Vì sao nước tiểu có màu trong

Nhiều người cho rằng nước tiểu sẫm màu chỉ là một trong những triệu chứng sinh lý bình thường do thiếu nước gây nên. Song đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có vấn đề. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục các vấn đề đó, giúp cơ thể sớm trở lại trạng thái cân bằng.

1. Cơ thể không được cung cấp đủ nước

Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể chúng ta. Lượng nước trong cơ thể đủ hay không sẽ được thể hiện qua lượng nước tiểu thải ra cũng như màu sắc của nó. Màu nước tiểu sẽ chuyển từ màu vàng nhạt sang màu hổ phách tùy theo tỷ lệ chất thải và lượng nước thải ra.

Bên cạnh việc làm cho nước tiểu sẫm màu, thiếu nước cũng gây ra một số triệu chứng sau:

  • Táo bón;

  • Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt;

  • Da, miệng, môi có cảm giác khô.

Điều trị những triệu chứng do mất nước gây nên vô cùng dễ dàng. Chỉ cần uống nhiều nước hơn là bạn đã có thể cải thiện tình trạng bất ổn do thiếu nước gây ra.

Tuy nhiên, một số trường hợp xuất hiện những triệu chứng nặng hơn như: Tụt huyết áp, da dẻ giảm tính đàn hồi khô quá mức, mất nhận thức, đi tiểu ít hoặc không có nước tiểu,... lúc này bạn cần đến sự can thiệp của bác sĩ hơn. Các bác sĩ sẽ hỗ trợ bù nước, cân bằng cơ thể tại bằng viện bằng cách cân bằng muối, chất điện giải, chất lỏng,...

Thiếu nước là nguyên nhân chính làm cho nước tiểu sẫm màu

2. Nước tiểu sẫm màu do ăn thực phẩm có màu hoặc do ảnh hưởng của một số loại thuốc điều trị

Đây là nguyên nhân làm nước tiểu đổi màu nhưng không gây bất kỳ tổn hại nào đến cơ thể chúng ta. Sử dụng một số thực phẩm như: quả mâm xôi, củ dền đỏ, hoặc cây đại bàng sẽ làm cho nước tiểu có màu nâu sậm, đôi khi làm màu trà, hoặc có thể là mùi nước tiểu cũng đổi theo mùi của thực phẩm.

Màu của nước tiểu cũng sẽ thay đổi tùy theo một số loại thuốc bạn đang sử dụng như:

  • Nước tiểu màu cam: Một số loại được kể đến là Rifampin, Warfarin, hoặc Phenazopyridine.

  • Nước tiểu màu đỏ: Do sử dụng Thioridazine, Chlorpromazine, hoặc Senna.

  • Nước tiểu sẫm màu: Nitrofurantoin, Chloroquine, Metronidazole hoặc Primaquine.

  • Nước tiểu hơi thiên về xanh da trời hoặc xanh lá cây: Indomethacin, Cimetidine, Promethazine, Amitriptyline.

Sự thay đổi thành những màu này của nước tiểu không có gì đáng lo ngại, không cần phải điều trị. Và hầu hết, nước tiểu sẽ trở lại trạng thái bình thường khi dừng sử thuốc hoặc ăn uống những loại thực phẩm gây màu.

Nước tiểu sẫm màu có thể do ảnh hưởng của một số loại thuốc điều trị bệnh

3. Nước tiểu sẫm màu do nhiễm trùng đường tiết niệu

Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo, làm đường tiết niệu bị nhiễm trùng sinh ra một số triệu chứng sau:

  • Tiểu tiện nhiều lần.

  • Có cảm giác hơi đau hoặc rát khi tiểu tiện.

  • Nước tiểu bị sẫm màu, đục thậm chí là xuất hiện máu.

Nước tiểu sẫm màu kèm với đó đau lưng dữ dội là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang bị sỏi thận hoặc viêm đường tiết niệu. Nhanh chóng kiểm tra, thăm khám ở các bệnh viện uy tín để các bác sĩ có thể kịp thời điều trị.

Hầu hết, nếu có bệnh bạn sẽ được chỉ định dùng một số loại kháng sinh theo hướng dẫn cụ thể của các bác sĩ ở đây để ngăn ngừa nhiễm trùng phát triển. Bệnh càng nặng thì quá trình điều trị và sử dụng kháng sinh càng dài hơn, thuốc giảm đau có thể kèm theo nếu cần thiết.

Nước tiểu sẫm màu - một trong những dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu

4. Thiếu máu tán huyết

Một trong những nguyên nhân không thể không kể đến khi nước tiểu sẫm màu là thiếu máu tán huyết. Tình trạng này xảy ra khi lượng tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn được tạo ra.

Bên cạnh làm thay đổi màu sắc nước tiểu, thiếu máu tán huyết còn gây nên một số triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, da và mắt như vàng lại, nhịp tim tăng, phì đại lá lách hoặc gan.

Cách điều trị tình trạng này sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu nhẹ, bạn chỉ cần thay đổi lối sống lành mạnh, thay đổi khẩu phần ăn để kiểm soát các triệu chứng tốt hơn. Ở mức độ nặng, bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung máu, cấy ghép tủy xương hoặc cắt bỏ lách bị ảnh hưởng nhờ phẫu thuật.

