Vay cá nhân lãi suất bao nhiêu

Lãi suất cho vay dân sự theo quy định là bao nhiêu, mức lãi suất vượt quá thế nào thì là nặng lãi, thỏa mãn điều kiện nào thì phạm tội cho vay nặng lãi... là thắc mắc của rất nhiều cá nhân, tổ chức [gồm cả bên vay và bên cho vay] gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn. Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình bạn nên tìm hiểu quy định liên quan hoặc hỏi ý kiến tư vấn từ luật sư.

Theo quy định thì lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm, tuy nhiên để thỏa mãn yếu tố cấu thành tội cho vay nặng lãi cần một số điều kiện khác. Do vậy, nếu bạn có vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để hiểu và nắm được các vấn đề liên quan như:

- Hiểu rõ về hợp đồng vay tài sản, lãi suất về hoạt động cho vay

- Nắm được quy định pháp luật về cách tính lãi suất, hiệu lực của hợp đồng, thời hạn trả nợ tiền vay

- Bạn được tư vấn quy định cấu thành tội cho vay nặng lãi, mức hình phạt, khung hình phạt về tội danh này

- Bạn hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong giao dịch vay tài sản

- Chúng tôi tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp về các vấn đề phát sinh nêu trên.

Nếu có vướng mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6169 mọi vướng mắc của bạn sẽ được tư vấn nhanh chóng

Ngoài ra, bạn tham khảo tình huống luật sư tư vấn sau đây để hiểu và có hướng giải quyết trường hợp của mình.

2. Cho vay với lãi suất bao nhiêu thì cấu thành tội cho vay nặng lãi?

Câu hỏi: Nhờ luật sư giải đáp giúp về cho vay nặng lãi như sau: Do kinh doanh thiếu vốn tôi đã phải đi vay tiền ở bên ngoài, với mức lãi suất do chủ nợ đưa ra là 4%/tháng. Tôi muốn hỏi mức lãi suất tôi vay như trên có là vay với lãi suất nặng không? Có quy định nào về việc tính lãi suất khi các bên tự cho vay mượn không?

Nếu bên cho vay mà thưa tôi ra pháp luật [do mấy tháng gần đây tôi thiếu tiền chưa trả tiền lãi hàng tháng cho họ, họ đòi đưa tôi ra pháp luật xử lý] thì họ có bị tội cho vay nặng lãi không? Tội này xử như thế nào theo pháp luật, xin cảm ơn luật sư.

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến bộ phận luật sư Hình sự - Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất: Về mức lãi suất cho vay

Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất vay như sau:

''1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”

Như vậy, trường hợp của bạn lãi suất do các bên thỏa thuận và không được vượt quá: 20%/ năm của khoản tiền vay

Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng

Bạn và phía bên cho vay thỏa thuận lãi suất 4%/tháng đã vượt quá mức lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép. Khi sảy ra tranh chấp thì pháp luật không thừa nhận và không bảo vệ quyền lợi cho bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá đó.

>> Tư vấn quy định về cấu thành Tội cho vay nặng lãi, gọi: 1900.6169

Thứ hai: Về cấu thành tội cho vay nặng lãi

Theo quy định Điều 201 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 có quy định như sau:

''1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.''

Lãi suất suất cao nhất mà pháp luật quy định trên tháng là: 5 lần x 1,666%  = 8,33% [mức lãi suất bạn áp dụng cho vay là 4%/tháng].

Như vậy, chỉ khi mức lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất pháp luật quy định 5 lần trở lên thì mới cầu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự. Hiện lãi suất bạn đang vay chỉ gấp lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định 2,40 lần, cho nên phía cho vay không cấu thành tội cho vay nặng lãi theo quy định của pháp luật.

Trường hợp bên vay không trả được nợ và phía bên cho vay khởi kiện ra tòa án thì pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi của bên cho vay trong phạm vi lãi suất mà pháp luật cho phép. Phần vượt quá lãi suất sẽ không được pháp luật bảo vệ.

>> Luật sư vư vấn thắc mắc về Vay tài sản, gọi: 1900.6169 

3. Không đóng tiền trả góp hàng tháng có bị coi là chiếm đoạt tài sản không?

Hỏi: Dạ, kính chào luật sư. Luật sư cho em hỏi là em mua điện thoại trả góp từ năm 201x với giá là 5 triệu đồng em đóng trước 1.200.000₫ rồi,mua trả góp 1 năm và mỗi tháng e đóng là 540ngàn em đóng được 8 tháng đến tháng thứ 9 em đóng trễ 2 ngày thì công ty tài chính phạt em 150.000₫,e tức quá nên e không đóng nữa và còn 3 tháng em cũng không đóng nữa, và tới giờ thì đã dc gần 4 năm. Hiện tại bây giờ cty tài chính không điện cho em nữa mà điện thoại cho bạn em là đã gửi hồ sơ em lên tòa án và nói trong tuần này em phải trả cho cty cả gốc lẫn lãi là 2triệu300ngàn mà trong khi em còn thiếu co 3 tháng ak tổng cộng chỉ co 1.600.000₫ .Luật sư cho em hỏi nếu em không đóng thì có bị coi là chiếm đoạt tài sản không và nếu có thì bị phạt như thế nào ạ...Cảm ơn luật sư.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

>> Tư vấn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Trong trường hợp này thì bạn cần xác định việc không trả tiền nhưng bạn không có hành vi trốn tránh và chiếm đoạt tài sản thì chưa đủ căn cứ bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ dừng lại ở khởi kiện dân sự để đòi lại tài sản tương ứng.

