Ví dụ về chấp nhận rủi ro trong kinh doanh

Là một người làm kinh doanh, chúng ta luôn lo sợ đến những rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên đó lại là điều không thể thiếu. Vậy rủi ro trong kinh doanh là gì ? Chúng tôi sẽ giải đáp và hướng dẫn bạn vượt qua những rủi ro kinh doanh khó khăn và chỉ cho bạn cách bạn có thể điều hành doanh nghiệp.

Rủi ro trong kinh doanh là gì?

Để trả lời được câu hỏi rủi ro kinh doanh là gì, có thể hiểu rủi ro kinh doanh là tổng mức rủi ro mà một doanh nghiệp phải chịu trong một khoảng thời gian kinh doanh. Thường sẽ bao gồm các loại rủi ro khác nhau nhưng chủ yếu là về tài chính cũng như về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay

Nhiều người hiện nay rất ngại làm kinh doanh riêng vì sợ rủi ro lớn. Tuy nhiên, những người thành công nhất trên thế giới hiện nay, cụ thể là 5% số người giàu có nhất thế giới hiện nay đều là những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro và vượt qua nó một cách hoàn hảo.

Phân loại rủi ro trong kinh doanh

Để có thể giảm thiểu rủi ro, chúng ta cần phải biết cách để phân loại rủi ro kinh doanh là gì. Dựa theo các tình huống kinh doanh thực tế, rủi ro kinh doanh sẽ được phân loại như sau.

  1. Rủi ro cạnh tranh: Nguy cơ cạnh tranh của bạn sẽ đạt được lợi thế so với bạn khiến bạn không đạt được mục tiêu. Ví dụ, các đối thủ cạnh tranh có cơ sở chi phí cơ bản rẻ hơn hoặc sản phẩm tốt hơn.
  1. Rủi ro kinh tế: Các điều kiện trong nền kinh tế có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hoặc giảm doanh số bán hàng. Ví dụ trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các mặt hàng xa xỉ phẩm sẽ bị thu hẹp thị trường, khó bán hơn trong khi các nhu yếu phẩm thì sẽ bán đắt hàng hơn.
  1. Rủi ro hoạt động: Các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, cho dù bình thường hoạt động đó được coi là thành công. Ví dụ dịch vụ chăm sóc khách hàng vô tình gây ra sự bất mãn của một khách hàng và từ đó xảy ra một cuộc khủng hoảng cho doanh nghiệp.
  1. Rủi ro pháp lý: Luật pháp có thể thay đổi bất cứ lúc nào và gây cản trở cho doanh nghiệp. Nếu bộ phận pháp chế của doanh nghiệp cập nhật chậm, rất có thể đẩy doanh nghiệp vào con đường vi phạm pháp luật, hoặc mất sức cạnh tranh khi buộc phải tuân thủ pháp luật
  1. Rủi ro tuân thủ: Cũng xuất phát từ những rủi ro pháp lý, đó là khi doanh nghiệp hoàn toàn có ý định tuân thủ luật pháp nhưng cuối cùng lại vi phạm các quy định do quá cảnh hoặc sai sót.
  1. Rủi ro chiến lược: Là những rủi ro xuất phát từ việc hoạch định chiến lược dựa vào cảm xúc chủ quan, hay thực thi chiến lược không tuân thủ quy định của doanh nghiệp. Sự “đào tẩu” khỏi thị trường của món Huế vừa qua chính là ví dụ điển hình của rủi ro chiến lược.
  1. Rủi ro thương hiệu: Thương hiệu hay danh tiếng là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi thương hiệu bị ảnh hưởn do không trung thực, thiếu tôn trọng khách hàng sẽ đẩy doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều hậu quả khủng khiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp.
  2. Rủi ro chương trình: Là những rủi ro liên quan đến một chương trình kinh doanh cụ thể hoặc danh mục dự án đầu tư của doanh nghiệp.
  1. Rủi ro dự án: Đây là loại rủi ro luôn tồn tại trong mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh. Thông thường, các dấu hiệu của rủi ro dự án là: chậm tiến độ, nhân sự rời đi, năng suất không đảm bảo…
  1. Rủi ro đổi mới: Đổi mới là cần thiết trong môi trường kinh doanh nhưng việc áp dụng các sáng tạo, kết quả nghiên cứu cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
  1. Rủi ro quốc gia: Rủi ro này thường xảy ra ở các tập đoàn đa quốc gia bởi mỗi quốc gia lại có nền chính trị và đặc điểm kinh tế khác nhau. Nếu không nghiên cứu kỹ, doanh nghiệp rất có thể sẽ thất bại.
  2. Rủi ro chất lượng: Khi doanh nghiệp không đạt được chất lượng cho các sản phẩm, dịch vụ của mình sẽ là dẫn đến hậu quả trực tiếp là không bán được hàng, tụt giảm doanh thu.
  1. Rủi ro tín dụng: Đây là loại rủi ro mà những “con nợ” của doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Đối với phần lớn các doanh nghiệp, điều này chủ yếu liên quan đến rủi ro tài khoản phải thu.
  1. Rủi ro tỷ giá: Rủi ro biến động tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến giá trị của các giao dịch kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đa quốc gia thường xuyên phải làm việc với những đồng tiền khác nhau sẽ có tỷ lệ gặp phải rủi ro tỷ giá cao nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận hoạt động.
  2. Rủi ro lãi suất: Rủi ro thay đổi lãi suất sẽ làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, lãi suất có thể làm tăng chi phí vốn do đó ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp.
  1. Rủi ro về thuế: Doanh nghiệp mua và sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế không tránh khỏi những trường hợp rủi ro cao khi hạch toán thuế. Chưa kể trong một số trường hợp, luật thuế mới có thể phá vỡ hoàn toàn mô hình kinh doanh của một ngành.
  1. Rủi ro vận hành: Là những rủi ro về bộ máy quản lý, cách thức vận hành của doanh nghiệp. Hệ thống quản lý lỏng lẻo có thể là nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị thất thoát tài sản, đánh mất thị trường,…
  1. Rủi ro tài nguyên: Rủi ro tài nguyên bao gồm cả tài nguyên vật chất và tài nguyên phi vật chất sẽ khiến doanh nghiệp không đạt được mục tiêu kinh doanh.
  1. Rủi ro bảo mật: Ý chỉ những thông tin mật của doanh nghiệp bị tiết lộ hoặc đánh cắp như bản quyền kinh doanh, bí mật công nghệ, danh sách khách hàng. Hậu quả nặng nhất có thể khiến doanh nghiệp bị phá sản!
  1. Rủi ro theo mùa: Với những loại hình kinh doanh theo mùa, việc phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ví dụ một doanh nghiệp có doanh thu tập trung do kinh doanh dịch vụ trượt tuyết thì việc không có mùa đông sẽ khiến doanh nghiệp phá sản.

Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh là gì?

Nguồn

Việc đã chấp nhận đặt chân vào nghề kinh doanh; đầu tư cũng có nghĩa là bạn đã xác định sẽ có rủi ro trong công việc. Vậy cần làm gì để có thể giảm thiểu tối đa rủi ro.

Để có thể cắt giảm rủi ro kinh doanh là gì, nhà đầu tư không nên đầu tư vào một lĩnh vực mà hãy dàn trải ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví du như: một nhà đầu tư có một khoản tiền nhàn rỗi nhất định, hãy dàn trải ra cho nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau để có thể tối đa hóa được lợi nhuận cho bản thân.

Và để có thể giảm thiểu rủi ro một cách tối đa cũng như đem lại lợi nhuận nhiều nhất, các nhà đầu tư cần trải rộng nhiều khu vực đầu tư khác nhau, nhiều hình thức đầu tư khác nhau để có thể đề phòng những điều không tính trước được.

Đối với thị trường hiện nay, rủi ro kinh doanh là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu muốn thành công, hãy coi như mình là người đi buôn trứng, đừng bao giờ đặt hết trứng vào một giỏ. Hãy phân bổ một cách phù hợp để bản thân có thể có những nguồn tiền dự phòng vào các trường hợp khác nhau.

Xác định đầu tư và phát triển mô hình kinh doanh, dù lớn hay nhỏ thì bạn cũng phải chấp nhận gặp phải những rủi ro trong kinh doanh. Bạn có thể lường trước được những rủi ro hay không đều phụ thuộc vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh thông minh cũng như khả năng nắm bắt tình hình thị trường để sẵn sàng có những phương án ứng phó làm giảm thiểu hậu quả xuống mức thấp nhất.

Vậy rủi ro trong kinh doanh là gì? Làm thế nào để xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây!

Khái niệm rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro trong kinh doanh có thể được định nghĩa là tổng mức thiệt hại về vốn đầu tư, tài chính, thi trường,…mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy có nhiều những loại rủi ro khác nhau nhưng chủ yếu các doanh nghiệp sẽ mắc phải các rủi ro về tài chính và các thực trạng hoạt động kinh doanh hiện nay.