Lượng tế bào bị phá nhanh hơn được tạo ra là nguyên nhân gây thiếu máu tán huyết

5. Viêm gan virus [VGB, VGC] - nguyên nhân làm nước tiểu đổi màu

Ở giai đoạn đầu, khi virus nhiễm trùng gan mới xâm nhập, hầu hết các ảnh hưởng của gan đến cơ thể chưa được xuất hiện rõ ràng. Phải cho đến khi bệnh tiến triển nặng hơn, chúng ta mới có thể biết đến sự tồn tại của bệnh.

Viêm gan virus trực tiếp ảnh hưởng đến chức năng giải độc và bài thải chất thải của gan. Do đó, một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất khi gan có vấn đề là sự thay đổi màu của nước tiểu. Nước tiểu có thể vàng đậm hơn, hoặc sẫm màu hơn tùy theo tình trạng của bệnh.

Sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh viêm gan virus trong vòng từ 2 tuần đến 6 tháng, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như:

  • Sốt, cơ thể mệt mỏi;

  • Da vàng, đôi khi ngứa ngáy khó chịu;

  • Buồn nôn;

  • Kém ăn;

  • Đau bụng, khớp, cơ.

Khoa học ngày càng phát triển, do đó việc điều Viêm gan virus cũng được cải thiện rõ rệt. Hạn chế tối đa các tác dụng phụ, kiểm soát bệnh tốt hơn, thời gian điều trị được rút ngắn triệt để bằng phương pháp tác động trực tiếp chống siêu vi hoặc DAAs.

Viêm gan C nguyên nhân gây nước tiểu sẫm màu

Nước tiểu sẫm màu là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất khi cơ thể có sự thay đổi do bất cứ nguyên nhân nào gây ra. Có nguyên nhân gây hại, số khác có thể không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe chúng ta. Tuy nhiên, thăm khám bác sĩ vẫn là điều bạn nên làm nếu có bất kỳ biểu hiện lạ nào từ cơ thể. Đây là cách hiệu quả nhất giúp chúng ta phát hiện bệnh sớm từ đó nhanh chóng đưa ra phương pháp điều trị phù hợp giúp cơ thể luôn luôn khỏe mạnh.

Nếu bạn đang gặp rắc rối, hoặc chưa tìm thấy phòng khám nào phù hợp, hãy liên lạc với chúng tôi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900565656 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt hoặc đậm hơn là màu hổ phách tùy theo lượng chất lỏng cơ thể hấp thu cũng như hoạt động của hệ tiết niệu. Chế độ ăn uống ảnh hưởng khá lớn đến màu sắc của nước tiểu, đa phần không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu nước tiểu sậm màu kéo dài đi kèm với triệu chứng bất thường, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý nghiêm trọng.

1. Những nguyên nhân gây nước tiểu sậm màu

Nước tiểu là chất thải của hệ tiết niệu, thận là nơi sản xuất trực tiếp dựa trên chất lỏng cơ thể cùng với các chất thừa do bạn uống và tiêu thụ thức ăn. Nước tiểu sau đó sẽ chuyển xuống lưu trữ tại bàng quang trong một khoảng thời gian trước khi thải ra ngoài khi đi tiểu.

Nước tiểu sậm màu thường do chế độ ăn uống

Màu sắc nước tiểu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chủ yếu là thành phần trong đó bắt nguồn từ các loại thực phẩm, nước uống mà cơ thể tiêu thụ. Nếu nước tiểu thay đổi trong thời gian ngắn rồi trở lại bình thường, đây không phải là vấn đề nghiêm trọng cần lo lắng. Tuy nhiên, khi nước tiểu sậm màu kéo dài thì có thể do các nguyên nhân sau:

1.1. Cơ thể thiếu nước

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến nước tiểu sậm màu, lượng nước ít hòa tan với nồng độ các chất thải như cũ hoặc nhiều hơn khiến màu sắc đậm hơn. Có thể bạn đang không uống đủ lượng nước hàng ngày từ 1,5 - 2l hoặc các vấn đề sức khỏe gây thiếu nước, mất nước. Khi đó, cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng khác như: khát nước, táo bón, mệt mỏi, khó nuốt thức ăn khô, yếu, chóng mặt, khô miệng và môi, cơ thể mệt mỏi,…

Sốt cao có thể gây mất nước và khiến nước tiểu sậm màu

Người mất nước thường do sốt cao, tiêu chảy, bỏng, làm việc quá nặng nhọc trong thời tiết nóng, trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh nặng,…

Cần lưu ý tình trạng mất nước này không chỉ gây nước tiểu sậm màu mà còn nguy hiểm cho sức khỏe khi xuất hiện dấu hiệu: huyết áp hạ thấp, da giảm tính đàn hồi, mất hoặc giảm nhận thức, cảm giác rất khát, mạch yếu, mắt trũng sâu,…

