Vì sao nói xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn là một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng

SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT ĐAKRÔNG KHỐI 11 MÔN LỊCH SỬ……………………………. Thời gian :150 phút [Không kể thời gian phát đề]ĐỀ BÀICâu 1. Vì sao nói xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn là“ Một xã hội đang lên cơn sốt trầmtrọng”? Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước vào thế kỷ XIX? Câu 2. Khi thực dân Pháp xâm lược “Lục tỉnh Nam Kỳ”, Triều đình nhà Nguyễn và nhân dân có phản ứng khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện như thế nào? Vì sao có sự khác nhauđó?Câu 3. Trình bày chính sách kinh tế mới[NEP] của nước Nga Xô Viết:- Hoàn cảnh ra đời- Những nội dung chủ yếu- Ý nghĩa lịch sử đối với nước Nga Xô Viết.-Câu 4. Hoàn cảnh, kết quả của cải cách Minh Trị? Liên hệ với tình hình Việt Nam và Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? …………………….HẾT……………………….[Giám thị không giải thích gì thêm]S GD-T QUNG TR đáp án thang điểmTRNG THPT AKRễNG thi chon học sinh giỏi khối 11 Môn : lịch sử Thời gian : 150 phútCâu 1: [2,5 điểm ] a. Xã hội Việt Nam dới triều Nguyễn là một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng:- Đầu thế kỉ XIX chế độ phong kiến nhà Nguyễn đợc xác lập ở Việt Nam.[ 0.25 đ]- Chính sách thống trị hà khắc của triều Nguyễn kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đất nớc, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, chủ yếu là nông dân với chính quyền phong kiến .[0.25d]- Những biểu hiện cụ thể:+ Kinh tế: [0,5đ] o nông nghiệp: SX trì trệ, do ruộng đất bị cờng hào địa chủ chiếm đoạt nên nông dân phiêu tán. thiên tai mất mùa nạn đói liên tiếp xảy ra.o Thủ công nghiệp: Có phát triển nhng bị kìm hãm của nhà nớc phong kiến [ chính sách thuế khoá, tập trung thợ khéo]+ Chính trị xã hội[0,5 đ]o Chính trị: Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cai trị chuyên chế : đàn áp nhân dân, cấm đạo thiên chúa. Quan lại tham nhũng, cờng hào ức hiếp nhân dân.o Xã hội: Mâu thuẫn giữa nông dân với triều đình nhà Nguyễn ngày càng sâu sắc. chỉ trong nửa đầu thế kỉ XIX, đã có 500 cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra.- Tóm lại: khẳng định xã hội triều nguyễn là một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọngb. Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc mất nớc:- Giữa thế kỉ XIX các nớc t bản đua nhau gây chiến tranh xâm lợc thuộc địa để thoả mãn nhu cầu về nhiên liệu, thị trờng. Việt Nam là đối tợng nằm trong tầm ngắm của t bản Pháp.- Tình hình đó đặt ra cho nhà Nguyễn 2 con đờng lựa chọn: .[0.25đ]+ CảI cách Duy Tân làm cho đất nớc hùng mạnh, từ đó bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nớc[ theo con đờng của Xiêm và Nhật]+ Duy trì đờng lối bảo thủ. Hởu quả là thế nớc suy yếu, nội bộ mất đoàn kết dẫn đến mất nớc.- Trên thực tế nhà Nguyễn chọn con đờng thủ cựu. điều đó làm tăng nguy cơ bị xâm lợc và mất nớc. Bởi lẽ, khi đất nớc đang suy kiệt thì dù có kiên quyết kháng chiến cũng khó giữ đợc đất nớc. .[0.25đ]- khi đất nớc bị xâm lợc thì nhà Nguyễn không giám quyết tâm đánh, không dựa vào sức mạnh của nhân dân. .[0.25đ]Tóm lại: nhà Nguyễn vừa không giảI quyết khó khăn trong nớc vừa không quyết tâm đánh Pháp dẫn đến mất nớc. .