Vì sợ gặp rủi ro lớn mà nhiều người không dám đứng ra làm kinh doanh riêng. Thế nhưng thực tế chỉ ra rằng, những người thành công nhất thế giới chính là những người dám thử thách chính mình, không ngại đối đầu với rủi ro và sẵn sàng vượt qua nó một cách hoàn hảo.

Một số loại rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro về vốn

Rủi ro về vốn thường xuất hiện trong trường hợp khi bạn đầu tư vào cổ phiếu hoặc góp một phần vốn của mình vào công ty. Nếu công ty đó đang có xu hướng phát triển thì dĩ nhiên bạn sẽ thu về cho mình một khoản lợi nhuận đáng kể theo tỉ lệ đóng góp ban đầu.

Thế nhưng ngược lại, nếu công ty có dấu hiệu thua lỗ thì số vốn của bạn cũng sẽ bị tác động không nhỏ, thậm chí là bạn có thể mất luôn số vốn đầu tư này. Và việc cần quan tâm lúc nào của bạn chính là tìm cách để cắt đi khoản lỗ sao thấp nhất có thể.

Rủi ro tiền lời

Rủi ro tiền lời liên quan đến trái phiếu. Nếu tiền lời giảm thì các doanh nghiệp sẽ phát hành trái phiếu mua lại và trái phiếu mới với mức lời thấp hơn. Nếu chủ nhân của trái phiếu bán ra thì giá sẽ thấp hơn lúc mua vào.

Rủi ro do thị trường

Rủi ro về thị trường là một trong nhưng loại rủi ro trong kinh doanh thể hiện tình trạng thị trường không có người tham gia mua bán. Ví dụ điển hình đó là tìm trạng thị trường bất động sản bị đóng băng một thời gian dài, nhà kinh doanh không thể bán một căn nhà nào là chuyện thường thấy và họ phải chấp nhận rủi ro này.

Rủi ro về xã hội và nguồn đầu tư nước ngoài

Nếu bạn có liên quan đến các mối đầu tư nước ngoài thì rất có thể sẽ gặp phải rủi ro trong kinh doanh này. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển thì rủi ro về kinh tế, xã hội lại là rất cao do giá trị tiền tệ của quốc gia luôn lên xuống bất thường và không có sự ổn định. Thế nên khi lựa chọn đầu tư dù nhà doanh nghiệp có lãi đi chăng nữa thì vẫn không thể tránh gặp phải các rủi ro.

>> Bí quyết quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả

>> Đâu là những sai lầm phải tránh khi khởi nghiệp?

Những yếu tố dẫn đến rủi ro trong kinh doanh

Dưới đây là một số những yếu tố điển hình dẫn tới các rủi ro trong kinh doanh và làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp:

- Biến động trong nhu cầu: sự ổn định trong nhu cầu về sản phẩm sẽ làm giảm tối đa nguy cơ hình thành rủi ro kinh doanh của công ty.

- Biến động của doanh số: Một doanh nghiệp sở hữu sản phẩm có đầu ra ổn định sẽ phải chịu ít rủi ro kinh doanh hơn gấp nhiều lần so với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có sự biến động cao về giá bán trên thị trường.

- Thời điểm phát triển sản phẩm và chi phí: Những doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực công nghệ, dược phẩm luôn phải phụ thuộc vào việc cải tiến dòng sản phẩm một cách liên tục để phù hợp với nhu cầu thực tiễn của khách hàng và sự phát triển của thị trường. Nếu như doanh nghiệp không chú trọng vào vấn đề này và để sản phẩm trở nên lỗi thời thì việc xảy ra rủi ro trong kinh doanh là điều tất nhiên, thậm chí là còn khiến cho doanh nghiệp thất bại dẫn đến phá sản.

- Quy mô chi phí cố định: Công ty có thể gặp phải rủi ro trong kinh doanh rất cao nếu như chi phí cố định ở mức độ cao và tổng chi phí không có biến động giảm khi cầu giảm. Vấn đề này còn có cách gọi khác là đòn bẩy hoạt động.

Trên đây Acabiz đã cung cấp cho các bạn về khái niệm rủi ro trong kinh doanh và đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành rủi ro trong kinh doanh. Hy vọng những thông tin hữu ích sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả cũng như hoạch định sẵn cho mình những bước cần làm để giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình kinh doanh.

Video liên quan

Chủ Đề