Ví dụ về văn bản hành chính công vụ

Văn bản hành chính[ hành chính- công vụ] : Nêu đặc điểm của văn bản hành chính, cách làm một văn bản đề nghị và văn bản báo cáo

[2] Văn bản hành chính[ hành chính- công vụ] :

  • Nêu đặc điểm của văn bản hành chính
  • Cách làm một văn bản đề nghị và văn bản báo cáo

Bài làm:

Văn bản hành chính là laoi5 văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những í kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết

Cách làm: Cần có những nội dung sau

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ
  • Địa điểm và ngày tháng làm văn bản
  • Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản
  • Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản
  • Nội dung thông báo , đề nghị báo cáo
  • Chữ kí và họ tên người gửi văn bản

Văn bản hành chính là gì?

Văn bản hành chính là lọai văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.

Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nước, cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý.

Đặc điểm của văn bản hành chính

Đang cập nhật…

Các loại văn bản hành chính

Văn bản hành chính được chia thành 2 loại chính sau:

– Văn bản hành chính cá biệt là phương tiện thể hiện các quyết định quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở những quy định chung, quyết định quy phạm của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc quy định quy phạm của cơ quan mình nhằm giải quyết các công việc cụ thể. Bao gồm:

  • Quyết định cá biệt;
  • Chỉ thị cá biệt;
  • Nghị quyết cá biệt.

Ví dụ: Quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức; Chỉ thị về phát động thi đua, biểu dương người tốt việc tốt,…

– Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc trong cơ quan, tổ chức. Hệ thống loại văn bản này rất đa dạng và phức tạp, có thể phân thành 2 loại chính:

+ Văn bản không có tên loại: Công văn là văn bản dùng để giao dịch về công việc giữa các cơ quan đoàn thể. Đối với loại văn bản này thì ở đầu văn bản không thể hiện tên loại văn bản. Đây cũng là cách để phân biệt công văn với loại văn bản hành chính khác.

Ví dụ: Công văn đôn đốc, công văn trả lời, công văn mời họp, công văn giải thích, công văn yêu cầu, công văn kiến nghị, công văn chất vấn.

+ Văn bản có tên gọi: Thông báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, đề án, chương trình, kế hoạch, hợp đồng, các loại giấy [giấy đi đường, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy ủy nhiệm,…] các loại phiếu [phiếu gửi, phiếu báo, phiếu trình…]. Những văn bản loại này thường thể hiện loại tên gọi cụ thể.

Ví dụ:

– Báo cáo: Dùng để trình bày cho rõ tình hình hay sự việc. Ví dụ: Báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề, báo cáo hội nghị;

– Thông báo: Báo cho mọi người biết tình hình hoạt động, tin tức liên quan tới đơn vị bằng văn bản;

– Biên bản: Bản ghi chép lại những gì đã xảy ra hoặc tình trạng của một sự việc để làm chứng về sau. Ví dụ: biên bản hội nghị, biên bản nghiệm thu, biên bản hợp đồng, biên bản bàn giao.

Chức năng của văn bản hành chính

Văn bản hành chính có vai trò chủ yếu là cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn cụ thể các chủ trương, chính sách của nhà nước, hỗ trợ cho quá trình quản lý hành chính nhà nước và thông tin pháp luật.

Ví dụ về văn bản hành chính

Xem các ví dụ tương ứng với mỗi loại văn bản hành chính được đề cập ở trên.

VĂN BẢN HÀNH CHÍNH CÔNG VỤ: BÁO CÁO, TƯỜNG TRÌNH, VĂN BẢN HÀNH CHÍNH CÔNG VỤ: BÁO CÁO, TƯỜNG TRÌNH, Mẫu văn bản hành chính công vụ, Ví dụ về văn bản hành chính công vụ, Văn bản hành chính công vụ, Mẫu trình bày 25 loại văn bản hành chính, Ví dụ văn bản hành chính công vụ, Phương thức hành chính công vụ, Văn bản hành chính công vụ lớp 8, Cách thức soạn thảo văn bản hành chính công vụ 
A . Tóm tắt kiến thức cơ bản:
1. Báo cáo : Là văn bản trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập một tập thể.
2. Tường trình: Là văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc, người nhận tường trình là cá nhân hay cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
B – Các dạng đề:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
     a. Báo cáo:
 Nêu một số  tình huống theo em cần viết văn bản báo cáo?
    *  Gợi ý:
+ Để nhà trường biết được kết quả thi đua của lớp [HK I, năm học, đợt thi đua]
+ Kết quả quyên góp, ủng hộ HS nghèo của lớp
+ Kết quả tuần học tốt trong tháng 11
      …
    b. Tường trình:
 Nêu thể thức mở đầu của văn bản tường trình?
    *  Gợi ý:
  + Quốc hiệu - Tiêu ngữ
  + Địa điểm, thời gian
  + Tên văn bản
  + Người, cơ quan nhận tường trình
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
    Em vi phạm nội quy của trường hãy viết bản tường trình sự việc vi phạm.
   * Gợi ý: Một bản tường trình, cần đảm bảo những mục sau:
      + Phải trình bày đầy đủ, chính xác về thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người có liên quan.
      + Có người gửi, người nhận.
     + Ngôn ngữ rõ ràng.
C. Bài tập về nhà: [ dạng đề 5 hoặc 7 điểm ]
            T ường trình sự việc em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.
   * Gợi ý :

