Bà bầu bị ngứa bụng có nên gãi không

Trong suốt thai kỳ mẹ thường xuyên phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe và bị ngứa khi mang thai là tình trạng rất khó chịu mà không ít mẹ bầu gặp phải.

Tình trạng ngứa khi mang thai khá phổ biến và đa số lành tính nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Ngứa có thể xuất hiện ở mọi giai đoạn của thai kỳ nhưng thường gặp ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. 

Ngứa thai kỳ có thể tự biến mất sau khi sinh và không ảnh hưởng gì đến thai nhi.

Như đã nói ở trên, bị ngứa khi mang thai là một hiện tượng sinh lý bình thường, có thể gặp ở 40% phụ nữ mang thai. Tình trạng này thường biến mất sau sinh và không ảnh hưởng đến thai nhi. Ngứa có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng tập trung nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, bụng và ngực.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng bị ngứa khi mang thai. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến nhất:

Do sự phát triển của thai nhi

Mỗi ngày trôi qua, thai nhi lại phát triển lên một chút. Thai càng phát triển, tử cung của mẹ lại phải to ra để thích ứng được với kích thước của thai. Điều này có thể gây rạn da và gây ngứa đối với mẹ bầu. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây ngứa thai kỳ thường gặp nhất.

Ngứa thai kỳ khiến mẹ cảm thấy khó chịu

Thay đổi nồng độ hormone

Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen tăng cao khiến mạch máu của mẹ bị giãn và gây ngứa ngáy. Tình trạng này thường sẽ biến mất sau khi sinh em bé do nồng độ estrogen trở về trạng thái bình thường.

Tăng cân nhanh

Trong suốt quá trình mang thai, phụ nữ ăn nhiều hơn để có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển dẫn đến tăng cân nhanh. Tăng cân chủ yếu tập trung vào 3 tháng cuối thai kỳ và tập trung ở khu vực ngực, mông, đùi… dẫn đến rạn da và gây ngứa.

Viêm nang lông

Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ ai nhưng rất dễ gặp ở bà bầu với biểu hiện gồm ngứa và nổi sần đỏ. Viêm nang lông dễ gặp nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Viêm da bọng nước

Ban đầu, viêm da mọng nước chỉ là những mảng mề đay và mụn nước mọc quanh rốn, đùi của mẹ bầu. Sau đó, những mụn nước này có thể lan ra nhiều bộ phận khác như tay, lưng và gây ngứa ngáy khó chịu. Viêm da bọng nước thường xuất hiện ở tuần thứ 20 của thai kỳ.

Ứ mật khi mang thai

Đây là một trong những nguyên nhân gây ngứa thai kỳ. Ứ mật khiến cho dịch mật không lưu thông được như bình thường. Từ đó khiến muối tích tụ dưới da, gây ngứa. Ngoài gây ngứa, ứ mật còn khiến mẹ bầu có các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, nặng có thể gây vàng da

Ngứa vùng kín

Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ yếu hơn và dịch âm đạo cũng tiết nhiều hơn bình thường nên dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công gây bệnh. Viêm nhiễm phụ khoa là một trong nguyên nhân khiến mẹ bầu ngứa ngáy.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, ngứa ngáy thai kỳ có thể là do mẹ tiết quá nhiều mồ hôi do làm việc nặng nhọc, thời tiết nắng nóng.

Ngứa thai kỳ rất thường gặp nhưng không gây vấn đề gì nghiêm trọng cho sức khỏe nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bị ngứa toàn thân thì có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý nghiêm trọng. Cách tốt nhất mẹ nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.

Mẹ bầu có thể dùng kem trị rạn, kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng ngứa

Ngứa thai kỳ do thay đổi sinh lý khi mang bầu tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mẹ bầu, khiến mẹ luôn cảm thấy khó chịu. Vì vậy, khi bị ngứa mẹ cần áp dụng những biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng này:

Tránh cào hay gãi khi bị ngứa

Nhiều mẹ bầu khi bị ngứa sẽ gãi rất nhiều và mạnh để cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên việc cào và gãi khiến cho vùng da bị tổn thương, kích thích và dễ gây ngứa hơn. Bên cạnh đó, da bị tổn thương do gãi có thể gây bội nhiễm da, khiến bệnh nặng và khó điều trị hơn.

