Sốt bao lâu sau khi tiêm vaccine

Cập nhật: 10:35 - 15/04/2022 | Lần xem: 27607

Bộ Y tế Anh hiện cũng đang triển khai tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ở nước này. Theo các chuyên gia y tế, cha mẹ có con ở độ tuổi này nên đưa con đi tiêm phòng, đặc biệt đối với những trẻ mắc bệnh lý nền.

1. Bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới trẻ em thế nào?

Đối với hầu hết trẻ em khi mắc COVID-19, hầu hết là bị nhẹ, có thể phải nghỉ học vài hôm để điều trị và thường ít khi dẫn tới biến chứng. Ở một số trẻ, triệu chứng COVID-19 có thể nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài lâu hơn.

Hiện tại, biến thể Omicron dường như gây ra triệu chứng khá nhẹ, chủ yếu là ở đường hô hấp trên. Tuy nhiên, nếu các biến thể mới xuất hiện trong tương lai, cũng chưa thể biết các triệu chứng sẽ như thế nào.

2. Trẻ em nào có nguy cơ cao mắc COVID-19 nặng?

Trẻ em mắc một số bệnh lý nền, hoặc trẻ có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc COVID-19 nặng cao hơn.

Những trẻ thuộc diện nêu trên hoặc trẻ sống chung cùng người suy giảm miễn dịch cũng được khuyên đi tiêm phòng để bảo vệ bản thân và giảm nguy cơ lây nhiễm cho người sống cùng.

Đối với trẻ mắc bệnh lý nền, cha mẹ cũng có thể tham vấn bác sĩ để có tư vấn sức khỏe tốt nhất.

3. Vaccine góp phần bảo vệ sức khỏe trẻ thế nào?

Vaccine COVID-19 sẽ giảm nguy cơ trẻ nhiễm COVID-19. Tiêm đủ 2 liều vaccine sẽ tạo ra sự bảo vệ lâu dài ngăn biến chứng COVID-19 nặng, kể cả các biến thể mới gây ra các làn sóng dịch trong tương lai.

Chuyên gia y tế khuyên cha mẹ nên đưa trẻ có nguy cơ cao trở nặng nếu mắc COVID-19 [trẻ bệnh lý nền, hệ miễn dịch yếu] đi tiêm phòng vaccine COVID-19.

Vaccine cũng góp phần bảo vệ cơ thể chống lây nhiễm và giảm nhẹ các triệu chứng. Giống như mọi loại thuốc khác, vaccine cũng không hiệu quả tuyệt đối. Một vài trẻ vẫn có khả năng mắc COVID-19 dù đã tiêm phòng, nhưng thường triệu chứng nhẹ và chóng khỏi. Vaccine góp phần ngăn ngừa COVID-19 trở nặng.

4. Về liều vaccine COVID-19 dành cho trẻ 5 - dưới 12 tuổi

Ở Anh, trẻ em được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer. Liều tiêm dành cho trẻ em chỉ bằng 1/3 so với liều của người lớn hay thanh thiếu niên. Vaccine đã trải qua kiểm nghiệm để đảm bảo an toàn nhất có thể.

5. Tác dụng phụ của vaccine COVID-19

Tác dụng phụ phổ biến:

Giống như tất cả mọi loại thuốc, vaccine có thể gây ra phản ứng phụ. Phần lớn tác dụng phụ nhẹ, không kéo dài lâu và thậm chí không phải ai cũng bị tác dụng phụ này.

Các tác phụ phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vaccine COVID-19 thường chỉ kéo dài trong vòng 1-2 ngày. Đối với vaccine Pfizer, liều 2 thường thấy rõ tác dụng phụ hơn liều 1.

Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

- Đau, cảm giác nặng và khó chịu cánh tay tiêm, thường kéo dài 1-2 ngày.

- Mệt mỏi.

- Đau đầu.

- Ê ẩm người, triệu chứng nhẹ giống cúm.

Sau khi tiêm, trẻ nên được nghỉ ngơi. Trẻ nên nghỉ học 1-2 hôm ở nhà nghỉ ngơi nếu đang trong thời gian đi học.

Cha mẹ có thể cho trẻ dùng paracetamol để giảm đau và hạ sốt nếu trẻ bị sốt, đau đầu, đau cơ [theo hướng dẫn sử dụng về liều dùng cho trẻ em].