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ.
  • Tên văn bản.
  • Thời gian, địa điểm làm tường trình.
  • Diễn biến sự việc [ thời gian, địa điểm xảy ra sự việc, những người có liên quan đến sự việc, sự việc xảy ra như thế nào?… ]
  • Đề nghị của người viết.
  • Người nhận tường trình.
  • Người làm tường trình kí và ghi rõ họ tên.

TIẾT 84:
A – Tóm tắt kiến thức cơ bản:
1 . Biên bản: Là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội, hoạt động của các cá nhân liên quan tới việc phải xem xét, giải quyết bằng pháp luật hoặc chính sách Nhà nước.
             - Biên bản phải ghi chép các sự việc, hiện tượng kịp thời tại chỗ với đầy đủ mọi chi tiết, mọi tình tiết khách quan.
             - Ghi chép trung thực, đầy đủ. Lời văn ngắn gọn chính xác.
    2. Hợp đồng: Là văn bản phản ánh sự thoả thuận giữa các cá nhân hoặc giữa các đơn vị cơ quan, tập thể. Hợp đồng là cơ sở pháp lý để các bên tham gia ký kết ràng buộc lẫn nhau, có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ghi nhằm đảm bảo cho công việc thu được kết quả, tránh thiệt hại cho các bên tham gia.
B – Các dạng đề:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
a. Biên bản:
Viết phần mở đầu biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn.
       * Gợi ý:
     + Quốc hiệu - Tiêu ngữ. 
     + Tên biên bản.
     + Thời gian – địa điểm.
     + Thành phần tham dự.
b. Hợp đồng:
   Bản hợp đồng gồm những nội dung nào? Trình tự sắp xếp ra sao?
* Gợi ý:
+ Các bên tham gia ký kết hợp đồng.
+ Các điều khoản, nội dung thỏa thuận giữa các bên: Yêu cầu nội dung công việc, cách thức thực hiện hợp đồng, quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên.
+ Hiệu lực của hợp đồng [thời gian, phạm vi thực hiện, bồi  thường thiệt hại, cam kết, họ tên, chữ ký của người đại diện và các bên tham gia ký kết]
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm .
   Đề bài: Em hãy ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn?
* Gợi ý:  
 Phần mở đầu
+ Quốc hiệu - Tiêu ngữ.
+ Tên biên bản.
+ Thời gian – địa điểm.
+ Thành phần tham dự.
Phần nội dung:
+ Chi đội 6A đã tiến hành bàn giao nhiệm vụ trực tuần cho chi đội 6B.
+ Nội dung và kết quả đã làm trong tuần.
+ Nội dung, công việc sẽ  thực hiện trong tuần tới.
+ Các phương tiện vật chất và hiện trạng của cơ sở vật chất tại thời điểm bàn giao.
   [ sổ trực tuần, sổ đầu bài các lớp... ]
Phần kết thúc:
+ Thời gian kết thúc.
+ Chữ ký, họ tên người bàn giao và người nhận.

C. Bài tập về nhà: [ dạng đề 5 hoặc 7 điểm]

Đề bài: Gia đình em cho thuê phòng trọ. Em giúp mẹ làm hợp đồng cho thuê phòng trọ đó?


*Gợi ý:
 Hợp đồng thuê nhà tối thiểu phải có các nội dung sau đây
               + Tên hợp đồng.
               + Thời gian, địa điểm, các chủ thể đại diện tham gia ký kết hợp đồng.
               + Hiện trạng của căn nhà cho thuê [ địa chỉ, diện tích, trang thiết bị…]
               + Các điều khoản hợp đồng.
               + Các quy định hiệu lực của hợp đồng.

II . Củng cố kiến thức, Liên hệ mở rộng kiến thức.


 
  1. Thể thức chung của một văn bản hành chính công vụ được quy định như thế nào?
  2. Ngoài những văn bản hành chính công vụ đã được học trong chương trình, em còn biết thêm các loại văn bản hành chính công vụ nào khác? [ Gợi ý: Thông báo, thông tri, nghị định, nghị quyết, Chỉ thị, kế hoạch, thư, điện… ]
                   .......................................................................................
 

Video liên quan

Chủ Đề