1.2. Thực phẩm hoặc thức uống

Màu sắc nước tiểu được quyết định chủ yếu bởi thành phần chất và nồng độ trong đó, đây là sản phẩm thải lọc từ thực phẩm và nước uống mà cơ thể nạp vào. Một số chất trong thực phẩm nhất định khiến nước tiểu có màu nâu sậm hoặc như màu trà như: củ dền, quả mâm xôi, cây đại hoàng,…

Thuốc điều trị chứa các nhóm chất nhất định cũng gây biến đổi màu sắc nước tiểu như:

  • Nước tiểu sẫm màu: primaquine, nitrofurantoin, chloroquine, metronidazole,…

  • Nước tiểu màu cam: warfarin, rifampin, phenazopyridine,…

  • Nước tiểu màu đỏ: Chlorpromazine, senna, thioridazine,…

Nước tiểu màu xanh: indomethacin, promethazine, amitriptyline,…

1.3. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo hoặc cơ quan tiết niệu khác gây bệnh. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới do cấu tạo hệ tiết niệu ngắn, nhất là nhiễm trùng bàng quang và viêm bàng quang niệu đạo.

Cẩn thận nước tiểu sậm màu do nhiễm trùng đường tiết niệu

Sự xuất hiện của vi khuẩn, đôi khi là máu và cặn chất bẩn trong nước tiểu khiến nước tiểu của người bệnh có màu sậm hơn. Bên cạnh đó là những dấu hiệu nhận biết như:

  • Đau thắt lưng, đau bụng, cảm giác căng tức bụng.

  • Thường xuyên đi tiểu, tiểu rắt, són tiểu, tiểu rỉ ít.

  • Cảm giác đau, buốt khi đi tiểu.

  • Sốt nhẹ, nếu viêm thận hoặc viêm bể thận có thể sốt cao.

1.4. Tan huyết trong các bệnh lý vàng da do gan

Tình trạng nước tiểu sậm màu của bạn có thể do tan huyết mặc dù không thường gặp. Ở những bệnh nhân này, thường gặp vàng da vàng da do bệnh gan hay do ứ mật: có bilirubin trong nước tiểu. Bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng đặc trưng bên cạnh nước tiểu sậm màu như: tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt, da nhợt nhạt, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, phì đại gan hoặc lá lách,…

Đôi khi thiếu máu tan huyết không phải là bệnh lý di truyền mà là tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc do truyền máu. Tùy vào mức độ bệnh mà ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiết niệu khác nhau.

1.5. Viêm gan

Viêm gan nào mà gây hội chứng hoàng đản thì đều có thể làm tăng nồng độ bilirubin nước tiểu dẫn đến nước tiểu sẫm màu.

Viêm gan có thể ảnh hưởng tới chức năng thải lọc của gan

Triệu chứng viêm gan xuất hiện khá sớm, thường sau khoảng 2 tuần - 6 tháng sau khi tiếp xúc với virus. Nguyên nhân có thể do dùng chung kim tiêm, quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh,…

Cần phát hiện sớm để điều trị viêm gan dựa trên các dấu hiệu đi kèm với nước tiểu sậm màu như: người mệt mỏi, sốt, vàng da, đau khớp, đau cơ bắp, ngứa da, buồn nôn, kém ăn,…

2. Khắc phục tình trạng nước tiểu sậm màu như thế nào?

Việc khắc phục điều trị tình trạng nước tiểu có màu sậm này phụ thuộc vào nguyên nhân, nếu do thiếu nước hoặc thực phẩm thì điều trị khá dễ dàng. Bạn chỉ cần thay đổi thói quen, uống nhiều nước lọc và các loại trà thảo dược nhiều hơn mỗi ngày. Với người bình thường, uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước hàng ngày sẽ không còn xuất hiện tình trạng nước tiểu bất thường. Người lao động nặng, ra nhiều mồ hôi nên uống nhiều nước hơn, nhất là nước ion khoáng chất.

Nếu mất nước nặng, cần can thiệp y tế sớm để bù nước nhanh nhất cho cơ thể. Nếu do thực phẩm hoặc thuốc điều trị, hãy ngưng sử dụng thực phẩm đó, trao đổi với bác sĩ về tình trạng bản thân gặp phải. Bác sĩ sẽ xem xét sử dụng thuốc điều trị thay thế nếu cần thiết.

Nước tiểu sậm màu do nguyên nhân bệnh lý thường nguy hiểm và khó điều trị hơn. Cần đi khám y tế, chẩn đoán và điều trị bệnh lý mới có thể khắc phục tình trạng nước tiểu sậm màu hiệu quả. Nhất là nhiễm trùng hệ tiết niệu, không nên tự ý dùng thuốc có thể gây nhờn thuốc, vi khuẩn phát triển mạnh hơn gây bệnh nghiêm trọng.

Không nên tự ý điều trị nước tiểu sậm màu bằng kháng sinh

Cần lưu ý các trường hợp nước tiểu sậm màu có xuất hiện máu, nếu không phải do chu kỳ kinh nguyệt thì có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm, cần thăm khám bác sĩ ngay.

Video liên quan

Chủ Đề