Bạn hay cho biệt lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng bao nhiêu hải lý

QPTD -Thứ Bảy, 17/05/2014, 10:12 [GMT+7]

Các vùng biển của quốc gia theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 [UNCLOS 1982] được thông qua tại thành phố Môn-tê-gô-bay của Gia-mai-ca vào ngày 10-12-1982. Công ước đã có hiệu lực và hiện nay có 161 thành viên tham gia, trong đó có các nước ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po và Bru-nây. Công ước quy định các quốc gia ven biển có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Chiều rộng của các vùng biển này được tính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của quốc gia ven biển. UNCLOS 1982 quy định rất rõ quy chế pháp lý của từng vùng biển.

1. Nội thủy

Điều 8 của UNCLOS 1982 quy định nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.

UNCLOS được thông qua tại thành phố Môn-tê-gô-bay của Gia-mai-ca ngày 10-12-1982. Ảnh tư liệu

2. Lãnh hải

Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở. Theo luật biển quốc tế cho đến những năm 60 của thế kỷ 20, chiều rộng của lãnh hải của quốc gia ven biển chỉ có 3 hải lý [mỗi hải lý bằng 1.852m]. Theo luật biển quốc tế hiện đại, cụ thể là Điều 3 của UNCLOS 1982 thì chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý.

Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải của mình. Chủ quyền đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải là tuyệt đối. Chủ quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải cũng là tuyệt đối. Tuy nhiên, chủ quyền đối với vùng nước lãnh hải không được tuyệt đối như trong nội thủy bởi vì ở lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền qua lại không gây hại.

Quốc gia ven biển có quyền ban hành các quy định để kiểm soát và giám sát tàu thuyền nước ngoài thực hiện việc qua lại lãnh hải của mình trong một số vấn đề [an toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển; bảo vệ các thiết bị, công trình, hệ thống đảm bảo hàng hải; bảo vệ tuyến dây cáp và ống dẫn ở biển; bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; ngăn ngừa vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến đánh bắt hải sản; bảo vệ môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; và ngăn ngừa các vi phạm về hải quan, thuế khóa, nhập cư, y tế] và quy định hành lang để tàu thuyền đi qua.

3. Vùng tiếp giáp lãnh hải

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý. Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình. Quốc gia ven biển cũng có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải để trừng trị việc vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

4. Vùng đặc quyền kinh tế

Đó là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở [vì lãnh hải 12 hải lý, nên thực chất vùng đặc quyền kinh tế có 188 hải lý]. Đây là một chế định pháp lý hoàn toàn mới vì theo luật biển quốc tế cho đến những năm 50 của thế kỷ 20, các quốc gia ven biển không có vùng biển này.

Theo Điều 56 của UNCLOS 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật ở đó. Cho đến nay, tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế mà các quốc gia ven biển đang khai thác chủ yếu là tôm, cá.

Quốc gia ven biển cũng có quyền chủ quyền đối với các hoạt động khác như sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. UNCLOS 1982 quy định các quốc gia khác, bất kể là quốc gia có biển hay không có biển, được hưởng một số quyền nhất định ở trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển như quyền tự do hàng hải, quyền tự do hàng không.

5. Thềm lục địa

Thềm lục địa của quốc gia ven biển là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển. Trên thực tế, rìa ngoài của thềm lục địa ở các khu vực có khác nhau: Có nơi hẹp, không đến 200 hải lý; nhưng có nơi rộng đến hàng trăm hải lý. Điều 76 của UNCLOS 1982 quy định rất rõ ràng. Thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng tối thiểu 200 hải lý [kể cả khi thềm lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý]. Nếu thềm lục địa thực tế rộng hơn 200 hải lý thì quốc gia ven biển có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến tối đa 350 hải lý hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500m. Tuy nhiên, để mở rộng thềm lục địa quá 200 hải lý thì quốc gia ven biển liên quan phải trình cho Ủy ban Thềm lục địa của Liên hợp quốc báo cáo quốc gia kèm đầy đủ bằng chứng khoa học về địa chất và địa mạo của vùng đó. Sau đó, Ủy ban Thềm lục địa của Liên hợp quốc sẽ xem xét và ra khuyến nghị.

Điều 77 của UNCLOS 1982 quy định trong thềm lục địa của mình, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình. Hiện nay, các nước ven biển đang khai thác dầu và khí để phục vụ phát triển đất nước. Sau này, khi các nguồn tài nguyên ở trên đất liền khan hiếm thì các quốc gia ven biển sẽ khai thác các tài nguyên khác ở thềm lục địa của mình. Cần lưu ý là quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ở chỗ nếu quốc gia đó không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền khai thác tại đây nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển.