Triệu chứng sốt 2-3 ngày là không phổ biến sau tiêm. Nếu trẻ sốt bất thường kéo dài 2-3 ngày, rất có thể trẻ đã bị nhiễm COVID-19 hoặc dấu hiệu trẻ đang mắc một bệnh khác.

Triệu chứng sau tiêm thông thường không kéo dài quá 1 tuần. Nếu các triệu chứng tệ hơn, bạn hãy cho trẻ đi khám hoặc gọi cho đường dây nóng để được tư vấn.

Tác dụng phụ ít gặp:

- Đau ngực.

- Hụt hơi, khó thở.

- Cảm giác nhịp tim đập nhanh, loạn nhịp tim hoặc tim đập thình thịch.

Trong trường hợp này, nếu lo lắng cha mẹ có thể tham vấn bác sĩ hoặc cho trẻ đi khám.

6. Trẻ đã mắc COVID-19 thì nên tiêm vaccine sau bao lâu?

Nếu trẻ mắc COVID-19 thì nên tiêm vaccine sau 3 tháng khỏi bệnh. Mặc dù liều vaccine đầu tiên có tác dụng bảo vệ khá tốt cho trẻ, tiêm đủ 2 liều sẽ giúp bảo vệ lâu hơn.

Khi trẻ nghi nhiễm COVID-19, bạn chưa nên đưa trẻ đi tiêm phòng vội trong khi đợi kết quả xét nghiệm. Nếu trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, thì nên đợi sau 12 tuần mới tiêm vaccine.

Nguyễn Vân [theo gov.uk Health]

Nguồn: //suckhoedoisong.vn/tiem-vaccine-covid-19-cho-tre-tu-5-den-duoi-12-tuoi-nhung-dieu-cha-me-can-biet-169220414153050532.htm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc-xin – Khoa Ngoại trú Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Tiêm vắc-xin là giải pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh cho trẻ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, sau tiêm vắc-xin, tùy vào thể trạng và cơ địa của từng trẻ, trẻ sẽ có các phản ứng sau tiêm, đặc biệt là trẻ có dấu hiệu sốt.

Hiện nay,trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván cho trẻ đã được tối giản với mũi tiêm vắc-xin 5 trong 1, chỉ với 1 mũi tiêm bé đã có thể được phòng ngừa tới 5 bệnh là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi-viêm màng não do H.Influenzae type B [Hib] và viêm gan B.

Sau khi tiêm vắc-xin trẻ bị sốt là một phản ứng hết sức bình thường, tự nhiên. Tùy vào thể trạng, cơ địa của từng bé mà dấu hiệu sốt không giống nhau. Thông thường, bé sau khi tiêm vắc-xin 5 trong 1 thường có biểu hiện sốt nhẹ từ 37,5 độ C đến 38,5-39 độ C, cùng với đó có thể có biểu hiện quấy khóc, chán ăn, bú kém hơn. Các biểu hiện này sẽ tự nhiên mất sau khi tiêm vắc-xin 1-2 ngày.

Lý giải cho dấu hiệu sốt sau khi tiêm vắc-xin 5 trong 1 ở trẻ là do thành phần ho gà trong vắc-xin được giữ nguyên cấu trúc vi khuẩn nên sẽ gây nhiều phản ứng cho trẻ sau khi tiếp nhận vắc-xin. Các phản ứng này đều ở mức độ nhẹ, cha mẹ không cần quá lo lắng bởi lẽ sốt được các chuyên gia đánh giá đây là biểu hiện hệ miễn dịch của trẻ đang đáp ứng với vắc-xin một cách hiệu quả.

Cùng với sốt sau khi tiêm vắc-xin 5 trong 1, bé sẽ có các biểu hiện kèm theo như sưng tấy đỏ, đau tại chỗ tiêm, quấy khóc, khó chịu, khó ngủ hơn bình thường, ăn ngủ kém, sốt nhẹ và thường không quá 38,5 độ C. Cha mẹ cần theo dõi tình trạng của con, cởi bớt chăn quấn, quần áo khi trẻ sốt, chườm ấm cho trẻ [nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-2 độ C], dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Tình trạng này sẽ giảm trong 1-2 ngày sau khi tiêm.

Tiêm vắc-xin cho trẻ đúng lịch là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Nếu tình trạng sốt trên 38,5 độ C mà không có dấu hiệu giảm mặc dù đã cho con uống thuốc hạ sốt và chăm sóc đúng cách hoặc con sốt kéo dài trên 2 ngày thì cha mẹ cần hết sức chú ý. Bởi đây không còn là dấu hiệu sốt bình thường như trên nữa rồi.