Giảm ngứa bằng chườm ấm

Thay vì cào, gãi để cảm thấy dễ chịu, mẹ bầu nên dùng túi chườm ấm, một chiếc khăn ấm để đắp lên vùng da bị ngứa. Biện pháp này khá hiệu quả mà lại không gây tổn thương cho da.

Thoa kem

Rạn da, da khô là những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa. Vì thế, thoa kem trị rạn, kem dưỡng ẩm hoặc dùng tinh dầu tự nhiên là biện pháp hữu hiệu. Nếu tình trạng rạn da, khô da được cải thiện, mẹ bầu cũng cảm thấy dễ chịu và không ngứa ngáy nữa.

Vệ sinh cơ thể sạch và đúng cách

Vấn đề vệ sinh cá nhân dù là ai cũng cần quan tâm đến, nhất là đối với những mẹ bầu bị ngứa thai kỳ. Mẹ nên tắm bằng nước ấm thay cho nước lạnh. Mẹ cũng có thể dùng sữa tắm nhưng đảm bảo chúng chất lượng và có khả năng cấp ẩm tốt để không làm khô da. Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng xà phòng và sữa tắm có độ pH cao.

Sau khi tắm mẹ nên thoa một lớp dưỡng ẩm để da luôn được cấp ẩm, hạn chế khô da vì nó càng khiến cho tình trạng ngứa thêm nặng nề hơn.

Mặc quần áo thoáng mát

Với mẹ bầu bị ngứa thai kỳ, mẹ không nên mặc quần áo bó sát vì chúng tác động đến da và có thể khiến mẹ cảm thấy ngứa hơn. Thay vào đó, hãy mặc những bộ đồ rộng, thoáng mát, lựa chọn chất vải thấm hút mồ hôi tốt. Bên cạnh đó, mẹ cũng hạn chế đến những nơi nắng nóng để ngăn tiết mồ hôi.

Tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm tình trạng ngứa thai kỳ

Vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài sạch sẽ và đúng cách

Viêm nhiễm phụ khoa gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Vì vậy, mẹ cần phải giữ vùng kín luôn được sạch sẽ, khô thoáng. Mẹ bầu có thể sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ nhưng cần đảm bảo độ pH của nó không quá lớn vì có thể làm mất cân bằng độ pH tự nhiên trong môi trường âm đạo.

Ăn uống khoa học

Ai cũng cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt là mẹ bầu vì mẹ không chỉ ăn cho mình mà còn ăn cho cả thai nhi. Với mẹ bầu bị ngứa trong thai kỳ, mẹ nên ăn thực phẩm giàu vitamin A, D như củ quả, trứng, cá, các sản phẩm từ sữa…

Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước và cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hay các chất kích thích, đồ uống có cồn.

Tập thể dục thường xuyên

Thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể. Với mẹ bầu bị ngứa, tập thể dục thường xuyên giúp máu bên trong cơ thể mẹ lưu thông tốt hơn, giúp làm giảm tình trạng ngứa thai kỳ.

Ngoài những biện pháp trên, trước khi đi ngủ, mẹ bầu nên ngâm chân bằng nước muối ấm, nước chè xanh, nước lá trầu… để giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

Ngứa thai kỳ do nhiều nguyên nhân gây nên và có thể biến mất sau khi sinh và không ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, ngứa cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý. Cách tốt nhất mẹ bầu nên đi khám khi gặp phải tình trạng ngứa như dưới đây:

– Mẹ bầu bị ngứa toàn thân, kèm theo dấu hiệu như vàng da… Điều này có khả năng mẹ đang mắc phải chứng ứ mật, mật kém lưu thông

– Mẹ bị ngứa, phát ban và sốt. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh thủy đậu, herpes…

– Ngứa kèm tổn thương ngoài ra rất có thể là biểu hiện mẹ đang mắc chứng chàm, vảy nến…

