Mẫu đơn gửi hàng hóa tại nhà nộp ủy ban năm 2024

- Giấy vận tải [Giấy vận chuyển] do đơn vị kinh doanh vận tải phát hành và phải đảm bảo theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP.

- Giấy vận tải [Giấy vận chuyển] do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho người lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải [Giấy vận chuyển].

- Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng [hoặc người được chủ hàng ủy quyền], hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân [nếu là cá nhân] thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải [Giấy vận chuyển].

Mẫu Giấy vận tải [Giấy vận chuyển] và một số thông tin cần biết [Hình từ Internet]

2. Các thông tin tối thiểu phải có trên Giấy vận tải

Khoản 11 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định Giấy vận tải [Giấy vận chuyển] bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành và có các thông tin tối thiểu gồm:

- Tên đơn vị vận tải;

- Biển kiểm soát xe;

- Tên đơn vị hoặc người thuê vận tải;

- Hành trình [điểm đầu, điểm cuối];

- Số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng [nếu có];

- Loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe.

Từ ngày 01/7/2022, trước khi thực hiện vận chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của Giấy vận tải [Giấy vận chuyển] qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.

3. Mẫu Giấy vận tải [Giấy vận chuyển] hiện nay

Mẫu Giấy vận tải [Giấy vận chuyển] hiện nay được quy định tại Phụ lục 28 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT. Mặc dù Thông tư 63/2014/TT-BGTVT đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, tuy nhiên chỉ có Thông tư 63/2014/TT-BGTVT là có quy định về mẫu Giấy vận tải [Giấy vận chuyển].

Mẫu Giấy vận tải [Giấy vận chuyển] Thông tư 63/2014/TT-BGTVT chỉ mang tính chất tham khảo, tùy theo yêu cầu quản lý, Đơn vị vận tải có thể bổ sung các thông tin khác ngoài các thông tin đã có sẵn. Đồng thời, phải đảm bảo các thông tin nêu tại mục 2 nêu trên.

Mẫu Giấy vận tải

Lưu ý:

- Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô phải cấp cho lái xe Giấy vận tải [Giấy vận chuyển] trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường.

Giấy vận tải [Giấy vận chuyển] phải có xác nhận [ký, ghi rõ họ và tên] khối lượng hàng hóa đã xếp lên phương tiện của chủ hàng [hoặc người được chủ hàng ủy quyền] hoặc đại diện đơn vị, cá nhân thực hiện việc xếp hàng.

- Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải [Giấy vận chuyển] bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bị để truy cập vào phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải [Giấy vận chuyển] và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật.

Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được chở hàng vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.

[Căn cứ khoản 8, 9 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP]

4. Mức xử phạt hành vi không có Giấy vận tải [Giấy vận chuyển]

- Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 24 Nghị định100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi:

Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải [Giấy vận chuyển] bằng văn bản giấy theo quy định hoặc không có thiết bị để truy cập vào được phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải [Giấy vận chuyển] theo quy định hoặc có thiết bị để truy cập nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu.

- Điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi xếp hàng hóa lên xe ô tô mà không ký xác nhận việc xếp hàng hóa vào Giấy vận tải theo quy định.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 28 Nghị định100/2019/NĐ-CP nếu không thực hiện cấp Lệnh vận chuyển, Giấy vận tải [Giấy vận chuyển] cho lái xe theo quy định.

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là một trong những mẫu chứng từ quan trọng được sử dụng với mục đích chứng minh nguồn gốc hàng hóa trong vận chuyển, lưu thông và quản lý nội bộ. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây để nắm rõ mẫu phiếu xuất kho [PXK] kiêm vận chuyển nội bộ mới nhất.

1. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là gì?

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là mẫu phiếu được lập ra để xuất kho hàng hóa kiêm vận chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, đây được xem như là căn cứ để lưu thông hàng hóa trên thị trường, chứng minh nguồn gốc hàng hóa trong khâu lưu thông, vận chuyển và hỗ trợ công tác quản lý nội bộ.

Trước đây, doanh nghiệp vẫn đang sử dụng PXK kiêm vận chuyển nội bộ dạng giấy. Tuy nhiên, kể từ khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử thì cũng phải đồng thời sử dụng PXK kiêm vận chuyển nội bộ điện tử thay thế cho mẫu giấy.

2. Các trường hợp cần sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

Căn cứ khoản 3, điều 13 nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp cần sử dụng PXK kiêm vận chuyển nội bộ như sau:

2.1. Trường hợp nhận nhập khẩu hàng hóa ủy thác

  • Nếu cơ sở kinh doanh đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu: Sử dụng hóa đơn điện tử khi trả hàng cho cơ sở kinh doanh ủy thác nhập khẩu
  • Nếu chưa nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu: Khi xuất trả hàng nhập ủy thác, cơ sở nhận ủy thác lập PXK kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định để làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường

2.2. Trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa

  • Khi xuất hàng hóa: Sử dụng PXK kiêm vận chuyển nội bộ
  • Khi hàng hóa thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan: Cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu lập hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để kê khai nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng.

