinh có thể trình bày những trải nghiệm riêng của mình khi nhập vai với những nhân vật trong tác phẩm. Chỉ cần những điều được nêu phù hợp, đúng với tác phẩm được đề cập. - Học sinh có thể bàn luận thêm về cách đọc tác phẩm văn học để có được kết quả tốt nhất [lựa chọn tác phẩm phù hợp với lứa tuổi, với mơ ước, với lý tưởng; đọc với tinh thần lắng nghe và thấu hiểu, sống với thế giới nghệ thuật của tác phẩm]. - Bên cạnh những tác phẩm văn học trong nhà trường, nên chọn lựa thêm những tác giả không có trong chương trình văn học để bổ sung kiến thức, làm giàu tư tưởng của bản thân. Nhờ việc đọc sách, chúng ta có thể hình dung được người Trung Hoa, người Mỹ, người Nga, người Pháp, người Ý, người Đức… đã sống, chiến đấu, học tập, yêu thương, đau khổ và hạnh phúc… như thế nào. Việc đọc sách đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nền văn hóa và văn minh của một dân tộc. - Việc đọc sách rất quan trọng cho việc hình thành nhân cách của thế hệ trẻ, do đó đòi hỏi trách nhiệm của những người chọn lựa việc đưa tác phẩm văn học vào sách giáo khoa cần phải thận trọng hơn.

Kết bài: Mỗi tác phẩm văn học đều có những giá trị riêng về nội dung và nghệ thuật mang lại cho người đọc những trải nghiệm, những thông điệp, những lắng đọng, những suy nghĩ, những trăn trở,… Do đó, người đọc cần có thái độ nghiêm túc và chủ động để việc “đọc một tác phẩm” thật sự là “lắng nghe nó” trong hành trình tư tưởng và hình thành tính cách

ĐỀ 2 : Gợi ý khác


I. Mở bài:
- “Văn học là nhân học” [M. Gorki]. Mỗi tác phẩm văn học là một tiếng lòng của văn nghệ sĩ, là những cảm xúc về cuộc sống trên đầu ngọn bút.
- “ Lắng nghe tác phẩm - Hiểu về cuộc sống” là cách tiếp nhận tác phẩm văn học.
II. Thân bài:

- Gợi ý chọn tác phẩm văn học làm dẫn chứng, chứng minh:

* Ánh trăng - Nguyễn Duy:

- Hiểu về cuộc sống chiến đấu gian khổ, khó khăn thiếu thốn nhưng giàu tình cảm sẻ chia, thương mến của người lính- người đồng chí và sự liên kết gắn bó đáng trân trọng của những người lính với vầng trăng tình nghĩa trong  những năm tháng kháng chiến chống Pháp. - Sự tác động của điều kiện vật chất, tiện nghi đến tình cảm thủy chung của con người đối với quá khứ nghĩa tình và người bạn năm xưa từng đồng cam cộng khổ. - Từ đó, thức tỉnh mỗi người về bài học làm người, uống nước nhớ nguồn.

* Bếp lửa - Bằng Việt:

- Lắng nghe những cung bậc cảm xúc tha thiết, đằm thắm ân tình của người cháu xa quê nhớ thương những  kí ức tuổi thơ và hình ảnh bếp lửa gắn liền với tình bà cháu thiêng liêng sâu nặng. -  Dù xa quê hương, đất nước, tác giả vẫn không quên nguồn cội, và tình cảm gia đình thân thuộc. - Đó chính là sợi dây kết nối bền chặt và động lực vô biên cho những người con, người cháu bay xa, bay cao. - Từ đó người đọc trân trọng hơn những tình cảm thân thương mình đang có, bồi đắp tình cảm gia đình quê hương góp phần lớn mạnh cho tình yêu quê hương đất nước.

* Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

- Phân tích đời sống tâm tưởng - tình cảm và ước nguyện cống hiến của nhà thơ Thanh Hải từ đó cảm động và trân quý một con người luôn sống đẹp, biết cống hiến và khiêm nhường.

 [Học sinh có thể lựa chọn tác phẩm khác ngoài gợi ý, phù hợp với cảm thụ và trải nghiệm của bản thân]

III. Kết bài Khẳng định sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ đã chọn đã tác động sâu sắc đến tâm hồn người đọc, khơi gợi những tình cảm gần gũi, thân thuộc, bình dị... đã giúp người đọc khám phá ra bản thân, làm giàu thế giới tình cảm, nhân sinh quan.

                  “Đọc một tác phẩm - sống thêm nhiều cuộc đời”

Video liên quan

Chủ Đề