– Ngứa và nóng rát âm đạo là biểu hiện của viêm nhiễm, nhiễm nấm âm đạo hoặc một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục như lậu, giang mai…

Khi có những biểu hiện trên, mẹ nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám.  Các bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ngứa là do sinh lý hay bệnh lý. Nếu là nguyên nhân sinh lý, mẹ không cần điều trị vì tình trạng này thường sẽ mất sau khi sinh. Nếu là nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và an toàn cho mẹ bầu.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Tối nào cũng thấy vợ sột soạt gãi bụng, chồng em bắt đầu xắn tay phụ. Nhưng lão nhát tay kinh! Đụng vào gãi bụng vợ mà tay chân run lẩy bẩy. Hỏi lão, lão bảo sợ mẹ con đau. Mà đau nỗi gì, đang ngứa kinh hồn chỉ mong gãi cho toạt da đỡ phải ngứa. Từ tuần 22, cái bụng bầu chướng lên, sinh ngứa. Ngứa điên cuồng, ngứa phát điên. Tối không ngủ, chỉ thức để gãi. Sáng sớm người ta đi làm lại lăn ra nằm. Mấy hôm sếp muốn đuổi việc vì trót dại đi làm muộn.Nhưng nhiêu đó đã nhằm nhò gì. Cái bụng bầu nhờ phước vợ chồng chung tay gãi ngày đêm giờ toát da toát thịt, rướm cả máu. Thế là từ chỗ ngứa ran đến phát khóc, em chuyển sang rát buốt ghê hồn. Lại ôm bụng bầu đi cầu cứu bác sĩ vì hết chịu nổi. Bác nhìn mấy vết rạn nổi dày như ổ giun, đỏ choét máu rướm mà tá hỏa, mắng té tát cho một trận.Ôi dồi ôi, ngứa thì phải gãi, không gãi có mà ngứa chết à! Nhưng không đâu các mẹ, càng gãi lại càng chết! Gãi vào lúc đang ngứa điên lên thì lại càng dại. Khi bị ngứa bụng, các mẹ có thể nghe người này người kia bày cách thoa dầu dừa, đắp lá khế hoặc lá trầu không. Nhưng nếu đã áp dụng hết những cách này mà không khỏi thì tốt nhất mẹ nên đến bác sĩ chứ đựng ở nhà chịu trận, rồi đưa tay tự tiện gãi lên chỗ ngứa ở bụng, nguy hiểm khôn lường lắm!Theo thống kê, có khoảng 14% mẹ bầu sẽ bị ngứa bụng khi mang thai, nhất là từ 3 tháng giữa trở đi và vào những lúc trời chuyển mùa hanh khô như ở ngoài Bắc. Lý do là vì khi mang thai, vùng da ở bụng vốn đã nhạy cảm, khi thời tiết thay đổi, ẩm độ trong không khí giảm sẽ càng khiến da dễ bị kích ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu.Tuy nhiên, theo các bác sĩ Sản khoa thì trong lúc đang nổi cơn ngứa, các mẹ tuyệt đối đừng gãi. Nghe có vẻ cưỡng ép nhưng điều này sẽ có lợi cho cả mẹ và con nếu làm theo vì:Ngưng gãi bụng bầu khi ngứa ngừa được những bệnh nhiễm trùng nguy hiểmVốn dĩ vùng da bị ngứa đã bị tổn thương, mỗi lần gãi là mỗi lần làm cho lớp biểu bì da càng bị bào mỏng đi, không khác gì khiến vết thương thêm nặng nề hơn. Lúc này, vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập qua da, dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm mà lại không dứt được cơn ngứa.Ngưng gãi bụng bầu khi ngứa tránh nguy hiểm cho thai nhiNhiều mẹ cũng hạn chế gãi ngứa bụng vì sợ rách da, gây sẹo nên đã chọn cách xoa bụng để giảm ngứa. Tuy nhiên, việc xoa bụng nếu không đúng kỹ thuật sẽ gây ra rất nhiều hệ quả:- Khi bước vào tuần 30, nếu thường xuyên xoa bụng bầu sẽ khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng hơn. Khi đó, dây rốn bị căng quá mức, cản trở sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi và kết quả là thai nhi bị thiếu máu, thiếu oxy, sinh ra nhẹ cân và thậm chí có thể bị suy thai dẫn đến thai chết lưu trong bụng mẹ.