Ngoài ra, tình trạng hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất dị ứng có trong thành phần của vắc-xin tiêm vào cơ thể sẽ gây ra sốc phản vệ ở trẻ sau khi tiêm vắc-xin. Hiện tượng này sẽ có biểu hiện bất thường bao gồm:

  • Thở nhanh, thở ngắt quãng, khó thở co kéo hõm ức, thở rên, thở ậm ạch, tím quanh môi và chi.
  • Phù nề mặt hoặc phù nề toàn thân,
  • Chân tay lạnh, da nổi vân tím.
  • Sốt cao trên 38.5 độ C,
  • Khóc thét dai dẳng kèm la hét hoặc quấy khóc kéo dài, bứt rứt, kích thích
  • Kém tương tác với người xung quanh, trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê.
  • Co giật
  • Chỗ tiêm sưng đỏ, có dịch.
  • Nôn chớ, bú kém, bỏ bú.
  • Phát ban.

Sau khi con được tiêm vắc-xin 5 trong 1, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường nói trên cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất, càng nhanh càng tốt để được sơ cứu kịp thời.

Để chăm sóc con tốt sau khi tiêm phòng vắc-xin 5 trong 1, cha mẹ cần:

  • Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo thoải mái, rộng rãi.
  • Không nên ủ ấm quá mức, không đắp chăn, đội nón khi trẻ đang sốt.
  • Dùng khăn ấm lau người cho con [nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-2 độ C], lau kỹ ở phần bẹn, nách, bàn tay, bàn chân.
  • Tuyệt đối không được dùng nước lạnh hay nước đá để lau, rửa cho trẻ.
  • Tăng cường cho con bú mẹ, bổ sung nước nhiều hơn bình thường để bù lại lượng nước đã mất.
  • Trẻ ăn dặm nên cho con ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.
  • Không nên kiêng tắm cho con. Tắm bằng nước ấm cũng là cách giúp con hạ sốt hiệu quả. Cần phải tắm thật nhanh và nhiệt độ nước không thấp hơn nhiệt độ cơ thể quá 2 độ.
  • Không chườm đắp bất cứ thứ gì đặc biệt là chanh, khoai tây... vào vị trí tiêm

Cần chú ý theo dõi độ sốt của con và các biểu hiện đi kèm để phát hiện sốt bất thường và có hướng xử lý kịp thời đúng cách. Khi con sốt bất thường sau tiêm phòng, tuyệt đối cha mẹ không nên tự chữa cho con tại nhà không có hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ phải đưa con ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa kịp thời.

Trẻ có thể bị sốt sau khi tiêm vắc-xin, cần chú ý các dấu hiệu sốt bất thường

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho quý khách hàng chương trình tiêm chủng trọn gói từ trẻ em đến người lớn với đầy đủ quyền lợi và dịch vụ kèm theo. Trong tháng 12/2019, Vinmec mang đến chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng khi mua gói 0-1 tuổi, 0-2 tuổi sẽ được miễn phí mũi tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh [tiêm ngay sau khi sinh] cho bé.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một lựa chọn cho các bậc phụ huynh đang tìm nơi tiêm phòng cho con nhỏ. Bệnh viện xây dựng phòng tư vấn và tiêm chủng vắc-xin chuyên nghiệp với dây chuyền lạnh bảo quản vắc-xin tối ưu [từ kho lạnh cho đến tủ lạnh chứa vắc-xin đều có bộ phận cảnh báo nhiệt độ quá dải nhiệt độ cho phép,...]

Bệnh viện có phần mềm nhắc lịch tiêm chủng tự động để nhắn tin cho khách hàng ngay từ khi khách hàng sinh và sử dụng dịch vụ tại Vinmec để tránh quên lịch tiêm. Ngoài ra, Bệnh viện cũng đang xây dựng phần mềm quản lý tiêm chủng để khách hàng có thể kiểm tra được lịch sử tiêm và kế hoạch tiêm chủng qua máy tính hoặc điện thoại.

Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm có thể tư vấn cho gia đình đầy đủ, không chỉ về vắc-xin mà còn tư vấn cặn kẽ về cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh..

Để được thăm khám với các bác sĩ Nhi khoa giàu kinh nghiệm tại Vinmec, Khách hàng vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ..

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề