Trọng lực tác dụng lên vật thay đổi theo vị trí của vật trên Trái Đất

Như các em đã biết, trái đất chúng ta có hình tròn, con người và các vật sinh sống xung quanh trên bề mặt trái đất, vậy làm sao để những vật ở Nam cực không bị rơi ra ngoài trái đất? Nguyên nhân chính giúp các vật không rơi khỏi trái đất chính là Trọng lực.

Vậy trọng lực là gì? Trọng lực được ký hiệu ra sao? Phương và chiều của trọng lực như thế nào? Trọng lực có đơn vị là gì? Chúng ta sẽ cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết này.

I. Trọng lực là gì?

Bạn đang xem: Trọng lực, Đơn vị lực là gì? Trọng lực ký hiệu là gì? có Phương và chiều như thế nào – Vật lý 6 bài 8

Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

– Cường độ [độ lớn] của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.

II. Trọng lực có phương và chiều như thế nào?

• Trọng lực có:

Phương: Thẳng đứng

Chiều: Hướng từ trên xuống dưới [hướng về phía Trái Đất]

Cường độ [Độ lớn]: Là trọng lượng của vật.

⇒ Đây cũng có thể được gọi là những đặc điểm của trọng lực

III. Đơn vị lực, trọng lực.

– Để đo độ lớn [cường độ] của lực, trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị của trọng lực [đơn vị của lực] là Niu tơn, ký hiệu là N.

– Trọng lượng [ký hiệu là P] của vật được gọi là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó.

– Trọng lượng của quả cân 100g [0,1kg] được tính tròn là 1 niutơn [1N]. Trọng lượng của quả cân 1kg là 10N.

IV. Vận dụng

* Câu C6 trang 29 SGK Vật Lý 6: Treo một dây dọi phía trên mặt nước đứng yên của một chậu nước. Mặt nước là mặt nằm ngang

Hãy dùng 1 thước êke để tìm hiểu mối liên hệ giữa phương thẳng đứng và mặt nằm ngang

* Lời giải:

 Phương dây dọi cùng với phương mặt nước tạo thành 1 góc vuông.

> Có thể em chưa biết:

+ Trọng lượng của vật là cường độ của lực hút của Trái Đất lên vật đó. Do đó, trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật trên Trái Đất. Chẳng hạn, khi lên cao thì trọng lượng của vật sẽ giảm đi chút ít. Trái lại, khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật, vì khối lượng chỉ lượng chất chứa trong vật.

+ Thực ra, quả cân có khối lượng 100g thì trọng lượng của nó là gần bằng 1N [chính xác là 0,98N] chứ không phải chính xác bằng 1N.

+ Càng lên cao trọng lượng của vật càng giảm, vì khi đó lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật giảm. Khi đổ bộ lên Mặt Trăng thì trọng lượng trên Mặt Trăng của nhà du hành vũ trụ [tức là sức hút của mặt trăng lên người đó] chỉ bằng 1/6 trọng lượng của người đó trên trái đất [tức trọng lượng của người đó giảm đi 6 lần] còn khối lượng của người đó không giảm. 

Như vậy, với bài viết về Trọng lực, đơn vị của trọng lực, phương và chiều của trọng lực ở trên các em cần nhớ các ý chinh sau:

Trọng lực là lực hút của trái đất;

Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất;

Trọng lượng của một vật là cường độ [độ lớn] của trọng lực tác dụng lên vật đó;

Đơn vị của lực là niutơn [N]. Trọng lượng của quả cân 100g là 1N.

Hy vọng với bài viết Trọng lực, Đơn vị lực là gì? Trọng lực ký hiệu là gì? có Phương và chiều như thế nào sẽ giúp ích cho các em, mọi góp ý thắc mắc các em hãy để lại ở phần đánh giá dưới bài viết để THPT Sóc Trăngghi nhận, chúc các em học tốt.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài 8 trọng lực, đơn vị lực chương 1 vật lý 6. Bài học giúp bạn trả lời câu hỏi: Trọng lực [hay trọng lượng] của vật là gì? Nêu được phương và chiều của trọng lực. Từ đó nêu được: đơn vị đo cường độ của lực là Niutơn.

Con: Bố ơi! Tại sao người đứng ở Nam Cực không bị rơi ra ngoài Trái Đất?

Bố: Con không biết là Trái Đất hút tất cả mọi vật, kể cả các vật ở Nam Cực à.

1. Thí nghiệm

a. Treo một vật nặng vào một lò xo, ta thấy lò xo bị dãn ra [Hình 8.1].

Lò xo tác dụng lực vào quả nặng không? Lực đó có phương và chiều như thế nào? Tại sao quả nặng vẫn đứng yên.

Hình 8.1
  • Xem: giải bài tập C1 trang 27 sgk vật lý lớp 6

b. Cầm một viên phấn trên cao, rồi đột nhiên buông tay ra.

Điều gì chứng tỏ có một lực tác dụng lên viên phấn? Lực đó có phương và chiều như thế nào?

  • Xem: giải bài tập C2 trang 27 sgk vật lý lớp 6

Tìm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

– Lò xo bị dãn dài ra đã tác dụng vào quả nặng một lực kéo lên phía trên. Thế mà quả nặng vẫn đứng yên. Vậy phải có một lực nữa tác dụng vào quả nặng hướng xuống phía dưới để [1] ……….. với lực của lò xo. Lực này do [2] ………… tác dụng lên quả nặng.

– Khi viên phấn được buông ra, nó bắt đầu rơi xuống. Chuyển động của nó đã bị [3] ………. Vậy phải có một [4] ……….. viên phấn xuống phía dưới. Lực này do [5] ……….. tác dụng lên viên phấn.

– lực hút – Trái Đất – cân bằng

– biến đổi

  • Xem: giải bài tập C3 trang 28 sgk vật lý lớp 6

2. Kết luận

a. Trái Đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực này gọi là trọng lực.

b. Người ta gọi cường độ [độ lớn] của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.

1. Phương và chiều của trọng lực

Dây dọi [Hình 8.2] là dụng cụ mà thợ nề [thợ xây] dùng để xác định phương thẳng đứng. Dây dọi gồm một quả nặng treo vào đầu một sợi dây mềm. Phương của dây dọi là phương thẳng đứng.

Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a. Khi quả nặng treo trên dây dọi đứng yên thì trọng lực tác dụng vào quả nặng đã [1] ……….. với lực kéo của sợi dây. Do đó, phương của trọng lực cũng là phương của [2] ………, tức là phương [3] ………….

b. Căn cứ vào hai thí nghiệm ở hình 8.1 và 8.2 ta có thể kết luận là chiều của trọng lực hướng [4] ………..

– thẳng đứng – từ trên xuống dưới – cân bằng

– dây dọi

  • Xem: giải bài tập C4 trang 28 sgk vật lý lớp 6

2. Kết luận

Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Trọng lực có phương [1]… và có chiều [2]…

  • Xem: giải bài tập C5 trang 29 sgk vật lý lớp 6

– Để đo cường độ của lực, hệ thống đơn vị đo lượng hợp pháp của Việt Nam dùng đơn vị niutơn [kí hiệu N].

– Trọng lượng của quả cân 100g được tính tròn là 1 niutơn.

– Trọng lượng của quả cân 1kg là 10N.

Treo một dây dọi phía trên mặt nước đứng yên của một chậu nước. Mặt nước là mặt nằm ngang.

Hãy dùng 1 thước eke để tìm hiểu mối liên hệ giữa phương thẳng đứng và mặt nằm ngang.

  • Xem: giải bài tập C6 trang 29 sgk vật lý lớp 6

Có thể bạn biết rồi

– Trọng lượng của một vật là cường độ của lực hút của Trái Đất lên vật đó. Do đó, trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật trên Trái Đất. Chẳng hạn, khi lên cao thì trọng lượng của vật sẽ giảm đi chút ít. Trái lại, khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật, vì khối lượng chỉ lượng chất chứa trong vật.

– Thực ra, trọng lượng của quả cân 100g chỉ có 0,98N. Tuy nhiên, nếu không yêu cầu độ chính xác cao, ta có thể lấy tròn trọng lượng của quả cân 100g là 1N.

– Khi đổ bộ lên Mặt Trăng thì trọng lượng trên Mặt Trăng của nhà du hành vũ trụ [tức là lực hút của Mặt Trăng lên người đó] chỉ bằng 1/6 trọng lượng của người đó trên Trái Đất, còn khối lượng của người đó không đổi.

Ở trên là lý thuyết bài 8 trọng lực, đơn vị lực chương I cơ học. Bài học giúp bạn trả lời câu hỏi: Trọng lực [hay trọng lượng] của vật là gì? Biết vận dụng kiến thức thu nhận được vào thực tế và kĩ thuật: Sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng.

Bài Tập Liên Quan:

Video liên quan

Chủ Đề