[0.25đ]Câu 2: [ 3 điểm] a. Khi thực dân Pháp xâm lợc 6 tỉnh Nam Kì, triều đình nhà Nguyễn và nhân dân có sự phản ứng khác nhau. Sự khác nhau đợc thể hiện:- Triều đình nhà Nguyễn sau một thời gian ngắn, chống đối yếu ớt, đã đi từ thoả hiệp này đến thoả hiệp khác và cuối cùng đầu hàng thực dân Pháp. .[0.5đ]+ Năm 1862 kí hoà ớc cắt 3 tỉnh cho Pháp. .[0.25đ]+ Năm 1867 để mất 3 tỉnh miền Tây. .[0.25đ]- Thái độ của nhân dân: Có 4 hoạt động chính:+ Phối hợp với quan quân triều đình chống Pháp [ 1859-1861] .[0.25đ]+ Tự động vũ trang lập căn cứ chống Pháp: Trơng Định, Nguyễn Trung Trực[0,25]+ Chiến đấu bằng ngòi bút nh: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị.[02.5đ]+ Bất hợp tác với Pháp. .[0.25đ]b. Có sự khác nhau đó là vì:- Triều đình muốn bảo vệ quyền lợi của dòng họ Nguyễn. Phải đứng trớc 2 nguy cơ: TD Pháp và nhân dân, triều Nguyễn chấp nhận thoả hiệp với Pháp. .[0.5đ]- Nhân dân chỉ có sự lựa chọn là vũ trang chống ngoại xâm: Bảo vệ chủ quyền của quốc gia, bảo vệ cuộc sống của chính họ. .[0.5đ]Câu 3:[2,5 điểm] Chính sách kinh tế mới [ NEP] của nớc Nga Xô viết:a. Hoàn cảnh ra đời:- Sau khi nội chiến kết thúc nớc Nga lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị trầm trọng: [0,5 im]+Về Kinh tế: Chiến tranh tàn phá nặng nề, sản lợng công nông nghiệp giảm sút, nạn đói dịch bệnh tràn lan. .+ Chính trị: Chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp nhân dân bất mãn, bọn phản động kích dộng quần chúng đấu tranh. .- Tháng 3/ 1921 Đại hội lần thứ X của ĐCS Nga quyết định chuyển từ chính sách cộng sản thời chiến sangchính sách kinh tế mới [ NEP] do Lê Nin đề ra [0,25 im]b. Nội dung chủ yếu:- Thay chế độ trng thu lơng thực thừa bằng chính sách thu thuế lơng thực. Ngời nông dân sau khi nộp đủ số thuế đợc sử dụng toàn bộ những sản phẩm d thừa..[0.25đ]- Cho tự do buôn bán, mở lại các chợ, phát triển thơng nghiệp.[0.25đ]- Cho t nhân thuê hoặc xây dựng các xí nghiệp loại nhỏ.[0.25đ]- Nhà nớc nắm các mạch máu kinh tế: công nghiệp, ngân hàng.[0.25đ].c. ý nghĩa:- Thực chất của NEP là công nhận nền kinh tế thị trờng có sự điều tiết của nhà nớc.[0.25đ]- NEP làm cho nông dân yên tâm, phấn khởi sản xuất, làm cho nông nghiệp đợc phục hồi nhanh chóng.[0.25đ]- Kinh tế phát triển làm cho chính trị xã hội ổn định, khối liên minh công nông đợc củng cố.[0.25đ]Câu 4: a. Hoàn cảnh,,kết quả của cải cách Minh Trị.* Hoàn cảnh: - Giữa thế kỉ XIX Nhật đang đứng trớc nguy cơ bị các nớc phơng Tây xâm lợc. [0.25đ]- Mâu thuẫn XH trở nên gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng trầm trọng. [0.25đ]- Ngày 3/1/1868 chính phủ mới do Thiên Hoàng bổ nhiệm đợc thành lập. Thời kì Minh Trị bắt đầu.[0.25đ]* Kết quả:-Tạo điều kiện cho CNTB phát triển mạnh. [0.25đ]- Nhật thoát khỏi thân phận một nớc thuộc địa hay nửa thuộc địa. [0.25đ]Kết luận: Những cải cách trên là cuộc cách mạng t sản không triệt để nhng đã đa Nhật trở thành một đế quốc. [0.25đ]b. Liên hệ với Trung Quốc và Việt Nam:- Trung Quốc : Cuộc vận động Duy Tân Mậu Tuất [1898] dã vấp phải sự cản trở của thế lực th cựu do Từ Hi TháI Hậu đứng đầu vì vậy những chính sách của Khang Hữu Vi và Lơng Khải Siêu không thực hiện đợc. [0.25đ]- Việt Nam : Lực lợng bảo thủ của triều Nguyễn đã thực hiện những chính sách thổ cựu vềđối nội và đối ngoại, khớc từ những đề nghị của nhóm duy Tân đứng đầu là Nguyễn trờngTộ. [0.25đ]

