Viêm da có đáp ứng với corticoid là gì

Corticosteroids được sử dụng khá nhiều trong việc điều trị các bệnh lý về da liễu như bệnh viêm da tiết bã, viêm da cơ địa, pempigus hay bệnh lý về mô liên kết, mụn trứng cá,..v.v. Hiện nay Corticosteroids được các bác sỹ kê toa càng nhiều và dùng ở nhiều dạng khác nhau như dạng bôi, dạng uống, dạng xịt…v.v. Nhưng đa số được dùng ở dạng bôi cho các bệnh lý về da liễu.

Tác dụng có lợi và bất lợi của Corticosteroids với cơ thể vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Cẩn thận, cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ sản phẩm, tác động bất lợi của Corticoids trước khi sử dụng cho các bệnh lý về da liễu.

Một vài nghiên cứu có ý nghĩa đã chỉ ra sử dụng Corticoids bôi gây tác dụng phụ nhất định với làn da.Vậy đó là gì ?

Corticoids bôi gây tác dụng phụ nhất định với làn da

1. Tác dụng phụ tại chỗ của Corticoid

1.1 Tác dụng phụ tại chỗ của việc sử dụng Corticoid phụ thuộc vào

  • Tần suất và thời gian dùng: Tác dụng phụ gặp nhiều hơn khi sử dụng thường xuyên Corticosteroids bôi
  • Phương pháp điều trị: Dạng dùng cũng góp phần tăng nguy cơ bị tác dụng phụ như việc dùng băng kín hay đắp một lớp dầy với một lượng nhiều và vùng sử dụng rộng.
  • Vùng da đang điều trị: Đặc điểm của vùng da cũng ảnh hưởng đến điều trị,những vùng da mỏng thường nhạy cảm với Corticosteroids bôi hơn những vùng khác như là nách, bẹn…v.v.
  • Độ tuổi: Mỗi cơ địa tuổi khác nhau sẽ đáp ứng với việc dùng thuốc khác nhau từ đó có nguy cơ gặp tác dụng phụ cũng khác nhau.

>> Có thể bạn quan tâm:

Nhóm thuốc Corticosteroid [corticoid] bao gồm cortisone, hydrocortison và prednison. Đây là nhóm thuốc được sử dụng rất thông dụng trong điều trị nhiều tình trạng. Chẳng hạn như phát ban, lupus, hen suyễn, giảm đau, bệnh tự miễn,…. Nhưng bên cạnh hiệu quả, việc lạm dụng corticoid cũng có nguy cơ tác gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, đó là gì? Đi tìm lời giải đáp với bài viết: “Corticoid là gì? Hậu quả của việc lạm dụng Corticoid“

1.2 Tác hại của tác dụng phụ tại chỗ

Tác dụng phụ tại chỗ thường tác động lên các vùng da mặt, các nếp gấp da và những vùng da được điều trị Corticoids trong nhiều tháng hay nhiều năm. Bao gồm:

  • Mụn trứng cá: Làm nghiêm trọng hơn tình trạng mụn.
  • Trứng cá đỏ: Tình trạng da ửng đỏ bất thường
  • Dị ứng: Phản ứng dị ứng nhẹ có thể xảy ra ngay trong những lần sử dụng đầu tiên. Dị ứng thường do phản ứng của da với steroids,chất đệm,chất bảo quản trong sản phẩm.
  • Viêm mắt, da quanh miệng.
  • Viêm nang lông.
  • Bỏng rát hoặc châm chích thường xảy ra do kích thích phản ứng viêm của mô dưới da.
  • Làm nghiêm trọng hơn những nhiễm trùng đang có ở da.
  • Mỏng da teo da: Là tình trạng thường gặp làm cho da trở nên dễ tổn thương hơn. Tuy nhiên một vài nghiên cứu cho thấy tác dụng phụ này chỉ xảy ra khi sử dụng Steroids có tác dụng mạnh và sử dụng kết hợp phương pháp băng kín.
  • Rạn da, thay đổi màu sắc da
  • Rậm lông tóc.

Thông thường ngoài cảm giác bỏng rát và châm chích thì phần lớn tác dụng phụ của da có thể hết khi ngừng sử dụng.

2. Tác dụng phụ toàn thân

Tác dụng phụ toàn thân của thuốc bôi thường hiếm và xảy ra trên những trường hợp không tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ hay dùng thuốc kéo dài hoặc trên những cơ địa đặc biệt. Bao gồm giảm tăng trưởng của trẻ hay hiếm hơn là hội chứng Cushing’s được gây nên bởi nồng độ cao Steroid trong máu.

Chậm liền sẹo cũng là một vấn đề cần lưu ý khi dùng thuốc uống. Một vài tình huống lâm sàng ghi nhận bệnh lý có thể xảy ra khi bạn dùng một liệu trình kéo dài như 50g Clobetasol propionate hoặc 500g hydrocortisone trong vòng vài tuần.

Hội chứng này bao gồm các triệu chứng như tăng cân nhanh,mặt tròn như mặt trăng,thay đổi cấu trúc da mỏng hơn…

Hãy sử dụng sản phẩm thuốc chất lương và an toàn, tham khảo ý kiến bác sỹ trước những bệnh lý về da liễu cần dùng Corticoids nhằm tránh những tổn hại do tác dụng phụ của Corticoids gây nên.

Corticosteroids là thuốc chính trong việc điều trị những bệnh da có triệu chứng viêm và cũng được dùng trong nhiều bệnh nội khoa khác nhau, trong đó có các bệnh lý tự miễn. Tuy nhiên, cũng như tất cả các hóa dược khác, bản thân chính loại thuốc này cũng có thể gây phản ứng quá mẫn tại chỗ hay toàn thân.