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Trên đây là nội dung tư vấn về: Lãi suất cho vay là bao nhiêu thì phạm tội cho vay nặng lãi? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Compare Cards []

Quy định về mức lãi suất cho vay tối đa đối với cá nhân

Cá nhân khi vay nợ sẽ áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự về loại hợp đồng vay sử dụng [hoặc mẫu giấy vay tiền sử dụng] và mức lãi suất vay. Căn cứ Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định về lãi suất cho vay được phép thỏa thuận như sau:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."

Như vậy mức lãi suất tối đa được phép thỏa thuận khi cho cá nhân vay tiền không quá 20%/01 năm = 1,67%/ tháng. Phần lãi suất vượt quá sẽ không có giá trị phải trả dù được hai bên thỏa thuận.

Cho cá nhân vay tiền lãi suất cao có vi phạm pháp luật?

Như đã nói ở trên, trường hợp các bên do không nắm được quy định pháp luật mà thỏa thuận mức lãi suất cho vay tiền cao hơn 20%/ 01 năm thì phần lãi suất vượt quá sẽ không có giá trị phải trả dù được hai bên thỏa thuận. Trường hợp mức lãi suất thỏa thuận quá cao mà cấu thành hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì đây chính là hậu quả pháp lý bên cho vay phải gánh chịu, quy định chi tiết về tội cho vay nặng lãi được Bộ luật hình sự ghi nhận như sau:

“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Doanh nghiệp có được cho cá nhân vay tiền

Thực tiễn việc doanh nghiệp giao kết hợp đồng vay với cá nhân là không hiếm gặp, đặc biệt là vay mượn giữa chủ sở hữu, cổ đông công ty với công ty do họ làm chủ. Đây là quyền tự do trong kinh doanh của doanh nghiệp nên pháp luật không ngăn cấm.

Cho cá nhân vay tiền mà không ghi lãi suất cụ thể có vi phạm pháp luật?

Luật sư Trí Nam sẽ làm rõ để giúp Quý vị hiểu vấn đề theo hai phương diện: Cho vay không lãi suất có vi phạm pháp luật không? Và cho vay không lãi suất thì tính lãi thế nào?

✔ Vậy, cho vay không lãi suất có vi phạm pháp luật?

Trong quy định về hợp đồng vay tài sản tại Điều 468 Bộ luật dân sự đã nêu ở trên thì thỏa thuận lãi suất cho vay là quyền của các bên, có thỏa thuận cũng được mà không thỏa thuận cũng được. Mức lãi suất cho vay bằng 0% hay bao nhiêu là quyền lựa chọn của các bên, hành vi này chỉ vi phạm pháp luật khi:

Thỏa thuận cho vay không lãi suất là trái với quy định của cơ quan, tổ chức cho vay đã ban hành gây thiệt hại cho bên cho vay. Trường hợp này thường xảy ra đối với doanh nghiệp cho cá nhân vay tiền, nên người đại diện doanh nghiệp, tổ chức thực hiện giao dịch sẽ bị truy cứu trách nhiệm.

Ví dụ: Giám đốc tự ký hợp đồng vay không lãi suất để hợp pháp việc dùng tiền công ty cho việc cá nhân.

✔ Cho vay không thỏa thuận lãi suất thì giải quyết thế nào?

Cho vay không thỏa thuận lãi suất là có tính lãi nhưng không thỏa thuận mức lãi suất áp dụng tính lãi. Trường hợp này mức lãi suất áp dụng để tính lãi sẽ là 10% khi cho cá nhân vay tiền.

Trường hợp nào bị tính lãi suất khi vay tiền dù không thỏa thuận?

Nhiều khách hàng có thắc mắc với Luật sư rằng liệu Tòa án có phân xử đúng không khi thỏa thuận vay tiền không thỏa thuận có tính lãi suất, mà bản án Tòa án đưa ra lại yêu cầu trả lãi. Theo nhận định của Luật sư thì khoản lãi Tòa án áp dụng buộc bên vi phạm trả là tiền lãi suất chậm trả tiền chứ không phải là tiền lãi suất vay tiền.

Tham khảo: Quy định về mức lãi suất chậm trả tiền

Giải quyết tranh chấp vay nợ cá nhân uy tín

Luật sư Trí Nam chuyên dịch vụ thu hồi nợ cá nhân, đòi nợ doanh nghiệp uy tín, hiệu quả. Chúng tôi nhận trợ giúp khách hàng xây dựng hướng thu hồi nợ khó đòi đúng pháp luật và nhanh nhất. Với việc cấm dịch vụ đòi nợ thuê hiện nay, dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp vay nợ cá nhân của chúng tôi là phương thức thu hồi nợ mà Quý khách hàng không nên bỏ qua.

Quý khách hàng hãy liên hệ Luật sư Trí Nam ngay hôm nay theo số 0934.345.745 - 0904.588.557 để được trợ giúp. Chúng tôi rất mong được hợp tác với quý vị trong công việc.

Tham khảo: Dịch vụ thu hồi nợ khó đòi

Video liên quan

Chủ Đề