Làm sao để mắt hết bị cộm

Nguyên nhân khiến mắt bị cộm

Mắt bị cộm có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây nên như: Bụi bay vào mắt khi đi đường hoặc có dị vật rơi vào mắt; Chấn thương mắt trong quá trình lao động; Mắt khô, cộm do tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại, tivi quá thường xuyên, hoặc thức khuya, ít chớp mắt; Do stress, thay đổi nội tiết trong cơ thể; Mắt bị tổn thương do một bệnh lý mắt nào đó như: viêm mí mắt, đau mắt đỏ, viêm giác mạc, chắp, lẹo, bị kích ứng hoặc dị ứng...; Dị vật kết mạc, giác mạc.

Những biểu hiện thường kèm theo khi mắt bị cộm

Mắt nổi nhiều hạt và đau mắt; Mắt bị chảy nước, mắt có ghèn, nhìn mờ; Cảm giác cay cay mắt và chảy nước mắt, hoặc khi dụi thì nước mắt trào ra; Mắt chuyển qua màu vàng nâu và các tia máu nổi lên.

Mắt bị cộm là triệu chứng của bệnh gì

Mắt bị cộm đơn thuần sẽ dễ dàng khỏi khi bạn điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen làm việc cũng như chăm sóc mắt hợp lý. Tuy nhiên, mắt bị cộm kèm theo nhiều biểu hiện khác như mắt bị cộm và mờ, mắt bị cộm nhưng không có bụi, mắt bị cộm và có cảm giác cay rát... Bạn hãy nghĩ ngay đến việc đi khám mắt để bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh kịp thời các bệnh về mắt như:

Khô mắt: Nguyên chính của bệnh khô mắt là do giảm tiết chế nước mắt, do các nguyên nhân miễn dịch toàn thân, teo và xơ hóa tuyến lệ, sẹo kết mạc do mắt hột, môi trường không khí khô, dùng thuốc tra kéo dài, bệnh kết mạc mạn tính...

Hiểu đơn giản hơn, khô mắt là tình trạng thiếu nước mắt đầy đủ. Hỗn hợp của nước, dầu béo, protein cùng các chất điện giải tạo nên nước mắt. Chúng giúp làm ẩm bề mắt giác mạc, kết mạc, bôi trơn mi mắt, cung cấp dinh dưỡng và dưỡng khí cho tế bào biểu mô đồng thời nó có vai trò miễn dịch giúp ức chế sự phát triển của vi trùng.

Chắp, lẹo - nguyên nhân gây cộm mắt.

Biểu hiện chính của khô mắt là ngứa mắt, nhức mắt, cảm giác mắt bị cộm, cay và đau rát, ra dử mắt dính hoặc nhiều bọt trắng ở hai góc mắt, mắt bị nhòe khi phải chớp liên tục, cảm thấy buồn ngủ, khó mở mắt vào buổi sáng.

Sạn vôi: Sạn vôi ở kết mạc mắt là một tình trạng lắng đọng chất canxi ở dưới lớp kết mạc sụn mi của nhãn cầu. Nó có thể có một hoặc nhiều sạn vôi ở mi mắt một bên hay cả hai bên mắt.

Sạn vôi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân chưa được biết rõ ràng nhưng người ta cho rằng nó liên quan đến cơ địa của mỗi người. Sạn vôi có thể lắng đọng nhiều nơi trong cơ thể nhưng do ở mắt người ta dễ nhận biết hơn cả.

Nếu sạn vôi ít hoặc nhỏ có thể không có triệu chứng gì, chỉ tình cờ phát hiện khi khám mắt. Nếu sạn vôi nhiều hoặc to triệu chứng thường gặp là cộm, xốn mắt giống như bị bụi lọt vào mi mắt khiến cho bệnh nhân phải chớp mắt nhiều lần, dụi mắt chảy nước mắt, thị lực bệnh nhân vẫn bình thường.

Làm gì khi mắt bị cộm

Khi phát hiện mắt bị ngứa và cộm, trước tiên cần xác định đúng nguyên nhân gây cộm mắt. Từ đó mới có giải pháp phù hợp để hỗ trợ cải thiện cộm mắt hiệu quả.

Nếu mắt bị cộm do bụi hay có dị vật rơi vào mắt, hoặc mắt bị chấn thương trong quá trình lao động, nên rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, sau đó chớp mắt nhiều lần để bụi bẩn trôi ra ngoài. Nếu dị vật lớn, ảnh hưởng đến thị lực và gây đau, nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được các chuyên gia cải thiện, lấy dị vật ra ngoài.

Nếu nguyên nhân do sử dụng máy vi tính quá nhiều khiến mắt khô và cộm, cần thay đổi thói quen sử dụng các thiết bị điện tử: giảm thời gian tiếp xúc [nếu có thể], chớp mắt nhiều hơn, thường xuyên cho mắt thư giãn, sử dụng phần mềm giảm ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ các màn.

Nếu do căng thẳng, stress hay thay đổi nội tiết tố [thường gặp ở phụ nữ có thai, sau sinh, tiền mãn kinh...], cần thực hiện lối sống khoa học, ăn đầy đủ dưỡng chất, giảm căng thẳng, hạn chế để mắt làm việc quá nhiều.