- Từ khoảng 30-32 tuần, nếu thường xuyên xoa bụng bầu, có thể khiến bé thay đổi vị trí và xoay ngôi thai không thuận, dẫn đến ca sinh khó, tiềm ẩn nhiều rủi ro.- Sau 34 tuần thai, bắt đầu có những co thắt giả để tập dợt cho thai nhi chào đời nên tử cung của mẹ cũng nhạy cảm hơn. Việc xoa bụng bầu thường xuyên do vậy có thể kích thích cơn co tử cung, gây đứt nhau thai, sinh non hoặc sẩy thai vào phút cuối.Chính vì vậy, dù đụng chạm bất cứ hình thức nào gãi hay xoa bụng khi đang mang thai vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ cũng phải hết sức cẩn thận. Những mẹ bầu được chẩn đoán nhau tiền đạo, thai máy nhiều hoặc sinh non càng phải chú ý nhiều hơn nữa đến lời cảnh báo này nhé!Dẫu biết các mẹ vất vả lắm khi phải trải qua rất nhiều triệu chứng khó chịu trong thai kỳ nhưng đừng vì vậy mà hành động thiếu khôn ngoan. Đối với cơn ngứa ở vùng bụng, muốn quên đi, mẹ có thể tắm toàn thân bằng nước mát và chườm khăn mát đắp lên bụng. Nếu được bác sĩ kê kem dưỡng ẩm để giảm ngứa rát, mẹ cũng phải cẩn thận thoa trên từng vùng da nhỏ để thử phản ứng dị ứng trước. Bởi nếu đã dùng trên diện rộng, mức độ phản ứng mạnh có thể làm tăng nặng.Đặc biệt, trong thai kỳ nên lưu ý dù thuốc bôi không trực tiếp đưa vào miệng nhưng nó có thể tác dụng qua da và đi vào máu. Do đó, tuyệt đối không tự ý mua thuốc trị ngứa bên ngoài mà không có chỉ định của bác sĩ. Nếu mẹ tùy nghi có thể sẽ gây hại đến thai nhi, thậm chí là nguyên nhân gây dị tật thai.Với các loại lá đắp bụng được lưu truyền trong dân gian, có thể còn tùy cơ địa mỗi người nên các mẹ cũng đừng vội làm theo nha!Thực chất, ngứa da là một thực tế khá phũ phàng mà mẹ bầu không có cách nào khác ngoài việc phải đối diện và chấp nhận nó. Nếu mẹ càng nôn nóng, khó chịu thì càng khiến tâm trạng và sức khỏe của mình ảnh hưởng đến cả thai nhi. Khi giai đoạn chuyển mùa qua đi, mẹ sẽ thấy dễ chịu hơn. Hoặc cách khác, mẹ có thể ngăn chặn từ đầu tình trạng ngứa rạn da bằng cách thoa dầu dừa hoặc bơ ca cao mỗi tối từ khi bắt đầu mang thai. Làm cách này bụng sẽ ngừa rạn và hạn chế hiệu quả tình trạng ngứa da khi đến những tháng giữa và cuối thai kỳ.Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng chế độ ăn đủ chất, nhiều rau xanh, hoa quả, uống ít nhất 1,5-2 lít nước/ ngày cũng giảm ngứa da rất rõ rệt. Các mẹ hãy thử làm theo nha!Xem thêm bài viết liên quan tại đây:Mang bầu tháng cuối, bị rạn da, ngứa gãi trày cả da, có mẹ nào bị giống em không???Lơ là cảm giác ngứa ngáy khi bầu bì mẹ đã hại con không kịp nhìn mặt mẹ rồi!!!Thích quá da con em không bị mụn nhọt, rôm sảy, hăm lở tẹo nào. Đây 3 bí kíp hay em tặng ngay các mẹXem thêm clip:

Video liên quan

Chủ Đề