Câu hỏi:Xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn như thế nào?

Trả lời:

Xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn là “một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng”:

- Nhân dân bất bình.

- Đời sống các tầng lớp nhân dân khó khăn.

- Các phong trào đấu tranh chống lại triều đình của nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm vềtình hình Việt Nam dưới triều Nguyễn cuối thế kỉ XIX nhé!

1. Xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn là “một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng”:

Đầu thế kỉ XIX chế độ phong kiến nhà Nguyễn được xác lập ở Việt Nam.

Chính sách thống trị hà khắc của triều Nguyễn kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đất nước, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, chủ yếu là nông dân với chính quyền phong kiến.

Những biểu hiện cụ thể:

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: sản xuất trì trệ, do ruộng đất bị cường hào địa chủ chiếm đoạt nên nông dân phiêu tán, thiên tai mất mùa nạn đói liên tiếp xảy ra.

- Thủ công nghiệp: Có phát triển nhưng bị kìm hãm của nhà nước phong kiến [chính sách thuế khoá, tập trung thợ khéo]

* Chính trị xã hội:

- Chính trị: Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cai trị chuyên chế: đàn áp nhân dân, cấm đạo thiên chúa. Quan lại tham nhũng, cường hào ức hiếp nhân dân.

- Xã hội: Mâu thuẫn giữa nông dân với triều đình nhà Nguyễn ngày càng sâu sắc, chỉ trong nửa đầu thế kỉ XIX, đã có 500 cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra.

=> Tóm lại: khẳng định xã hội triều nguyễn là “một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng”

2. Phong trào đấu trang của nhân dân và binh lính

- Nửa đầu thế kỷ XIX những cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra rầm rộ ở khắp nơi. Cả nước có tới 400 cuộc khởi nghĩa.

- Tiêu biểu:

+ Khởi nghĩa Phan Bá Vành 1821 - 1827 ở Sơn Nam [Thái Bình] mở rộng ra Hải Dương, An Quảng đến năm 1827 bị đàn áp.

  • Phan Bá Vành thủ lĩnh phong trào nông dân ở Bắc Kỳ, người làng Minh Giám [Vũ Thư - Thái Bình], giỏi võ. Năm 1921 - 1922 vùng châu thổ sông Hồng gặp đói lớn, trong khi đó nhà nước phong kiến và bọn địa chủ cường hào lại tăng cường bóc lột, nhân dân Nam Định, Thái Bình, Hải Dương bất bình nổi lên chống đối, Phan Bá Vành nhân đó lấy làng Minh Giám làm nơi tập hợp lực lượng phát động khởi nghĩa.Nghĩa quân đi đến đâu đều lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo vì vậy được nhiều người hưởng ứng, khởi nghĩa lan rộng. Năm 1926 Minh Mạng huy động lực lượng đàn áp khởi nghĩa, vì vậy nghĩa quân phải rút về xây dựng căn cứ ở Trà Lũ [Nam Định]. Năm 1927 quân triều đình tấn công Trà Lũ, Phan Bá Vành bị giết, khởi nghĩa thất bại. Làng Trà Lũ bị tàn phá.

+ Khởi nghĩa Cao Bá Quát [1854 -1855] ở Ứng Hòa - Hà Tây, mở rộng ra Hà Nội, Hưng Yên đến năm 1855 bị đàn áp.

Cao Bá Quát [1808 - 1855]. Quê ở Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội. Năm 1831 đỗ cử nhân, thuở nhỏ sống nghèo nhưng nhân cách cứng rắn, nổi tiếng văn hay chữ tốt. Nhưng mấy lần thi hội đều phạm quy nên bị đánh hỏng; năm 1841 làm quan Bộ lễ tại Huế. Năm 1847 làm ở Viện Hàn Lâm, sớm nhận rõ bộ mặt xấu xa của vua quan triều đình, ông từ quan.Cao Bá Quát là nhà thơ lớn, người đương thời ca ngợi "văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán". Ông để lại hàng nghìn bài thơ chữ Nôm và chữ Hán, thể hiện rõ bản lĩnh, tài năng và ý chí của ông, luôn để cao các anh hùng dân tộc, các nhà Nho nhân cách, phản ánh nỗi cực khổ của dân nghèo.Năm 1853, 1854 các tỉnh Bắc Ninh, Sơn Tây bị hạn hán, châu chấu hoành hành cắn phá lúa, nhân dân đói khổ, long người bất mãn với triều đình. Nhân cơ hội này ông tổ chức khởi nghĩa, trở thành thủ lĩnh của khởi nghĩa nông dân. Do bị bại lộ nên khởi nghĩa chỉ kéo dài được mấy tháng. Cao Bá Quát hy sinh tại trận địa. Sau đó triều đình Tự Đức ra lệnh chu di 3 họ. Bà con nội, ngoại của Cao Bá Quát nhiều người bị giết hại. Sách vở của ông cũng bị đốt hủy.

+ Khởi nghĩa binh lính Lê Văn Khôi [1833 -1835] ở Phiên An [Gia Định], làm chủ cả Nam Bộ. Năm 1835 bị dập tắt.

- Đặc điểm:

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu thế kỷ khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền.

+ Nổ ra liên tục, số lượng lớn.

+ Có cuộc khởi nghĩa quy mô lớn và thời gian kéo dài như khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi.

3. Cuộc đấu tranh của các dân tộc ít người

- Nửa đầu thế kỷ XIX các dân tộc ít người nhiều lần nổi dậу chống chính quуền.

+ Ở phía Bắc: cuộc khởi nghĩa của người Tàу ở Cao Bằng [1833 - 1835] do Nông Văn Vân lãnh đạo.

+ Ở phía Nam: cuộc khởi nghĩa của người Khơme ở miền Tâу Nam Bộ.

→ Giữa thế kỷ XIX các cuộc khởi nghĩa tạm lắng khi Pháp chuẩn bị хâm lược nước ta.

Video liên quan

Chủ Đề