Điều cần nhấn mạnh là một mặt các quốc gia ven biển được hưởng các quyền tương ứng như đã nêu trên đối với các vùng biển của mình, nhưng mặt khác họ có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển khác.

Nguồn: qdnd.vn

Công ước quốc tế năm 1982 là một Hiến pháp về biển và đại dương khi đưa ra khái niệm đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải mà theo đó các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia có: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Nội thủy: theo Điều 8, khoản 1, Công ước 1982 định nghĩa nội thủy là "các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải". Trong vùng nội thủy, quốc gia thực hiện chủ quyền của mình như trên lãnh thổ đất liền. Một quốc gia có thể có nhiều vùng nội thủy với các chế độ pháp lý khác nhau: nội thủy, nội thủy trong đó quyền qua lại vô hại của tàu thuyền được tôn trọng và vùng nước lịch sử được đặt dưới chế độ nội thủy.

Lãnh hải: lần đầu tiên, lãnh hải của các quốc gia có một bề rộng thống nhất 12 hải lý [mỗi hải lý tương đương 1.850 m]. Điều 2 của Công ước 1982 xác định: "Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và các vùng nội thủy tới một vùng biển tiếp giáp với chúng dưới tên gọi lãnh hải và có bề rộng không vượt quá 12 hải lý". Chủ quyền giành cho quốc gia ven biển trên lãnh hải không phải là tuyệt như trên các vùng nội thủy. Đi qua được coi là không gây hại chừng nào việc đi qua này không làm phương hại đến hòa bình, an ninh, trật tự hay lợi ích của quốc gia ven biển. Điều 19, Công ước 1982 đưa ra danh sách cụ thể mà tàu thuyền nước ngoài không được phép tiến hành trong vùng lãnh hải của quốc gia ven biển khi thực hiện quyền đi qua:

- Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc.

- Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào.

- Thu thập tình báo gây thiệt hại hoặc tuyên truyền nhằm làm hại cho quốc phòng hay an ninh quốc gia ven biển.

- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay; phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự.

- Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển.

- Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm công ước; đánh bắt hải sản; nghiên cứu hay đo đạc.

- Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển; mọi hoạt động khác không trực tiếp quan hệ đến việc đi qua....

Tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền qua lại không gây hại trong lãnh hải phải tuân thủ luật pháp của quốc gia ven biển về các vấn đề trên [còn nữa].

Phòng Bạn đọc [st >]
Nguồn: Báo Nghệ An [20/7/2011]

» Tích cực tham gia đóng góp ý kiến tại diễn đàn Quốc hội[20/07/2011] » Phá hủy an toàn quả bom ở Kỳ Sơn[20/07/2011] » Ký giao ước hợp tác bảo vệ ANTT giữa Nghệ An và Xiêng Khoảng[20/07/2011] » Nét đẹp hang động Quỳ Châu[20/07/2011] » Nghĩa tình CLB thương, bệnh binh nặng huyện Quỳnh Lưu[20/07/2011] » Hội nghị BCH Hội Khuyến học tỉnh, kỳ họp thứ 10[19/07/2011] » Chi bộ Cơ quan Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2011 - 2013[19/07/2011] » Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh[19/07/2011] » Hội nghị trực tuyến về cải cách hành chính[19/07/2011] » Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị chăm lo công tác xóa đói, giảm nghèo[19/07/2011] » Lần đầu tiên vô địch World Cup bóng đá nữ. Điều thần kỳ đến từ các cô gái Nhật Bản[19/07/2011] » Tăng cường kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông[19/07/2011] » Thăm, động viên CBCS bị thương khi làm nhiệm vụ[19/07/2011] » Ngư dân Quỳnh Phương vững vàng bám biển[19/07/2011] » Điểm sáng về xây dựng gia đình hạnh phúc[19/07/2011] » Chú trọng nâng cao năng lực, trình độ cán bộ nữ[19/07/2011] » Làng văn hóa sức khỏe ở Hưng Tiến[19/07/2011] » Giải pháp cho môi trường vùng nông thôn?[19/07/2011] » Cảng cá Diễn Ngọc bao giờ hết ô nhiễm?[19/07/2011] » Bảo vệ rừng đầu nguồn[19/07/2011]

Video liên quan

Chủ Đề