- Corticosteroids thường được chỉ định sử dụng vì các đặc tính kháng viêm và điều chỉnh hệ miễn dịch. Các tác dụng của corticosteroids được thể hiện qua trung gian của sự giảm vận chuyển các proinflammatory cytokines, đảo ngược sự acetyl hóa các histones, gia tăng hiện tượng apotosis các basophils, ức chế sự kết dính phân tử  vào các tế bào nội mô như tế bào VCAM-1, gia tăng sản xuất interleukin-4, interleukin-10 và interleukin-13 trong khi đó giảm sản xuất interleukin-12 và  IFN-γ [Th2 shift], kích thích tổng hợp interleukin-4 mediated IgE  bởi tế bào B in vivo và in vitro.

- Các phản ứng mẫn cảm sau khi dùng Corticosteroids bôi ngoài da, xuất hiện như một tổn thương dạng chàm, đã được biết đến từ nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, những báo cáo gần đây cho biết cũng có thể xảy ra những biểu hiện ngoài da sau khi dùng corticosteroids dạng hít hay dạng dùng toàn thân. Trên thực tế, vai trò của các tế bào T liên quan đến phát ban sẩn toàn thân gây ra do hít budesonide đã được chứng minh bằng xét nghiệm chuyển đổi tế bào lympho. Ngoài ra, sự tham gia của tế bào T cũng được xác định trong các mẫu sinh thiết da của những bệnh nhân bị nổi mế đay và phát ban sẩn sau khi dùng corticosteroids toàn thân. Người ta đã phát hiện sự gia tăng đáng kể lượng interferon-gamma [IFN-γ] và tumor necrosis factor-alpha [TNF-α] cũng như  sự giảm sút interleukin-4 và GATA-3 trong mẫu da thử nghiệm. Trong những phản ứng dị ứng tức thì với corticosteroids, sự đáp ứng của immunoglobulin E [IgE] đã được chứng minh bằng các test da ImmunoCAP và basophil-activation.

Một cách tổng quát, các biểu hiện dị ứng ngoài da sau khi dùng corticosteroids xảy ra với sự tham gia của cả  immunoglobulin E [IgE] và tế bào lympho T.

Lâm sàng 

Thường gặp 2 dạng phản ứng quá mẫn có thể xảy ra với corticosteroids tùy theo cơ chế miễn dịch:

+ Phản ứng tức thì, xảy ra trong vòng 1 giờ sau khi dùng thuốc, biểu hiện dưới dạng nổi mề đay hay sốc phản vệ: phản ứng dị ứng qua trung gian IgE.

+Phản ứng chậm hơn, xảy ra trên 1 giờ sau khi dùng thuốc, thường biểu hiện dưới dạng phát ban sẩn và mề đay muộn: phản ứng dị ứng qua trung gian tế bào lympho T.

Ngoài ra, tùy theo cách sử dụng, ta có thể phân loại phản ứng dị ứng với corticosteroids xảy ra theo dạng dùng thuốc tại chỗ hay toàn thân.

Trong phần trình bày này, chúng ta xem xét các thực thể lâm sàng, các cơ chế tiềm ẩn và chẩn đoán của phản ứng quá mẫn với  các corticosteroids khác nhau, đặc biệt là những dữ liệu cập nhật về phản ứng quá mẫn với corticosteroids dùng toàn thân.

Cấu trúc cơ bản của một phân tử corticosteroid [hydrocortisone]

- Có 2 loại corticosteroids: thiên nhiên [cortisol] và tổng hợp.

- Cortisol là đại diện chính cho nhóm hormone steroids, có tác dụng glucomineral-corticoid, với các nguyên tử có 21 carbon và nhóm C17 hydroxyl. Chúng được gọi là nhóm 17-hydroxycorticosteroids. Cortisol có cấu trúc cơ bản của cyclopentanoperhydrophenanthrene, gồm 3 vòng hexane A,B,C với nguyên tử có 6 carbon và 1 vòng pentane  D với nguyên tử có 5 carbon.

- Sự khác biệt đa dạng của corticosteroids tổng hợp là do thay đổi các nhánh hóa học để hình thành các chất dẫn xuất, tăng tác dụng glucocortid và giảm tác dụng mineral-corticoid.

Dịch tễ học

- Tỉ lệ lưu hành của phản ứng quá mẫn với corticosteroids hiện nay vẫn chưa được biết rõ mặc dù có vẻ rất ít  so với mức sử dụng thuốc này. Các phản ứng này dường như khó chẩn đoán xác định, nhất là trong những trường hợp mà chính corticosteroids lại được dùng để điều trị các phản ứng dị ứng khác và người ta có thể nhầm lẫn chúng với nhau.

- Ngoài ra, nhiều yếu tố khác nhau cũng đã được mô tả là có nguy cơ cho phản ứng quá mẫn của corticosteroids như: thể tạng, viêm da tiếp xúc, hen suyễn, dị ứng thuốc, ghép thận hay loét chân…mặc dù không thật sự rõ ràng đó là các yếu tố nguy cơ hay chúng chính là những điều kiện thường xảy ra phản ứng quá mẫn với corticosteroids.

- Hầu hết các phản ứng quá mẫn với corticosteroids phát sinh sau khi dùng thuốc bôi với tỉ lệ từ 2,9%-6%. Trường hợp đầu tiên đã được báo cáo vào năm 1959 với thuốc bôi hydrocortisone. Trong khi đó, tỉ lệ này với corticosteroids chích trong sang thương hay dùng đường toàn thân dường như hiếm hơn, khoảng

Chủ Đề