Nếu mắt bị cộm do ảnh hưởng từ một bệnh lý nào đó, nên tới các cơ sở chuyên khoa mắt để được chuẩn đoán chính xác được lý do, từ đó chuyên gia sẽ cho lời khuyên về cách làm hết cộm mắt hiệu quả.

LỜI KHUYÊN CỦA THẦY THUỐC

Nên hạn chế tối đa việc lấy tay dụi mắt để tránh ảnh hưởng đến giác mạc. Không lạm dụng kính áp tròng và không sử dụng kính áp tròng khi đang bị cộm mắt. Khi đi đường nên đeo kính để tránh bụi hay dị vật có thể rơi vào mắt. Bên cạnh đó, việc bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho mắt có vai trò quan trọng giúp giảm nguy cơ mắt bị cộm do các tác nhân gây hại tấn công, đặc biệt là ánh sáng xanh nguy hại từ màn hình của máy tính, điện thoại...


Cộm mắt đi kèm với các dấu hiệu riêng biệt khác nhau như ngứa rát, ghèn dây… có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan ở bề mặt nhãn cầu hay mi mắt [viêm kết mạc, viêm bờ mi, lông xiêu, lông quặm, sạn vôi, viêm giác mạc, khô mắt…

Từ đó, khi mắt bị cộm mí trên thì còn phải phụ thuộc vào các biểu hiện đi kèm để nhận biết chính xác bệnh mà mình đang mang. Dưới đây là một vài trường hợp cụ thể mà Eskar liệt kê ra. Mọi người cùng xem nhé!

Một số bệnh liên quan đến biểu hiện cộm mắt ở mí trên

Nổi cộm nhỏ màu đỏ ở trong mí mắt trên, không gây đau, không gây cản trở thị lực nhưng rất khó chịu khi ngủ

Có thể khi đó người bệnh sẽ bị chắp/lẹo ở mắt.

  • Chắp mắt: gồm hai dạng, bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu, bên trong thường kín đáo nằm ở mặt trong của mi mắt. Một vài triệu chứng cơ bản: sưng, đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt; sau vài ngày chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc.
  • Lẹo mắt: sưng, đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt; sau vài ngày chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc. Dấu hiệu điển hình: đau đỏ, ấn đau bờ mi, sau hóa cứng; chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt; mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng, ít lâu sau áp-xe vỡ ra, chảy mủ, hết đau.

Cộm nhỏ ở mí trên không gây đau nhưng rất khó chịu khi ngủ

Cộm vướng trong mắt, mí mắt trên bị sưng, chảy nhiều nước mắt, khó chịu khi nhìn thấy ánh sáng và không thể mở mắt lâu

Trường hợp mí mắt trên bị cộm lại khiến chảy nhiều nước mắt rất có thể là do viêm giác mạc – tình trạng viêm mô hình vòm trên mặt trước của mắt bao phủ đồng tử và mống mắt. Bệnh có thể chữa trị bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt và kháng sinh nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn. Người bệnh cần đi khám ở các bệnh viện nhãn khoa để có hướng chữa trị hiệu quả nhất, tránh khỏi nguy cơ các biến chứng nguy hiểm.

Khó chịu khi mắt phải nhìn ánh sáng, không thể mở mắt được lâu

Các dấu hiệu và biểu hiện của viêm giác mạc bao gồm:

  • Mắt đỏ, đau.
  • Mờ mắt, sợ ánh sáng.
  • Mắt ngứa rát, cộm trong mắt.
  • Sưng quanh mắt.

Mắt nổi nhiều hạt cộm lên và đau mắt

Khả năng người bệnh bị bệnh đau mắt hột với đặc điểm là hình thành những hột và gây tổn thương sẹo điển hình ở mắt.

Bệnh đau mắt hột là tình trạng viêm kết mạc – giác mạc mãn tính, tiến triển thành dịch, lây lan

Các biểu hiện của bệnh điển hình như:

  • Ngứa mắt
  • Đau nhẹ, cộm xốn trong mắt…
  • Cảm giác vướng như có hạt bụi trong mắt
  • Nếu lật mi mắt trên lên sẽ thấy bề mặt bên trong mi mắt nổi lên những hạt nhỏ màu đỏ, chính những hạt này gây ra hiện tượng cộm trong mắt.

Ngứa mắt và đau nhẹ

Chớp mắt thấy đau và cộm, đặc biệt lòng trắng mắt có một đám xanh nhạt [ở dưới mi mắt trên]

Thông thường mắt cộm khi chớp là do một dị vật cứng gì đó nằm trên mi mắt hoặc trên nhãn cầu kích thích mắt khi mi mắt di chuyển trên bề mặt nhãn cầu.

Các biểu hiện kèm theo:

  • Đỏ mắt.
  • Chói mắt.
  • Chảy nước mắt.
  • Sưng nề nhẹ mi mắt nếu dị vật này xuất hiện đột ngột và cấu tạo khá cứng [ví dụ: hạt cát].

Dị vật ở trong mắt

Nếu mắt xốn cộm mà không thấy những triệu chứng trên thì nhiều khả năng vật này đã nằm ở đó lâu, không cứng lắm hoặc nó mọc từ trong mắt ra như sạn vôi hay lông xiêu. Đám xanh nhạt trên nhãn cầu dưới mi mắt trên thường không đáng ngại mà ta có thể gọi “cái bớp”, không gây nguy hại.

Video liên quan

Chủ Đề