2.3. Dùng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử để xuất hàng cho đại lý

Đối với những trường hợp thực hiện xuất hàng cho đại lý, nhếu như các đơn vị phụ thuộc của cơ sở kinh doanh [CSKD] nông, lâm, thủy sản đã đăng ký và thực hiên kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừm thu mua hàng hóa để điều chuyển và xuất bán về trụ sở chính thì sẽ thực hiện phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, chứ không dùng hóa đơn GTGT.

Dựa vào phương thức kinh doanh và hạch toán để lựa chọn cách sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

  • Sử dụng HDĐT giá trị gia tăng để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập
  • Sử dụng PXK kiêm vận chuyển nội bộ, sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý.

2.4. Sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử

  • Xuất hàng hóa để gia công
  • Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc
  • Xuất hàng hóa bán lưu động sử dụng phiếu xuất kho nội bộ quy định, khi bán hàng lập hóa đơn điện tử theo quy định.
  • Góp vốn bằng tài sản của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam để thành lập doanh nghiệp => Không phải lập hóa đơn mà sử dụng các chứng từ biên bản chứng nhận góp vốn, giao nhận tài sản
  • Tài sản khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình của doanh nghiệp
  • Điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức
    Đọc thêm: Mẫu file excel quản lý kho đơn giản miễn phí

3. Một số quy định về phiếu xuất kho nội bộ

Tại điểm g khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

  1. Đối với Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thì trên Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thể hiện các thông tin liên quan lệnh điều động nội bộ, người nhận hàng, người xuất hàng, địa điểm kho xuất, địa điểm nhận hàng, phương tiện vận chuyển.

Cụ thể: tên người mua thể hiện người nhận hàng, địa chỉ người mua thể hiện địa điểm kho nhận hàng; tên người bán thể hiện người xuất hàng, địa chỉ người bán thể hiện địa điểm kho xuất hàng và phương tiện vận chuyển; không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán.

Đối với Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý thì trên Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý thể hiện các thông tin như hợp đồng kinh tế, người vận chuyển, phương tiện vận chuyển, địa điểm kho xuất, địa điểm kho nhận, tên sản phẩm hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền.

Cụ thể: ghi số, ngày tháng năm hợp đồng kinh tế ký giữa tổ chức, cá nhân; họ tên người vận chuyển, hợp đồng vận chuyển [nếu có], địa chỉ người bán thể hiện địa điểm kho xuất hàng.

Theo đó, trên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ gồm những nội dung sau:

– Tên người mua thể hiện người nhận hàng, địa chỉ người mua thể hiện địa điểm kho nhận hàng;

– Tên người bán thể hiện người xuất hàng, địa chỉ người bán thể hiện địa điểm kho xuất hàng và phương tiện vận chuyển;

4. Mẫu phiếu xuất kho nội bộ kiêm vận chuyển

Phiếu xuất kho nội bộ kiêm vận chuyển

Để quản lý kho hàng hiệu quả, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng phần mềm để quản lý kho hiệu quả hơn. Các phần mềm kế toán như phần mềm kế toán online MISA AMIS, MISA SME được tích hợp các tính năng quản lý kho tiện ích như:

Phiếu giao hàng là gì?

Phiếu giao hàng là phương tiện để giúp xác thực việc giao hàng của đơn vị cung cấp cho khách hàng. Khi giao hàng thì người nhận sẽ được nhận phiếu giao hàng, với nội dung thể hiện tên các sản phẩm được nhận. Khách hàng cần kiểm tra trước các thông tin về kiện hàng và ký nhận.nullMẫu phiếu giao hàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Hướng dẫn ...thuvienphapluat.vn › phap-luat › mau-phieu-giao-hang-duoc-su-dung-nhi...null

Biên bản giao nhận hàng là gì?

Biên bản giao nhận hàng hóa [hay biên bản bàn giao hàng hóa] là văn bản xác nhận việc giao hàng, nhận hàng đã xảy ra đúng với thực tế, theo đó bên bán đã thực hiện hoạt động giao hàng cho bên mua và bên mua đã nhận được đầy đủ hàng hóa theo đúng sự thỏa thuận của hai bên trước đó.nullMẫu biên bản giao nhận hàng hóa mới nhất 2024 - MISA AMISamis.misa.vn › bien-ban-ban-giao-hang-hoanull

Ai là người lập phiếu giao hàng?

Phiếu giao hàng do bên bán chuẩn bị. Bên nhận có trách nhiệm kiểm tra số lượng, đối chiếu so với thực tế. Nếu trùng khớp và đạt yêu cầu, bên nhận có trách nhiệm ký xác nhận và thanh toán.nullMẫu phiếu giao hàng được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhấtluatvietnam.vn › bieu-mau › mau-phieu-giao-hang-571-34443-articlenull

Biên bản giao nhận ai lập?

Biên bản giao nhận hàng hóa được ký kết bởi cả bên giao và bên nhận hàng, hoặc nhân viên đại diện cho họ để xác nhận rằng việc giao nhận đã được thực hiện đúng như cam kết. Điều này giúp tạo ra một bằng chứng về quá trình giao nhận hàng hóa, từ đó giúp giải quyết các tranh chấp hoặc khiếu nại có thể phát sinh sau này.nullCác mẫu biên bản giao nhận hàng hoá và những điều cần lưu ý - FASTfast.com.vn › mau-bien-ban-giao-nhannull

Chủ Đề